GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CẦU GIẤY

13 432 0
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CẦU GIẤY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CẦU GIẤY 3.1 Định hướng phát triển nhằm nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân Hàng Công Thương Cầu Giấy. Trên tinh thần quyết tâm tối đa những kết quả đạt được và loại bỏ những tồn tại trong hoạt động kinh doanh.Toàn chi nhánh quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh theo định hướng sau: Thực hiện “ kinh doanh tài sản nợ:”, Bảo đảm tăng trưởng tín dụng ổn định lành mạnh, tập trung thu hồi nợ quá hạn, nợ gia hạn, nợ ngoại bảng, tăng thu phí dịch vụ.Cụ thể phấn đấu hoàn thành theo chiến lược sau: Thực hiện tốt những nhiệm vụ ngân hàng Công Thương Việt Nam giao phó Tiếp tục phát triển tín dụng bền vững và hiệu quả. Tập trung tăng trưởng dư nợ cho vay cá nhân, hộ gia đình, phát triển cho vay tiêu dùng, cho vay du học, cho vay xuất khẩu lao động. Nghiên cứu để đưa ra quy trình cho vay cầm cố gọn về thủ tục, nhanh về sử lý để tạo tính cạnh tranh với ngân hàng cùng địa bàn. Tập trung điều tra thị trường bất động sản cho thuê văn phòng và thị trường nhà ở, phòng khách DN lớn và phòng KHDNV &N nghiên cứu và đề xuất chiến lược đầu tư tín dụng đối với thị trường này. Củng cố và nâng cao chất lượng cho vay trên cơ sở nền tảng nâng cao chất lượng thẩm định cho vay, thực hiện nghiệm túc cơ chế tín dụng của ngân hàng Công Thương Việt Nam, đặc biệt chú trọng khâu thủ tục, hồ sơ, quy trình, quản lý khoản vay, kiểm tra, kiểm soát tiền vay, rà soát, đánh giá, xếp hạng khách hàng, tập trung vốn đầu tư cho các khách hàng có tiềm lực tài chính kinh doanh có hiệu quả đồng thời kiên quyết giảm dư nợ cho vay đối với khách hàng kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ. Phối hợp, tư vấn khách hàng để khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả nhất. Mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ, tiện ích ngân hàng, phấn đấu có những sản phẩm dịch vụ trọn gói phục vụ khách hàng, Thu phí dịch vụ đạt chỉ tiêu ngân hàng công thương Việt Nam giao Xây dựng lực lượng khách hàng chiến lược, có chính sách cơ chế thích hợp đối với khách hàngnăng lực tài chính tốt, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có tín nhiệm với ngân hàng. Thực hiện cho vay theo nguyên tắc thị trường và nguyên tắc thương mại. Cho vay, đầu tư phải đảm bảo chất lượng, hiệu quả, bền vững. Thực hiện quyết liệt đề án thu hồi nợ quá hạn, nợ ngoại bảng, lên kế hoạch thu hồi nợ đối với từng khách hàng một cách chi tiết, cụ thể, kịp thời báo cáo tình hình xử lý nợ và những vướng mắc cho ban lãnh đạo để xin ý kiến chỉ đạo. Cán bộ tín dụng có dư nợ quá hạn lớn phải ngừng cho vay, chỉ thu hồi nợ và tiền lương được hưởng chỉ là lương cơ bản, lương kinh doanh tính theo kết quả thu hồi nợ sẽ thực hiện chi trả sau. Áp dụng mức lãi suất cho vay và phí dịch vụ linh hoạt trong giới hạn cho phép của ngân hàng Công Thương Việt Nam đối với từng khách hàng vay cụ thể. Bố trí cán bộ tín dụng cho bộ phận quản lý rủi ro theo đúng chỉ đạo của ngân hàng Công Thương Việt Nam. Thường xuyên tổ chức cán bộ học tập nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của từng cán bộ tín dụng với quá trình đầu tư. 3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với chi nhánh ngân hàng Công Thương Cầu Giấy 3.2.1 Xây dựng chính sách cho vay Các ngân hàng đứng trước sự cạnh tranh do đó đều cần có một chính sách hợp để giữ chân và lôi kéo khách hàng. Một chính sách tốt không chỉ tạo điều kiện cho ngân hàng hạn chế rủi ro, tăng khả năng sinh lời mà còn còn tạo điều kiện cho các đối tượng dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng hơn. Khi xây dựng chính sách tín dụng ngân hàng cần lưu ý: 3.2.1.1 Chính sách lãi suất Lãi suất trên thị trường thường xuyên biến động. Do vậy ngân hàng nắm bắt thường xuyên lãi suất để điều hành hoạt động cho vay. Lãi suất hợp lý tạo được sự hài hoà giữa lợi ích của khách hàng và lợi ích của ngân hàng. Là mức lãi suất mà sẽ đem lại thu nhập cho ngân hàng đồng thời là mức lãi suất mà khách hàng có thể chấp nhận được. Như vậy sẽ đảm bảo an toàn cho cả ngân hàng và khách hàng. Chính sách lãi suất linh hoạt được thể hiện thông qua việc áp dụng với từng đối tượng kháh hàng như mức lãi suất ưu đãi với đối tượng khách hàng lâu năm, các khách hàng có tình hình tài chính vững mạnh là những khách hàng có độ an toàn cao và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng, mức lãi suất khác nhau với từng ngành nghề, lĩnh vực có triển vọng và các ngành nghề được nhà nước khuyến khích phát triển. 3.2.1.2 Xây dựng quy trình cho vay phù hợp Mỗi đối tượng khách hàng cần có những đặc điểm riêng. Do đó để tạo điều kiện cho khách tiếp cận được với nguồn vốn, ngân hàng cần có những quy trình cho vay phù hợp với mỗi đối tượng khách hàng. Như thế sẽ tạo cơ hội cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn, giảm thiểu rủi ro đồng thời ngân hàng sẽ không bị bỏ lỡ cơ hội thu lợi nhuận. 3.2.1.3 Chính sách về thời hạn tín dung và kì hạn nợ Các giới hạn về thời hạn luôn được các nhà quản lý ngân hàng chú ý bởi vì kì hạn nợ liên quan đến thanh khoản và rủi ro ngân hàng cũng như chu kỳ kinh doanh của người vay. Việc tính toán chính xác kì hạn nợ se giúp ngân hàng đảm bảo an toàn vốn vay đồng thời nâng cao trách nhiệm của mỗi khách hàng vay đối với các khoản cho vay. Việc xác định kỳ hạn quá ngắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của ngân hàng và khách hàng sẽ không đủ thời gian để quay vòng vốn, sẽ không có nguồn thu để trả nợ khi đến hạn. Ngân hàng sẽ phải gia hạn nợ và dư nợ quá hạn sẽ tăng. Ngược lại, việc xác định kỳ hạn nợ dài quá sẽ xảy ra trường hợp khách hàng sẽ thu hồi vốn sớm và sử dụng vốn cho mục đích khác, rủi ro sẽ gia tăng. 3.2.2 Nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định Hoạt động thẩm định đóng vai trò quan trọng trong hoạt động cho vay của ngân hàng, nó ảnh hưởng đến chất lượng khoản vay và khả năng thu hồi vốn cho vay.Do vậy cán bộ tín dụng cần phải: Thứ nhất là kiểm tra tính đầy đủ, xác thực, hợp lệ của hồ sơ vay vốn, tính hợp lệ của các giấy tờ văn bản trong danh mục hồ sơ khách hàng. Đối với hồ sơ đảm bảo tiền vay cần phải kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ này. Thứ hai là nâng cao chất lượng thu thập những thông tin cần thiết về khách hàng bao gồm các yếu tố về năng lực điều hành, tư cách pháp lý, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh. Đặc biệt đối với khách hàng là doanh nghiệp cần có những phân tích, thẩm định chính xác về tình hình hoạt động kinh doanh, xem xét đánh giá dự án về tình trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị, về phương án sản xuất kinh doanh, và các yếu tố về giá cả, quan hệ cung cầu trên thị trường đối với yếu tố đầu vào, đầu ra, cho đến những kinh nghiệm quản lý, khả năng thực hiện dự án. Thứ ba là nâng cao chất lượng thẩm định tài sản đảm bảo. Đây là hoạt động khó khăn với mỗi ngân hàng trong việc định giá tài sản đảm bảo. Khi thẩm định tài sản đảm bảo, cán bộ tín dụng cần chú trọng tới tính pháp lý của tài sản đảm bảo và tính thị trường của tài sản đó. Một số tài sản phải định giá thường xuyên như các máy móc thiết bị. Thông qua đó ngân hàng sẽ xác định hạn mức tín dụng. 3.2.3 Đổi mới cơ cấu cho vay theo hướng: 3.2.3.1 Tăng tỷ trọng cho vay có đảm bảo bằng tài sản Tài sản đảm bảo có vai trò lớn trong việc ngăn ngừa rủi ro đạo đức, hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra. Khi nhận tài sản đảm bảo, ngân hàng cần xem xét tính hợp lý, hợp pháp và tính thị trường của tài sản đó. Với mỗi khách hàng vay cần có tài sản đảm bảo, giảm dần dư nợ nếu khách hàng không đáp ứng đủ điều kiện về tài sản đảm bảo theo quy định. Với khách hàng là doanh nghiệp vay vốn có khả năng sản xuất nhưng không có tài sản đảm bảo thì có thể lấy tài sản hình thành từ khoản vay để làm tài sản đảm bảo. 3.2.3.2 Đa dạng hoá các hình thức cho vay Để tạo điều kiện cho đối tượng được tiếp xúc với nguồn vốn của ngân hàng. Chi nhánh cần đưa ra những loại hình cho vay linh hoạt phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Đẩy mạnh cho vay bằng ngoại tệ nhằm khai thác tối đa nguồn vốn ngoại tệ tại chỗ. Mở rộng cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, chú trọng các đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu để tạo nguồn ngoại tệ.Tập trung tăng trưởng cho vay cá nhân hộ gia đình, phát triển cho vay tiêu dùng, cho vay du học và cho vay xuất khẩu lao động. Nghiên cứu để đưa ra quy trình cho vay cầm cố gọn về thủ tục nhanh về xử lý tạo tính cạnh tranh với các ngân hàng trên địa bàn. Ngoài ra cần linh hoạt với hình thức cho vaytài sản đảm bảo như đối với một số đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp làm ăn ổn định, có tình hình tài chính lành mạnh, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi để tạo điều kiện cho doanh nghiệp không có đủ tài sản đảm bảo nhưng vẫn có thể vay vốn của ngân hàng thông qua bảo lãnh. 3.2.4 Đẩy mạnh việc xử lý nợ xấu Nợ xấu là điều không tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên mức nợ xấu nên ở một mức cho phép. Việc cơ cấu lại nợ nhằm làm sạch bảng cân đối kế toán của ngân hàng là cần thiết song chỉ dừng lại ở việc giải quyết nợ xấu đã phát sinh là chưa đủ, ngân hàng cần phải ngăn chặn nợ xấu phát sinh. Để giảm nợ xấu cần: Nghiên cứu xét duyệt vay chặt chẽ hơn, thận trọng hơn. Chấm dứt cho vay mới với bên có nợ chồng chất, dây dưa, có biểu hiện trây ì, hoặc không có tài sản đảm bảo. Nâng cao chất lượng thẩm định, giám sát chặt chẽ, nắm bắt thông tin về tình hình kinh tế của bên sử dụng vốn.Giám sát tình hình tài chính với bên vay có dư nợ lớn. Thiết lập hệ thống quản lý rủi ro 3.2.5 Tăng cường tổ chức học tập nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng Trong hoạt động tín dụng, con người đóng vai trò quan trọng trong các khâu từ khâu thẩm định dự án, quyết định cho vay đến thu hồi nợ. Do đó cần tiếp tục nâng cao hơn đội ngũ cán bộ về các mặt: Thứ nhất là về đạo đức nghề nghiệp: thể hiện ở trách nhiệm làm việc, xử lý tốt công việc được giao, phải có đạo đức tốt không bị cám dỗ, lôi kéo bởi lợi ích vật chất hay vì lợi ích cá nhân. Do đó cần bố trí cán bộ cho từng bộ phận quản lý rủi ro để giúp cho việc quản trị điều hành công tác tín dụng một cách có hiệu quả. Qua đó căn cứ vào từng nhu cầu mà đào tạo cán bộ chuyên về lĩnh vực đó. Hoạt động cho vay đòi hỏi cán bộ tín dụng không chỉ có năng lực chuyên môn mà cần phải có khả năng quyết đoán, một bản lĩnh vững vàng và đạo đức nghề nghiệp để loại trừ những tiêu cực bên ngoài. Cán bộ tín dụng phải nêu cao tinh thần trách nhiệm bảo vệ lợi ích chung và luôn hết lòng vì công việc. Cán bộ tín dụng phải tạo cho khách hàng niềm tin, sự phục vụ nhiệt thành, sự tinh tế và thân thiện. Thứ hai là trình độ nghiệp vụ: cán bộ tín dụng cần có trình độ cơ bản cũng như hiểu biết sâu sắc về kiến thức chuyên môn, là người dày dặn kinh nghiệm và tinh thông nghiệp vụ. Sự vững vàng này sẽ tạo điều kiện cho việc quản lý vốn vay chặt chẽ hơn, an toàn hơn.Có trình độ nghiệp vụ tín dụng sẽ giúp cán bộ xử lý nhanh hơn, hiệu qủa hơn. Ngân hàng cần xây dựng chính sách đào tạo để nâng cao chất lượng cho vay một cách hiệu quả. Cụ thể: Tổ chức các buổi nói chuyện, thuyết trình khuyến khích các cá nhân đề xuất ý tưởng mới về nghiệp vụ. Tạo điều kiện thường xuyên cho cán bộ tiếp xúc với chuyên môn mới, nghiệp vụ mới. Trao đổi kinh nghiệm trong các tình huống, các vấn đề liên quan đến chuyên môn để hiểu biết thêm về pháp luật và đưa ra quyết định an toàn. Ngoài ra cử cán bộ tham gia các khoá đào tạo nhằm nâng cao kiến thức, tiếp thu kỹ năng mới.Khuyến khích những cán bộ đang làm việc tiếp tục đi học nâng cao kiến thức nghiệp vụ. Tổ chức các lớp học về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng soạn thảo văn bản cho toàn bộ cán bộ nhân viên. Đồng thời có chính sách khen thưởng kỷ luật rõ ràng nhằm chống tiêu cực khuyến khích nhân viên làm việc có hiệu quả hơn. 3.2.6 Thông tin thu thập đảm bảo tính chính xác và hiệu quả 3.2.6.1 Thu thập thông tin từ khách hàng - Với khách hàng vay là doanh nghiệp: Là các bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các sổ sách giấy tờ những thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như bản chất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các thông tin này dùng để đánh giá chi phí sản xuất, khả năng sinh lời của người xin vay cũng như khả năng hoàn trả của doanh nghiệp. - Với khách hàng vay là cá nhân, hộ sản xuất: Nguồn thông tin thu thập là tên, tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, đối tượng xin vay, mục đích vay, mức thu nhập bình quân/ tháng .v.v 3.2.6.2 Thu thập thông tin từ nguồn khác Với khách hàng vay vốn vì nhu cầu kinh doanh, cán bộ tín dụng cần xem xét sản phẩm đó được đánh giá như thế nào trên thị trường, tình hình cung cầu, giá cả, sự cạnh tranh, các yếu tố pháp luật. Ngoài ra, cần thu thập thông tin từ phía đối tác của khách hàng. 3.2.6.3 Phân tích và xử lý thông tin Sau khi thông tin đã được thu thập đầy đủ, ngân hàng cần phải sàng lọc, phân tích, đánh giá. Phải đối chiếu thông tin do khách hàng cung cấp với các thông tin tài chính khác có liên quan nhằm tránh tình trạng thông tin không thống nhất giữa các bên với mục đích trục lợi gây thiệt hại cho ngân hàng. Nguồn thông tin có vai trò quan trọng trong việc xem liệu khách hàng có đủ điều kiện được vay vốn hay không. Để đảm bảo thông tin cần thiết cho việc đánh giá tài chính khách hàng, ngân hàng cần thiết lập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, thiết lập hệ thống thông tin lưu trữ về khách hàng có quan hệ tín dụng, mở sổ theo dõi khách hàng vay vốn để tiện cho việc kiểm tra lần sau với những khách hàng thường xuyên. 3.2.7 Tăng cường hoạt động Marketing ngân hàng Đây là hoạt động nhằm tạo sự biết đến rõ hơn về ngân hàng, đồng thời tuyên truyền về các sản phẩm, dịch vụ và các tiện ích mà ngân hàng cung cấp đến từng đối tượng khách hàng. Marketing ngân hàng thông qua một số biện pháp như: Trước hết, trong các giao dịch hàng ngày của ngân hàng, cán bộ nhân viên trong quá trình giao dịch phải tích cực giới thiệu cho khách hàng về các sản phẩm mới và cung cấp các thông tin khách hàng quan tâm. Đây là hình thức tương đối đơn giản, dễ thực hiện, tuy nhiên đòi hỏi cán bộ tín dụng phải hiểu rõ về các nghiệp vụ, nhạy bén với những thông tin mới, tận tình, chu đáo với khách hàng. Nếu công tác này được thực hiện tốt thì không những khách hàng cũ đựơc giữ vững mà còn thu hút thêm khách hàng mới. Bên cạnh đó ngân hàng có thể tuyên truyền quảng cáo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua báo chí, truyền hình.v.v Đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin việc ứng dụng công nghệ internet vào quảng cáo sẽ đem lại hiệu quả lớn. Ngoài ra ngân hàng tự giới thiệu về mình thông qua việc tổ chức các hội nghị khách hàng theo định kỳ, các hội nghị khách hàng truyền thông, hội nghị khách hàng lớn, hội nghị khách hàng mở rộng. Biện pháp này tuy tốn kém nhưng lại giới thiệu đựơc trực tiếp, các thông tin sẽ đến đựơc khách hàng một cách sâu sắc hơn. Hoạt động này sẽ làm gia tăng số lượng khách hàng. Để hoạt động marketing có hiệu quả, ngân hàng cần xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể, đó là việc thành lập ra phòng marketing riêng. Thực hiện chiến lược marketing cụ thể với từng đối tượng khách hàng của ngân hàng. Thiết lập từng nhóm khách hàng riêng biệt, tiến hành hoạt động marketing phù hợp với từng nhóm khách hàng nhằm đảm bảo hoạt động một cách hiệu quả. Xác định ngân sách cho từng nhóm khách hàng . 3.3 Kiến nghị 3.3.1Kiến nghị chính phủ 3.3.1.1Tạo môi trường kinh doanh ổn định giúp các cá nhân các tổ chức hoạt động có hiệu quả Hiện nay chính sách và cơ chế quản lý của nhà nước đang trong quá trình chỉnh đốn và đổi mới do đó việc thay đổi cơ chế là không thể tránh khỏi do đó cần khẩn trương hoàn thiện hoạt động của thị trường tiền tệ xác định cụ thể lộ trình mở cửa của thị trường tài chính tiền tệ. Các cơ quan pháp lý cần nhanh chóng sửa đổi và hoàn thiện các văn bản pháp quy về cho vay. Quản lý kinh doanh của tổ chức tín dụng, mở rộng nghiệp vụ ngân hàng mới trên nền tảng công nghệ hiện phù hợp với nhu cầu thị trường. Ban hành các quy định kiểm soát rủi ro, thực hiện điều chỉnh lãi suất, tỷ gía, tín dụng nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng trong xu thế hội nhập. Các ngân hàng luôn giữ được một lượng vốn tối thiểu trong ngân hàng nhằm tránh được những rủi ro. Cần có chính sách để tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại để tạo cho họ có nguồn lực nhằm cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và quốc tế Cần tăng cường kiểm tra giám sát các hoạt động các cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác đảm bảo cho các khách hàng này thực hiện đúng pháp luật và các chế độ kiểm toán thống kê. Điều này sẽ làm hạn chế các hành vi lừa đảo làm ăn phi pháp của các cá nhân, doanh nghiệp… và sự câu kết với các nhân viên ngân hàng bị tha hoá, biến chất Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng thương mại tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế. Môi trường quản lý phải phù hợp với các đặc điểm phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa 3.3.1.2 Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan chức năng có liên quan đến lĩnh vực ngân hàng. Cần nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan công chứng, trung tâm bán đấu giá, cơ quan thi hành án . từ đó đảm bảo việc đăng ký, giải toả, công chứng, xử lý tài sản đảm bảo được nhanh chóng, đúng pháp luật và hạn chế các thiệt hại có thể xảy ra cho ngân hàng thương mại 3.3.1.3 Hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo hướng cơ bản sau Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của tổ chức tín dụng,bao gồm việc phân tích báo cáo tài chính và xác định các điểm nhạy cảm, phát triển và thống nhất cách thức giám sát ngân hàng trên cơ sở lý luận và thực tiễn. Xây dựng cách tiếp cận với công việc đánh gía chất lượng tín dụng, nâng cao đòi hỏi kỹ thuật trong việc trích lập dự phòng rủi ro.Cần tiếp tục nâng cao nhận thức và cải tiến cách thức tiến hành công tác giám sát để không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng.Khắc phục tình trạng giám sát nặng về chiều rộng mà thiếu chiều sâu, Tăng cường giám sát theo chuyên đề, giám sát các hoạt động của các cơ quan nhà nước trong đó lưu ý việc sử dụng ngân sách nhà nước, giám sát văn bản quy phạm pháp luật của chính phủ. 3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước [...]... phải đảm bảo an toàn, ít rủi ro Nâng cao chất lượng tín dụng là vấn đề mang tính cấp bách của hệ thống ngân hàng và của nền kinh tế Chất lượng tín dụng cao không chỉ mang lại lợi nhuận cho ngành ngân hàng nói chung mà còn phục vụ cho công cuộc đổi mới của đất nước.Hoà chung cùng công cuộc đổi mới của nền kinh tế chi nhánh ngân hàng Công Thương Cầu Giấy đã không ngừng nâng cao đổi mới, hoàn thiện mọi mặt... hơn nữa chất lượng tín dụng bằng cách chú trọng công tác thẩm định.Thường xuyên kiểm tra hoạt động cho vay và giám sát các khoản vay - Đẩy mạnh tỷ trọng nguồn thu từ hoạt động tín dụng -Đẩy mạnh mối quan hệ hai chiều giữa các chi nhánh trong hệ thống ngân hàng nói chung và giữa các ngân hàng ngân hàng quận - Ngân hàng Công Thương Việt Nam cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền quảng cao nhằm... tài sản của bên cho vay trong quá trình thu hồi nợ Ngoài ra ngân hàng nhà nước cần sớm phát hiện những vướng mắc nhằm tạo sự thông thoáng trong hành lang pháp lý để hoạt động cho vay có hiệu quả hơn Tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra tới các tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh hơn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng 3.3.3 Kiến nghị với ngân hàng Công Thương Việt Nam... khoản vay lớn độ rủi ro cao Cần tăng cường thực hiện cho vay có kỳ hạn nhằm chủ động trong nguồn vốn kinh doanh - Thực hiện chiến lược marketing ngân hàng nhằm thu hút khách hàng và tạo sự biết đến của ngân hàng với khách hàng Đây là biện pháp quảng cáo để khách hàng có thể hiểu rõ hơn về chi nhánh và từ đó phát sinh nhu cầu giao dịch với ngân hàng và đến giao dịch với ngân hàng. Thực hiện một số biện pháp. . .Nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin tín dung tại các trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng nhà nước, nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin cập nhập, chính xác về khách hàng Cần có những biện pháp thích hợp để ngân hàng nhận thức rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin Ngân hàng nhà nước cần phải nhanh chóng bổ sung và hoàn thiện cơ sở phápcho hoạt động tín dụng... tự tìm cho mình một hướng đi đúng đắn và không bị tụt hậu Trong đó ngành ngân hàng cũng là một trong các ngành chịu nhiều sức ép từ sự cạnh tranh.Sự gia nhập này giúp ngân hàng một mặt mở rộng thị trường, nâng cao năng lực quản trị điều hành, thúc đẩy tiến bộ công nghệ đồng thời tạo ra thách thức cần tự khẳng định mình Đối với ngành ngân hàng lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu của mỗi ngân hàng, tuy... cáo thông tin ngân hàng trên các phương tiện truyền thông, treo bảng thông tin về lãi suất ngân hàng, các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, tổ chức các hội nghị khách hàng định kỳ, triển khai các hoạt động như phát tờ rơi, trao phần thưởng với khách hàng lớn, tặng quà hay phiếu cho khách hàng KẾT LUẬN Là thành viên của WTO Việt Nam đứng trước các cơ hội và thách thức Các ngành muốn tồn tại và phát triển... cho vayvay bằng ngoại tệ của các chi nhánh để tránh rủi ro về tỷ giá, ngoại hối kỳ hạn.Qua đó có những cảnh báo sớm cho các ngân hàng thương mai.Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và đẩy mạnh việc sử dụng giấy tờ có giá như thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại trái phiếu, tín phiếu.Triển khai mạnh hơn nữa trên thị trường tiền tệ các nghiệp vụ như repo đảo ngược, furture, option… - Nâng cao. .. hút khách hàngnâng cao vi thế cũng như năng lực cạnh tranh - Tiếp tục triển khai các dịch vụ chuyển tiền, thu đổi ngoại tệ, thanh toán séc du lịch, chi trả kiều hối… đến tất cả các quỹ tiết kiệm và các điểm giao dịch của chi nhánh.Mở thêm đại lý thu đổi ngoại tệ - Đa dạng hoá các hình thức cấp tín dụng: Đây là biện pháp nhằm phân tán rủi ro Không tập trung cấp tín dụng cho một số khách hàng với... mới của đất nước.Hoà chung cùng công cuộc đổi mới của nền kinh tế chi nhánh ngân hàng Công Thương Cầu Giấy đã không ngừng nâng cao đổi mới, hoàn thiện mọi mặt của chi nhánh đặc biệt là hoạt động cho vay Đây là hoạt động cơ bản, giữ vai trò then chốt trong sự phát triển của chi nhánh . GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CẦU GIẤY 3.1 Định hướng phát triển nhằm nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân. cố và nâng cao chất lượng cho vay trên cơ sở nền tảng nâng cao chất lượng thẩm định cho vay, thực hiện nghiệm túc cơ chế tín dụng của ngân hàng Công Thương

Ngày đăng: 19/10/2013, 06:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan