Nghiên cứu thành phần vật chất xói mòn ở rừng cao su tại Hương Khê – Hà Tĩnh

55 995 4
Nghiên cứu thành phần vật chất xói mòn ở rừng cao su tại Hương Khê – Hà Tĩnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu thành phần vật chất xói mòn ở rừng cao su tại Hương Khê – Hà Tĩnh

ĐẶT VẤN ĐỀXói mòn đất là hiện tượng bào mòn lớp đất mặt, làm mất dinh dưỡng đất những vùng đất dốc, gây ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt động sản xuất của con người. Đây là vấn đề đã và đang được quan tâm, tranh luận nhiều trong sản xuất Nông - Lâm nghiệp, đặc biệt với đối tượng cây cao su (Hevea brasiliensis Muell) mới được đưa vào canh tác trên đất Lâm nghiệp. Với đặc tính sinh trưởng nhanh và dễ trồng, hiện nay cây cao su đã và đang được phát triển nhanh chóng Việt Nam. Tổng diện tích trồng cao su đến nay đã đạt trên 500.000 ha. Những nơi trồng nhiều nhất là miền Đông Nam Bộ, Tây nguyên và một số tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Tĩnh. Hiện nay, người ta đang nghiên cứu mở rộng diện tích trồng cao su ra cả các tỉnh miền núi phía Bắc với các mô hình trồng rừng Cao su thử nghiệm tại Lai Châu, Sơn La. Cây Cao su hứa hẹn là cây góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, là một trong những loài cây chủ đạo làm thay đổi những vùng đất nghèo khó, phát triển kinh tế miền núi và là “cây vàng” trong thời kỳ kinh tế thị trường. Tuy nhiên, trước sự gia tăng nhanh chóng diện tích trồng cao su đã xuất hiện nhiều ý kiến trái ngược nhau về tác động của rừng trồng cao su trên đất dốc đến môi trường đất, đặc biệt là vấn đề xói mòn đất. Hiện tượng xói mòn mạnh hay yếu? Những thành phần vật chất khác nhau của đất mất đi bao nhiêu? Biện pháp kỹ thuật cụ thể để duy trì dinh dưỡng của đất dưới rừng Cao su? nước ta những năm gần đây, trồng mới cây cao su chủ yếu là những vùng đất dốc (với độ dốc từ 80 - 250) tại nhiều tỉnh miền Trung và miền Bắc. Những vùng đất này rất nhạy cảm với thiên tai, đặc biệt rất dễ bị xói mòn mạnh do lớp phủ thảm thực vật nguyên thủy không còn như trước mà thay vào đó là những cánh rừng cao su mới trồng. Để canh tác và phát triển cây cao su bền vững, đạt hiệu quả cao về kinh tế - xã hội - môi trường, vấn đề đặt ra là nghiên cứu, xác định được lượng đất xói mòn, thành phần vật chất 1 xói mòn. Từ đó có những giải pháp hợp lý nhằm giảm thiểu lượng chất dinh dưỡng bị mất do xói mòn, duy trì sức sản xuất của đất.Ở Việt Nam, cho đến nay những nghiên cứu về xói mòn còn hạn chế, nghiên cứu lượng vật chấtthành phần vật chất bị xói mòn dưới tán rừng rất ít đặc biệt là nghiên cứu dưới rừng Cao su. Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài : “Nghiên cứu thành phần vật chất xói mòn rừng cao su tại Hương Khê Tĩnh” được thực hiện là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao.2 CHƯƠNG 1LƯỢC SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1.Trên thế giới- Nghiên cứu tác động của rừng trồng đến môi trường đất và xói mòn đất.Một vài thế kỷ gần đây, dân số thế giới tăng nhanh đã thúc đẩy nhu cầu về lương thực, thực phẩm, lâm sản…. Đồng thời, nhịp độ phát triển nhanh chóng của các cuộc cách mạng về kinh tế - kỹ thuật đã góp phần quan trọng trong việc tàn phá môi trường tự nhiên, khai thác triệt để các nguồn tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng. Giữa thế kỷ XVIII, nhiều khu rừng trên thế giới đã bị chặt bỏ, thay thế vào đó là những diện tích canh tác nông nghiệp. Hiện tượng xói mòn do canh tác liên tục dẫn đến làm suy giảm độ phì và năng suất cây trồng. Trước thực tiễn này đã thúc đẩy những nghiên cứu về đất, xói mòn đất, biện pháp phòng chống xói mòn, bảo vệ đất… của các nhà khoa học trên thế giới.Trong lĩnh vực đất rừng, các nhà khoa học tập trung nghiên cứu về tính chất của đất các khu vực khác nhau, các trạng thái khác nhau và đã rút ra kết luận: Nhìn chung độ phì của đất dưới rừng trồng đã được cải thiện đáng kể và sự cải thiện tăng dần theo tuổi (Shosh,1878; Iha.M.N, Pande.P và Rathore, 1984; Basu.P.K và Aparajita Mandi, 1987; Chakraborty.R.N và Chakraborty.D, 1989; Ohta, 1993). Các loài cây khác nhau có ảnh hưởng rất khác nhau đến độ phì của đất, cân bằng nước, sự phân hủy thảm mục và chu trình dinh dưỡng khoáng (Bernhard Reversat.F, 1993; Trung tâm Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), 1998; Chandran.P, Dutta.D.R, Gupta.S.K và Banerjee.S.K, 1998).Công trình nghiên cứu đầu tiên về xói mòn đất và dòng chảy được thực hiện bởi nhà bác học Volni người Đức trong thời kỳ 1877 đến 1885 ( Hudson, 1981)[11]. Những ô thí nghiệm được sử dụng để nghiên cứu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như thực bì, lượng mưa tới dòng chảy và xói mòn đất trong 3 công trình này. Tác giả cũng nghiên cứu ảnh hưởng của loại đất và độ dốc mặt đất tới dòng chảy và xói mòn đất. Tuy nhiên, phần lớn các kết luận chưa được định lượng một cách rõ ràng.Sau đó, những nghiên cứu về xói mòn đất được thực hiện ngày một nhiều Mỹ, Liên Xô và một số nước phát triển khác.Bằng các thí nghiệm trong phòng, Ellsion (Hudson, 1981)[11] thấy rằng các loại đất khác nhau có biểu hiện khác nhau trong các pha xói mòn đất do nước. Ellsion là người đầu tiên phát hiện ra vai trò của lớp phủ thực vật trong việc hạn chế xói mòn đất và vai trò cực kỳ quan trọng của hạt mưa rơi đối với xói mòn. Phát hiện của ông đã mở ra một hướng mới trong nghiên cứu xói mòn đất, đã làm thay đổi quan điểm nghiên cứu về xói mòn và khả năng bảo vệ của lớp thảm thực vật. Các nghiên cứu xói mòn bắt đầu chuyển sang nghiên cứu định lượng, xác định cơ chế xói mòn, tìm công thức toán học để mô phỏng quá trình xói mòn. Nhờ các phương tiện hiện đại, người ta đã tiến hành nghiên cứu xói mòn không chỉ trong điều kiện tự nhiên mà cả trong điều kiện nhân tạo: mưa nhân tạo, độ dốc nhân tạo, độ che phủ nhân tạo. Các nhà nghiên cứu nổi tiếng trong giai đoạn này là: Ellsion ( Hudson, 1981 [11]), Delixop, Mikhevic (Zakharop, 1981[11]), Wischmeier (1959 [21], 1974 [22]), .Vào năm 1958, Wischmeier và Smith đã đưa ra phương trình mất đất phổ dụng (USLE), có dạng tổng quát như sau:A = 2,47. R.K.LS.C.P ( 1 1)Trong đó:A: Lượng đất xói mòn (tấn/ ha/ năm)R: Hệ số xói mòn do mưa K: Hệ số xói mòn của đấtLS: Hệ số xói mòn do độ dốc và chiều dài dốcC: Hệ số xói mòn do lớp phủ thực vậtP: Hệ số bảo vệ đất của các biện pháp liểm soát xói mòn4 Phương trình mất đất phổ dụng được dùng phổ biến trên thế giới để xác định hệ số an toàn về độ dốc, chiều dài dốc, hệ số cây trồng và canh tác, đánh giá và so sánh lượng đất xói mòn của các phương thức sử dụng đất khác nhau và dự báo nguy cơ xói mòn đất cho vùng lãnh thổ nhất định. Thông qua phương trình đã làm sáng tỏ ảnh hưởng của từng nhân tố đến xói mòn đất. Nó còn có tác dụng định hướng cho nhiều nghiên cứu nhằm xác định quy luật xói mònnghiên cứu các mô hình canh tác bền vững các khu vực có điều kiện địa lý khác nhau. Vào những năm 70 của thế kỷ XX, phương trình mất đất phổ dụng được cải tiến để áp dụng cho đất rừng và một số loại đất phi nông nghiệp khác, được gọi là phương trình mất đất biến đổi:A= R.K.LS.MV (1 2)Trong đó:A: Lượng đất xói mòn (tấn/ acre/ năm)R: Hệ số xói mòn do mưa K: Hệ số xói mòn của đấtLS: Hệ số xói mòn do độ dốc và chiều dài dốcMV: Hệ số về biện pháp quản lý thực bìTrong phương trình mất đất biến đổi, tính phức tạp của phương trình mất đất phổ dụng đã được giảm bớt trên cơ sở ghép các nhân tố lớp phủ thực vật và nhân tố bảo vệ đất thành nhân tố thực bì. Việc áp dụng phương trình mất đất biến đổi trở nên đơn giản hơn. Tuy nhiên, mục tiêu sử dụng phương trình chủ yếu vần là đất nông nghiệp. Khi áp dụng cho các loại rừng thì kết quả có độ chính xác không cao. Vì thế, tùy vào điều kiện cụ thể mà có những điều chỉnh phù hợp.- Nghiên cứu tác động của rừng cây cao su đến môi trường đất.Cây cao su có tên gốc gọi là cây Hê vê (Hévéa), mọc dọc theo sông A-ma-zôn Nam Mỹ. Đây là một trong những cây công nghiệp quan trọng về 5 kinh tế nên được phát triển nhiều quốc gia, là nguồn nguyên liệu chiến lược cho nhiều lĩnh vực sản xuất và đời sống.Ở Trung Quốc từ đầu những năm 1950 đã có nhiều ha rừng tự nhiên được thay thế bởi các đồn điền cao su. Chúng không chỉ được phát triển trên đất đỏ bazan màu mỡ, những nơi bằng phẳng với khí hậu ấm áp mà còn được phát triển trên cả những loại đất có độ phì kém hơn những vùng dốc với khí hậu lạnh hơn. Kết quả nghiên cứu của WANG Xianpu cho thấy rừng cao su Trung Quốc có khả năng bảo vệ đất và nước tốt hơn nhiều một số loại hình rừng trồng thuần loài khác.Ailen et al.,(1982) khi nghiên cứu về tác động môi trường rừng cao su bán đảo phía Tây Singapo nhận thấy những hiệu quả thấp về giữ nước và bảo vệ đất của rừng trồng cao su. Ông kết luận rằng quá trình trồng cao su sẽ không tránh khỏi sự gia tăng dòng chảy mặt và xói mòn đất. Xói mòn đất càng nghiêm trọng hơn khi người trồng cao su tiến hành phát dọn sạch thực bì dưới tán rừng.Một số tác giả nghiên cứu về khả năng bảo vệ môi trường của rừng cao su như: Gao Suhua (1985), Wu Eryu (1984), Chen Yongshan (1982) đã điều tra hiệu quả bảo vệ đất và nước của các đồn điền cao su Trung Quốc.Nhìn chung các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới chủ yếu là nghiên cứu sơ bộ đặc điểm hệ sinh thái rừng cao su và chức năng sinh thái của chúng, mà một số tác động khác của hệ sinh thái này chưa được làm rõ.1.2. Việt Nam- Nghiên cứu tác động của rừng trồng đến môi trường đất và xói mòn đất.Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu xói mòn đầu tiên xuất hiện vào những năm 1960 - 1964 như công trình của Nguyễn Ngọc Bình, Cao Văn Vinh về ảnh hưởng của độ dốc tới xói mòn đất, góp phần đề ra các chỉ tiêu, quy chế bảo vệ, sử dụng và khai thác đất dốc. Cũng trong thời gian này các tác giả như Tôn Gia Huyên, Chu Đình Hoàng, Nguyễn Xuân Quát - Bùi 6 Ngạnh (1963) [8]…đã tập trung nghiên cứu Tây Bắc, Bắc Thái, Sơn La, Phú Thọ, Lào Cai về các biện pháp công trình và trồng cây phân xanh che phủ đất. Những kết quả nghiên cứu này đã góp phần xây dựng lên quy phạm tạm thời thiết kế trên đồi của Bộ Nông nghiệp.Vào những năm 1965 - 1975, do hoàn cảnh khó khăn, thời kỳ chiến tranh nên các nghiên cứu bị gián đoạn, ít đi. Tuy công tác nghiên cứu có ít đi nhưng thực chất đã có hướng phát triển theo chiều sâu và chiều rộng, đã có phân vùng xói mòn, xây dựng các trạm quan trắc xói mòn định vị lâu dài. Điển hình một số công trình được nói đến trong giai đoạn này như công trình của Chu Đình Hoàng (1976, 1977), Đào Khương (1970) về những nét đặc trưng chủ yếu của xói mòn vùng khí hậu nhiệt đới Việt Nam; Công trình của Bộ môn khí tượng thủy văn ( Viện nghiên cứu Lâm nghiệp) về ảnh hưởng của rừng tới xói mòn; Công trình của Học Ngô( 1971) và Ngô Đức Thiều về biện pháp công trình phân cắt dòng chảy; Công trình của Bùi Quang Toản (1974) về kỹ thuật canh tác trên nương đã định canh [10]…Những nghiên cứu này đã bước đầu đề ra được một số biện pháp chống xói mòn đất thích hợp.Sau khi chiến tranh kết thúc (1975), các công trình nghiên cứu xói mòn đất đã được xúc tiến với nhiều phương pháp nghiên cứu hiện đại được ứng dụng, hàng loạt các khu quan trắc được xây dựng.Công trình nghiên cứu xói mòn đất Thanh Hòa ( Vĩnh Phú), Nguyễn Quang Mỹ và Đào Đình Bắc (1985) đã đưa ra nhận xét về đặc điểm xói mòn đất Việt Nam như sau ( dẫn theo Phạm Văn Điển, 2006 [3]):+ Quá trình xói mòn đất Việt Nam có những đặc điểm khác biệt so với các miền ôn đới, hàn đới. nước ta, hiện tượng xói mòn theo bề mặt gây tác hại to lớn hơn cả, tiếp sau là xói mòn theo dòng, còn xói mòn do gió chỉ hoạt động một số nơi có điều kiện thích hợp như Tây Nguyên và dải đồng bằng hẹp ven biển miền Trung. Do vậy, hướng nghiên cứu và các biện pháp chống xói mòn đất nước ta chủ yếu nhằm vào quá trình xói mòn bề mặt.7 + Việc chống xói mòn Việt Nam phải mang đặc điểm riêng của miền nhiệt đới ẩm, chứ không theo khuôn mẫu của các nước Âu, Mỹ.+ Cường độ xói mòn đất Nông nghiệp Việt Nam rất mạnh (150 - 200 tấn/ ha/ năm), song các biện pháp chống xói mòn còn rất thô sơ và chưa được triển khai rộng rãi. Nhận định này của tác giả cơ lẽ hơi phiến diện, vì lượng đất xói mòn 150 - 200 tấn/ ha/ năm chỉ xảy ra một số nơi có độ dốc lớn, đất có kết cấu không tốt, nghèo mùn, thảm thực vật trơ trụi, chứ không thể là lượng đất xói mòn bình quân nước ta.Từ đầu những năm 1990, với sự sát nhập vào mạng lưới Nghiên cứu Đất dốc Châu Á của tổ chức Nghiên cứu Quản lý Đất Quốc tế ( IBSRAM), nhiều nghiên cứu định vị đã được triển khai các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên. Các ô đo đếm xói mòn được thiết kế thống nhất, việc quan trắc tiến hành lâu dài và có hệ thống. Tiêu biểu là một số công trình: Công trình của Bùi Quang Toản (1991), “ Một số vấn đề về nương rẫy Tây Bắc và phương hướng sử dụng”; Công trình nghiên cứu của Nguyễn Quang Mỹ (1979, 1983, 1984, 1990) về xói mòn đất nông nghiệp Tây Nguyên và các nhân tố ảnh hưởng tới xói mòn;…Năm 1999, Phạm Văn Điển đã nghiên cứu đặc điểm thủy văn của một số thảm thực vật rừng làm cơ sở cho việc xây dựng tiêu chuẩn rừng giữ nước vùng xung yếu thủy điện Hòa Bình. Bằng những nghiên cứu cụ thể, tác giả đã đưa ra được tiêu chuẩn để lớp phủ thực vật bắt đầu có giá trị giữ nước được viết dưới dạng biêu thức: U = [(TC + CP).X / S] ≤ 53,75. Các giá trị của tổng độ tàn che và đọ che phủ được xác định từ biểu thức chính là các giá trị mà từ đó trở lên thì tác dụng giữ nước của lớp thảm thực vật mới có ý nghĩa đáng kể. Có thể viết tiêu chuẩn của cấu trúc rừng giữ nước dưới dạng một biểu thức sau: K = [(TC + CP).X /S] ≥ 180,81. Như vậy, để đảm bảo khả năng giữ nước của rừng thì mỗi bộ giá trị của độ dốc và độ xốp của lớp đất mặt cần có tổng tỷ lệ độ tàn che và độ che phủ nhất định của lớp thảm thực vật. Các giá trị của các chỉ tiêu tổng hợp được tính từ biểu thức trên cũng chính là tiêu chuẩn cho 8 phép khai thác lợi dụng rừng mà vẫn không làm giảm đáng kể tác dụng giữ nước của rừng.- Nghiên cứu tác động của rừng Cao su đến môi trường đất.Ở Việt Nam, nghiên cứu tác động của rừng Cao su đến môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng còn khá mới mẻ. Trong phần lớn tài liệu nghiên cứu về cây Cao su đều ít nhiều đề cập đến tác động môi trường của chúng. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu riêng về vấn đề này một cách cụ thể.Tác giả Nguyễn Khoa Chi (1977), cho rằng cây Cao su là một trong những loài cây bảo vệ môi trường rất tốt, có khả năng chống xói mòn và không làm hủy hoại đất.Theo nghiên cứu của Trương Đình Trọng, 2005 về “ Thực trạng thoái hóa đất bazan tỉnh Quảng Trị và các giải pháp bảo vệ môi trường đất”: một số vùng sau khi lớp phủ rừng bị lột bỏ và đã được trồng cây công nghiệp dài ngày như Cà phê, Cao su, Chè thì đất có biểu hiện thoái hóa nhẹ, tạo ra một tầng đất chặt dưới tầng canh tác. Như vậy vẫn còn nhiều ý kiến trái ngược nhau về tác động của rừng đến môi trường đất. Các nghiên cứu mới chỉ dừng lại việc so sánh ảnh hưởng của rừng Cao su đến một số tính chất của đất với các loại hình canh tác khác, chưa đánh giá được ảnh hưởng của nó các độ dốc và các cấp tuổi khác nhau, khả năng bảo vệ đất chống xòi mòn.1.3. Nhận xét, đánh giá chungĐiểm qua các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước liên quan đến đề tài nghiên cứu, ta có thể rút ra một số nhận xét sau đây:- Trên thế giới, việc nghiên cứu tác động của rừng trồng nói chung và rừng Cao su nói riêng tới môi trường đất đã có lịch sử lâu dài. Nhưng các kết quả nghiên cứu đều cho thấy chưa có sự khác biệt rõ ràng giữa rừng trồng Cao su với các loại rừng khác đối với đất.- Việt Nam, cây Cao su có đặc điểm sinh thái tương đối phù hợp, là cây có triển vọng phát triển kinh tế cao. Tuy nhiên, những tác động đến môi 9 trường của rừng trồng Cao su, đặc biệt là môi trường đất còn chưa được làm rõ và có nhiều tranh luận đưa ra: Một số người cho rằng rừng trồng Cao su có hiệu quả tích cực với môi trường, nhưng một số khác lại khẳng định rừng Cao su có khả năng bảo vệ đất, cải thiện độ phì đất và giữ nước kém, . Vì vậy, phát triển cây Cao su một cách ạt nước ta có thể dẫn đến những tác động xấu cho môi trường đất đai trên địa bàn canh tác. Đây chính là yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn trong kinh doanh, trồng rừng Cao su trên địa bàn nhiều tỉnh. Đề tài: “Nghiên cứu thành phần vật chất xói mòn rừng cao su tại Hương Khê Tĩnh” được thực hiện nhằm cung cấp thêm các thông tin về thành phần và lượng các chất xói mòn, lượng đất xói mòn. Trên cơ sở đó đề xuất được các giải pháp kỹ thuật làm giảm thiểu lượng đất, lượng chất dinh dưỡng bị mất do xói mòn nhằm phát triển cây Cao su tại khu vực và các địa phương khác có điều kiện tương tự.10 [...]... nghiên cứu - Chế độ mưa - Địa hình - Đất - Thảm thực vật 2.3.2 Lượng đất xói mòn 2.3.3 Lượng thành phần vật chất xói mòn - Hàm lượng mùn trong vật chất xói mòn - Hàm lượng các chất dinh dưỡng khoáng trong vật chất xói mòn - Thành phần cơ giới 11 2.3.4 Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu lượng chất dinh dưỡng bị mất và bổ sung dinh dưỡng cho rừng Cao su 2.4 Phương pháp nghiên cứu 2.4.1 Phương... chiếu xói mòn đất tại khu vực với bảng phân cấp xói mòn trên, ta thấy: + Tại Nông trường Cao su Hương Long tuổi 1 2, cấp độ dốc từ 8 150 đạt cấp xói mòn 3, cấp xói mòn trung bình (từ 25 50 tấn/ha/năm); cấp độ dốc từ 15 250 đạt cấp xói mòn 2, cấp xói mòn nhẹ(từ 12 25 tấn/ha/năm); cấp độ dốc từ 25 350 đạt cấp xói mòn 4, cấp xói mòn mạnh (50 - 100 tấn/ha/năm) Không có vị trí nào có cấp xói. .. nào có cấp xói mòn 5, cấp xói mòn rất mạnh + Tại Nông trường Cao su Phan Đình Phùng tuổi 1 2, các cấp độ dốc xói mòn đất đều đạt cấp 2, cấp xói mòn nhẹ (12 25 tấn/ha/năm) Đối với các tuổi sau (3 4, 5 6, 7 8), cấp độ dốc từ 8 15 0 và từ 15 250 xói mòn đất đạt cấp 1, cấp độ dốc từ 25 350 xói mòn đất đạt cấp 2 Phân cấp mức độ xói mòn đất tại các trạng thái trồng Cao su khu vực được... Cao su của Nông trường Hương Long thuộc Công ty Cao su Hương Khê, Nông trường Phan Đình Phùng thuộc Công ty Cao su Tĩnh - Về nội dung nghiên cứu: + Lượng đất bị xói mòn tại nông trường Hương Long và nông trường Phan Đình Phùng + Chỉ phân tích sản phẩm xói mòn đất nông trường Hương Long 2.3 Nội dung nghiên cứu 2.3.1 Một số đặc điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến xói mòn đất do mưa trong khu vực nghiên. ..CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được thành phần, hàm lượng các chất trong vật chất xói mòn tại các lâm phần Cao su, làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp giảm xói mòn đất - Đề xuất được một số giải pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu lượng chất dinh dưỡng bị mất 2.2 Giới hạn nghiên cứu - Về địa bàn nghiên cứu: Giới... lớn, biến động từ 6,0 90,14 tấn/ ha/năm Lượng đất xói mòn đạt giá trị lớn tại nông trường Cao su Hương Long và khá nhỏ tại nông trường Cao su Phan Đình Phùng Lượng đất xói mòn tại nông trường Cao su Hương Long biến động trong khoảng từ 13,8 90,14 tấn/ha/năm Lượng đất xói mòn tại nông trường Cao su Phan Đình Phùng biến động trong khoảng từ 6,0 21 tấn/ha/năm + Lượng đất xói mòn phụ thuộc vào các... sánh xói mòn của các loại hình rừng khác cùng độ tuổi trên địa bàn huyện Hương Khê Lượng đất xói mòn (Xm, tấn/ha/năm) của lâm phần Keo tai tượng là 11,5 tấn/ha/năm, rừng tự nhiên là 3,5 tấn/ha/năm, theo tiêu chuẩn môi trường là 10 tấn/ha/năm (Vương Văn Quỳnh, 2009) [16] Như vậy, xói mòn rừng cây Cao su tại Nông trường Hương Long mức độ lớn so với tiêu chuẩn môi trường, xói mòn rừng Cao su tại nông... triển kinh tế chung của cả nước 4.3 Thành phần vật chất xói mòn Xói mòn đất làm nghèo chất dinh dưỡng của đất, làm đất bị thoái hóa dần, giảm năng su t cây trồng Nếu xói mòn đất trên mức cho phép diễn ra trong thời gian dài thì đất mất khả năng canh tác Xói mòn đất làm mất dinh dưỡng đất nhiều hay ít, thành phần và hàm lượng vật chất xói mòn phụ thuộc vào trạng thái thực vật, địa hình, chế độ mưa, đất Qua... trình bày tại bảng sau: Bảng 4.6 Phân cấp mức độ xói mòn đất tại khu vực Cấp xói mòn đất Nông trường Nông trường Cấp tuổi Hương Long 8 - 15 15 - 250 25 - 350 3 2 4 0 1-2 3-4 5-6 7-8 33 Phan Đình Phùng 8 - 150 15 - 250 25 - 350 2 2 3 1 1 2 1 1 2 1 1 2 Theo đánh giá này thì xói mòn đất dưới rừng Cao su giai đoạn tuổi nhỏ (1 2 tuổi) mức cao, gần với mức tối đa Khi rừng thành thục thì xói mòn đất mức... đất xói mòn Lượng đất xói mòn được tính theo công thức: A= 10 4 x 10 −3 x a (tấn/ha/năm) 240 (2 1) Trong đó: A: lượng đất xói mòn của 1ha/năm α : lượng đất xói mòn xác định được từ một bãi đo trong một năm (Kg) 104 : 1ha quy ra m2 10-3: Kg quy ra tấn 240: diện tích của 1 bãi đo (m2) f Tổng hợp số liệu về kết quả nghiên cứu thành bảng biểu g So sánh lượng các vật chất bị xói mòn dưới rừng Cao su cấp . kinh doanh, trồng rừng Cao su trên địa bàn nhiều tỉnh. Đề tài: Nghiên cứu thành phần vật chất xói mòn ở rừng cao su tại Hương Khê – Hà Tĩnh được thực hiện. đất xói mòn2 .3.3. Lượng thành phần vật chất xói mòn- Hàm lượng mùn trong vật chất xói mòn- Hàm lượng các chất dinh dưỡng khoáng trong vật chất xói mòn- Thành

Ngày đăng: 30/10/2012, 17:01

Hình ảnh liên quan

Hình 2.1. Ô thí nghiệm và bố trí máng thu nước12m - Nghiên cứu thành phần vật chất xói mòn ở rừng cao su tại Hương Khê – Hà Tĩnh

Hình 2.1..

Ô thí nghiệm và bố trí máng thu nước12m Xem tại trang 13 của tài liệu.
Hình 2.2. Máng thu nước tron gô thí nghiệm và mặt cắt - Nghiên cứu thành phần vật chất xói mòn ở rừng cao su tại Hương Khê – Hà Tĩnh

Hình 2.2..

Máng thu nước tron gô thí nghiệm và mặt cắt Xem tại trang 14 của tài liệu.
Bảng 4.2. Phân bố lượng mưa và số ngày mưa các tháng trong năm - Nghiên cứu thành phần vật chất xói mòn ở rừng cao su tại Hương Khê – Hà Tĩnh

Bảng 4.2..

Phân bố lượng mưa và số ngày mưa các tháng trong năm Xem tại trang 24 của tài liệu.
Kết quả xác định hệ số xói mòn cho khu vực được trình bày ở bảng sau: - Nghiên cứu thành phần vật chất xói mòn ở rừng cao su tại Hương Khê – Hà Tĩnh

t.

quả xác định hệ số xói mòn cho khu vực được trình bày ở bảng sau: Xem tại trang 26 của tài liệu.
+ So sánh xói mòn của các loại hình rừng khác ở cùng độ tuổi trên địa bàn huyện Hương Khê - Nghiên cứu thành phần vật chất xói mòn ở rừng cao su tại Hương Khê – Hà Tĩnh

o.

sánh xói mòn của các loại hình rừng khác ở cùng độ tuổi trên địa bàn huyện Hương Khê Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng 4.6. Phân cấp mức độ xói mòn đất tại khu vực Cấp - Nghiên cứu thành phần vật chất xói mòn ở rừng cao su tại Hương Khê – Hà Tĩnh

Bảng 4.6..

Phân cấp mức độ xói mòn đất tại khu vực Cấp Xem tại trang 33 của tài liệu.
Đối chiếu xói mòn đất tại khu vực với bảng phân cấp xói mòn trên, ta thấy: - Nghiên cứu thành phần vật chất xói mòn ở rừng cao su tại Hương Khê – Hà Tĩnh

i.

chiếu xói mòn đất tại khu vực với bảng phân cấp xói mòn trên, ta thấy: Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 4.7. Hàm lượng mùn trong đất bị xói mòn Cấp độ  - Nghiên cứu thành phần vật chất xói mòn ở rừng cao su tại Hương Khê – Hà Tĩnh

Bảng 4.7..

Hàm lượng mùn trong đất bị xói mòn Cấp độ Xem tại trang 35 của tài liệu.
Bảng 4.8. Hàm lượng các chất dễ tiêu trong đất bị xói mòn Cấp độ  - Nghiên cứu thành phần vật chất xói mòn ở rừng cao su tại Hương Khê – Hà Tĩnh

Bảng 4.8..

Hàm lượng các chất dễ tiêu trong đất bị xói mòn Cấp độ Xem tại trang 36 của tài liệu.
Từ bảng 4.8 cho ta một số nhận xét sau: - Nghiên cứu thành phần vật chất xói mòn ở rừng cao su tại Hương Khê – Hà Tĩnh

b.

ảng 4.8 cho ta một số nhận xét sau: Xem tại trang 37 của tài liệu.
Kết quả tại bảng 4.8 cho thấy: Hàm lượng kali dễ tiêu trong vật chất xói mòn dao động từ 5,0 - 12,0 mg/100g (từ mức nghèo đến trung bình) nhưng  chỉ bãi đo 4 đất bị xói mòn có hàm lượng K2O dễ tiêu ở mức trung bình, các  bãi đo còn lại đều nghèo kali dễ t - Nghiên cứu thành phần vật chất xói mòn ở rừng cao su tại Hương Khê – Hà Tĩnh

t.

quả tại bảng 4.8 cho thấy: Hàm lượng kali dễ tiêu trong vật chất xói mòn dao động từ 5,0 - 12,0 mg/100g (từ mức nghèo đến trung bình) nhưng chỉ bãi đo 4 đất bị xói mòn có hàm lượng K2O dễ tiêu ở mức trung bình, các bãi đo còn lại đều nghèo kali dễ t Xem tại trang 39 của tài liệu.
Từ bảng 4.6 ta thấy: Hàm lượng Ca2+ trao đổi trong sản phẩm xói mòn biến động trong khoảng 2,67 – 6,79 mđl/100g đất, trung bình theo các cấp độ  dốc   tăng   lên   tương   ứng   là   5,08mđl/100g   đất,   5,03mđl/100g   đất   và  4,93mđl/100g đất - Nghiên cứu thành phần vật chất xói mòn ở rừng cao su tại Hương Khê – Hà Tĩnh

b.

ảng 4.6 ta thấy: Hàm lượng Ca2+ trao đổi trong sản phẩm xói mòn biến động trong khoảng 2,67 – 6,79 mđl/100g đất, trung bình theo các cấp độ dốc tăng lên tương ứng là 5,08mđl/100g đất, 5,03mđl/100g đất và 4,93mđl/100g đất Xem tại trang 40 của tài liệu.
Bảng 4.10. Hàm lượng sét vật lý trong đất bị xói mòn Cấp độ dốc - Nghiên cứu thành phần vật chất xói mòn ở rừng cao su tại Hương Khê – Hà Tĩnh

Bảng 4.10..

Hàm lượng sét vật lý trong đất bị xói mòn Cấp độ dốc Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 4.11. Hàm lượng N, P, K tổng số trong đất bị xói mòn Cấp độ dốc - Nghiên cứu thành phần vật chất xói mòn ở rừng cao su tại Hương Khê – Hà Tĩnh

Bảng 4.11..

Hàm lượng N, P, K tổng số trong đất bị xói mòn Cấp độ dốc Xem tại trang 42 của tài liệu.
Theo bảng trên ta thấy: chi phí để bổ sung dinh dưỡng cho rừng Cao su ở cấp độ dốc 25 – 350  nhiều nhất (279.400 đồng); thấp nhất ở cấp độ dốc 15 –  250 (64.300 đồng). - Nghiên cứu thành phần vật chất xói mòn ở rừng cao su tại Hương Khê – Hà Tĩnh

heo.

bảng trên ta thấy: chi phí để bổ sung dinh dưỡng cho rừng Cao su ở cấp độ dốc 25 – 350 nhiều nhất (279.400 đồng); thấp nhất ở cấp độ dốc 15 – 250 (64.300 đồng) Xem tại trang 45 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan