Lý luận chung về thanh toán quốc tế và quy trình thanh toán quốc tế tại các ngân hàng

4 916 14
Lý luận chung về thanh toán quốc tế và quy trình thanh toán quốc tế tại các ngân hàng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

luận chung về thanh toán quốc tế quy trình thanh toán quốc tế tại các ngân hàng I. Thanh toán quốc tế: 1. Khái niệm thanh toán quốc tế (TTQT) . Theo định nghĩa của trang web bách khoa toàn thư Wikipedia, “thanh toán quốc tế” có nghĩa là “một trong số các nghiệp vụ của ngân hàng trong việc thanh toán giá trị của cáchàng giữa bên mua bên bán hàng thuộc lĩnh vực ngoại thương”[10]. Đây là cách hiểu thông thường nhất của khái niệm TTQT, khi quan hệ giao thương giữa bên mua bên bán có yếu tố nước ngoài ngân hàng đóng vai trò trung gian trong thanh toán giữa hai bên. Tuy nhiên TTQT không đơn thuần chỉ xảy ra giữa cá nhân hay tổ chức mà còn là giữa các quốc gia vùng lãnh thổ. Vì vậy một khái niệm mang tính vĩ mô được đưa ra trong Giáo trình Thanh Toán Quốc Tế của trường Đại học Ngoại Thương như sau: “Việc trao đổi các hoạt động kinh tế thương mại giữa các quốc gia làm phát sinh các khoản thu chi bằng tiền của nước này đối với một nước khác trong từng giao dịch hoặc trong từng định kỳ chi trả do hai nước quy định. Trong mối quan hệ chi trả này, các quốc gia phải cùng nhau quy định những yếu tố cấu thành cơ chế thanh toán giữa các quốc gia như quy định về chủ thể tham gia thanh toán, lựa chọn tiền tệ, các công cụ các phương thức đòi hoặc chi trả tiền tệ. Tổng hợp các yếu tố cấu thành cơ chế đó tạo thành thanh toán quốc tế giữa các quốc gia”[1, tr.11] Trong khuôn khổ phân tích quy trình thanh toán quốc tế của các ngân hàng, khái niệm TTQT hiểu theo nghĩa hẹp được áp dụng cho toàn bài báo cáo. 2. Sơ lược hoạt động TTQT ở các ngân hàng Việt Nam hiện nay: Tính đến thời điểm này, mặc dù chịu ảnh hưởng khá nhiều từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu cuối năm vừa qua, nhưng nước ta vẫn giữ được đà tăng trưởng gặt hái thành công đáng kể. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh ổn định trên 7,5% trong nhiều năm cùng với hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế khu vực thế giới đã đưa đến sự phát triển bùng nổ của hệ thống ngân hàng thị trường vốn. Hệ thống ngân hàng mở rộng – cả về số lượng ngân hàng lẫn các chi nhánh trực thuộc – chính là tiền đề cho sự phát triển của hoạt động TTQT. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động thanh toán trong nền kinh tế, chính phủ đã ban hành nhiều nghị định, thông tư hành lang pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp ngân hàng. Trong số đó phải kể đến Nghị định 161/2006/NĐ- CP quy định thanh toán bằng tiền mặt, Quyết định 291/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 định hướng đến năm 2020 [6]. Tỉ trọng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toáncác ngân hàng đã giảm từ 20% năm 2004 đến 18% năm 2005, đến cuối 2008 chỉ còn dưới 15%. Nhiều phương tiện thanh toán dịch vụ thanh toán hiện đại đã ra đời trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển dịch vụ thanh toán. Giao dịch thanh toán chuyển dần từ phương thức thủ công (chứng từ giấy) sang phương thức xử bán tự động sử dụng chứng từ điện tử. Từ 2002, ứng dụng công nghệ đầu tư trang thiết bị hạ tần về dịch vụ thanh toán qua ngân hàng phát triển mạnh. Đến nay, 25 Ngân hàng Thương mại đã trang bị hơn 5.00 máy ATM trên 25.700 máy quét thẻ, mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ ngân hàng tăng nhanh [7]. Bắt đầu cuối 2005, hoạt động thanh toán đã được đổi mới theo hướng tổ chức thanh toán tập trung một tài khoản cho các Ngân hàng Thương mại tại Sở giao dịch Ngân Hàng Nhà Nước, đầu tiên là các chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam (Agri Bank), tiếp theo là một số chi nhánh Ngân hàng Đầu tư Phát triển (BIDV) gần đây là các chi nhánh Ngân hàng Công thương. Các ngân hàng góp phần quan trọng mang lại nguồn doanh thu to lớn từ hoạt động thanh toán quốc tế, dẫn đầu là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank),với doanh số 22,8 tỷ USD, chiếm 27% thị phần cả nước. Tiếp theo là các ngân hàng BIDV, Incombank, Sacombank, Đông Á, VPBank… Những thành tựu trong hoạt động TTQT kể trên cho thấy bước phát triển vượt bậc của các ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên không thể phủ nhận vẫn còn rất nhiều vấn đề tồn tại, cả khách quan lẫn chủ quan đang tác động tiêu cực, làm hạn chế sự phát triển của TTQT. Tính cạnh tranh trên thị trường dịch vụ vẫn còn ở mức thô sơ dưới mức tiềm năng. Một số ngân hàng gần đây đã đi tiên phong trong phát triển thêm loại hình dịch vụ mới, như direct banking hoặc máy ATM di động ( NH Đông Á); đây có thể coi là cố gắng không nhỏ của ngân hàng nhằm đa dạng hóa dịch vụ, đem đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn. Sự bùng nổ các chi nhánh ngân hàng, đi cùng với đó là những thay đổi về quản trị ngân hàng theo thông lệ quốc tế đòi hỏi các ngân hàng phải đầu tư đồng bộ cả về cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ thông tin cả nguồn nhân lực. Tuy nhiên các chi nhánh ngân hàng ở vùng miền xa trung ương lại chưa đủ khả năng đáp ứng cả 3 yếu tố trên. Nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác thanh toán chưa được đào tạo chuyên sâu, chưa đáp ứng đòi hỏi về tác phong phục vụ đạo đức nghề nghiệp. Những nguyên nhân chủ quan này kết hợp với nguyên nhân khách quan – cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cuối năm vừa qua, đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của hoạt động TTQT [8]. II. Quy trình thanh toán quốc tế tại các ngân hàng: 1. Khái niệm quy trình thanh toán quốc tế (QTTTQT) : Từ hai khái niệm về thanh toán quốc tế ở trên, ta có thể hiểu QTTTQT chính là các chương trình đã được quy định về nghiệp vụ thanh toán quốc tế, được Tổng Giám Đốc ngân hàng ban hành nhằm thống nhất trình tự thủ tục thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng đó, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ đảm bảo an toàn cho hệ thống [1, tr.11],[10]. 2. Quy trình thanh toán quốc tếcác ngân hàng Việt Nam hiện nay: Nghiệp vụ thanh toán quốc tếcác ngân hàng Việt Nam hiện nay được quy định bởi các quy trình sau: - Quy trình phát hành thư tín dụng. - Quy trình thanh toán thư tín dụng trả ngay (IB) - Quy trình thanh toán thư tín dụng trả chậm (UB). - Quy trình phát hành bảo lãnh nhận hàng theo thư tín dụng (SG). - Quy trình ký hậu vận đơn khi chứng từ chưa về đến ngân hàng (AE) - Quy trình nhờ thu đến (IC). - Quy trình nhờ thu đi (OC). - Quy trình chiết khấu bộ chứng từ (BP). - Quy trình thông báo bảo lãnh (AG) 3. Hoàn thiện quy trình thanh toán quốc tế là gì. Trước đây khi sự phát triển của Internet công nghệ chưa bùng nổ, hầu hết các giao dịch TTQT đều được thực hiện thông qua các chứng từ giấy. Liên lạc giữa khách hàng ngân hàng cũng chỉ giới hạn trong một số phương tiện như fax, điện thông báo, điện thoại cố định. Đây là một hạn chế rất lớn. Các chứng từ giấy quá nhiều khiến ngân hàng không những phải vất vả phân loại lưu trữ, mà mỗi khi có chỉnh sửa cũng tốn kém không ít thời gian công sức. Hơn nữa quy trình TTQT là một nghiệp vụ phức tạp đòi hỏi cán bộ thanh toán phải nắm vững chuyên môn, do đó nếu có sai sót nào xảy ra, hậu quả đưa đến sẽ là giao dịch của khách hàng thất bại còn ngân hàng mất uy tín. Vì vậy áp lực đặt ra cho các ngân hàng là làm thế nào để chuẩn hóa quy trình, ban hành chuẩn mực thứ tự các công việc phải làm cho từng nghiệp vụ thanh toán, phân chia rõ ràng trách nhiệm của từng cán bộ phải đổi mới không ngừng, đơn giản hóa các bước thực hiện, nhằm giảm thời gian thực hiện nâng cao chất lượng giao dịch. Tất cả những công việc này chính là nhằm hoàn thiện QTTTQT [4, tr. 12]. . Lý luận chung về thanh toán quốc tế và quy trình thanh toán quốc tế tại các ngân hàng I. Thanh toán quốc tế: 1. Khái niệm thanh toán quốc tế (TTQT). [8]. II. Quy trình thanh toán quốc tế tại các ngân hàng: 1. Khái niệm quy trình thanh toán quốc tế (QTTTQT) : Từ hai khái niệm về thanh toán quốc tế ở trên,

Ngày đăng: 19/10/2013, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan