LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN VÀ CHIẾN LƯỢC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG

10 401 0
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN VÀ CHIẾN LƯỢC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

LUẬN CHUNG VỀ VỐN CHIẾN LƯỢC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG 1. KHÁI NIỆM VỀ VỐN VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ 1.1 Khái niệm về vốn: Vốn là toàn bộ những yếu tố cần thiết để cấu thành quá trình sản xuất kinh doanh. Vốn hiểu theo nghĩa hẹp là tiềm lực tài chính của mỗi cá nhân, doanh nghiệp mỗi Quốc Gia. Vốn hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm nguồn nhân lực, tài lực chất xám, tiền bạc cả quan hệ đã tích lũy của một cá nhân hay một Quốc gia. Bài học của các quốc gia phát triển trên thế giới đã khẳng định tích tụ tập trung vốn đặc biệt là vốn trong nước có một vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp hiện đại hóa đất nước. Từ xa xưa các nhà kinh tế đã đánh giá cao vai trò của vốn đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia chẳng hạn, luận điểm “ Lao động là cha, đất đai là mẹ” của mọi của cải vật chất đã được nhà kinh tế học người Anh Uyliam Petty đưa ra từ thế kỉ XVI. Điều đó chứng tỏ rằng, ngay từ khi đó người ta đã nhận thức rõ những yếu tố cơ bản để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Đó là nguồn lực con người đất đai, tài nguyên thiên nhiên. Kế thừa những tư tưởng của các nhà kinh tế cổ điển, C. Mác đã trình bày quan điểm của mình về vai trò của vốn qua các học thuyết: Tích lũy, tuần hoàn chu chuyển, tái sản xuất tư bản xã hội, học thuyết địa tô … Đặc biệt Mác đã chỉ nguồn gốc chủ yếu của vốn tích lũy là lao động thăng dư do những người lao động tạo ra, nguồn vốn đó khi đem dùng vào việc mở rộng phát triển sản xuất thì nó vận động như thế nào. Khi nghiên cứu nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, Mác đã tìm thấy những qui luật vận động của tư bản (Vốn) mà qui luật này nếu ta trìu tượng những biểu hiện cụ thể về mặt xã hội thì sẽ thấy: SLĐ T - H … SX …H’ - T' TLSX Công thức đó đã chỉ ra rằng bất kì một doanh nghiệp nào muốn thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh cũng đều phải trải qua ba giai đoạn: Mua - sản xuất - bán hàng. điều quan trọng cho mỗi người sản xuất, mỗi doanh nghiệp phải biết tìm cách cấu trúc một cách khôn ngoan các yếu tố của tiền vốn, đầu tư (khi chuyển hóa thành sức lao động tư liệu sản xuất) nhằm tạo ra nhiều của cải nhất cho mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp cả xã hội. Công thức đó cũng chỉ ra rằng trong dòng chảy liên tục của vốn đầu tư nếu như hình thái nào trong ba hình thái trên chưa đi vào chu trình vận động liên tục của các hoạt động sản xuất kinh doanh, trong trường hợp như vậy thì đồng vốn đó vẫn đang ở dạng tiềm năng chứ nó chưa đem lại những lợi ích thiết thực cho mỗi cá nhân mỗi doanh nghiệp toàn xã hội. Tích lũy vốn theo Mác là “sử dụng giá trị thặng dư làm tư bản, hay chuyển hóa giá trị thặng dư trở lại thành tư bản …” Mác đã khẳng định “sự cạnh tranh bắt buộc nhà tư bản nếu muốn duy trì tư bản của mình thì phải làm cho tư bản ngày càng tăng lên hắn không thể nào tiếp tục làm cho tư bản đó ngày một tăng lên được, nếu không có một sự tích lũy ngày càng nhiều thêm” Mác còn chỉ ra những nhân tố qui định qui mô của tích lũy, bao gồm: Khối lượng giá trị thặng dư (lợi nhuận ), năng suất lao động xã hội qui mô vốn ban đầu (lượng tư bản ứng trước)… Vốn là một nhân tố quan trọng trong ba nhân tố quyết định đến sự tăng trưởng về kinh tế gồm: Lao động, vốn, công nghệ. Đối với nước ta lao động dồi dào nhưng vốn khan hiếm, công nghệ lạc hậu. Tất nhiên muốn đổi mới công nghệ thì cần phải có vốn. Tốc độ tăng trưởng của công nghiệp nói riêng của cả nền kinh tế nói chung trong tương lai tất nhiên chủ yếu vẫn phải dựa vào lượng đầu tư lớn. Chỉ trên cơ sở có một lượng đầu tư mạnh từ việc tích lũy nội bộ nền kinh tế, thông qua quá trình tích tụ tập trung vốn cả các doanh nghiệp cũng như của cả cộng đồng dân cư, mới có thể trang bị cho nghành công nghiệp có kĩ thuật cao, sử dụng nhiều nhân công khai thác một cách hiệu quả nguồn tài nguyên đất nước. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tích tụ tập trung vốn rất chặt chẽ. Sự tăng trưởng vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của tích tụ tập trung vốn. Thực tiễn trong những năm qua cho thấy, vấn đề bức xúc của nền kinh tế nước ta là thiếu vốn để trang bị đổi mới công nghệ hiên đại. Mặt khác, hiệu quả sử dụng đồng vốn cũng chưa cao, đặc biệt là ở các doanh nghiệp Nhà nước. Vì vậy, con đường tích tụ tập trung vốn đặc biệt là vốn trong nước có hiệu quả là bài toán cần phải tháo gỡ để tăng tốc nền kinh tế Việt Nam Ngân Hàng đóng một vai trò quan trọng để thực hiện vấn đề này. 1. 2 Vai trò của vốn đối với nền kinh tế: Chính vì vốn có vai trò quyết định trong việc tạo ra mọi của cải vật chất những tiến bộ xã hội, vì thế nó là nhân tó vô cùng quan trọng để thực hiện quá trình ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nhờ đó, đời sống của nhân dân ngày một nâng cao các nguồn lực về con người, tài nguyên các mối bang giao cũng được khai thác hiệu quả hơn. Từ đó tác động mạnh đến cơ cấu kinh tế của đất nước được chuyển dịch nhanh chóng theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, làm cho nền kinh tế có các nghành công nghiệp dịch vụ chiếm tỉ lệ cao hướng mạnh về xuất khẩu. Cjính điều đó đã dẫn tới nền kinh tế sẽ có tốc độ tăng trưởng cao ổn định. Đất nước chúng ta sau 10 năm đổi mới nền kinh tế đã có nhiều chuyển biến quan trọng đạt được những thành tựu lớn lao, nhưng chúng ta vẫn là nước nghèo mức sống vẫn còn thấp, tích tụ tập trung vốn trong nền kinh tế vẫn còn quá thấp. Trong khi đó nhu cầu vốn đầu tư cho cả nền kinh tế nói chung là rất lớn cấp bách. Theo số liệu thông kê cho thấy tổng vốn đầu tư phát triển của toàn xã hội năm 1995 ước tính khoảng hơn 62 000 tỉ đồng, trong đó nguồn vốn do Nhà nước đầu tư chiếm khoảng 43%. Đẻ thực hiện các chương trình kinh tế quan trọng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2010 chúng ta phải huy động được một số vốn ít nhất là 55 đến 60 tỉ USD trong thời kì 2003 – 2010 trong đó nguồn vốn tích lũy từ trong nước từ 25 đến 30 tỉ USD. Vì vậy, trong quá trình tạo các tiền dề cho CNH-HĐH cũng như để triển khai CNH-HĐH không thể thiếu vai trò của vốn. Mặt khác, muốn phát huy nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, đào tạo bồi dưỡng nhân tài để phát huy tối đa cho công cuộc CNH-HĐH cũng cần phải có vốn đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, đẩy nhanh ứng dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ vào sản xuất, cũng như việc xây dựng cơ sở hạ tầng càng không thể thiếu vai trò của vốn. Chính những điều đó có thể rút ra kết luận rằng: Tích tụ tập trung vốn trong nền kinh tế nói chung tích tụ tập trung vốn trong Ngân Hàng là điều kiện tiên quyêt cho quá trình CNH-HĐH, nhịp độ CNH-HĐH nhanh hay chậm chính là do nguồn vốn quyết định. 2. CHIẾN LƯỢC QUẢN LÍ, HUY ĐỘNG VỐN VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG 2.1 Nhận định chung về chiến lược: 2.1.1 Chiến lược là gì ? “Chiến lược là một chương trình hành động tổng quát, với sự đảm bảo ngầm định về các nguồn lực cho mục đích đạt được các mục tiêu trong từng giai đoạn” Mục tiêu là cái đích cuối cùng mà tất cả các hoạt động đều phải hướng vào nhằm đạt được các kết quả chung.Việc xác lập các mục tiêu là cơ sở cho việc quyết định các chính sách sẽ ảnh hưởng đến cơ cáu tổ chức của Ngân Hàng. Các mục tiêu sẽ có thể thay đổi nhưng nó luôn là xuất phát điểm là nền tảng của việc lập kế hoạch đưa ra chiến lược. Mục đích của chiến lược là thông qua một hệ thống chính sách mục tiêu chủ yếu được xác định để tạo lập một hình ảnh về thể loại cơ sở kinh doanh nào đó. Chiến lược không vạch ra một cách làm thế nào để đạt được mục tiêu, nhưng chúng hướng cho ta một bộ khung để hướng dẫn tư duy hành động. Việc xây dựng thông tin về chiến lược là một trong những hoạt động quan trọng nhất của người quản lí. Một tổ chức không có chiến lược cũng như giống như đi vào một khu rừng rậm mà không có la bàn hay bản đồ. Việc thiếu một chiến lược hay một chiến lược sai lầm là nguyên nhân của hầu hết các thất bại trong kinh doanh. 2.1.2 Chiến lược trong hoạt động Ngân Hàng: Khi các mục tiêu chính sách của Ngân Hàng đã hình thành bước tiếp theo là phải đạt đến một chiến lược nhằm đạt đến các mục đích mục tiêu này. Trong khi mục tiêu cho ta một sự lựa chọn khách hàng về chất lượng, phương hướng bước tiến của Ngân Hàng, thì chiến lược sẽ là kế hoạch, qua đó một Ngân Hàng có thể nhận ra các mục tiêu đã được hoạch định rõ ràng. Nếu mục tiêu của Ngân Hàng là gia tăng thị phần thì chiến lược; sẽ có nhiệm vụ làm sao đạt được vấn đề này. Việc gia tăng kêu gọi một nhóm khách hàng mới là chiến lược đa dạng hóa các loại hình khách hàng, … Trong khi chuyển từ mục tiêu sang chiến lược, các yếu tố cần được xem xét là tiềm lực của Ngân Hàng môi trường tương lai. Tiềm lực của Ngân Hàng như qui mô tổng số tài sản, các tiện nghi Ngân Hàng, danh tiếng, tiềm lực tài chính đội ngũ nhân sự… Tất cả các nhân tố này sẽ ảnh hưởng đến hình thức chiến lượcNgân Hàng áp dụng. Các mục tiêu của Ngân Hàng ảnh hưởng đến sự tổng hợp đánh giá, đến lượt nó sự tổng hợp đánh giá lại ảnh hưởng đến chiến lược mục tiêu. LẬP KẾ HOẠCH Ở MỘT NGÂN HÀNG Mục tiêu của * Chiến lược mối quan hệ: Đối với một doanh nghiệp, các chiến lược chủ yếu nhằm đưa ra định hướng tổng thể cho doanh nghiệp bao gồm: TỔNG THỂ CÁC CHIẾN LƯỢC TẠI MỘT DOANH NGHIỆP Ngân Hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ nên bên cạnh bên cạnh những chiến lược trên còn có những chiến lược kinh doanh với một loạt các chiến lược bộ phận mang tính chất nghiệp vụ như: chiến lược huy động vốn, chiến lược tăng dư nợ quốc doanh, chiến lược sử dụng vốn vay đầu tư. Như vậy, cùng nhằm hướng đến các mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra mà giữa các mục tiêu này không phải bao giờ cũng dễ thống nhất. Do vậy, có thể chỉ có một Tổng hợp Chiến Các nguồn Các nguồn Dự báo Chiến lược kinh doanh Chiến lược tăng trưởng Chiến lược tài chính Chiến lược khách hàng Mô hình hoạt động Chiến lược cạnh tranh Doanh nghiệp Chiến lược quan hệ xã hội Chiến lược marketing chiến lược thỏa mãn tốt nhất toàn bộ các mục tiêu trong vô số chiến lược chỉ đáp ứng phần nào mục tiêu đề ra đó. Nhìn chung, các chiến lược trong một Ngân Hàng có quan hệ khăng khít với nhau, hỗ trợ nhau phát triển. Trong chiến lược kinh doanh của mình Ngân Hàng không thể bỏ qua một chiến lược kinh doanh quan trọng đó là chiến lược huy động phát triển nguồn vốn. 2. 2 Các giai đoạn của kế hoạch hóa chiến lược trong Ngân Hàng thương mại: Kế hoạch hoa chiến lược đó là thành phần cơ bản của quá trình quản lí chiến lược hoạt động Ngân Hàng. Kế hoạch hóa chiến lược được hiểu là quá trình ngiên cứu những chiến lược đặc biệt góp phần đạt được các mục tiêu của tổ chức trên cơ sở duy trì sự phù hợp chiến lược giữa các mục tiêu đó Nội dung giai đoạn kế hoạch hóa chiến lược được thể hiện qua các bước sau: Giai đoạn 1, Quá trình kế hoạch hóa chiến lược bắt đầu từ việc đặt ra các nhiệm vụ của Ngân Hàng, lựa chọn các mục tiêu … Giai đoạn 2, Giai đoạn kế hoạch hóa tiếp sau là cụ thể hóa các nhiệm vụ trong các mục tiêu của Ngân Hàng. Giai đoạn 3, Công việc của giai đoạn này là phân tích tình hình cơ sở của thị trường tìm kiếm phát hiện thị trường. Nó đòi hỏi việc xác định thị trường phục vụ, đánh giá các đặc tính sản xuất thị trường của các phân đoạn thị trường đánh giá mức độ hấp dẫn của thị trường. Ngoài ra, ở đây còn tìm kiếm, phát hiện các nhu cầu của khách hàng, xác định các sản phẩm Ngân Hàng thỏa mãn nhu cầu khách hàng, đánh giá khả năng sự hợp lí đối với Ngân Hàng trong việc thỏa mãn nhu cầu đó; xác định các phương tiện cần thiết đối với Ngân Hàng tìm kiếm các phương tiện đó. Việc đánh giá các đặc điểm sản xuất – thị trường của các phân đoạn thị trường diễn ra theo 4 hướng: - Đánh giá các đặc điểm của thị trường - Đánh giá các chỉ tiêu dịch vụ - Đánh giá các chỉ tiêu cạnh tranh - Phân tích các đặc điểm môi trường Trên cơ sở các kết quả phân tích các đặc điểm sản xuất – thị trường mà đánh giá mức độ hấp dẫn của thị trường thông qua các chỉ tiêu sau: Qui mô thị trường, tốc độ phát triển, tốc độ phát triển dự tính, tổng lượng khách hàng, tần số sử dụng dịch vụ, các đặc điểm tài chính của khách hàng, số lượng mức độ tập trung đối thủ cạnh tranh, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô … Giai đoạn 4, của kế hoạch hóa – đánh giá các yếu tố tác động tới chiến lược của Ngân Hàng phân tích các ảnh hưởng của chúng. Có hai loại yếu tố tác động tới chiến lược Ngân Hàng: Đó là các yếu tố vĩ mô vi mô. Giai đoạn 5, là việc đánh giá các khả năng nguy cơ, bao gồm 3 khâu: - Phát hiện các nguy cơ khả năng - Phát hiện các mặt mạnh yếu của Ngân Hàng - Phân tích ảnh hưởng tương lai của các mặt mạnh yếu của Ngân Hàng của các khả năng nguy cơ. Giai đoạn 6, của kế hoạch hóa chiến lược có 4 phương án đặt ra cho Ngân Hàng, đó là: Phát triển, phát triển hạn chế, phát triển giảm kết hợp cả 3 phương án trên. Giai đoạn 7, Những điều kiện thị trường thay đổi cũng như các quá trình cụ thể hóa các kế hoạch chiến lược bằng các kế hoạch thực hiện đòi hốic những thay đổi chiến lược. Giai đoạn 8, xác định các kết quả tài chính của dự án 2. 3 Vị trí chiến lược huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng: Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên, chiến lược quản lí huy động vốn là một chiến lược lớn, đòi hỏi có sự trợ giúp của nhiều chính sách vệ tinh như chiến lược khách hàng, chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, chiến lược huy động vốn trung, dài hạn, chiến lược công nghệ hóa các tiện ích Ngân Hàng …Những chiến lược này cũng biến đổi qua từng thời kì, giai đoạn cụ thể (3 hay 5 năm) phụ thuộc vào chu kì vận động của nền kinh tế, điều kiện vĩ mô bản thân hoạch định của Ngân Hàng. Nằm trong chiến lược huy động nguồn có thể là chiến lược huy động nguồn vốn từ dân cư, từ các tổ chức kinh tế, chiến lược gia tăng vốn chủ sở hữu, gia tăng vốn cấp hai … Để cho hoạt động kinh doanh được trôi chảy đúng hướng một Ngân Hàng cần đề ra các chiến lược để có được số vốn cần thiêt sau khi cân nhắc về tác động của những nguồn vốn khác nhau đến chi phí huy động vốn rủi ro Ngân Hàng. Vì những lí do trên, một chiến lược quản lí huy động phát triển nguồn vốn sẽ đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng. Việc đưa ra một chiến lược huy động vốn hợp lí không nhất thiết phải tuân theo đầy dủ 8 giai đoạn của quá trình kế hoạch hóa chiến lược mà có thể rút ngắn đi một số bước. Căn cứ vào tình hình điều kiện hoàn cảnh của từng ngân hàng mà có thể đưa ra chiến lược cụ thể phù hợp. 3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUI MÔ CHẤT LƯỢNG VỐN HUY ĐỘNG 3.1 Nhân tố chủ quan: 3.1.1 Chính sách lãi suất: Lãi suất huy động là tỉ lệ phần trăm của số tiền có được so với số tiền gốc mà người gửi tiền nhân được từ Ngân Hàng. Điều đầu tiên mà bất kì một cá nhân. tổ chức kinh tế nào cũng muốn tham khảo khi gửi tiền vào Ngân Hàng đó là lãi suất. Vì vậy, chính sách lãi suất là một trong những chính sách quan trọng nhất tác đoọng tới chính sách huy động vốn của Ngân Hàng. Tuy nhiên, không phải Ngân Hàng cứ đưa ra mức lãi suất cao là có thể thu hút được nhiều vốn. Vấn đề ở chỗ với mức lãi suất cụ thể do Ngân Hàng đưa ra sẽ đem lại cho người gửi tiền mức lợi tức thực tế là bao nhiêu. Điều đó có nghĩa là mức lãi suất mà Ngân Hàng đưa ra phải luôn lớn hơn tỉ lệ lạm phát. Do đó Ngân Hàng phải dự đoán chính xác tỉ lệ lạm phát của nền kinh tế trong năm để có thể mức lãi suất huy động hợp lí. Lãi suất ở mức huy động hợp lí cũng phải là mức lãi suất huy động đảm bảo cho sức mua tương đối của giữa các loại tiền không bị thay đổi. Có nghĩa là phải cộng thêm vào đó những yếu tố biến động của tỉ giá. Để giải quyết vấn đề này không phải là một việc đơn giản, vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật. Ngân Hàng phải rất khéo léo mới có thể có được một chính sách lãi suất hợp lí, linh hoạt phù hợp với tình hình thị trường mong muốn của Ngân Hàng về qui mô chất lượng nguồn vốn của Ngân Hàng, vừa đảm bảo lợi ích của người gửi tiền, lợi ích của Ngân Hàng, giúp Ngân Hàng đạt hiệu quả cao trong công tác huy động vốn. 3.1.2 Các hình thức huy động vốn các dịch vụ do Ngân Hàng cung ứng: Một Ngân Hàng có các hình thức kì hạn huy động vốn phong phú, linh hoạt thuận tiện hơn sẽ thu hút khách hàng mới duy trì những khách hàng hiện có hơn những Ngân Hàng khác. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay ngày càng có nhiều Ngân Hàng tham gia thị trường, khách hàng có điều kiện thuận lợi để tìm cho mình một sự lựa chọn tốt nhất. Vì vậy, dịch vụ Ngân Hàng chính là một yếu tố thu hút khách hàng. 3.1.3 Chiến lược Marketing Ngân Hàng: Đây là những chính sách nhằm để khách hàng biết đến hoạt động của Ngân Hàng, thấy được lợi ích khi giao dịch với Ngân Hàng. Làm nhiều người biết đến Ngân Hàng gây uy tín với thị trường gắn bó với khách hàng hiện tại thu hút thêm khách hàng mới. Sự tận tình, chu đáo trong phục vụ khách hàng, thủ tục đơn giản nhanh chóng, chính xác cũng là một yếu tố giúp duy trì khách hàng thu hút khách hàng mới, tạo nên bộ mặt Ngân Hàng. 3.2 Nhân tố khách quan: 3.2.1 Môi trường kinh tế - xã hội: Các chính sách kinh tế, chính trị – xã hội của Nhà nước, sự tăng trưởng phát triển của nền kinh tế, phong tục tập quán của đất nước . đều ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động của Ngân Hàng. Vì vậy, nhà quản trị Ngân Hàng phải dự đoán được diễn biến của thị trường, nắm bắt được thời cơ để đưa ra các kế hoạch chiến lược phát triển Ngân Hàng trong từng thời kì, giai đoạn kế hoạch phát triển lâu dài. 3.2.2 Môi trường cạnh tranh: Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một qui luật tất yếu, Ngân Hàng là một nghành có mức độ cạnh tranh cao. Trong những năm qua, thị trường tài chính ngày càng trở nên đông đúc do sự tham gia của nhiều loại hình Ngân Hàng các tổ chức tài chính phi Ngân Hàng. Hiện nay, ở Việt Nam có 4 Ngân Hàng quốc doanh, 54 Ngân Hàng thương mại cổ phần, 4 Ngân Hàng liên doanh với nước ngoài, 23 chi nhánh của Ngân Hàng nước ngoài, trên 800 quĩ tín dụng nhân dân … Trong khi đó, nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư các tổ chức kinh tế là có giới hạn các Ngân Hàng tăng được tối đa thị phần huy động vốn của mình. Hình thức cạnh tranh không đa dạng như các nghành, các lĩnh vực khác cũng làm cho tính cạnh tranh của Ngân Hàng cao hơn. Các NHTM chủ yếu cạnh tranh bằng hai hình thức là lãi suất dịch vụ Ngân Hàng. Hiện nay, ở nước ta các Ngân Hàng chủ yếu cạnh tranh bằng hình thức lãi suất, còn hình thức cạnh tranh bằng dịch vụ thì chưa phổ biến. Do đó, mỗi Ngân Hàng phải xác định được mức lãi suất thế nào là hợp lí nhất, hấp dẫn nhất, kết hợp với danh tiếng uy tín của Ngân Hàng để tăng thị phần huy động vốn của đơn vị mình. Điều này là rất khó khăn vì nếu lãi suất huy động cao thì lãi suất cho vay cũng phải tăng lên, lãi suất huy động thấp thì không hấp dẫn khách hàng. . LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN VÀ CHIẾN LƯỢC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG 1. KHÁI NIỆM VỀ VỐN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ 1.1 Khái niệm về vốn: Vốn là. nguồn vốn quyết định. 2. CHIẾN LƯỢC QUẢN LÍ, HUY ĐỘNG VỐN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG 2.1 Nhận định chung về chiến lược: 2.1.1 Chiến lược

Ngày đăng: 19/10/2013, 18:20

Hình ảnh liên quan

*)&- i#D)C’’?6#)6)*H$ phân tích tình hình cơ sở của thị trường và tìm kiếm phát hiện thị trườngU*W)!b)D)C’3.’*P!!P/T\# - LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN VÀ CHIẾN LƯỢC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG

amp.

;- i#D)C’’?6#)6)*H$ phân tích tình hình cơ sở của thị trường và tìm kiếm phát hiện thị trườngU*W)!b)D)C’3.’*P!!P/T\# Xem tại trang 6 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan