Công sở cũng ''''''''cầm nhầm'''''''' Không chỉ sợ mất cắp đồ đạc ở những nơi công

6 454 0
Công sở cũng ''''''''cầm nhầm'''''''' Không chỉ sợ mất cắp đồ đạc ở những nơi công

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Công sở cũng ''cầm nhầm'' Không chỉ sợ mất cắp đồ đạc những nơi công cộng, không chỉ lo ngay ngáy mỗi khi mang những đồ dùng có giá qua những khu vực "đen", nhiều người còn choáng váng vì mất đồ ngay tại công sở. Công sở cũng mất đồ như . chơi Ngày càng nhiều nhân viên công sở phàn nàn về tình trạng mất đồ đạc ngay tại văn phòng làm việc của mình. Ban đầu có thể chỉnhững thứ nhỏ nhặt mà người ta có thể không để ý nhưng lâu dần là những thứ có giá trị hơn. Chỉ một phút sẩy, hớ hênh hay đãng trí, đồ đạc của họ sẽ “không cánh mà bay” một cách đầy bí ẩn. Mỗi người một cái kéo được phát cùng với nhiều đồ dùng văn phòng khác nhưng chỉ được mấy hôm, mọi người lại nháo nhác đi mượn và khoảng 1 tuần sau thì trên bàn làm việc hầu như không còn thấy một cái kéo nào. Lễ tân bắt đầu làm tờ trình để cấp thêm đồ dùng văn phòng cho các nhân viên. Ban đầu, mọi người đều nghĩ đơn giản là ai đó mượn rồi quên không trả hoặc lỡ tay đặt đâu đó mà chưa nhớ ra. Nhưng cứ hết lần này đến lần khác, mọi người đành phải chấp nhận lý do đơn giản là có kẻ “chôm” đồ. Tập trung làm việc quá hoặc một chút lơ đễnh khiến bạn có thể bị ''chôm'' đồ Nhiều người tỏ vẻ khó chịu vì “chỉ có cái kéo mà cũng mất, chẳng đáng bao nhiêu nhưng lúc cần đến lại không có, cứ đi mượn loạn cả lên. Bực cả mình”. Có kẻ vui tính, xuề xòa hơn thì đùa rằng "trong công ty chắc có đứa nào nhà bán hàng văn phòng phẩm, lấy về để đỡ phải đi lấy hàng". Bực tức một lúc rồi cũng quên, chẳng ai có thời gian đâu để tìm hiểu xem tại sao kéo văn phòng cứ nối đuôi nhau "một đi không trở lại". Câu chuyện tưởng như đùa ấy xảy ra tại chính công ty của Hằng, một công ty truyền thông vốn nổi tiếng toàn những thành phần giàu có, sang trọng và lịch sự. Hằng không hiểu tại sao đến cái kéo mà cũng có người lấy trộm. Tuy nhiên, mất cắp những đồ đạc lặt vặt như công ty Hằng là còn may mắn chán. Công ty của Dương còn mất từ tiền bạc, điện thoại đến mũ bảo hiểm . Trực điện thoại bàn lễ tân, có lần chỉ đi sang phòng khác để báo tin có khách hàng gọi điện, nghĩ chỉ đi vài phút rồi quay lại ngay, Dương vẫn để nguyên điện thoại di động trên bàn. Khi quay lại, con N70 đã biến mất tự bao giờ. Ban đầu, Dương cứ nghĩ có ai đó trêu mình nên không lấy làm lo lắng, nhưng 2, 3 ngày sau vẫn không thấy tăm hơi chiếc điện thoại yêu quý đâu cả. Lúc đó, Dương mới biết mình đã bị "cuỗm" mất con N70 cô phải dành dụm cả mấy tháng lương mới dám mua. Muốn ra vào công ty phải qua máy kiểm tra dấu vân tay, công ty đã cấp cho mỗi nguời một mã số riêng, như thế khả năng người ngoài vào và lấy cắp điện thoại của Dương là khả năng không thể xảy ra. Vụ mất điện thoại của Dương vừa lắng xuống thì Hòa lại bị mất mũ bảo hiểm. Chẳng là công ty có chỗ để mũ bảo hiểm riêng cho các nhân viên. Hôm đó, cuối buổi chiều ra về, Hòa tìm mãi không thấy mũ đâu. Hỏi khắp mọi người không ai biết, Hòa chắc có ai đó mượn tạm vì chiều hôm ấy có buổi đá bóng giao lưu với khách hàng. Hòa đành ra về không có mũ bảo hiểm với nỗi thấp thỏm vì sợ chẳng may gặp phải mấy chú công an. Mấy ngày sau, vẫn không ai lên tiếng trả mũ, Hòa đành viết một bảng thông báo to đùng dán ngay cửa ra vào với nội dung: "Ai cầm nhầm mũ bảo hiểm của Hòa thì cho Hòa xin lại. Đặc điểm: Mũ màu trắng, có bông hoa hồng bên phải. Xin cảm ơn!". Mọi người chỉ cười lên nhưng vẫn không có phản hồi, chiếc mũ biến mất một cách “li kỳ” mà không bao giờ Hòa có cơ hội được đội lại nữa. Và phía sau thói “cầm nhầm” Đã đi làm công sở, được gọi là "dân văn phòng", hầu hết mọi người không nghĩ đến việc có một kẻ sẵn sàng đi "chôm" đồ của người khác. Vì thế, họ cứ thoải mái để mọi thứ lên bàn làm việc thậm chí cả khi phải ra ngoài một lúc. Thế nhưng, đây lại chính là lý do cho những kẻ có tâm địa không tốt có cơ hội làm những việc không nên ấy. Chị Lan, nhân viên một công ty về dịch vụ SMS cho biết: "Cứ nghĩ trong công ty với nhau thì mọi người đều đáng tin cậy cả, không có chuyện dòm ngó đồ đạc của người khác. Chỉ khi mất đồ rồi mới giật mình, chỉ vì tính cả tin của mình, tiếc rằng, tình trạng này tạo nên những vết nhơ cho văn hóa công ty, văn hóa doanh nghiệp". Nhiều nơi, ban đầu chỉdo cầm nhầm hoặc chỉ có ý định mượn nhưng sau thấy không ai biết nên cầm luôn, đương nhiên, nếu lúc chôm chỉa mà có người nhìn thấy thì sẽ bảo là “mượn tạm”. Những vụ mất đồ đạc công sở ngày càng nhiều. Chưa nói đến giá trị tài sản, điều khó chịu hơn cả là mọi người trong công ty bắt đầu cảnh giác thậm chí nghi ngờ lẫn nhau. Cứ rời khỏi bàn làm việc, ai cũng chăm chăm cất đồ vào túi cho kín đáo. Cách đây không lâu, tôi có tham gia một buổi về văn hóa doanh nghiệp, người giảng là chủ tịch một tập đoàn quảng cáo khá tiếng tăm. Ông tâm sự rằng, ông đang băn khoăn về việc phòng hành chính nhân sự đề nghị cho một nhân viên nữ nghỉ việc vì đã tham ô 300.000 đồng. Số tiền chẳng đáng là bao nhưng lại thể hiện nhân cách một con người. Điều khiến vị chủ tịch tập đoàn này băn khoăn là khi đi khỏi công ty và apply vào những công ty khác, nếu bộ phận nhân sự nơi đó gọi điện đến để hỏi han về khả năng, trình độ và nhân phẩm của cá nhân này thì sẽ ra sao nếu gặp một trong những nhân sự khá thẳng thắn và khó tính của ông: "Con bé đó nghỉ việc đây vì tham ô 300.000 đồng". Xin lấy câu chuyện này để thay cho lời kết và mọi người nhất là giới văn phòng cùng suy ngẫm . Công sở cũng ''cầm nhầm'' Không chỉ sợ mất cắp đồ đạc ở những nơi công cộng, không chỉ lo ngay ngáy mỗi khi mang những đồ dùng. những khu vực "đen", nhiều người còn choáng váng vì mất đồ ngay tại công sở. Công sở cũng mất đồ như . chơi Ngày càng nhiều nhân viên công sở

Ngày đăng: 20/10/2013, 01:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan