Phần 9A: Thương mại điện tử

10 387 0
Phần 9A: Thương mại điện tử

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phần 9A: Thương mại điện tử • Khái quát về thương mại điện tử o Thương mại điện tử là gì? o Một website về thương mại điện tử có phù hợp với doanh nghiệp của bạn không? • Lập một Website o Đăng ký tên miền của bạn o Tìm nơi đặt máy chủ o Xây dựng và duy trì hoạt động của máy chủ o Dịch vụ cho thuê đặt máy chủ o Xây dựng website cho riêng mình o Thuê một người chuyên nghiệp về xây dựng website o Thiết kế website cho riêng mình • Một số gợi ý để xây dựng thành công một website o Làm cho website của bạn dễ sử dụng o Cung cấp các nội dung hữu ích o Khuyến khích khách hàng phản hồi o Lập một danh sách gửi thư • Tiếp thị và khuyến mãi trên mạng o Quảng cáo trên mạng o Công cụ tìm kiếm o Sử dụng những từ chính - meta tags o Đăng ký cho website của bạn o Kiểm tra vị trí của website thường xuyên o E-Bay • Bản kế hoạch kinh doanh • PHẦN 9 Kiểm tra nhanh Khái quát về thương mại điện tử Thương mại điện tử là gì? Thương mại điện tử là việc bán sản phẩm và dịch vụ thông qua Internet. Đó là phân khúc thị trường phát triển nhanh nhất trong nền kinh tế của chúng ta hiện nay. Nó cho phép một công ty cho dù là nhỏ nhất có thể đưa các sản phẩm hoặc thông điệp của mình ra tòan cầu với chi phí thấp nhất. Hiện nay, trên toàn thế giới có trên 250 triệu người đang sử dụng Internet. Trong vòng 90 ngày vừa qua, 69% số người dùng trên mạng đã mu a hàng ít nhất một lần. Các nhà phân tích dự đoán rằng doanh số của việc bá n hàng qua mạng trong năm 2004 là khoảng 3,2 nghìn tỷ đô la Mỹ. Thu nhập trung bình của một hộ gia đình sử dụng Internet là 59.000 đô la Mỹ và về mặt nhân khẩu học thì đây là một thị trường rất hấp dẫn mà doanh nghiệp của bạn cần nhắm tới. Một website về thương mại điện tử có phù hợp với doanh nghiệp của bạn không? Có lẽ là phù hợp. Nó phụ thuộc nhiều vào bản chất ngành nghề kinh doanh của bạn. Nếu bạn sở hữu một cửa hàng sách nhỏ và độc lập, bạn có cơ hội làm giàu bằng việc bán sách qua mạng không? Có lẽ là không. Amazon.com và Barnes & Noble đã thiết lập được những vị trí vững chắc tại thị trường này và quy mô, tên tuổi cũng như mối quan hệ tin cậy của họ với khách hàng cho phép họ chi phối thị trường với giá hấp dẫn (do lợi thế về quy mô) và một lượng đáng kể khách hàng trung thành. Tuy nhiên, nếu bạn có một cửa hàng sách tại địa phương thì vẫn có một số cách để vươn tới các khách hàng mới, cho họ biết rõ hơn về bạn và thu hút họ quay trở lại nhiều hơn. Bạn có thể cần đưa ra các thông báo về các chương trình khuyến mãi đặc biệt hoặc tiểu sử của các tác giả. Sự tin cậy là nền tảng trong việc phát triển thương mại điện tử. Như Warren Buffett đã nói “Nếu như bạn không biết gì về đồ trang sức thì hãy tìm hiểu về người làm ra nó.” Một website không nhất thiết chỉ dùng để bán các sản phẩm của bạn qua mạng. Nó có thể có một số chức năng khác. Nó có thể bổ trợ cho việc bán hàng của cửa hàng. Nếu sản phẩm của bạn đặc biệt chẳng hạn như lúa mỳ hoặc sô cô la bạn có thể đạt được thành công trong việc tiếp cận các khách hàng trên toàn quốc (hay toàn thế giới, về việc này) những người không thể tìm được những sản phẩm này trong các thị trấn nơi họ sống. Việc sử dụng Internet trong thương mại điện tử sẽ không đảm bảo cho bạn khả năng cạnh tranh thuận lợi với các đối thủ lớn đã có chỗ đứng trên thị trường. Họ đã có sẵn hàng hóa trong kho, hệ thống phân phối hàng và marketing và họ có thể cung cấp hàng hóa với giá rẻ hoặc rẻ hơn mức giá mà bạn có thể đưa ra. Tuy nhiên, cái hay của Internet là nó mở ra một thế giới của những khách hàng tiềm năng và chẳng bao giờ đóng lại. Khách hàng có thể truy cập thông tin về hoạt động kinh doanh củ a bạn 24 giờ mỗi ngày. Đã bao lần bạn muốn biết thông tin về một cửa hàng, lục tìm trong cuốn Những Trang Vàng, gọi điện thoại đến đó vào sáng Chủ nhật và biết rằng nó không mở cửa? Tất nhiên, hầu hết các công ty đề u dùng tổng đài điện thoại với chế độ ghi lại tin nhắn trong đó thông báo rằng họ đang đóng cửa và cho bạn thông tin về giờ mở cửa. Nhưng sẽ tốt hơn nếu nó không chỉ cung cấp thông tin về giờ phục vụ cho các khách hàng tiềm năng của bạn 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần mà còn về toàn bộ các sản phẩm của bạn. Bạn có thể giới thiệu các bức ảnh và thậm chí cả đoạn băng video nữa. Và thậm chí khách hàng có thể mu a hàng của bạn 24 giờ một ngày. Vì vậy, địa chỉ website của bạn cần có mặt ở mọi nơi từ các vật phẩm dùng trong văn phòng, các mẫu bán hàng và các mẩu quảng cáo. [Trở về đầu] Lập một website Đăng ký tên miền của bạn Mỗi website có một tên đặc trưng riêng chẳng hạn như Amazon.com hoặc Pets.com. Đây là “Tên miền” của bạn. Nó là một cái tên đặc trưng giúp nhận dạng bạn với các máy tính khác trên mạng Internet. Bạn phải đăng ký tên website của mình qua một cơ quan gọi là Internic để các máy tính khác trên mạng Internet biết rằng bạn đang tồn tại. Một khi bạn đã đăng ký, những người gõ www.tencongtycuaban.com vào trình duyệt của họ sẽ được dẫn trực tiêp tới website của bạn. Có một số công ty có thể hỗ trợ bạn trong việc đăng ký tên website bao gồm các công ty như Network Solutions, Register.com, worldwidedomains.com, domainit.com và nhiều công ty khác. Tuy nhiên, cũng nên nhớ rằng do hầu hết những cái tên thông thường đã bị sử dụng (trên 20 triệu tên đã được đăng ký) nên bạn cần sử dụng một tiện ích có tên gọi "Whois" để xác định xem cái tên mà bạn đang định đặt đã bị đăng ký chưa. Tại website Register.com có tiện ích "Whois" chỉ để dùng cho mục đích này. Mặc dù ngoài phần đuôi “.com” còn có thêm những đuôi khác nhưng rất dễ nhớ. Một số đuôi như “.org” là dành cho các tổ chức phi lợi nhuận, đuôi “.edu” cho lĩnh vực giáo dục và đuôi “.gov” cho các cơ quan chính phủ. Một số đuôi khác không được phổ biến lắm như ".ro," ".gs," ".cc," và ".vg." Những đuôi này thường là đuôi quốc tế. Mặc dù bạn có thể đăng ký với tên mufflershop.cc (tên miền mufflershop.com đã được đăng ký vào Tháng Tám năm 1999), nhưng mọi người sẽ khó khăn hơn trong việc nh ớ địa chỉ website của bạn. Nếu họ chỉ gõ mufflershop trên trình duyệt thì họ có thể được dẫn tới website của đối thủ của bạn với đuôi “.com” thay vì website của bạn. Hãy tìm một cái tên dễ tìm với đuôi “.com” cho website của bạn. Một khi bạn đăng ký thành công tên miền của mình, nhiệm vụ của bạn l à phải giữ lấy nó. Mức giá hiện tại để đăng ký tên miền của bạn là 35 đô la cho mỗi năm, thường là tối thiểu trong 2 năm. Nên nhớ rằng, tên công ty, nhãn hiệu thương mại, biểu tượng và những họa tiết được sử dụng trong website cần phải được bảo vệ bản quyền phù hợp theo luật sở hữu trí tuệ. Hãy tham vấn luật sư của bạn về vấn đề này để tránh những điều ngạc nhiên đáng tiếc (ví dụ như bạn có thể được thông báo rằng khẩu hiệu của công ty của bạn là trùng với của người khác.) Tìm nơi đặt máy chủ Trong phần Doanh nghiệp của tôi trước đây, các bạn đã biết về vị trí, địa điểm và việc thuê địa điểm cho doanh nghiệp của bạn. Tương tự nh ư vậy, doanh nghiệp của bạn cũng cần có một vị trí trên mạng. Việc chọn lự a của bạn dựa vào một số yếu tố. Bạn có thể mua (sắm riêng một máy chủ để kết nối mạng) hoặc đi thuê (đặt nhờ website của bạn qua dịch vụ đặ t website). Thiết lập và duy trì máy chủ của riêng Việc lắp đặt riêng một máy chủ cũng giống như việc sở hữu riêng một cửa hàng. Bạn lắp đặt và bảo trì máy tính (máy chủ) để mọi người trên Internet kết nối khi họ vào website của bạn. Việc sở hữu riêng máy chủ gần như là một nhu cầu thiết yếu nếu bạn sử dụng những dữ liệu lớn cho việc lưu kho và các thông số về khách hàng cũng như các chức năng lập trình tiên tiến hơn khác. Giải pháp này đòi hỏi phải có kiến thức cao về kỹ thuậ t cũng như chuyên môn. Về mặt ngắn hạn, việc mua và lắp đặt máy chủ cho riêng mình cũng sẽ tốn kém hơn. Máy chủ cần được bật, họat động và kế t nối Internet suốt 24 giờ mỗi ngày. Nếu nó ngừng hoạt động, website của bạn sẽ không thể truy cập trên mạng được. Bạn cũng có thể muốn có tốc độ kết nối Internet cao và có thể tốn vài trăm đô la hoặc hơn mỗi tháng để đảm bảo tốc độ kết nối cao khi lượng truy cập lớn nhất. Có thể bạn còn nhớ khi Victoria 's Secret tổ chức trình diễn thời trang tại Superbowl. Hàng chục nghìn người mua hàng tha thiết yêu các bộ trang phục lót nữ đã truy cập website này và họ đã làm cho nó suý t sập. Gần đây nhất, website weddingchannel.com quảng cáo gắn liền với chương trình phim truyền hình All My Children. Người xem được khuyến khích truy cập vào website và bình chọn bộ váy nào một trong các diễn viên chính nên mặc trong lẽ cưới của cô ấy. Số lượng phản hồi lớn đến mức đánh sập luôn website này do có quá nhiều người cùng truy cập vào trong cùng một thời điểm. Dung lượng và tốc độ của máy chủ của bạn phải đủ để đáp ứng những nhu cầu của những ngày bận rộn nhất nếu không những khách hàng tiềm năng của bạn sẽ bỏ đi. Các dịch vụ cho thuê đặt máy chủ Một giải pháp đơn giản cho các doanh nghiệp không muốn vướng vào gánh nặng về kỹ thuật của việc có riêng máy chủ là đặt website tại dịch vụ cho thuê đặt máy chủ. Sử dụng dịch vụ này cũng giống như việc cho thuê bất động sản (cửa hàng của bạn).Với khoản phí hàng tháng từ 10 đến 200 đô la cho một doanh nghiệp cỡ từ nhỏ đến vừa, đơn vị dịch vụ sẽ đảm nhận các công việc kỹ thuật của việc bảo trì máy chủ và bạn được tự do dành thời gian của mình cho việc phát triển nội dung của website. Các dịch vụ cho thuê đặt máy chủ cũng có thể cung cấp các thông số về người truy cập như báo số lượng khách viếng đã thăm website của bạn. Tùy thuộc vào quy mô và mức độ phức tạp của website của bạn, việc thuê dịch vụ đặt máy chủ thường là một giải pháp tiết kiệm chi phí hơn cho hầu hết các doanh nghiệp nhỏ. Các nguồn cung cấp chẳng hạn như “thelist.com” và “Cnet.com” có một danh sách các dịch vụ cho thuê đặt máy chủ để bạn có thể so sánh. Xây dựng website của mình Công ty của bạn cần phải quyết định có nên thuê một người lập website chuyên nghiệp hay tự lập. Cả hai lựa chọn này đều có chi phí và lợi ích riêng của nó. Thuê một người lập website chuyên nghiệp: Trước khi thuê một người thiết kế website chuyên nghiệp, điều quan trọng là bạn cần làm công việc chuẩn bị trước. Mục đích của website của bạn là gì? Nó chỉ có tác dụng như là một bản giới thiệu về các sản phẩm của bạn trên mạng hay bạn thật sự muốn dùng nó để bán sản phẩm hay dịch vụ qua Internet? Ngân sách của bạn dành cho nó là bao nhiêu? Ai sẽ là người chịu trách nhiệm thường xuyên bảo trì website của bạn? Ai là người giữ bản quyền đối với những thông tin này? Người lập có phải chịu trách nhiệm cả về thiết kế và tiếp thị cho website của bạn không? Một khi bạn có thể trả lời tất cả những câu hỏi này, hãy bắt đầ u tuyển người lập website. Nhớ kiểm tra các website khác mà họ đã lập ra và kiểm chứng thông tin với các khách hàng của họ. Hỏi những khách hàng này về kinh nghiệm của họ khi làm việc với người lập website tiềm năng của bạn. Họ có giao sản phẩm đúng hạn và đúng với chi phí đã chào hàng không? Họ có biết lắng nghe và trình bày sản phẩm phù hợp với chiến lược của công ty không? Một khi bạn đã chọn được một người để lập website, hãy soạn thảo hợp đồng trên giấy về những trách nhiệm cụ thể của người lập website, thời hạn dự án cần hoàn thành, ngân sách cho toàn bộ dự án. Nó có thể bao gồ m cả việc bảo trì website thường xuyên. Việc thuê bên ngoài xây dựng website sẽ cho bạn một số lợi thế. Một người lập website chuyên nghiệp có chuyên môn kỹ thuật để tạo ra mộ t website có thể phù hợp với tất cả các trình duyệt và hoạt động trôi chảy với các công nghệ hiện tại – cho dù nó là Flash hoạt hình, các công cụ kích hoạt Javascript, sắp xếp các đoạn băng hình và tiếng - và các giải pháp thương mại trên mạng. Việc đầu thuê một người lập website chuyên nghiệp cho phép bạn có thêm thời gian để kinh doanh thành công và bớt thời gian học hỏi một công việc mới nhằm trở thành một người thiết kế website cho chính mình. Tự thiết kế website Mặc dù việc thuê bên ngoài thiết kế website có những lợi thế nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn lựa chọn việc tự thết kế website cho mình. Nếu nh ư bạn hoặc một trong những nhân viên của bạn có quan tâm đặc biệt tới máy tính và việc thiết kế website thì đây có thể là một giải pháp hợp lý. Khi thiế t kế website bạn không nên dùng các phông chữ/font đặc trưng hoặc không bình thường. Tốt hơn là nên dùng các phông chữ chuẩn và được sử dụng rộng rãi có thể dễ dàng in ra được hoặc lưu vào trong file. Các công cụ như Microsoft Frontpage và Macromedia's Dreamweaver cho phép bạn tạo ra những website cho dù bạn không có hoặc không có nhiều kiến thức về HTML. Những công cụ biên tập dạng đơn giản này tương tự như các phần mềm như Microsoft Word theo đó bạn đư a thông tin dạng chữ và các biểu đồ vào trong website của mình và gán cho nó những đường dẫn phù hợp. Chương trình sau đó sẽ tạo cho bạn một m ã số HTML. Các bản mẫu được xác định trước tạo ra một hình ảnh và cảm giác nhất quán về toàn bộ website của bạn và các công cụ cài sẵn cho phép bạn thay đổi toàn bộ các đường dẫn trong cả website của bạn. Mặc dù những chương trình này đã được cải tiến một cách đáng kể trong những năm gần đây nhưng chúng vẫn không thể thay thế hoàn hảo cho các website do một người lập chuyên nghiệp mã hóa bằng tay. Các đặc tính ưu việt như các mẫu tương tác, những khả năng về thương mại điện t ử không dễ thực hiện. Và mỗi giờ bạn dành để xử lý các vấn đề với website của mình là thời gian mà bạn mất đi thay vì dùng để tập trung vào việc kinh doanh. Nếu ngân sách của doanh nghiệp không cho phép bạn thuê một người chuyên nghiệp và bạn thật sự có mong muốn được học cách tạo ra một website cho mình, hãy dành chút thời gian đọc các hướng dẫn trên mạng về việc tự tạo website. Chỉ nên nhớ rằng, khách hàng của bạn sẽ mất hứng thú nếu website của bạn tỏ ra không chuyên nghiệp. Sự tín nhiệm của bạn sẽ gặp rủi ro nếu website của bạn khó truy suất, đường dẫn không hoạ t động hoặc các nội dung, hình ảnh không được cập nhật, nó sẽ không tạo r a sự tin cậy trong các khách hàng của bạn. . Phần 9A: Thương mại điện tử • Khái quát về thương mại điện tử o Thương mại điện tử là gì? o Một website về thương mại điện tử có phù hợp. • Bản kế hoạch kinh doanh • PHẦN 9 Kiểm tra nhanh Khái quát về thương mại điện tử Thương mại điện tử là gì? Thương mại điện tử là việc bán sản phẩm và dịch

Ngày đăng: 20/10/2013, 02:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan