Ngoại thương Việt Nam từ năm 2000 đến nay

68 756 5
Ngoại thương Việt Nam từ năm 2000 đến nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngoại thương Việt Nam từ năm 2000 đến nay

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬTĐề tài Kinh tế học Quốc tếNgoại thương Việt Nam từ năm 2000 đến nayGVHD : TS Hoàng Vĩnh LongThành phố HCM , ngày 25 tháng 4 năm 2010i Danh sách phân công nhóm 2K08402A 1. Lê Xuân K084020210 : Giai đoạn 2006-2008 2. Lê Thị Ngọc Hậu K084020131 : Tổng hợp, bổ sung 3. Phan Hoàng Diệu K084020118 : Giai đoạn 2006-2008 4. Phùng Ngọc Phương Khanh K084020144 : Giai đoạn 2009-2010 5. Đoàn Thảo Ly K084020152 : Tổng hợp, bổ sung 6. Hoàng Mai K084020155 : Chương 1+2+3 7. Lê Thị Thục Quyên K084020178 : Giai đoạn 2000-2002 8. Trần Phương Thảo K084020187 : Giai đoạn 2000-2002 9. Từ Huyền Trang K084020200 : Giai đoạn 2003-200510.Lê Thị Trang K084020201 : Giai đoạn 2003-200511.Đỗ Hồng Trinh K084020206 : Giai đoạn 2009-201012.Huỳnh Phương Tuấn K084020212 : Giai đoạn 2003-200513.Nguyễn Thị Ngọc Yến K084020224 : Giai đoạn 2006-2008ii MỤC LỤC TrangLời mở đầu .1Chương 1: KHÁI NIÊM NGOẠI THƯƠNG .2 1.1. Khái niệm 2 1.2. Vì sao lại có ngoại thương .3 1.3. Vai trò của NT đối với nền kinh tế .3Chương 2: KHÁI QUÁT VỀ NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 6 2.1. Lợi thế về vị trí địa lý 6 2.2. Lợi thế về tài nguyên thiên nhiên 6 2.3. Lợi thế về lao động .7 2.4. Những hạn chế 7 2.5. Tổng quan kinh tế Việt Nam .7Chương 3: SƠ LƯỢC NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 2000 .9 3.1. Ngoại thương VN trước CMT8 – 1945 .9 3.1.1. Dưới chế độ phong kiến 9 3.1.2. Dưới thời Pháp thuộc 9 3.2. Ngoại thương VN 1945 đến 1975 10 3.3. Ngoại thương VN 1975 đến 1986 11 3.4. Ngoại thương VN 1986 đến 2000 12Chương 4: NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TỪ 2000 ĐẾN NAY .16 4.1. Chiến lược ngoại thương giai đoạn 2000-2010 16 4.2. Thực tiễn .17 4.2.1. Giai đoạn 2000-2002 18 4.2.2 Giai đoạn 2003-2005 .24 4.2.3 Giai đoạn 2006-2008 .37 4.2.3.4Giai đạon 2009—nay .53Tài liệu tham khảo 63iii LỜI MỞ ĐẦU Kể từ hàng trăm thế kỷ trước, các nhà kinh tế học cổ điển đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Ngoại thương đối với sức khỏe của một nền kinh tế. “Nội thương là ống dẫn, ngoại thương là máy bơm, muốn tăng của cải phải có ngoại thương nhập dần của cải qua nội thương” Sự phát triển của ngoại thương đã góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới; góp phần tăng tích luỹ nội bộ nền kinh tế nhờ sử dụng hiệu quả lợi thế so sánh trong trao đổi quốc tế; là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; nâng cao trình độ công nghệ và chuyển dịch cơ cấu ngành nghề trong nước; tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động… Như vậy, hoạt động ngoại thương đóng một vai trò không thể thiếu trong tiến trình vực dậy nền kinh tế Việt Nam kể từ ngày mở cửa Trong phạm vi hẹp của đề tài tiểu luận này, nhóm nghiên cứu sẽ tập trung làm rõ thực trạng hoạt động Ngoại thương Việt Nam trong thế kỷ 21 ( từ năm 2000 đến nay ), thời kỳ có rất nhiều biến chuyển trong hoạt động Ngoại thương cũng như những bước phát triển nhảy vọt của kinh tế nước nhà, từ đó có giải pháp hữu hiệu thúc đẩy hoạt động ngoại thương thời gian tới.1 Chương 1KHÁI NIỆM NGOẠI THƯƠNG1.1.Khái niệmNgoại thương là hoạt động kinh tế đã có từ lâu đời: Dưới chế độ chiếm hữu nô lệ và tiếp đó là chế độ phong kiến. Trong các xã hội nô lệ và phong kiến, do kinh tế tự nhiên còn chiếm địa vị thống trị, nên ngoại thương chỉ phát triển với quy mô nhỏ bé. Lưu thông hàng hoá giữa các quốc gia chỉ dừng lại ở một phần nhỏ sản phẩm sản xuất ra và chủ yếu là để phục vụ cho tiêu dùng cá nhân của giai cấp thống trị đương thời. Ngoại thương chỉ thực sự phát triển trong thời đại bản chủ nghĩa. Ngoại thương trở thành động lực phát triển quan trọng của phương thức sản xuất bản chủ nghĩa. Ngày nay sản xuất đã được quốc tế hoá. Không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển kinh tế mà lại không tham gia vào phân công lao động quốc tế và trao đổi hàng hoá với bên ngoài.Như vậy, Ngoại thương là sự trao đổi dưới hình thức mua bán hàng hóa và các dịch vụ kèm theo, lấy tiền tệ làm môi giới giữa các nước khác nhau. Trong nhiều trường hợp, trao đổi hàng hoá và dịch vụ được đi kèm việc trao đổi các yếu tố sản xuất (ví dụ lao động và vốn), nhất là ngoại thương trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế. Các nhà kinh tế học còn dùng định nghĩa ngoại thương như là một công nghệ khác để sản xuất hàng hoá và dịch vụ (thậm chí cả các yếu tố sản xuất). Như vậy, ngoại thương được hiểu như là một quá trình sản xuất gián tiếp. Trong hoạt động ngoại thương: Xuất khẩu là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho nước ngoài, và nhập khẩu là việc mua hàng hoá và dịch vụ của nước ngoài. Mục tiêu chính của ngoại thương là nhập khẩu chứ không phải là xuất khẩu. Xuất khẩu là để nhập khẩu; nhập khẩu là nguồn lợi chính từ ngoại thương. Ngoại thương là một trong những hoạt động chủ yếu của kinh tế đối ngoại của một quốc gia. Điều kiện để ngoại thương sinh ra, tồn tại và phát triển là: (1) Có sự tồn tại và phát triển của kinh tế hàng hóa - tiền tệ, kèm theo đó là sự xuất hiện của bản thương nghiệp.(2) Sự ra đời của Nhà nước và sự phát triển của phân công lao động quốc tế giữa các nước.2 1.2. Vì sao lại có ngoại thương ?- Tại sao các nước cần phải giao dịch buôn bán với nhau? Tại sao Việt Nam (hay bất kỳ một quốc gia nào khác) không bằng lòng với hàng hoá và dịch vụ sản xuất ra tại nước mình? - Quốc gia cũng như cá nhân không thể sống riêng rẽ mà vẫn đầy đủ được. Ngoại thương mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước. Nó cho phép một nước tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn mức có thể tiêu dùng với đường giới hạn khả năng sản xuất của nước đó- Các động lực xuất khẩu bao gồm: + Để sử dụng khả năng dư thừa. +Giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị. + Lợi ích nhiều hơn. + Phân tán các rủi ro.- Các động lực nhập khẩu bao gồm: + Nguồn cung cấp rẻ. + Có thêm nhiều mặt hàng, sản phẩm. + Giảm rủi ro do không có nguồn cung cấp.1.3.Vai trò ngoại thương đối với nền kinh tế- Giúp thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế, nâng cao thu nhập quốc dân tính theo đầu người- Phân phối hợp lý thu nhập quốc dân, tạo thêm nhiều việc làm mới.- Sử dụng tốt nhất mọi khả năng, tiềm năng sản xuất trong nước.- Bảo vệ và cải thiện môi trường góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.- Nâng cao vị thế kinh tế, chính trị của nước ta trên thị trường.- Cán cân thanh toán lành mạnh.- v v3 • Vai trò nhập khẩu- Tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá đất nước.- Bổ sung kịp thời những mặt cân đối của nền kinh tế đảm bảo phát triển kinh tế cân đối và ổn định.- Nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân. Ở đây, nhập khẩu vừa thoả mãn nhu cầu trực tiếp của nhân dân về hàng tiêu dùng, vừa đảm bảo đầu vào cho sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động.- Nhập khẩu có vai trò tích cực đến thúc đẩy xuất khẩu. Sự tác động này thể hiện ở chỗ nhập khẩu tạo đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng Việt Nam ra nước ngoài, đặc biệt là nước nhập khẩu.Hàng cấm nhập khẩu (Xem Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 4 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ)1/ Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ.2/ Các loại ma tuý.3/ Các hoá chất độc.4/ Sản phẩm văn hoá đồi trụy, phản động, đồ chơi trẻ em có ảnh hưởng xấu đến giáo dục nhân cách và trật tự, an toàn xã hội.5/ Pháo các loại (trừ pháo hiệu).6/ Thuốc lá điếu, xì gà và các loại thuốc lá thành phẩm khác.• Vai trò xuất khẩu- Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá đất nước.- Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.- Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân.- Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta.Ngành hàng xuất khẩu then chốt1/ Nông nghiệp và ngư nghiệp. a) Kinh tế vườn, thực phẩm chế biến và gia vị. b) Hải sản.4 c) Lương thực. d) Hạt có dầu và dầu ăn.2/ Lâm nghiệp và đồn điền. a) Gỗ và sản phẩm gỗ. b) Cao su và sản phẩm cao su.3/ Hoạt động công nghiệp. a) May mặc và tơ tằm. b) Những sản phẩm điện tử, đồ điện và cơ khí. c) Da và các sản phẩm da. d) Thủ công nghiệp và các hàng thủ công.Hàng hoá cấm xuất khẩu (áp dụng cho suốt thời kỳ 2001 - 2005)1/ Vũ khí đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị quân sự.2/ Đồ cổ. 3/ Các loại ma tuý. 4/ Các loại hoá chất độc.5/ Gỗ tròn, gỗ xẻ từ gỗ rừng tự nhiên trong nước, củi, than làm từ gỗ hoặc củi, có nguồn gốc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước.6/ Động vật hoang dã và động thực vật quý hiếm tự nhiên.7/ Các loại máy mã chuyên dùng và các chương trình phần mềm mật mã sử dụng trong phạm vi bảo vệ bí mật Nhà nước.5 Chương 2KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM Ngoại thương nước ta trong thời gian qua đã thực sự giúp cho nền kinh tế đất nước khai thác thế mạnh trong sản xuất hàng hóa hướng về xuất khẩu. Ngoại thương đóng góp rất lớn cho tốc độ tăng trưởng kinh tế và thay đổi bộ mặt ngành công nghiệp, dịch vụ và cả trong sản xuất nông nghiệp. Cùng xem xét những điều kiện thuận lợi và bất lợi để hiểu rõ hơn về lợi thế so sánh của nước ta.2.1.Lợi thế về vị trí địa lý Việt Nam có hệ thống sông ngòi, kênh rạch khá chằng chịt, khí hậu nhiệt đới gió mùa cũng tác động sâu sắc tới hoạt động kinh tế, nhất là nông nghiệp. Việt Nam nằm trong vùng Đông Nam Á, là vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới. Bình quân mỗi nước ở khu vực này mức tăng trưởng kinh tế đạt 6-7% / năm. Có biên giới đất liền với Trung Quốc, Lào, Campuchia và bờ biển dài 3.444 km tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ, biển Đông và vịnh Thái Lan. Việt Nam nằm trên tuyến đường giao lưu hàng hải quốc tế, ven biển, nhất là từ Phan Thiết trở vào có nhiều cảng nước sâu tàu bè dễ cập bến an toàn quanh năm. Sân bay Tân Sơn Nhất nằm ở vị trí lí tưởng, cách đều thủ đô các thành phố quan trọng khu vực Đông Nam Á. Vị trí địa lý thuận lợi cho phép ta mở rộng quan hệ kinh tế ngoại thương và thu hút đầu nước ngoài.2.2.Lợi thế về tài nguyên thiên nhiên • Về đất đai : Diện tích đất đai cả nước khoảng 330.363 km2 trong đó có tới 50% là đất nông nghiệp và ngư nghiệp. Khí hậu nhiệt đới mưa nắng điều hòa cho phép chúng ta phát triển nông lâm sản xuất khẩu có hiệu quả cao như gạo, cao su và các nông sản nhiệt đới. Chiều dài bờ biển 3260km, diện tích sông ngòi và ao hồ hơn 1 triệu ha cho phép phát triển ngành thủy sản xuất khẩu và phát triển thủy lợi, vận tải biển và du lịch.• Về khoáng sản : Dầu mỏ hiện nay là tài nguyên mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể, sản lượng khai thác hàng năm gia tăng. Than đá trữ lượng cao, khoảng 3.6 tỷ tấn; mỏ săt với trữ lượng vài trăm triệu tấn, cả 3 miền Bắc – Trung – Nam đều có nguồn clanh-ke để sản xuất xi măng dồi dào.6 [...]... là nước nhập siêu trừ năm 1992 là nước xuất siêu( 40 triệu USD).Cùng với quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế, tổng mức lưu chuyển ngoại thương của Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng qua các năm cho thấy sự phát triển kinh tế và ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới đối với Việt Nam ngày càng tăng 16 Chương 4 NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TỪ 2000 ĐẾN NAY 4.1.Chiến lược ngoại thương giai đoạn 2000- 2010 Bảng 6: Mục... nghiệp hóa Trong giai đoạn này, Việt Nam đã gia nhập những tổ chức khu vực như: Việt Nam trở thành thành viên ASEAN (năm 1995), ký hiệp định hợp tác kinh tế - thương mại với EU (năm 1995), bắt đầu tham gia Chương trình Thuế quan ưu đãi có Hiệu lực chung (CEPT) từ năm 1996, gia nhập APEC (năm 1998) Từ đó đã ảnh hưởng rất lớn đến ngoại thương Việt Nam * Tình hình ngoại thương Bàng 2 :Cơ cấu xuất khẩu phân... Dương, ASEAN Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do đa phương với các nước ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc Việt Nam cũng đã ký với Nhật Bản một hiệp định đối tác kinh tế song phương 9 Chương 3 SƠ LƯỢC NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 2000 3.1 Ngoại thương Việt Nam trước CMT8 – 1945 3.1.1.Dưới chế độ phong kiến * Bối cảnh : Dưới chế độ phong kiến lạc hậu nền kinh tế Việt Nam là một nền... của Việt Nam chứa đựng nhiều thuận lợi hơn khó khăn, thời cơ lớn hơn thách đố 4.2.1 Giai đoạn 2000- 2002 Trong giai đoạn này, sư kiện Việt Nam và Hoa Kỳ ký Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ vào tháng 7 -2000 và Hiệp định này có hiệu lực từ ngày 10-12-2001 đã tạo nhiều thay đổi trong ngoại thương Việt Nam vì Hoa Kỳ là một thị trường lớn của thế giới và là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. .. Trong những năm 1976 – 1985 đã nhập khẩu 60 triệu mét vải các loại và gần 1,5 triệu tấn lương thực quy gạo Xuất khẩu tuy có tăng nhưng trị giá xuất khẩu quá thấp 3.4 .Ngoại thương Việt Nam từ 1986 đến 1999 * Bối cảnh : Việt Nam chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm 1986 Kể từ đó, Việt Nam đã có nhiều thay đổi to lớn, trước hết là sự đổi mới về duy kinh tế, chuyển đổi từ cơ chế... tế Việt Nam còn ở trình độ thấp, hàng hóa Việt Nam chưa mang tính cạnh tranh trên thị trường Quốc tế 2.5.Tổng quan kinh tế Việt Nam từ sau giai đoạn cải cách Những năm đầu thế kỷ 21, trong xu hướng toàn cầu hóa, Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động kinh tế ngoại thương, tạo điều kiện cho đất nước hòa nhập với nền kinh tế thế giới 8 Việt Nam bắt đầu chủ trương hội nhập kinh tế từ. .. gia nhập WT0 cuối năm 2001 cũng ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại thương Việt Nam 4.2.1.1 Năm 2000:  Xuất Khẩu Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh: Cả nước đã đạt kim ngạch xuất khẩu trên 14,3 tỉ USD, tăng 24% so với năm 1999 Các doanh nghiệp có vốn đầu nước ngoài đạt kim ngạch xuất khẩu trên 6,9 tỉ USD, và các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu đạt trên 7,4 tỉ USD Năm 2000 kim ngạch... khẩu của Hoa Kỳ từ Việt Nam tăng từ 821 triệu USD năm 2000 lên đến 2.395 triệu USD năm 2002 Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã tạo cơ hội tiếp cận thị trường rất lớn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là những sản phẩm chế tạo sử dụng nhiều lao động, trước đây chịu mức thuế quan cao tới 40%, nay Việt Nam được hưởng Quy chế tối huệ quốc (MFN), Quy chế thương mại bình thường (NTR) nên... trưởng của ngoại thương giữa hai nước trong năm 2002 và tiếp tục từ đó tới nay Năm 2002, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng 128%, tiếp tục tăng 64,5% và đạt 3,9 tỉ USD Hoa Kỳ đã củng cố vị trí là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam trong giai đoạn này Sự bùng nổ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã đóng góp tới 90% trong tổng mức tăng trưởng xuất khẩu (10%) năm 2002... ngoại thương - Xuất khẩu tăng rất chậm Trong kim ngạch NK, tỷ trọng viện trợ không hoàn lại lớn Ngoại thương chủ yếu với các nước XHCN (chiếm 85-90% tổng kim ngạch buôn bán với nước ngoài) - Nhập siêu cực kỳ lớn: Nếu cộng cả giai đoạn từ năm 1958 đến 1975 theo số liệu của bảng 6.2 thì tổng giá trị xuất khẩu chỉ là 1,129 tỷ Rúp nhưng giá trị nhập khẩu lên đến 3,693 tỷ Rúp 11 3.3 .Ngoại thương Việt Nam từ . thấp.3.4 .Ngoại thương Việt Nam từ 1986 đến 1999* Bối cảnh : Việt Nam chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm 1986. Kể từ đó, Việt Nam đã. 3.4. Ngoại thương VN 1986 đến 2000. .......................................................................12Chương 4: NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TỪ 2000 ĐẾN NAY. ..........................16

Ngày đăng: 30/10/2012, 14:21

Hình ảnh liên quan

* Tình hình ngoại thương - Ngoại thương Việt Nam từ năm 2000 đến nay

nh.

hình ngoại thương Xem tại trang 15 của tài liệu.
* Tình hình ngoại thương - Ngoại thương Việt Nam từ năm 2000 đến nay

nh.

hình ngoại thương Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng 3 :Cơ cấu nhập khẩu phân theo nhóm hàng giai đoạn 1986-1995 - Ngoại thương Việt Nam từ năm 2000 đến nay

Bảng 3.

Cơ cấu nhập khẩu phân theo nhóm hàng giai đoạn 1986-1995 Xem tại trang 17 của tài liệu.
Bảng 4 :Thị trường xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam giai đọan 1986-1995. Đơn vị: Triệu USD - Ngoại thương Việt Nam từ năm 2000 đến nay

Bảng 4.

Thị trường xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam giai đọan 1986-1995. Đơn vị: Triệu USD Xem tại trang 18 của tài liệu.
Bảng 6: Mục tiêu chiến lược về xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 - Ngoại thương Việt Nam từ năm 2000 đến nay

Bảng 6.

Mục tiêu chiến lược về xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng 7 :Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2000 và 2002 - Ngoại thương Việt Nam từ năm 2000 đến nay

Bảng 7.

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2000 và 2002 Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng 8 :Kim ngạch xuất khẩu hai năm gần đây (%) - Ngoại thương Việt Nam từ năm 2000 đến nay

Bảng 8.

Kim ngạch xuất khẩu hai năm gần đây (%) Xem tại trang 35 của tài liệu.
Hình 1 :Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam theo thị trường, 2004-2005 (%) - Ngoại thương Việt Nam từ năm 2000 đến nay

Hình 1.

Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam theo thị trường, 2004-2005 (%) Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 9: Trị giá xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam giai đoan 2000-2005 - Ngoại thương Việt Nam từ năm 2000 đến nay

Bảng 9.

Trị giá xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam giai đoan 2000-2005 Xem tại trang 40 của tài liệu.
Bảng 12: Xuất nhập khẩu dịch vụ năm 2006-2008 - Ngoại thương Việt Nam từ năm 2000 đến nay

Bảng 12.

Xuất nhập khẩu dịch vụ năm 2006-2008 Xem tại trang 50 của tài liệu.
Hình 5: Ngoại thương Việt Nam 2000-2009 - Ngoại thương Việt Nam từ năm 2000 đến nay

Hình 5.

Ngoại thương Việt Nam 2000-2009 Xem tại trang 64 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan