GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

19 696 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN I. KHÁI QUÁT VỀ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN. 1. Thông tin chung và lịch sử hình thành Viện chiến lược phát triển. 1.1. Thông tin chung Tên tổ chức: VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THUỘC BỘ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ Tên tiếng Anh: DEVELOPMENT STRATEGY INSTITUTE OF MINISTRY OF PLANNING AND INVESTMENT Tên viết tắt: DSJ Trụ sở: Viện chiến lược phát triển tầng 5 và 6 toà nhà Bộ Kế hoạch và Đầu tư 65 Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội. Tel: 04.844.8431848 Fax: 844-8452209 1.2. Lịch sử hình thành Viện chiến lược phát triển ngày nay được thành lập trên cơ sở tiền thân hai Vụ của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đó là Vụ Tổng hợp kế hoạch Kinh tế Quốc dân dài hạn và Vụ kế hoạch phân vùng kinh tế. Hai Vụ này được thành lập theo Quyết định số 47- CP ngày 09/03/1964 của Hội đồng chính phủ. Quá trình hình thành và phát triển hai Vụ nêu trên thành Viện chiến lược phát triển thể hiện như sau: - Năm 1974: Thành lập Viện phân vùng và quy hoạch. - Năm 1983: Thành lập Viện nghiên cứu kế hoạch dài hạn - Năm 1986: Đổi tên Viện phân vùng và quy hoạch thành Viện Phân bố lực lượng sản xuất. 1 - Năm 1988: Sáp nhập Viện nghiên cứu kế hoạch dài hạn và Viện phân bố lực lượng sản xuất thành Viện Kế hoạch dài hạn và Phân bố lực lượng sản xuất thuộc Uỷ ban kế hoạch Nhà nước. - Năm 1994: Đổi tên Viện Kế hoạch dài hạn và Phân bố lực lượng sản xuất thành Viện chiến lược phát triển (có vị trí tương đương tổng cục loại I). 2. Chức năng nhiệm vụ của Viện chiến lược phát triển. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Chủ nhiệm Uỷ ban phân vùng kinh tế Trung ương trước đây và của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện nay, cùng với sự phấn đấu liên tục của nhiều thế hệ lãnh đạo, cán bộ nghiên cứu khoa học và nhân viên phục vụ, Viện chiến lược phát triển đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao với chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau: Viện có chức năng nghiên cứu khoa học và tổng hợp, tham mưu về lĩnh vực chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội cả nước và các vùng lãnh thổ, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm và hàng năm. Tổ chức nghiên cứu và soạn thảo chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, quy hoạch đầu tư, quy hoạch phát triển các vùng. Tham gia xây dựng quy hoạch các ngành, tỉnh, thành phố, các chương trình phát triển, các dự án lớn của Nhà nước và thẩm định các quy hoạch, dự án; tham gia xây dựng định hướng kế hoạch 5 năm. Nghiên cứu lập báo cáo Tổng sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất của Việt Nam, tổng hợp phân tích đánh giá hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, dân số, lao động, cơ cấu kinh tế Đồng thời Viện cũng tổ chức nhiều cuộc sinh hoạt khoa học về các lĩnh vực kinh tế- xã hội với sự tham gia của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước, cử nhiều lượt cán bộ tham gia giảng dạy, báo cáo khoa học tại 2 tại các trường đại học, các Viện nghiên cứu, các cơ quan Trung ương và địa phương để thông tin và trao đổi các kết quả nghiên cứu đã đạt được. Trực tiếp chủ trì một số dự án quy hoạch và dự án hợp tác quốc tế phù hợp với chức năng của Viện. Tổ chức việc phân tích và nghiên cứu dự báo phát triển kinh tế- xã hội trong nước và quốc tế phục vụ cho nghiên cứu và quản lý kinh tế. Nghiên cứu lý luận và phương pháp luận và phương pháp xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội. Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ phù hợp với chức năng của Viện, nổi bật là: - Chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước 70A, nghiên cứu cơ sở khoa học của định hướng phát triển công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, đô thị, dân số, lao động, việc làm và phân bố dân cư, phát triển vùng. - Tham gia soạn thảo Văn kiện các Đại hội của Đảng và một số hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng. - Nghiên cứu xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế- xã hội và tham gia triển khai thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu chiến lược này. - Chủ trì phối hợp cùng các đơn vị trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư và với các nghành Trung ương triển khai lập dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2010 cho 8 vùng kinh tế lớn, 3 vùng kinh tế trọng điểm, quy hoạch kinh tế biển. Chủ trì xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng thời kỳ 1996- 2010, quy hoạch các khu công nghiệp, đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu chiến lược, chính sách. quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội. - Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu chiến lược, chính sách , quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội. Chủ trì tổ chức nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của Lào và Campuchia thời kỳ 1991-2000. Giúp Uỷ ban kế hoạch Nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào xây dựng quy 3 hoạch tỉnh Khăm Muội, quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội cả nước Lào đên năm 2020, và xây dựng chiến lược hợp tác giữa hai nước Việt Nam- Lào đến năm 2010. Để đáp ứng các nhiệm vụ được giao trong giai đoạn phát triển mới và nhằm học tập kinh nghiệm của các nước về nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển, Viện chiến lược phát triển đã mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với nhiều cơ quan và Viện nghiên cứu của các nước ASEAN, Đông Bắc Á, châu Âu, Bắc Mỹ, Liên Hợp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế khác. Viện đã chủ trì tổ chức thực hiện 14 dự án nghiên cứu do nước ngoài tài trợ. 4 3. Cơ cấu tổ chức của Viện Chiến lược phát triển. Bảng 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của viện chiến lược phát triển 5 HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VIỆN TRƯỞNG CÁC VIỆN PHÓ Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng Ban nghiên cứu phát triển vùng: Ban công nghiệp, thương mại và dịch vụ Ban vùng và lãnh thổ Ban phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô Ban tổng hợp CÁC BAN NGHIÊN CỨU Tæ chøc, tiÒm lùc Viện có hội đồng khoa học và 10 ban nghiên cứu: Văn phòng viện; tổng hợp; dự báo; ban nghiên cứu và phát triển các ngành sản xuất; ban nghiên cứu và phát triển các ngành dịch vụ; nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội; nghiên cứu phát triển vùng; nghiên cứu phát triển hạ tầng; trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam; trung tâm thông tin, tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển. Hiện nay Viện có 02 phó giáo sư,25 tiến sỹ, 10 thạc sỹ và 60 cử nhân. Nhiệm vụ chủ yếu của các Ban và văn phòng viện như sau: Hội đồng khoa học: Hội đồng khoa học là tổ chức tư vấn giúp Viện trưởng xây dựng các chương trình khoa học, tổ chức công tác nghiên cứu khoa học và đánh giá kết quả nghiên cưú khoa học của Viện. Ban Tổng hợp: Nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng các báo cáo về chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Nghiên cứu dự báo kinh tế. Văn phòng Viện: Đảm bảo các điều kiện vất chất và tài chính cho Viện hoạt động. Thực hiện các công tác hành chính văn thư, lưu trữ , tổ chức cán bộ và đào tạo. Xử lý thông tin đầu vào, đầu ra và quản lý tư liệu chung của Viện. Theo dõi, quản lý hoạt động khoa học và các hoạt động hợp tác quốc tế. Ban dự báo: Phân tích tổng hợp, dự báo về biến động kinh tế, công nghệ, môi trường, liên kết quốc tế của thế giới và các biến động kinh tế- xã hội, trong nước phục vụ nghiên cứu chiến lược, quy hoạch. Dự báo các khả năng phát triển, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của nền kinh tế Việt Nam. 6 Ban nghiên cứu phát triển các nghành sản xuất: Nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển các nghành công nghiệp, xây dựng và nông, lâm, ngư nghiệp trên phạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ. Đầu mối tổng hợp, tham mưu những vấn đề liên quan về quản lý Nhà nước đối với công tác quy hoạch các nghành sản xuất. Ban nghiên cứu phát triển các ngành dịch vụ. Nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ của cả nước và trên các vùng lãnh thổ. Đầu mối tổng hợp, tham mưu về các vấn đề liên quan về quản lý Nhà nước đối với công tác quy hoạch các ngành dịch vụ. Ban nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội. Nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển con người, nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội trên phạm vi cả nước và trên các vùng lãnh thổ; xây dựng các giải pháp đảm bảo thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển con người, nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội. Đầu mối tổng hợp, tham mưu các vấn đề liên quan về quản lý Nhà nước đối với công tác quy hoạch phát triển con người, nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội. Ban nghiên cứu phát triển vùng: Nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng các đề án chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch sử dụng đất các vùng lãnh thổ (trong đó có các vùng kinh tế- xã hội, các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng khó khăn, vùng ven biển và hải đảo). Đầu mối tổng hợp, tham mưu các vấn đề liên quan về quản lý Nhà nước đối với công tác quy hoạch vùng, lãnh thổ, tỉnh. Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng: Nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển hạ tầng của cả nước và trên các vùng lãnh thổ. Đầu mối tham mưu 7 các vấn đề quản lý Nhà nước liên quan đến lĩnh vực hạ tầng. Tham gia thẩm định quy hoạch các ngành liên quan. Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam: Đầu mối nghiên cứu và đề xuất về chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng ở Nam Bộ; tổ chức hoạt động tư vấn về lĩnh vực chiến lược và quy hoạch phát triển cho các tỉnh ở Nam Bộ. Theo dõi việc thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội các tỉnh và vùng ở Nam Bộ. Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển: Thu thập, phân tích, xử lý, lưu trữ thông tin, kết quả nghiên cứu của các ban nghiên cứu của Viện, và các kết quả nghiên cứu khoa học có liên quan của các tổ chức bên ngoài. Tổ chức đào tạo cán bộ nghiên cứu chiến lược và quy hoạch, tư vấn trong công tác lập chiến lược và quy hoạch trong chương trình hợp tác quốc tế với Lào và Campuchia. II. NHỮNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA VIỆN CHIẾN LƯỢC TRONG THỜI GIAN QUA 1.Các thành tựu đạt được 1.1.Giai đoạn 1964- 1988 a)Về mặt nghiên cứu phân vùng kinh tế, phân bố lực lượng sản xuất. - 1964- 1975: Trong tình hình đất nước bị chia cắt, có chiến tranh, nhiệm vụ kinh tế lớn lúc này là tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất mới, từng bước xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm hậu phương lớn chi viện kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam. Viện cùng với các nghành, các Viện và một số trường đại học, được chuyên gia Liên Xô hướng dẫn triển khai giới thiệu về phân vùng kinh tế, miền Bắc được chia thành 4 vùng nông nghiệp lớn gồm 46 tiểu vùng, năm 1969 đã trình Thường vụ Chính phủ xem xét kết quả nghiên cứu này. Các dự án phân vùng kinh tế kể trên là bước thử nghiệm đầu tiên nhằm đưa ra một sơ đồ tổ chức sản xuất trên lãnh thổ ở 8 phạm vi một số nghành kinh tế chủ yếu. Đồng thời tích luỹ một số kinh nghiệm ban đầu về công tác điều tra cơ bản, phân vùng quy hoạch, đào tạo được một lớp cán bộ đầu tiên về công tác nay ở Trung ương và địa phương. - Năm 1970 bắt đầu triển khai quy hoạch phát triển kinh tế ở 30 huyện. Việc làm quy hoạch các vùng nhỏ, các huyện điểm đã phục vụ việc lập kế hoạch kinh tế quốc dân và kế hoạch nhành ở Trung ương và địa phương. Việc tiến hành quy hoạch các huyện điểm và các vùng kinh tế mới để làm cơ sở cho việc tổ chức lại sản xuất ở đơn vị cơ sở đã cho chúng ta một số kinh nghiệm bước đầu để sau này thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng huyện. - Năm 1976 triển khai công tác phân vùng quy hoạch kinh tế trên phạm vi cả nước, theo một quan điểm tổng hợp chung- kết hợp ngành và lãnh thổ, đã có những tiến bộ mới trong công tác phân vùng quy hoạch., đánh dấu bằng việc hoàn thành xây dựng một số dự án phân vùng nông, lâm nghiệp và công nghiệp chế biến và dự án phân bố một số ngành công nghiệp. - Đi đôi với phân vùng nông, lâm nghiệp, công tác phân bố công nghiệp cũng được triển khai đồng đều hơn và có thêm nhiều tiến bộ về mặt nhận thức cũng như cách làm. Từ chỗ chủ yếu tìm địa điểm cho từng nhà máy, công trình riêng lẻ, đã bắt đầu nghiên cứu bố trí một hệ thống các nhà máy có tính chất liên ngành thành các khu, cụm công nghiệp. Nhiều ngành công nghiệp đã nghiên cứu quy hoạch như các ngành điện, than, cơ khí, luyện kim, hoá chất, giao thông vận tải, vật liệu xây dựng . Quy hoạch các thành phố cũng được triển khai nghiên cứu song song với việc bố trí công nghiệp. Nhìn chung quy hoạch ngành đã có tác dụng nhất định phục vụ cho công tác kế hoạch hoá của ngành. Các phương án quy hoạch đã đề cập một cách tổng hợp các yếu tố kinh tế, kỹ thuật của ngành, đã đi vào nghiên cứu các khu cụm công nghiệp theo quan điểm tổng hợp. Vấn đề kết hợp kinh tế với quốc phòng cũng được coi trọng trong quá trình nghiên cứu bố trí công nghiệp. 9 - 1978-1988: Xây dựng “Tổng sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất trên phạm vi cả nước thời kỳ 1986- 2000”. Lần đầu tiên ở Việt Nam, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước chủ trì triển khai nghiên cứu quy hoạch một cách hệ thống, toàn diện từ Trung ương đến địa phương. Tất cả các ngành, các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất giai đoạn 1986- 2000. Về mặt tổ chức cán bộ, đã xây dựng được một hệ thống từ Trung ương đến địa phương chuyên nghiên cứu về phân vùng quy hoạch b) Về mặt nghiên cứu kế hoạch dài hạn - Năm 1964: Ngay sau khi thành lập Vụ tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân dài hạn, đã triển khai mạnh mẽ công tác điều tra cơ bản, dự báo dân số và nguồn lao động, xây dựng cơ bản trọng điểm. Triển khai hàng loạt nghiên cứu về triển vọng dài hạn và khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh. - Năm 1976- 1982: Trên cơ sở tiến hành các điều tra cơ bản, dự báo các nguồn lực và nghiên cứu quy hoạch phát triển các nghành, vùng kinh tế, đã chủ trì tổ chức xây dựng kế hoạch 5 năm 1976- 1980, phục vụ quá trình khôi phục và phát triển đất nước trong điều kiện cả nước thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội, đã được Chính phủ trình lên đại hội lần thứ IV của Đảng. Tiếp theo đó chủ trì xây dựng kế hoach 5 năm 1981- 1985, được trình lên Đại hội lần thứ V của Đảng. - Năm 1983- 1988: Viện nghiên cứu kế hoạch dài hạn đã triển khai hàng loạt các nghiên cứu đánh giá các nguồn lực phát triển. 1.2. Giai đoạn 1988 đến nay. Do yêu cầu cải tiến bộ máy của Chính phủ và thực tế đòi hỏi kết hợp việc nghiên cứu kế hoạch dài hạn với nghiên cứu phân bố lực lượng sản xuất nên hai nhiệm vụ này đã được thu về một mối do một Viện đảm nhận- đó là Viện Kế hoạch dài hạn và Phân bố lực lượng sản xuất thuộc Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, nay là Viện Chiến lược phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 10 [...]... dựng chiến lược và quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao 2 Cơ cấu tổ chức * Lãnh đạo ban - Trưởng ban: Chỉ đạo chung, nghiên cứu lý luận, phương pháp luận xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ * Nhóm nghiên cứu: - Nghiên cứu phục vụ xây dựng chiến lược phát triển các ngành dịch vụ - Nghiên cứu phục vụ xây dựng quy hoạch phát triển. .. công tác xây dựng chiến lược và công tác quy hoạch phát triển đất nước trong thời kỳ mới 2 Vai trò của Viện chiến lược trong hoạt động đầu tư nói chung Trước hết ta cần hiểu thế nào là chiến lược và quy hoạch: 12 Chiến lược được hiểu là hướng và cách giải quyết nhiệm vụ đặt ra mang tính toàn cục, tổng thể và trong một thời gian dài, thường là 10 năm đến 20 năm Đặc trưng của chiến lược là: Thứ nhất,... sau: Sơ đồ2: Mối quan hệ giữa các loại hình kế hoạch Chiến lược PTKTXH Quy hoạch Kế hoạch 5 năm Chương trình dự án Dự án 13 Kế hoạch hàng năm Thị trường Viện chiến lược phát triển là cơ quan trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nhiệm vụ chủ yếu của Viện là nghiên cứu khoa học và tổng hợp, tổ chức xây dựng và tham mưu về lĩnh vực chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội cả nước và các vùng lãnh thổ... dựng và phát triển kinh tế - xã hội dài hạn trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường có sự quản lý điều tiết của Nhà nước Đồng thời Viện cũng tổ chức nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 1991- 2000 Viện đã có những đóng góp tích cực đối với việc xây dựng chiến luợc và cũng nhận được nhiều bài học bổ ích: Quan niệm về chiến lược, nội... Triển khai nghiên cứu quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội cả theo chiều rộng và chiều sâu Đây là cơ sở, định hướng cho các dự án đầu tư tuân theo chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, đầu tư có trọng điểm, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, gây lãng phí nguồn lực quốc gia Bên cạnh đó, Viện còn phối hợp với các Bộ chuyên ngành trong nghiên cứu chiến lược phát triển các ngành kinh tế như: Nông... năm (1996-2000) - Đối với lâm nghiệp : Viện tham gia xây dựng báo cáo tổng quan phát triển lâm nghiệp và chương trình trồng 5ha rừng đến năm 2010 - Đối với thuỷ sản: Tham gia cùng Bộ thuỷ sản xây dựng chiến lược phát triển ngành thuỷ sản thời kỳ 1996-2010 và chiến lược xuất khẩu thuỷ sản thời kỳ 1996-2000 và đến năm 2010 - Đối với công nghiệp và kết cấu hạ tầng: Viện đã tham gia cùng Bộ Công nghiệp xây... cứu của Viện đối với hoạt động đầu tư từ năm 1988 đến nay: Viện đã gặt hái được một số thành công nhất định trong nghiên cứu xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước Bên cạnh đó Viện cũng nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế- xã hội thời kỳ 1991- 2000 Triển khai... việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội nói chung và quy hoạch chi tiết cho các ngành, các địa phương, tạo thêm căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch 5 năm - Về dân số, lao động và xã hội: Viện đã phối hợp cùng với các ngành chức năng triển khai nghiên cứu dự báo dân số - lao động trong cả nước, các vùng, các tỉnh, định hướng chung cho phát triển các nguồn nhân lực, giải quyết... ngành kinh tế Qua việc tạo cơ sở tốt cho việc xây dựng các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội nói chung và quy hoạch chi tiết cho các ngành, các địa phương, tạo thêm căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch 5 năm Viện cũng đã phối hợp cùng các ngành chức năng triển khai nhiều dự án quy hoạch phát triển phát triển kết cấu hạ tầng trong các năm 1994, 1995 và năm 1996 Trong đó nổi bật là... đầu định hướng phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam đến năm 2020 (năm 1996) để báo cáo Bộ, cố vấn Đỗ Mười và tiểu ban chuinr bị văn kiện đại hội IX của Đảng - Tổng hợp quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội cả nước đến năm 2010 (đang tiến hành) 3 Những mặt cần tiếp tục hoàn thiện Bên cạnh những mặt tích cực trong lĩnh vực chiến lược quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế- xã hội nói chung và những . GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN I. KHÁI QUÁT VỀ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN. 1. Thông tin chung và lịch sử hình thành Viện chiến lược phát. trong giai đoạn phát triển mới và nhằm học tập kinh nghiệm của các nước về nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển, Viện chiến lược phát triển đã mở

Ngày đăng: 19/10/2013, 19:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của viện chiến lược phát triển - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

Bảng 1.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của viện chiến lược phát triển Xem tại trang 5 của tài liệu.
Ta có sơ đồ các loại hình kế hoạch sau: - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

a.

có sơ đồ các loại hình kế hoạch sau: Xem tại trang 13 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan