MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐT & PTNNL CỦA CÔNG TY ĐÔNG DƯƠNG

25 436 0
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐT & PTNNL CỦA CÔNG TY ĐÔNG DƯƠNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐT & PTNNL CỦA CÔNG TY ĐÔNG DƯƠNG 3.1. Giải pháp cải tiến phương thức huấn luyện nguồn nhân lực Trích từ Báo Doanh Nhân. Thứ tư, 04/06/2008, tác giả: Hà Nguyễn. Cách huấn luyện cho nhân viên nâng cao năng lực Việc giao các nhiệm vụ vượt quá khả năng của nhân viên để giúp họ nâng cao năng lực sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên. Mục tiêu của phương pháp này là giúp những nhân viên có nhiều triển vọng phát triển có cơ hội trau dồi thêm kinh nghiệm công tác. Nhà quản lý có thể thực hiện điều này bằng cách yêu cầu người nhân viên phải sử dụng một công nghệ mới, hoặc giao cho họ phụ trách nhóm các khách hàng có trình độ cao. Trên lý thuyết, cả công ty lẫn nhân viên đều có lợi. Công ty sẽ có thêm nhiều nhân viên tài năng. Còn nhân viên sẽ có thêm triển vọng phát triển nghề nghiệp của mình. Ban giám đốc cũng cần trợ giúp và cung cấp các công cụ cần thiết để những nhân viên đang nhận những nhiệm vụ vượt quá năng lực có nhiều cơ may thành công hơn. Ngoài ra, những nhân viên đang nhận nhiệm vụ vượt quá khả năng cũng cần có người cố vấn. Người cố vấn sẽ phải vạch ra những điểm họ còn thiếu sót, chẳng hạn như khả năng giao tiếp, theo một cách mà cấp trên trực tiếp của họ khó có thể làm được. Tiến hành tập huấn và tái tập huấn cho nhân viên Thông thường đối với những kiến thức học được trong đợt tập huấn, không phải là một phút chốc là có thể ghi lại được hoàn toàn. Do vậy, thường xuyên tiến hành bồi dưỡng kỹ năng cho nhân viên là việc làm rất quan trọng, cũngrất cần thiết. Ngoài ra, tập huấn phải tiếp tục duy trì, xuyên suốt, chứ không phải là gián đoạn. Sau đây là một số cách để huấn luyện hiệu quả: SVTH: Huỳnh Ý Như GVHD: Ths.Huỳnh Đinh Thái Linh 2 (1) Phân chia công việc Đây là phần lập kế hoạch cho việc huấn luyện. Nhân viên mỗi người một tính, một sở trường, sở đoản khác nhau. Tùy theo yêu cầu kinh doanh mà doanh nghiệp có thể sắp xếp các phần việc cho một hoặc nhiều nhân viên nhưng mỗi phần việc sẽ tương ứng với một bài huấn luyện. Cách huấn luyện cho từng nhân viên có thể khác nhau, phụ thuộc vào thời gian và tính chất công việc. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải xác định rõ thời gian huấn luyện là bao lâu và sau khi huấn luyện xong, nhân viên đó phải làm được những gì với mức độ hăng hái ra sao. (2) Chỉ dẫn Trước khi truyền đạt kiến thức và kỹ năng mới cho nhân viên, bạn cần truyền cho họ lòng hăng hái muốn hoàn thành nhiệm vụ, sự phấn thích khi được giao phó trọng trách mới. Hãy truyền lửa trước, rồi mới đến kiến thức và kỹ năng. Khi hướng dẫn nhân viên các kiến thức về lý thuyết, hãy lồng vào đó kinh nghiệm riêng của doanh nghiệp. Việc này làm cho nhân viên hào hứng với việc tìm hiểu lý thuyết, nhớ kiến thức được lâu hơn và tránh được những sai sót của người đi trước. (3) Làm thử Đây là lúc lý thuyết và thực tiễn gặp nhau. Tay làm, miệng giải thích. Hãy cho nhân viên thấy lý thuyết được triển khai trong thực tế ra sao, giải đáp các thắc mắc của họ trước khi để nhân viên làm thử. Các kỹ năng khi đã thành thói quen thì rất khó thay đổi nên ở giai đoạn này bạn cần theo sát, chú ý từng chi tiết nhỏ nhặt nhất và uốn nắn các sai sót để tạo thói quen tốt ngay từ đầu. (4) Thực hiện công việc Đây là giai đoạn nhân viên tự thực hiện công việc để tích lũy kinh nghiệm riêng cho bản than, không cần phải theo sát nhân viên tới từng chi tiết cụ thể nhưng vẫn cần theo dõi tiến độ và kết quả công việc để có thể can thiệp kịp thời khi cần thiết. Trong giai đoạn này, hãy tiếp tục động viên và khen ngợi các thành quả ban đầu của nhân viên để giúp họ duy trì tinh thần hăng hái và mau chóng hoàn thiện các kỹ năng mới học. (5) Thảo luận SVTH: Huỳnh Ý Như GVHD: Ths.Huỳnh Đinh Thái Linh 3 Đây là phần kết thúc của quá trình huấn luyện khi nhân viên đã thành thạo kỹ năng mới. Hãy đưa ra các lời nhận xét tích cực và khen ngợi kết quả công việc. Doanh nghiệp có thể cùng nhân viên xem xét lại quá trình học hỏi và luyện tập của họ để qua đó kích thích khả năng sáng tạo, động viên họ tìm cách mới để thực hiện công việc được nhanh hơn, hiệu quả hơn. Việc thảo luận cũng giúp bạn đúc kết lại các kinh nghiệm huấn luyện cho riêng mình. Đào tạo nhân viên mới cho doanh nghiệp Những bước cơ bản khi đào tạo nhân viên mới vào làm có thể hình dung trong những ý sau: (1) Quy trình làm việc. Cho nhân viên thời gian để làm quen trước công việc, hoặc có thể chuẩn bị sẵn những tài liệu liên quan đến công việc và doanh nghiệp để nhân viên có thể hình dung được những công việc sẽ phải làm. Có thể tổ chức buổi huấn luyện kỹ năng cho họ. Giúp nhân viên làm thử công việc của họ một vài lần. Điều này giúp họ có thể biết được những điều bạn muốn hoặc không muốn trong khi thực hiện công việc sắp tới của họ. (2) Phổ biến những thông tin cơ bản. Không nên bắt nhân viên mới phải nhớ tất cả thông tin, nhiệm vụ và kỹ năng cần thiết ngay trong ngày mới vào. Họ sẽ chỉ cảm thấy áp lực và “sợ” công việc bạn giao mà thôi. (3) Tạo điều kiện để phát triển nghề nghiệp cho từng nhân viên. Tạo điều kiện cho nhân viên tiếp xúc và trau dồi thêm kinh nghiệm ở những công việc khác ngoài công việc mà họ đảm trách. Có những chuẩn bị trước để giúp họ có thể thăng tiến và phát triển nghề nghiệp như họ mong muốn. Có những kế hoạch, hướng đi cho những nhân viên xuất sắc để tạo cho chính doanh nghiệp mình một nguồn nhân lực mạnh, duy trì sự ổn định về hoạt động khi có sự thiếu hụt về nhân sự. Đào tạo nhân viên hiệu quả SVTH: Huỳnh Ý Như GVHD: Ths.Huỳnh Đinh Thái Linh 4 Không phải tự nhiên mà có được các nhân viên hoàn hảo. Để sở hữu được những nhân tài đó, trước hết phải biết cách đào tạo họ. Đào tạo nhân viên giống như một chiến lược kinh doanh quan trọng. Không cần đạo tạo mọi kỹ năng cho mọi nhân viên. Hãy nhấn mạnh vào mỗi nhân viên chuyên môn chính của họ, như thế vừa hiệu quả vừa tiết kiệm được thời gian và tiền bạc. Luôn lắng nghe ý kiến phản hồi của nhân viên để biết được điểm yếu cũng như thế mạnh của chương trình đào tạo. Liệu nó đã thực sự phù hợp chưa, nhân viên thích được đào tạo ở lĩnh vực nào? Đừng áp đặt, hãy để tự nhân viên chọn lựa khóa học. Chọn người huấn luyện hoàn hảo Cho dù đó là một chuyên gia thực sự hay là một nhân viên ưu tú thì bạn cũng đừng chỉ quan tâm đến chuyên môn của người đó. Hãy để tâm đến cả những yếu tố khác như sự nhiệt tình, khả năng truyền đạt, khả năng hòa đồng với học viên, . Chọn được một người huấn luyện “chuẩn” giúp khóa đào tạo cầm chắc 50% thành công. Chọn không gian hợp lý Chọn một phòng thật yên tĩnh, rộng rãi, trang bị bàn ghế, vi tính, máy chiếu… đầy đủ. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý nhân viên, thái độ học tập và hiệu quả công việc. Mở rộng địa bàn Chỉ đào tạo mỗi nhân viên mới thôi là một tư tưởng sai lầm. Những ứng dụng công nghệ mới, phương pháp mới cũng rất cần thiết đối với những nhân viên cũ, vừa giúp họ duy trì kĩ năng đồng thời trang bị thêm những kiến thức mới. Đánh giá kết quả Sau một thời gian thực hiện chế độ đào tạo, phải luôn chú ý xem việc đào tạo đó có thu được lợi ích gì không chứ không phải cứ triền miên qua năm này đến năm khác. Nhận thấy hiệu quả công việc sẽ khuyến khích thêm công tác đào tạo. Và ngược lại, nếu không thấy hiệu quả thì cũng cần phải xem xét lại và tìm hướng đi phù hợp. 3.1.1. Đối với nhân viên quản lý a. Năng lực chuyên môn: SVTH: Huỳnh Ý Như GVHD: Ths.Huỳnh Đinh Thái Linh 5 Quản lý doanh nghiệp phải có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực được giao trách nhiệm quản lý, biết sử dụng và tập hợp các chuyên gia giỏi, các cán bộ chuyên môn dưới quyền, giao đúng việc và tạo điều kiện cho mọi người phát huy khả năng chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ nhiệm vụ và lợi ích chung của doanh nghiệp. Phải có kiến thức kinh tế thị trường, luật pháp và thông lệ quốc tế, kiến thức về khoa học công nghệ, nắm vững bản chất và cơ chế vận động của quy luật thị trường để ứng xử, lựa chọn các phương án kinh doanh; để sử dụng công cụ điều tiết kinh tế thị trường trong quản lý và điều hành doanh nghiệp. Phải có kiến thức về khoa học quản lý hiện đại, hoạt động theo nguyên tắc của thị trường như mọi nghề khác. Trong hoạt động quản lý, điều hành doanh nghiệp phải xuất phát từ thực tiễn sản xuất kinh doanh và thực tiễn đời sống kinh tế – xã hội để tìm lời giải, biện pháp cụ thể. b. Năng lực tổ chức quản lý: Cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp là những người trực tiếp tổ chức điều hành hoạt động của từng đơn vị kinh tế. Do đó, yêu cầu đặt ra cho từng cán bộ quản lý là những yêu cầu mang tính cụ thể, thiết thực bao gồm: năng lực phân tích các tình huống; năng lực quyết sách và giải quyết các vấn đề thực tiễn; năng lực tổ chức và chỉ huy; năng lực liên kết phối hợp hành động. Là người có trình độ văn hóa trong giao tiếp, có sức khỏe và đủ năng lực chuyên môn, phản ứng nhanh nhạy, linh hoạt, có tầm nhìn và có khả năng hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp trong dài hạn, biết quan sát nắm bắt được các nhiệm vụ từ tổng thể tới từng chi tiết để quản lý, điều hành doanh nghiệp hoạt động đồng bộ và có hiệu quả. Là người bình tĩnh, tự tin, tự chủ, quyết đoán trong công việc, có kế hoạch làm việc rõ ràng và tiến hành công việc theo kế hoạch. Có năng lực tham gia vào các quyết định tập thể và tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm của bản thân. Là người năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám mạo hiểm, dám chịu trách nhiệm, có khả năng lường trước mọi tình huống có thể xảy ra, biết dồn đúng tiềm lực vào các khâu yếu, biết tận dụng thời cơ có lợi cho doanh nghiệp, chịu được áp lực của công việc và của dư luận xã hội. SVTH: Huỳnh Ý Như GVHD: Ths.Huỳnh Đinh Thái Linh 6 Là người có tác phong đúng mức, có thái độ chân thành, cởi mở; đồng thời hướng cho cấp dưới tác phong cộng tác, giúp đỡ lẫn nhau. Biết sử dụng đúng tài năng từng người, đánh giá đúng con người, biết xử lý tốt các quan hệ trong và ngoài doanh nghiệp. Ngoài những yêu cầu nêu trên, ở từng doanh nghiệp còn có yêu cầu cụ thể riêng về độ tuổi, chuyên môn được đào tạo, trình độ về ngoại ngữ, vi tính, thành tích, công trạng cống hiến cho doanh nghiệp. Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức về kinh tế thị trường cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp để họ có đủ tự tin khi quyết định các phương án sản xuất kinh doanh và điều hành doanh nghiệp theo yêu cầu của các quy luật kinh tế thị trường. Đào tạo bồi dưỡng để thích ứng với sự thay đổi và phát triển. Kỹ năng, phương pháp quản lý và luật pháp trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng nhiều, càng phức tạp và luôn thay đổi, cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế ngày càng gay gắt, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng phong phú đa dạng. Để đáp ứng sự thay đổi và phát triển này, đòi hỏi phải nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản cũng như cập nhật thông tin và vấn đề quan trọng là cần tiến hành thường xuyên, liên tục. Trong quản lý cần chú trọng đến tâm lý nhân viên, thông cảm với nhu cầu của họ, cân nhắc giữa việc xây dựng phát triển đội ngũ nhân viên sao cho nhu cầu của họ thống nhất với nhu cầu của doanh nghiệp. Chia sẻ với nhân viên những thông tin về hướng phát triển, tình hình thực tế cũng như những thách thức và cơ hội mà doanh nghiệp đang phải đối mặt bằng cách truyền đạt công khai, các quyết định của doanh nghiệp, xây dựng và công bố các tiêu chuẩn đánh giá công việc một cách rõ ràng để mọi người yên tâm phát huy sự sáng tạo mà không sợ bị tranh công hay trù dập. Cán bộ lãnh đạo, quản lý cần phải đảm bảo các kỹ năng về đánh giá con người, thực hành động viên người lao động, biết cách trao quyền thực sự cho người dưới quyền, phát huy tiềm lực của nhân viên trẻ và giữ chân người giỏi, xem đây là một trong những tiêu chuẩn bắt buộc khi bố trí đề bạt cán bộ. SVTH: Huỳnh Ý Như GVHD: Ths.Huỳnh Đinh Thái Linh 7 Bên cạnh đó, cán bộ quản lý cần phải mở rộng kiến thức của mình bằng việc tham gia học các khóa huấn luyện về: Lớp nâng cao kỹ năng chuyên môn Lớp quản lý chất lượng Lớp kỹ năng giao tiếp Hoạch định và tổ chức các cuộc họp và các chuyến đi công tác Quản trị doanh nghiệp Lớp Marketing Xây dựng nhóm làm việc hiệu quả Quản trị nhân sự 3.1.2. Đối với nhân viên văn phòng Chọn công cụ lập kế hoạch hợp lý Đây là điều đầu tiên mà nhân viên văn phòng cần phải làm. Sự hỗ trợ đắc lực của các công cụ như máy vi tính, lịch… đã giúp cho việc sắp xếp công việc có phần nhẹ nhàng hơn rồi. Nhưng không nên “lạm dụng” các phương tiện đó mà hãy dành cho cuốn sổ tay và cây bút một vị trí trong công việc. Nó là cách làm truyền thống đơn giản mà ít gặp rủi ro nhất. Hãy tạo cho mình một lịch làm việc bằng cách ghi vào cuốn sổ những công việc cần làm. Cái list làm việc rất khoa học đó giúp không bị nhầm lẫn giữa việc nào làm rồi và việc nào chưa làm. Rèn luyện óc tổ chức Óc tổ chức cũng là một điều kiện cần thiết cho một nhân viên văn phòng. Rèn luyện cách làm việc tổ chức bằng cách viết ra tất cả những việc sẽ phải làm và làm theo những gì đã viết trên cuốn sổ. Sắp xếp cho mình một không gian làm việc sao cho tất cả đều theo mục đích của nó. Sắp xếp tài liệu trên máy tính Sắp xếp, phân loại các tài liệu cho khoa học theo từng thư mục, đừng để tất cả các tài liệu đó trên màn hình trông rất rối mắt. Trong từng thư mục lớn tổ chức thành các tập tin nhỏ hơn. Như vậy sẽ tiết kiệm thời gian khi tìm kiếm. Phân chia nhỏ thành càng SVTH: Huỳnh Ý Như GVHD: Ths.Huỳnh Đinh Thái Linh 8 nhiều thư mục con càng tốt chứ không nên đưa hết vào một mục. Để tiện cho việc ghi nhớ và sử dụng nên ghi lại các thư mục, các tập tài liệu để dễ tìm hơn. Sắp xếp bàn làm việc Không chỉ sắp xếp khoa học trên máy tính mà bàn làm việc cũng cần được chỉn chu gọn gàng. Bàn làm việc nên được sắp xếp gọn gàng và ít tài liệu trên đó. Không nên để bàn làm việc của mình bị tài liệu lấn sân, sẽ thấy ngán ngẩm và không biết bắt đầu từ công việc nào và lục tìm tài liệu giấy tờ ra sao. Mọi thứ trên bàn hay trong văn phòng phải được để đúng nơi, đúng chỗ như một cửa hàng văn phòng phẩm để tiện cho việc sử dụng. Sắp xếp thứ tự ưu tiên tuỳ theo mức độ công việc Thứ nhất: Đánh số độ khẩn cấp: việc rất gấp đánh số (1), việc bình thường đánh số (2), việc không gấp đánh số (3). Thứ hai: Dùng bút để đánh dấu công việc: việc cần làm ngay dùng bút đỏ, việc bình thường dùng bút xanh, việc có thể làm sau dùng bút đen. Thứ ba: Phân loại các giấy tờ công việc vào các cặp tài liệu có màu khác nhau. Việc khẩn cấp cho vào cặp màu đỏ; việc bình thường cho vào cặp màu xanh; việc không gấp cho vào cặp màu đen. Khi trình giấy tờ cho sếp, dần dần các sếp sẽ biết được ám hiệu đó để xử lý ngay những việc khẩn cấp. Thứ tư: Dùng các phương pháp kỹ thuật để xác định thời gian phải hoàn thành công việc: có nhiều phương pháp nhưng điển hình là phương pháp dùng đồ Găng. Và tới ngày cuối của tuần làm việc bạn sắp xếp lại toàn bộ các tài liệu làm việc trong tuần. Như vậy, chỉ cần mất khoảng 30 phút cho việc sắp xếp cũng như tổng kết công việc của một tuần, nhưng bàn làm việc của sẽ gọn gàng và ngăn nắp rất nhiều. Hiệu quả làm việc của một nhân viên cũng sẽ tăng lên rất nhiều, tránh được những áp lực trong công việc. Bên cạnh những kỹ năng cần thiết cho công việc văn phòng, công ty cần trang bị cho nhân viên văn phòng những kiến thức cần thiết như: Cách làm đơn giản hoá công việc hành chánh Cách quản trị thời gian Cách quản trị thông tin Cách quản trị hồ SVTH: Huỳnh Ý Như GVHD: Ths.Huỳnh Đinh Thái Linh 9 Phân loại, phân cấp, và các soạn thảo các văn bản Tiếp khách và gọi điện thoại 3.1.3. Đối với công nhân làm việc tại công trường, phân xưởng Cần được trang bị thêm những kiến thức về an toàn lao động như: Kỹ thuật vệ sinh lao động khi sản xuất An toàn khi sử dụng máy móc, thiết bị thi công An toàn khi làm việc trên cao Kỹ thuật an toàn điện Kỹ thuật an toàn lao động trong thiết kế và thi công công trình 3.2. Giải pháp duy trì và phát triển nguồn nhân lực 3.2.1.Thu hút nhân viên giỏi và giữ người tài cho doanh nghiệp Chú trọng vào cơ hội học hỏi của ứng viên khi mô tả công việc Muốn tìm được nhân tài, trước tiên bạn phải có một bảng mô tả công việc thật hấp dẫn. Bạn không nên đi theo cách thức mô tả công việc truyền thống là chú trọng vào những tác vụ dựa trên kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm hiện có của ứng viên. Thay vào đó, hãy mô tả những những dự án lớn mà họ sẽ tham gia thực hiện nếu “đầu quân” cho công ty của bạn. Đừng quên nhân tài chỉ quan tâm đến một công việc khi họ nhận ra nó có thể cho họ cơ hội học hỏi và phát triển năng lực cá nhân trong tương lai. Viết quảng cáo tuyển dụng một cách sáng tạo Một mẩu quảng cáo tuyển dụng ấn tượng không bảo đảm 100% doanh nghiệp sẽ tuyển dụng được nhân tài đang cần, nhưng nếu doanh nghiệp đăng tuyển công việc với một mẩu quảng cáo chán ngắt thì chắc chắn sẽ không nhiều người ngó ngàng đến nó. Vì thế, hãy cố gắng sáng tạo khi viết quảng cáo tuyển dụng. doanh nghiệp không nên đề cập đến những kỹ năng cần thiết cho công việc theo kiểu liệt kê thông thường mà cần mô tả chúng trong mối tương quan với công việc cụ thể mà ứng viên sẽ đảm trách Nâng cao hiệu quả của việc tìm kiếm ứng viên trong Ngân Hàng Hồ SVTH: Huỳnh Ý Như GVHD: Ths.Huỳnh Đinh Thái Linh 10 Tìm kiếm nhân tài thông qua Ngân Hàng Hồ của một trang web tuyển dụng trực tuyến là cách hay để tạo nguồn ứng viên. Chỉ có điều công việc này thường làm nhà tuyển dụng mất khá nhiều thời gian. Để nâng cao hiệu quả của việc tìm kiếm, chỉ nên gọi điện cho những ứng viên có hồ đăng trong vòng 2 tuần gần nhất (nếu lâu hơn thì họ có thể đã tìm được việc làm). Đối với những người còn lại, doanh nghiệp có thể viết một e-mail có chèn một mẩu quảng cáo tuyển dụng thật ấn tượng, gửi cho những ứng viên bạn quan tâm và yêu cầu họ hồi đáp. Các mối quan hệ xã hội Các mối quan hệ xã hội cũng là một kênh hiệu quả để tạo nguồn ứng viên. Hãy tích cực kết giao với mọi người và tìm hiểu xem họ có biết ai phù hợp với công việc doanh nghiệp đang tuyển không. Tuy nhiên, cần lưu ý là muốn tiếp cận những ứng viên tìm việc thụ động hàng đầu theo cách này thì công việc phải thật sự hấp dẫn. Nếu kết hợp hiệu quả cả 3 hình thức: đăng tuyển công việc trên các phương tiện truyền thông đại chúng, tìm kiếm ứng viên thông qua Ngân Hàng Hồ và tìm kiếm ứng viên thông qua các mối quan hệ xã hội, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tạo được một nguồn ứng viên hàng đầu gồm 3-5 người để dễ lựa chọn. Điều quan trọng là dù sử dụng hình thức nào thì trước tiên công việc doanh nghiệp đăng tuyển cũng phải thật hấp dẫn. 3.2.2. Các giải pháp ĐT & PTNNL khác (1) Huấn luyện nhóm Quá trình huấn luyện sẽ mang lại lợi ích cho các nhóm huấn luyện. Cùng chia sẻ các công việc về xây dựng mục tiêu, tìm ra các giải pháp và phân công trách nhiệm cho từng nhiệm vụ. Thống nhất mục tiêu Việc cả nhóm thống nhất mục tiêu để đạt được thành công cao nhất là rất quan trọng. Cần xây dựng mục tiêu ngay khi bắt đầu dự án hoặc khi nảy sinh vấn đề cần giải quyết. Khi huấn luyện, hãy yêu cầu nhân viên trình bày ý kiến của họ về mục tiêu hiện tại hoặc gợi ý về các mục tiêu mới. Khuyến khích nhóm của bạn tiếp cận với những ý tưởng sáng tạo rồi sau đó hỏi về các mục tiêu lý tưởng. Đánh giá thực tế SVTH: Huỳnh Ý Như GVHD: Ths.Huỳnh Đinh Thái Linh [...]... 2009 Công ty đã mở 2 lớp tiếng Anh ngoài giờ cho các cán bộ quản lý và nhân viên chủ chốt tuần học 3 buổi và đầu tháng 10 mở chương trình đào tạo phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả Kaizen và 5S do các chuyên gia hàng đầu của Nhật và Việt Nam giảng dạy và hướng dẫn áp dụng tại Doanh nghiệp cho 36 cán bộ quản lý của Công ty Đặc biệt trong nhiều năm qua Công ty đã chủ động đào tạo tại chỗ được 150 công. .. Việt nam Nhiệm vụ trọng tâm của Trường là đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của Ngân hàng Công thương Việt nam; quản lý và tổ chức hoạt động khoa học; cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính; thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế và các nhiệm vụ khác do Ban Lãnh đạo Ngân hàng Công thương Việt nam giao Do tính đặc thù của Trường là đào tạo chuyên ngành, nên đội ngũ cán bộ, nhân viên của Trường không lớn - gần... Lạt, Công ty Xây dựng Đông Dương đã được Guiness Việt Nam trao tặng kỷ lục Việt Nam cho “ Hệ khán đài lắp ghép” với sức chứa 15.000 người được lắp ráp từ 15 tấn giàn giáo, đạt chiều dài 300m và cao 30m Hệ khán đài ngoài trời nằm trong chương trình tài trợ của công ty Đông Dương cho Festival Hoa gồm khán đài phía Tây bờ hồ và sân khấu nổi trên mặt hồ Xuân Hương với tổng giá trị là 1 tỷ đồng Cả hai công. .. nhất về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực như: thế nào là đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, hình thức và phương pháp đào tạo, cách xác định nhu cầu đào tạo và tổ chức cần làm gì để xây dựng một chương trình đào tạo đạt hiệu quả và chất lượng Từ những vấn đề chung nhất đó giúp ta có một cái nhìn tổng quan về thực tế công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở công ty Đông Dương hiện... thống nhất trước để tìm ra giải pháp triển vọng nhất Quyết định về thời gian Trong quá trình huấn luyện hãy dành thời gian nghỉ giải lao giữa mỗi giải pháp Chẳng hạn như nghỉ giải lao để uống trà có thể là một ý tưởng hay để nhấn mạnh về buổi huấn luyện và giúp mọi người ghi nhớ sâu hơn về kế hoạch hành động đã được thống nhất Khi tiếp tục, hãy xác định rõ các nhiệm vụ cần phải giải quyết Đảm bảo rằng... cầu chất lượng ngày càng cao của các công trình thuỷ điện, thiết bị nâng hạ, các thiết bị nồi hơi và bình áp lực cho nhà máy nhiệt điện Do vậy, Công ty đã luôn dành được tin tưởng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Bộ Công Thương với việc sản xuất và cung cấp chế tạo nhiều công trình/dự án cấp quốc gia như: Công trình đường ống áp lực Nhà máy Thủy điện Sơn La với sự giám sát của chuyên gia Nhật và các... La với sự giám sát của chuyên gia Nhật và các chuyên gia đã đánh giá rất cao trình độ của cán bộ công nhân của Công ty Trong những năm tiếp theo, Công ty tiếp tục thực hiện chiến lược đào tạo, tự đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm mục tiêu làm chủ và nâng cao năng lực thiết bị, công nghệ cho các dự án và các công trình thủy điện, nhiệt điện và xuất khẩu các sản phẩm Nguồn: Phạm Quang Thạch 6... được với những biến động liên tục của một nền kinh tế mở được coi là chìa khóa thành công của ngân hàng trong tương lai Nhận thức được vai trò quan trọng của việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, Hội đồng Quản trị đã quyết định nâng cấp Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ thành Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực theo quyết định số 410/QĐ-HĐQT-NHCT ngày 19/9/2008 của Ngân hàng Công thương Việt... họ thấy được sự gia tăng lòng tin của bạn và tạo điều kiện cho nhân viên chủ động thực hiện công việc theo cách của mình SVTH: Huỳnh Ý Như GVHD: Ths.Huỳnh Đinh Thái Linh 15 Phân công những dự án Hãy để thành viên của nhóm biết rằng họ đang thực thi rất tốt và bạn sẵn sàng giao cho họ một dự án quan trọng Đừng quên khen ngợi những kết quả trước đó của nhân viên Lập ra một chương trình đào tạo bằng việc... đánh giá trình độ phát triển của mỗi quốc gia Nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao chính là một lợi thế cạnh tranh của quốc gia đó trên thị trường thế giới Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao thì công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cần được chú trọng và đầu tư đúng mức Với đề tài nghiên cứu là công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở công ty Đông Dương , bài viết đã trình bày . 1 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐT & PTNNL CỦA CÔNG TY ĐÔNG DƯƠNG 3.1. Giải pháp cải tiến phương thức huấn luyện. phương pháp kỹ thuật để xác định thời gian phải hoàn thành công việc: có nhiều phương pháp nhưng điển hình là phương pháp dùng sơ đồ Găng. Và tới ngày cuối của

Ngày đăng: 20/10/2013, 04:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan