DIỄN VĂN CHÀO MỪNG NGÀY 20-11

5 1.3K 24
DIỄN VĂN CHÀO MỪNG NGÀY 20-11

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

DIỄN VĂN DIỄN VĂN CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM LẦN THỨ 29 CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM LẦN THỨ 29 ( 20 /11/1982 – 20/11/2010) ( 20 /11/1982 – 20/11/2010)   Kính thưa Các vị đại biểu, các bậc CMHS, các thầy cô giáo, cùng các em học sinh thân mến ! Hằng năm , cứ vào ngày 20 tháng 11, hàng triệu người trong cả nước đều hướng về người thầy giáo, người “ kỹ sư tâm hồn ” với lòng kính trọng, ngưỡng mộ và lòng biết ơn sâu sắc nhất, ngày mà cả xã hội với tấm lòng trân trọng tôn vinh công lao cao cả đối với nhà giáo. Chúng ta ai cũng có một niềm tin yêu của một thời thơ ấu tuổi học trò, những tâm hồn trong trắng tuổi học trò cũng đang suy nghĩ về thầy cô kính mến của mình với lòng biết ơn sâu đậm và niềm tôn kính vô hạn . Từ ngàn xưa cho đến tận bây giờ trong sự hòai nhớ của cả dân tộc, nghề dạy học, người thầy giáo có một thiên chức hết sức cao đẹp, là một nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Xã hội tôn vinh các nhà giáo đã có công dạy dỗ, đào luyện những con người lao động mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc với lòng biết ơn và thể hiện tình nghĩa, trách nhiệm của cộng đồng đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo . Hôm nay, chúng ta có mặt tại đây trong buổi lễ trọng thể kỷ niệm lần thứ 28 năm ngày Nhà giáo Việt Nam Lời đầu tiên, thay mặt Hội đồng Sư phạm nhà trường tôi cảm ơn sự có mặt của các vị khách quí, các bậc cha mẹ học sinh, các thầy cô giáo và các em học sinh trong ngày hội của giáo giới này . Cách đây hơn 28 năm theo nguyện vọng của các nhà giáo và của toàn dân, theo đề nghị của Bộ Giáo dục và Công đoàn Giáo dục Việt Nam, ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) đã ra Quyết định số 167-HĐBT, chính thức lấy ngày 20/11 hàng năm là “Ngày Nhà giáo Việt Nam ”. Ngay sau khi Quyết định trên ra đời, “Ngày Nhà giáo Việt Nam ” đầu tiên được tổ chức trọng thể vào ngày 20/11/1982 tại Hội trường Ba Đình Hà Nội . Từ đó đến nay “ Ngày Nhà giáo Việt Nam ” đã trở thành ngày kỷ niệm có tính xã hội rộng lớn ở nước ta. Đó là dịp để toàn xã hội thể hiện tình cảm tốt đẹp đối với ngành Giáo dục và Đào tạo và đối với những người làm công tác giáo dục, khẳng định những cống hiến và đóng góp của ngành giáo dục và đào tạo đối với thế hệ trẻ, củng cố lòng yêu nghề của các nhà giáo. Sự tôn vinh người thầy không chỉ nói lên truyền thống tốt đẹp “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam mà còn biểu thị niềm tin yêu, lòng mong mỏi của toàn xã hội đối với các Thầy cô giáo, đòi hỏi mỗi chúng ta phải không ngừng phấn đấu rèn luyện trau dồi đạo đức, tình yêu nghề nghiệp, phong cách và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ xứng đáng với vinh dự của một nghề cao quý. Kính thưa quý vị đại biểu! Lịch sử hơn bốn ngàn năm văn hiến của dân tộc ta đã được các thế hệ cha ông xây dựng bồi đắp nên những giá trị truyền thống văn hoá đậm bản sắc dân tộc. Chính sức mạnh của truyền thống văn hoá ấy đã làm nên sự trường tồn của dân tộc Việt Nam. Để lưu giữ vun đắp và truyền lại những giá trị truyền thống đó từ thế hệ này qua thế hệ khác, qua bao biến cố của lịch sử cha ông ta đã phải trải qua bao thử thách hy sinh. Có thể nói rằng trong quá trình đấu tranh và phát triển nền văn hóa dân tộc, vai trò của các thế hệ nhà giáo Việt Nam đã đóng góp một cách xứng đáng. Và cũng có nghĩa rằng trong những giá trị truyền thống văn hoá Việt Nam đã có chứa đựng những truyền thống tốt đẹp của nhà giáo Việt Nam. Truyền thống đó được thể hiện qua những nét đặc trưng nổi bật như sau : Các thế hệ nhà giáo Việt Nam giàu lòng nhân ái, vị tha, lòng yêu thương con người. Một nét thể hiện tiêu biểu của bản tính con người Việt Nam. Hơn ai hết, các thế hệ nhà giáo Việt Nam đã bằng tâm huyết, lòng yêu thương con người mà trước hết lòng yêu thương học trò như chính con em mình. Lòng nhân ái đã giúp cho các nhà giáo có thêm nghị lực để vượt qua khó khăn tận tụy với nghề nghiệp dìu dắt các thế hệ học sinh trở thành người công dân tốt, nhiều tài năng cho đất nước. Nét đẹp tiêu biểu của nhà giáo Việt Nam đó là lòng yêu nước nồng nàn. Lịch sử đau thương và oanh liệt của dân tộc ta đã ghi lại những tấm gương tiêu biểu của những nhà giáo chân chính. Làm sao có thể diễn tả được tấm lòng cao thượng, tâm hồn cao thượng, cốt cách thanh cao, khí phách không bao giờ chuyển lay, không bị cám dỗ bởi tiền tài danh vọng. Thiên chức của người thầy là truyền thụ cho thế hệ trẻ những tinh hoa của dân tộc, tri thức của nhân loại. Nhà giáo Việt Nam đã và đang hun đúc lên những tâm hồn Việt Nam qua các thời đại, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại và tương lai của dân tộc. Truyền thống nổi bật của nhà giáo Việt Nam là lòng nhân ái sâu sắc. Một trong những đau khổ lớn nhất của nhân dân ta dưới chế độ cũ là thất học, lạc hậu. Bởi vậy dù nghèo khó đến đâu, các bậc cha mẹ vẫn cố gắng chắt chiu cho con em mình được học hành dăm ba chữ để làm người. Hình ảnh ông thầy đồ ngày xưa, sống cùng nhân dân lao động giữa cảnh nông thôn dân dã, cùng vui buồn với cảnh no đói của người dân quê lam lũ vẫn còn khắc đậm trong tình cảm của chúng ta ngày nay. Xuất phát từ tình yêu thương con người, thấu hiểu những khát vọng của nhân dân, các nhà giáo luôn luôn chấp nhận cuộc sống thanh bạch, đạm bạc, cơm áo do nhân dân cưu mang, đùm bọc quanh năm để cùng đồng cam cộng khổ với nhân dân lao động, đem những hiểu biết của mình để chăm lo giáo dục , dạy bảo con em nhân dân lao động để họ biết đạo lý làm người, phát triển trí tuệ giúp ích cho đất nước . Lịch sử Việt Nam đã chứng minh rằng: những nhà giáo chân chính bao giờ cũng là người yêu nước thương dân, hoạt động dạy học bao giờ cũng gắn với hoạt động cách mạng giải phóng dân tộc, luôn đứng về phía nhân dân lao động đấu tranh chống lại những thế lực cường quyền, cai trị bạo ngược, bất công . Dưới thời phong kiến, nhiều nhà giáo chân chính có trình độ học vấn uyên thâm không tự ràng buộc mình trong quan niệm “ Trung Quân, Ái Quốc ”, từ chối làm quan, về quê mở trường dạy học như thầy Võ Trường Toản, dâng “Thất trảm sớ”đề nghị nhà vua và triều đình chém đầu những tên lộng thần bạo ngược sửa sang chính sự như thầy Chu Văn An, cởi áo từ quan về quê dạy học như thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm …Các nhà giáo khí phách khác còn lãnh đạo nhân dân lao động dấy binh khởi nghĩa chống lại triều đình bạo ngược và nhà vua hoang dâm vô độ như thầy Cao Bá Quát, Lương Đắc Bằng …. Thầy Đàm Công Hiệu là nhà giáo có một không hai trong lịch sử, ông là thầy dạy hai cha - con là hai đời chúa Trịnh: Trịnh Cương và Trịnh Giang . Thầy Lê Quý Đôn chẳng những là một thầy giáo giỏi, mà cũng là một nhà bác học, v.v. và biết bao tấm gương sáng ngời của các nhà giáo Việt Nam trong các thời kỳ lịch sử của dân tộc . Từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược và đô hộ nước ta, đã có nhiều nhà giáo với nhiều hình thức khác nhau đã thể hiện khí phách nhà giáo của mình. Các nhà giáo Phạm Văn Nghị, Tống Duy Tân, Nguyễn Quyền, Lương Văn Can , Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh …luôn là những người đi đầu trong phong trào yêu nước chống thực dân Pháp. Thầy Nguyễn Đình Chiểu mà người dân gọi bằng cái tên trìu mến “Cụ Đồ Chiểu” dù mắt đã mù lòa vẫn dùng ngòi bút và khả năng văn chương của mình để chống giặc Pháp và bọn tay sai bán nước : “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm. Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà ” , thà hy sinh "Suốt đời đã khuất đôi tròng mắt. Lòng đạo xin tròn một tấm gương" Tiêu biểu hơn hết trong hàng ngũ những nhà giáo yêu nước có thầy giáo Nguyễn Tất Thành – tức Nguyễn Ái Quốc – tức Bác Hồ của chúng ta. Trước lúc bắt đầu cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Thầy Nguyễn Tất Thành đã có một thời dạy học ở trường Dục Thanh - Phan Thiết. Sự kiện thầy giáo Nguyễn Tất Thành dạy học đã trở thành một niềm vinh dự lớn lao cho giáo giới Việt Nam ngày nay. Từ một nhà nho, rồi Thầy giáo, với hai bàn tay không Người đã vượt qua bốn biển để tới các nước năm châu mà hành trang duy nhất là lòng yêu nước thương dân trở thành cốt tủy, với trí tuệ của Người hoà nhập cùng thời đại, Người khéo léo lái con thuyền dân tộc đi theo Cách mạng tháng Mười Nga, sáng lập ra Đảng CSVN, làm Cách mạng tháng Tám -1945 thành công, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lập nên kỳ tích Điện Biên Phủ, tiếp tục lãnh đạo nhân dân cả nước đấu tranh giải phóng miền Nam làm nên một Đại thắng mùa Xuân 1975, thống nhất đất nước. Bác Hồ là một con người, một nhà giáo lỗi lạc, một vị anh hùng giải phóng dân tộc, một danh nhân văn hoá kiệt xuất có một không hai trên thế giới . Trong thời kỳ trước và sau ngày Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nhiều thầy giáo đã giữ những vai trò lịch sử, lãnh đạo Cách mạng Việt Nam và đưa dân tộc Việt Nam giành được thắng lợi như thầy Nguyễn Đức Cảnh, thầy Châu Văn Liêm, thầy Trần Phú, thầy Nguyễn Văn Cừ, thầy Trường Chinh, thầy Tô Hiệu, thầy Lê Hồng Phong, thầy Ngô Gia Tự, thầy Phan Đăng Lưu … Nét đẹp của nhà giáo Việt Nam đó là: các nhà giáo Việt Nam chân chính luôn có cuộc sống giản dị, trong sáng, mẫu mực, không màng danh lợi, không chuộng hư vinh, bất luận trong hoàn cảnh nào họ cũng đều nêu cao tấm gương sáng cho học sinh, cho xã hội về nhân cách sống. Những nhà giáo Việt Nam chân chính bao giờ cũng cần cù, sáng tạo trong lao động dạy học. Chính những tấm gương sáng của các thầy giáo đã vun đắp nên nhiều thế hệ học sinh trưởng thành, trở thành những tài năng cống hiến lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Kính thưa ! Bài học về những nét đẹp của truyền thống nhà giáo Việt Nam đã luôn luôn giúp cho các thế hệ nhà giáo tu dưỡng rèn luyện, phấn đấu hết mình cho sự nghiệp cao cả mà từ ngàn xưa luôn được nhân dân ta tôn vinh kính trọng. Nói tới vị trí xã hội và vai trò người thầy giáo, Nguyễn Trãi viết : "Người thầy giáo không những dạy chữ mà còn dạy đạo lý làm người ". Đó là đào luyện tâm hồn , đào tạo lớp lớp thế hệ trẻ, lớp sau kế tiếp lớp trước bước vào đời, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Cũng nói về vấn đề này, Tago - nhà hiền triết và thi hào của Ấn Độ viết: "Giáo dục một người đàn ông thì được một con người, giáo dục một người đàn bà thì được một gia đình, giáo dục một người thầy giáo thì được một thế hệ". Có lẽ câu này đúng với mọi dân tộc, mọi quốc gia, mọi thời đại, còn với Việt Nam nơi xứ sở của truyền thống tôn sư trọng đạo, quý mến thầy giáo thì điều đó vô cùng to lớn. Vì nó đã đi sâu vào thơ ca, vào ca dao thành ngữ và đi vào lời ru của các bà mẹ "Qua sông phải bắc cầu Kiều. Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy ". Ca ngợi nghề dạy học. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói : "Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo". Người thầy giáo vinh dự đã lớn nhưng trọng trách lại càng nặng nề, tính chuẩn mực, mô phạm đòi hỏi càng cao, người thầy giáo phải là "Khuôn vàng thước ngọc" , là "Tấm gương cho học sinh noi theo". Người thầy giáo là bác sĩ tâm hồn có lòng nhân ái cứu chữa cho những con người tha hóa biến chất thành những người có tâm hồn trong sáng hơn. Nói đến nhà giáo là nhận ra con người trí tuệ, giàu lòng nhân ái khoan dung, nhân loại đã thừa nhận vai trò của người thầy giáo sánh cùng người mẹ: " Không có một vĩ nhân, một anh hùng nào trên đời này, không qua bàn tay bế ẩm và sự dạy dỗ của bà mẹ, thì trên trái đất này không có một vĩ nhân một anh hùng nào lại không qua bàn tay dìu dắt và dạy dỗ của người thầy ". Người thầy trong xã hội Việt Nam từ bao đời nay là biểu tượng cao quý, tượng trưng cho trí tuệ, tài năng của xã hội . Bao đời nay dân ta vẫn nói:" Không thầy đố mày làm nên ". Dẫu rằng thầy không phải là tất cả, nhưng trong giai đoạn xây dựng đất nước trong thời kỳ hội nhập như hiện nay thì đội ngũ của thầy cô giáo có vai trò quyết định trong sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Ôn lại truyền thống mỗi nhà giáo chúng ta càng tăng lòng thiết tha yêu nghề dạy học và tự hào về vị trí xã hội, sự vinh quang của nghề nghiệp như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói : " Người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẻ vang nhất, những thầy giáo tốt là anh hùng vô danh ”. Ngày nay tuyệt đại bộ phận các thầy giáo, cô giáo vẫn giữ được phẩm chất trong sạch, bền bỉ vượt qua mọi thử thách, luôn giữ mình là "tấm gương sáng ", người dạy phải hết sức tránh lối dạy nhồi nhét, tránh lối học vẹt mà phải dạy cho người học cách suy nghĩ tìm tòi, cách mở rộng tư duy và khuyến khích năng lực sáng tạo của người học. Cùng với sự phát triển đi lên của địa phương, sự nghiệp giáo dục của nhà trường đang ngày càng có nhiều phát triển vững chắc. Được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền và sự hỗ trợ to lớn của nhân dân, của CMHS đến nay kết quả giáo dục của nhà trường đã thu gặt được những kết quả đáng phấn khởi. Đội ngũ giáo viên không ngừng vươn lên trong công tác giảng dạy, học tập. Nhiều thầy cô giáo vượt mọi khó khăn học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ và chính trị. Nhiều thầy cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, phấn đấu vươn lên về mọi mặt, xây dựng trường thành một khối đoàn kết nhất trí, xây dựng nhà trường là một đơn vị văn hóa , ngày càng lớn mạnh cả về chất và lượng. Toàn trường kiên trì thực hiện mục tiêu lớn : “ Trường ra trường, lớp ra lớp, Thầy ra thầy, trò ra trò, dạy ra dạy, học ra học.” với quyết tâm xây dựng thành một trường TH đạt chuẩn quốc gia trong những năm tiếp theo. Hôm nay, chào mừng kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam lần thứ 29, các thầy cô giáo lại thấy lòng mình sống động một niềm vui, vinh dự và tự hào được học trò của mình qua các thế hệ thăm hỏi chúc mừng với tấm lòng thành kính thể hiện qua các khuôn mặt rạng rỡ đầy tình nghĩa thầy trò, thầy đã vì trò mà dạy tốt, trò đã vì thầy mà tích cực nỗ lực học tập . Phát huy truyền thống tốt đẹp đầy tự hào của các thế hệ nhà giáo Việt Nam các thầy cô giáo và nhân viên của nhà trường chúng ta trong nhiều năm học qua đã kiên trì, hy sinh thầm lặng chăm lo dạy dỗ các thế hệ học sinh để đào tạo ra những lực lượng lao động có văn hóa phục vụ cho sự nghiệp CNH – HĐH của đất nước. Toàn trường đang ra sức thực hiện các cuộc vận động lớn của ngành, đặc biệt là cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ”, thực hiện chủ đề của năm học “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ” . Chào mừng kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam lần thứ 28, cho phép tôi kính đề nghị các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể hãy tiếp tục quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp trồng người, cùng với nhà trường quyết tâm xây dựng một môi trường giáo dục an toàn, thân thiện lành mạnh. Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa kết quả hoạt động xã hội hóa giáo dục, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho nhà giáo thực hiện thiên chức của mình nhằm nâng cao chất lượng giáo dục góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho địa phương và quê hương đất nước. Một lần nữa tôi kêu gọi toàn thể các thầy cô giáo, nhân viên trong nhà trường phát huy truyền thống tốt đẹp của ngày nhà giáo Việt Nam, quyết tâm tu dưỡng rèn luyện, tận tụy với nghề nghiệp, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2010 - 2011. Thay lời kết tôi xin trích lời của Phó Thủ tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân: "Xin cảm ơn Quí Thầy giáo, Cô giáo, đặc biệt là những thầy cô đã cống hiến cả tuổi thanh xuân và đời người cho sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp trồng người. Xin mỗi thầy cô chúng ta hãy thổi bùng lên và truyền cho nhau ngọn lửa nhiệt tình và lương tâm của nhà giáo, đem mùa Xuân rực rỡ về cho Tổ quốc Việt Nam " Cuối cùng kính chúc quý vị đại biểu, các nhà giáo có mặt hôm nay dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc và có một ngày Nhà giáo Việt Nam thật ý nghĩa và thi vị. Chúc buổi sinh hoạt kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam lần thứ 28 thành công tốt đẹp. Xin trân trọng cảm ơn ! . DIỄN VĂN DIỄN VĂN CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM LẦN THỨ 29 CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM LẦN THỨ 29 ( 20 /11/1982. dục Việt Nam, ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) đã ra Quyết định số 167-HĐBT, chính thức lấy ngày 20/11 hàng năm là Ngày Nhà giáo

Ngày đăng: 19/10/2013, 13:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan