PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN

59 2.3K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngân hàng trả tiền(Paying Bank) Ngân hàng chuyển tiền(Remitting Bank) Người hưởng lợi(Beneficiary) Người chuyển tiền(Remitter) (1) (4) (2) (3) (5) .PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN 3.1.1.Khái niệm -Chuyển tiền là một nghiệp vụ của ngân hàng trong đó khách hàng (người chuyển tiền) yêu cầu người phục vụ ngân hàng mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định và trong một thời gian nhất định Ngân hàng khi thực hiện chuyển tiền chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán theo ủy nhiệm để hểong hoa hồng và không bị ràng buộcbất cứ trác nhiệm gì đối với người chuyển tiền và người thụ hưởng. 3.1.2.Quy trình tổng quát thể hiện qua sơ đồ sau: (1) Sau khi ký hợp đồng ngoại thương, nhà xuất khẩu thực hiện việc giao hàng, đồng thời chuyển giao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu (2) Sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu quyết định trả tiền thì nhà nhập khẩu viêt lệnh chuyển tiền gửi ngân hàn phục vụ mình. (3) Sau khi kiểm tra chứng từ và các điều kiện chuyển tiền theo quy định , nếu thấy hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng thực hiện trích tài khoản để chuyển tiền và gửi giấy báo nợ cho nhà nhập khẩu (4) Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng đại lý để chuyển trả cho người hưởng lợi (5) Ngân hàng trả tiền ghi có vào tài khoản của người hưởng lợi đồng thời gửi giấy báo có cho người hưởng lợi 3.1.3.Quy trình xử lý tại chi nhánh 3.1.3.1. Quy trình thực hiện TT trả sau a)Định nghĩa : Quy trình thực hiện TT trả sau là quá trình mà sau khi nhà nhập khẩu nhận được hàng hóa từ nhà nhập khẩu, nhà nhập khẩu sẽ yêu cầu Ngân Hàng của mình thanh toán tiền hàng cho bên nước ngoài b)Quy trình -Tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng,Bộ hồ sơ bao gồm các chứng từ sau: +Lệnh chuyển tiền: đây là lệnh do nhà nhập khẩu lập yêu cầu Ngân Hàng trích từ tài khoản của họ chuyển trả tiền hàng cho người thụ hưởng. +Hợp đồng ngoại thương bản gốc +Tờ khai hải quan bản chính +Hóa đơn thương mại +Bản kê đóng gói hàng +Vận đơn +Đơn xin mua ngoại tệ(nếu có) +Các chứng từ khác có liên quan, tùy thuộc yêu cầu của Ngân Hàng với khách hàng và mức độ tin cậy giữa các bên tham gia hợp đồng. -Kiểm tra hồ sơ khách hàng -Kiểm tra nội dung hợp đồng +Điều kiện thanh toán trong hợp đồng phải là phương thức TT trả sau khi nhận hàng. Ví dụ ở mục Payment ( by TT of full amount in within 30 days after received goods in HCM city…) chứng tỏ hợp động thanh toán bằng TT trong vòng 30 ngày sau khi nhận hàng. +Kiểm tra số hợp đồng, số tiền, đơn vị tiền thanh toán +Kiểm tra người ký hợp đồng, người thụ hưởng… +Kiểm tra phần mô tả hàng hóa, điều kiện vận chuyển… -Kiểm tra về hóa đơn thương mại(Invoice) Dựa vào hợp đồng để kiểm tra chứng từ này +Người lập hóa đơn thương mại chính là người thụ hưởng. +Thông báo được xếp lên tàu nào theo ngày của B/L và bắt đầu từ cảng nào đến cảng nào +Hình thức thanh toán có như hợp đồng quy định hay không +Phần mô tả hàng hóa phải giống như hợp đồng quy định sẵn +Kiểm tra tổng giá trị hóa đơn, xác thực xem người bán ký và đóng dấu có đúng không -Kiểm tra tờ khai hải quan bản chính (đây chính là tờ khai hàng hóa nhập khẩu) Đây là chứng từ quan trọng phải xuất trình +Kiểm tra phương thức thanh toán +Kiểm tra số và ngày hợp đồng, số tiền hàng hóa có đúng như hợp đồng xuất trình không, địa chỉ, tên người xuất khẩu và người nhập khẩu +Kiểm tra số tiền hàng hóa, số hóa đơn có giống như hóa đơn xuất trình không +Kiểm tra số ngày ký B/L, cảng đến, cảng đi, điều kiện giao hàng theo kiểu nào,đồng tiền thanh toán có phù hợp như trên hợp đồng đã quy định hay không +Kiểm tra dấu, chữ ký, và ngày đã làm thủ tục hải quan -Kiểm tra lệnh chuyển tiền +Số tiền bằng chữ và bằng số phải khớp nhau +Kiểm tra tên, địa chỉ người ra lệnh chuyển tiền :chính là người ở trong mục (Buyer) trong hợp đồng +Tên và địa chỉ người thụ hưởng: là tên người trong mục ( Seller) ở hợp đồng và là người đứng ra lập hóa đơn thương mại +Ngân Hàng của người thụ hưởng +Số tài khoản của người thụ hưởng +Kiểm tra nội dung thanh toán:đối chiếu với số và ngày của hợp đồng và hóa đơn +Kiểm tra xem xét đối tượng phải chịu phí -Xử lý bộ hồ sơ +Sau khi kiểm tra hồ sơ hợp lệ, Thanh Toán Viên tiến hành kiểm tra số dư tài khoản của khách hàng trên Smartbank. +Nếu tài khoản của khách hàng là ngoại tệ thì Ngân Hàng sẽ tiến hành thanh toán.Nếu là tài khoản nội tệ VND, khách hàng phải làm đơn xin mua ngọai tệ chuyển vào tài khoản thanh toán ngoại tệ để chờ thanh toán cho nước ngoài. Đơn này do Kế Toán Trưởng, Giám đốc của chính công ty lập ký, đóng dấu và xác nhận. • Nếu số dư không đủ yêu cầu thì khách hàng nộp thêm tiền vào tài khoản để thanh toán • Nếu đủ số dư, Giao Dịch Viên Thanh Toán Quốc Tế tiến hành lập phiếu thanh toán, phiếu này theo mẫu 02 (TTQT) của Chi Nhánh, trong phiếu này bao gồm số hợp đồng, trị giá hối phiếu, trị giá cần phải thanh toán, tên công ty, phí thanh toán cho Ngân Hàng. +Sau đó Ngân Hàng tiến hành đóng dấu ngoại tệ lên bộ Chứng Từ gồm: tờ khai hải quan gốc, hóa đơn,B/L, hợp đồng và các chứng từ khác có liên quan khi hợp đồng yêu cầu. +Giao dịch viên Thanh Toán Quốc Tế sẽ soạn điện MT103. +Trình ký hồ sơ lên Trưởng Bộ Phận Thanh Toán Quốc Tế, Giám Đốc ký duyệt. +Giao Dịch Viên photo lại một Bộ Chứng Từ, trả lại bản chính cho khách hàng,lưu bộ photo tại Ngân Hàng. -Chuyển Hồ Sơ về Hội Sở Chi Nhánh sẽ fax về Hội Sở toàn bộ Hồ Sơ thanh toán và bản thảo điện MT103 để Thanh Toán Viên Hội Sở ký xét duyệt -Xử lý Hồ Sơ tại Hội Sở Hội Sở xử lý Bộ Chứng Từ do Chi Nhánh gửi lên 3.1.3.2.Quy trình thực hiện TT trả trước a)Định nghĩa: Quy trình thực hiện TT trả trước là quá trình mà nhà nhập khẩu yêu cầu Ngân Hàng của mình thanh toán trước cho nhà xuất khẩu, sau đó nhà xuất khẩu sẽ giao hàng hóa cho nhà nhập khẩu b)Quy trình -Tiếp nhận Hồ Sơ từ khách hàng gồm: +Lệnh chuyển tiền +Hợp đồng thương mại bản gốc +Giấy cam kết bổ sung giấy tờ cần thiết +Đơn xin mua ngoại tệ (nếu có) -Kiểm tra Hồ Sơ khách hàng Kiển tra tương tự như TT trả sau -Kiểm tra hợp đồng: +Kiểm tra xem điều kiện thanh toán có phải là TT trả trước không +Mặt hàng nhập có thuộc vào hàng cấm nhập hay không Kiểm tra nội dung của giấy cam kết bổ sung chứng từ. +Tên, địa chỉ, số tài khoản cuả người chuyển +Tên mặt hàng nhập ghi bằng tiếng Việt, số hợp đồng, thời hạn bổ sung tờ khai hải quan gốc, hóa đơn gốc, B/L… +Kiểm tra số tiền, loại tiền có đúng như hợp đồng hay không -Xử lý Hồ Sơ: Tương tự như TT trả sau , lúc này Giao Dịch Viên Chi Nhánh phải lưu hồ sơ, theo dõi thời hạn và nhắc khách hàng bổ sung đúng hạn các chứng từ như đã nêu trong giấy cam kết bổ sung chứng từ. -Chuyển Hồ Sơ về Hội Sở Tương tự như quy trình TT trả sau -Xử lý Hồ Sơ tại Hội Sở Hội Sở thực hiện kiểm tra , in điện gửi về Chi Nhánh 3.1.3.3.Quy trình thực hiện chuyển tiền phi mậu dịch cá nhân a)Định nghĩa: Chuyển tiền phi mậu dich cá nhân là quá trình chuyển tiền mà đối tượng là người cư trú là công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam, công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài dưới 12 tháng, công dân Việt Nam du lịch, học tập, chữa bệnh, thăm viếng nước ngoài Sacombank thực hiện các dịch vụ để hỗ trợ khách hàng được mua, chuyển, mang ngọai tệ ra nước ngoài để sử dụng nhằm các mục đích sau: -Chi phí cho học tập , chữa bệnh cho bản thân, hoặc cho thân nhân -Đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài -Trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài -Trợ cấp cho thân nhân đang ở nước ngoài -Chuyển quyền thừa kế cho người thừa kế ở nước ngoài -Đi định cư ở nước ngoài b)Quy trình -Tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng  Chuyển ngoại tệ cho mục đích học tập ở nước ngoài : Hồ sơ gồm có +Đơn mua ngoại tệ +Giấy thông báo chi phí của nhà trường hoặc cơ sở đào tạo của nước ngoài gởi cho người đi học, khách hàng cần gửi kèm Thư chấp nhận học của trường hoặc cơ sở đào tạo đó, hoặc giấy chứng minh đang học tập nước ngoài +Bản sao hộ chiếu của người đi du học Trường hợp cơ sở đào tạo nước ngoài không có thông báo về tiền ăn ở , sinh hoạt và các chi phí khác có liên quan thì ngoài số tiền học phí đã được thông báo, khách hàng được chuyển thêm cho mỗi năm học tối đa không quá 5000USD cho mỗi người đi học  Chuyển tiền cho mục đích chữa bệnh ở nước ngoài của bản thân: hồ sơ bao gồm: +Đơn xin mua ngoại tệ +Giấy tiếp nhận khám chữa bệnh của cơ sở chữa bệnh nước ngoài hoặc giấy giới thiệu ra nước ngoài chữa bệnh của cơ sở chữa bệnh trong nước +Giấy thông báo chi phí hoặc dự tính chi phí của cơ sở chữa bệnh nước ngoài +Bản sao hộ chiếu Mức ngoại tệ được khách hàng chuyển ra nước ngoài căn cứ vào mức chi phí trên giấy thông báo chi phí của cơ sở chữa bệnh nước ngoài Trường hợp cơ sở chữa bệnh nước ngoài không có thông báo về tiền ăn ở, sinh hoạt và các chi phí khác có liên quan thì ngoài số tìền viện phí đã được thông báo, khách hàng được chuyển thêm tối đa không quá 10.000 USD cho một người bệnh, cho một lần đi chữa bệnh Chuyển tiền cho mục đích đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài, trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài: hồ sơ gồm có: +Đơn xin chuyển ngoại tệ +Bản sao chứng minh nhân dân của người chuyển Mức ngoại tệ khách hàng được phép chuyển ra nước ngoài được căn cứ vào mức chi phí theo giấy thông báo chi phí do phía nước ngoài thông báo  Chuyển ngoại tệ cho người thừa hưởng ở nước ngoài: hồ sơ gồm có: +Đơn mua ngoại tệ +Bản chính hoặc bản sao công chứng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc chia, thừa kế, hoặc di chúc, văn bản thỏa thuận giữa những người kế thừa hợp pháp, văn bản ủy quyền của người thừa kế (có công chứng) hoặc tài liệu chứng minh tư cách đại diện theo pháp luật của người xin chuyển ngoại tệ +Bản sao chứng minh nhân dân của người chuyển Khách hàng là người đại diện theo pháp luật của người thừa kế ở nước ngoài được chuyển tối đa không quá 10.000 USD hoặc 20% số tiền nếu tổng số tiền được thừa kế lớn hơn 50.000USD Trường hợp số tiền xin chuyển lớn hơn 50.000USD , người chuyển cần xuất trình giấy tờ chứng thực có số tiền xin chuyển cho mục đích thừa kế.Số tiền còn lại( bằng VND hoặc ngoại tệ), khách hàng gửi vào Sacombank để chuyển dần trong các năm tiếp theo  Chuyển ngoại tệ cho mục đích định cư ở nước ngoài: hồ sơ bao gồm +Đơn xin mua ngoại tệ +Bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép định cư kèm theo bản dịch có xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc giấy tờ chứng minh khách hàng được phép định cư ở nước ngoài +Bản sao hộ chiếu của khách hàng định cư Khách hàng xuất cảnh định cư được chuyển mỗi năm tối đa không quá 10.000USD cho một người xuất cảnh định cư hoặc 20% số tiền cho một người xuất cảnh định cư nếu tổng số tiền chuyển lớn hơn 50.000 USD Trường hợp số tiền xin chuyển lớn hơn 50.000USD, người chuyển cần xuất trình giấy tờ chứng minhthực có số tiền xin chuyển vào cho mục đích định cư.Số tiền còn lại, khách hàng gửi váo Sacombank để chuyển dần trong các năm tiếp theo Trường hợp khách hàng là cá nhân có nhu cầu chuyển ngoại tệ cho thân nhân:thì cần nộp thêm giấy tờ chứng minhquan hệ thân nhân (bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột) như sau: +Bản sao giấy khai sinh, hoặc bản sao sổ hộ khẩu, hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, hoặc xác nhận của cơ quan hoặc chính quyền địa phương chứng minh quan hệ thân nhân. Trường hợp là bố mẹ nuôi, con nuôi thì cần có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật -Kiểm tra Hồ Sơ +Kiểm tra tính hợp lệ của tòan bộ Hồ Sơ nhận được từ khách hàng. +Kiểm tra nội dung đơn xin chuyển tiền đi nước ngoài. • Người chuyển, người nhận, Ngân Hàng nhận • Số tiền, loại tiền, số tài khoản người hưởng +Kiểm tra giấy phép chuyển ngoại tệ của Ngân Hàng Nước Ngoài (trong trường hợp chuyển trên 3000 USD): • Số tiền chuyển không được vượt quá số tiền ghi trên giấy phép. • Đóng dấu bán và thanh toán ngoại tệ của Sacombank lên các chứng từ quan trọng. -Xử lý Hồ Sơ: Tương tự như TT trả trước và TT trả sau -Chuyển Hồ Sơ về Hội Sở: Tương tự TT trả trước và TT trả sau -Xử lý Hồ Sơ tại Hội Sở Hội sở xử lý theo quy trình của Hội Sở 3.1.4.Ưu, nhược điểm và biểu phí của phương thức chuyển tiền 3.1.4.1.Ưu nhược điểm Trong phương thức chuyển tiền , Ngân Hàng chỉ là trung gian thực hiện việc thanh toán theo lệnh của người chuyển tiền và thu phí dịch vụ. -Vì vậy, việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí của người mua, do đó nếu dùng phương thức này, quyền lợi của tổ chức xuất khẩu không đảm bảo, phương thức chuyển tiền chủ yếu là đáp ứng cho chuyển tiền đi du học và các khoản thanh toán hàng hóa với số tiền tương đối nhỏ. Ưu điểm: phí rẻ, thủ tục đơn giản, nhanh chóng Nhược điểm: +TT trả trước: lợi cho nhà xuất khẩu, rủi ro cho nhà nhập khẩu và ngân hàng chuyển tiền +TT trả sau: lợi cho nhà nhập khẩu, chỉ áp dụng cho những lô hàng hóa có giá trị nhở khi mà người mua và người bán đã tin tưởng nhau, việc thanh toán dựa vào thiện ý của người mua 3.1.4.2.Phí liên quan đến phương thức chuyển tiền của Ngân Hàng -Phí thanh toán -Phí thanh toán trước(chưa có tờ khai) -Khách hàng chịu chi phí thanh toán ngoài nước -Phí tra soát chứng từ với ngân hàng nước ngoài -Telex thanh toán 3.2. Phương thức thanh toán nhờ thu 3.2.1.Khái niệm và văn bản pháp lý nhờ thu -Khái niệm: Nhờ thu là phương thức thanh toán, trong đó, bên bán (nhà xuất khẩu) sau khi giao hàng, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thông qua Ngân hàng thu hộ cho Ngân hàng chuyển chứng từ(Remitting Bank) Ngân hàng thu hộ(Collecting Bank) Người ủy nhiệm(Principal) Người trả tiền(Drawee) (3) (6) (5) (4) (0) (1) (2) (7) bên mua (nhà nhập khẩu) để đươck thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và các điều khoản khác. -Văn bản pháp lý điều chỉnh Nhờ thu: Quy tắc thống nhất về nhờ thu (The ICC Uniform rules for collections) Tuy nhiên, nếu các bên có thỏa thuận khác với bản Quy tắc này thì có quyền thỏa thuận riêng về nhờ thu; đồng thời luật pháp quốc gia phải được tôn trọng vượt lên trên Quy tắc này. 3.2.2.Các loại nhờ thu và Quy trình nghiệp vụ chung 3.2.2.1.Quy trình nghiệp vụ nhờ thu trơn a)Định nghĩa: Nhờ thu trơn là phương thức thanh toán mà trong đó nhà xuất khẩu sau khi giao hàng cho nhà nhập khẩu, chỉ ký phát tờ Hối Phiếu (hay Séc) đòi tiền nhà nhập khẩu và yêu cầu Ngân Hàng thu số tiền ghi trên tờ Hối Phiếu đó, không kèm theo một điều kiện nào cả của việc trả tiền. b)Sơ đồ quy trình chung trong phương thức nhờ thu trơn: (1) ký hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương thức “Nhờ thu trơn” (2) người xuất khẩu gởi hàng hóa và bộ chứng từ thương mại trực tiếp cho nhà nhập khẩu [...]... nơi cấp của người hưởng séc, hối phiếu • Tên của ngân hàng phát hành séc, ngân hàng trả tiền • Số séc, số hối phiếu, ngày phát hành, số tiền nhờ thu • Hình thức khách hàng nhờ ngân hàng thu: bằng thư bảo đảm hay bằng chuyển phát nhanh • Hình thức nhập báo có:khách hàng sẽ chuyển vào tài khoản hay nhận tiền mặt +Số tiền bằng chữ và bắng số trên tờ séc , hối phiếu phải bằng nhạu +Kiểm tra xem các nội dung... vẹn bộ chứng từ cho NHTB (10) NHPH đòi tiền nhà nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu sau khi đã được nhà nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán (11) Nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền, nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền 3.3.3.3.Xử lý tại chi nhánh trong phương thức tín dụng chứng từ a)Quy trình nghiệp... thu trơn -Telex thanh toán -Hủy lệnh nhờ thu theo yêu cầu 3.3.PHƯƠNG THỨC THANH TÓAN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 3.3.1.Khái niệm Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh tóan, trong đó, theo yêu cầu của khách hàng, một ngân hàng sẽ phát hành một bức thư, gọi là L/C (Letter of Credit), trong đó, Ngân hang phát hành cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba khi người này... Dịch Viên Chi Nhánh -Xử lý hồ sơ tại Hội Sở +Chuyển séc , hối phiếu ra nước ngoài Tùy vào yêu cầu của khách hàng đã ghi rõ trong giấy nhờ thu trơn là bằng thư đảm bảo hay bằng chuyển phát nhanh mà Ngân Hàng sẽ chuyển ra nước ngoài bằng chính hình thức đó Chứng từ chuyển bao gồm: • Thư đòi tiền (Cover letter) • Séc +Sau đó giữ lại biên lai giao nhận của dịch vụ chuyển phát nhanh -Lưu trữ hồ sơ: +Tại Chi... lại toàn bộ và nguyền vẹn bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu (8) NHPH đòi tiền nhà nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu sau khi đã nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán (9) Nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợpvới L/C thì trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền, nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền (10) Là sự cam kết nhận nợ trừu tượng và có điều kiện (hay nợ tiềm... dùng phương thức nhờ thu kèm chứng từ với điều kiện D/P (trả tiền rồi mới giao bộ chứng từ) -Khi lập hối phiếu đòi tiền tổ chức nhập khẩu, thì cần lưu ý tổ chức nhập khẩu là người trả tiền chứ không phải là Ngân Hàng vì vậy hối phiếu phải ghi tên người trả tiền là nhà nhập khẩu với đầy đủ chi tiết tên, địa chỉ… 3.2.3.2.Phí liên quan đến phương thức nhờ thu của Ngân Hàng -Nhận chứng từ gởi đi nhờ thu -Phí... nhờ thu tiền từ nhà nhập khẩu (3) Ngân hàng gửi nhờ thu lập và gửi Lệnh nhờ thu (cùng hối phiếu hoặc séc , nếu có) tới Ngân hàng thu hộ để thu tiền từ nhà nhập khẩu (4)Ngân hàng thu hộ thông báo lệnh nhờ thu đến nhà nhập khẩu (5)Nhà nhập khẩu trả tiền (đối với séc hay hối phiếu trả ngay), hoặc chấp nhận trả tiền (hối phiếu kỳ hạn), hoặc phát hành kỳ phiếu hoặc giấy nhận nợ (6)Ngân hàng thu hộ chuyển. .. điện Hội Sở chuyển về, đóng dấu, vào sổ theo dõi +Giao điện cho khách hàng +Mở bìa lưu hồ sơ +Tất toán hồ sơ, in phiếu xuất ngoại bảng 3.2.3.Ưu nhược điểm và phí liên quan của phương thức nhờ thu 3.2.3.1.Ưu nhược điểm -Trong phương thức nhờ thu trơn, không đảm bảo quyền lợi cho tổ chức xuất khẩu, Ngân Hàng chỉ đóng vai trò trung gian, thu được hay không ngân hàng cũng thu thủ tục phí, Ngân Hàng không chịu... trường… -Sử dụng trong phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ thì quyền lợi của tổ chức xuất khẩu được đảm bảo hơn, Ngân Hàng thay mặt người bán khống chế chứng từ.Tuy nhiên tốc độ thanh toán vẫn chậm, rủi ro cho bên xuất khẩu vẫn lớn vì người mua có thể từ chối không chứng nhận chứng từ vì một lý do nào đó -Chính vì vậy trong trường hợp chúng ta là tổ chức thì chỉ nên dùng phương thức nhờ thu kèm chứng... tên, đơn vị yêu cầu nhờ thu, số tiền nhờ thu, hình thức nhờ thu -Trình ký và duyệt hồ sơ nhờ thu Trình toàn bộ hồ sơ vừa thực hiện được ở các bước trên cho Kiểm Soát , Trưởng phòng Chi Nhánh kiểm tra, kýduyệt có ý kến và trình tiếp cho Giám Đốc Chi Nhánh -Chuyển Hồ Sơ lên Hội Sở +Tiến hành bước giao dịch “chi nhánh gửi chứng từ xuất khẩu” từ phân hệ tài trợ SmartBank để chuyển nội dung của Hồ sơ lên . trả tiền( Paying Bank) Ngân hàng chuyển tiền( Remitting Bank) Người hưởng lợi(Beneficiary) Người chuyển tiền( Remitter) (1) (4) (2) (3) (5) .PHƯƠNG THỨC CHUYỂN. Sở 3.1.4.Ưu, nhược điểm và biểu phí của phương thức chuyển tiền 3.1.4.1.Ưu nhược điểm Trong phương thức chuyển tiền , Ngân Hàng chỉ là trung gian thực

Ngày đăng: 19/10/2013, 17:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 2: Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh Hưng Đạo - PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN

Bảng 2.

Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh Hưng Đạo Xem tại trang 53 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan