THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI TECHCOMBANK

30 1.3K 8
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI TECHCOMBANK

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI TECHCOMBANK 2.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh của Techcombank. 2.1.1 Đôi nét về quá trình hình thành và phát triển của Techcombank NHTMCP Kỹ thương Việt Nam – Techcombank được thành lập ngày 27 tháng 09 năm 1993 theo giấy phép hoạt động số 0040/NH-GP là một trong những NHTMCP đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn là 20 tỷ đồng, trụ sở chính đặt tại 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sau 2 năm kể từ ngày thành lập, năm 1995 Techcombank đã tăng vốn điều lệ lên 51,495 tỷ đồng. Cũng trong năm này, Techcombank thành lập chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh, đánh dấu bước khởi đầu cho quá trình phát triển nhanh chóng của Techocmbank tại các đô thị lớn. Liên tục trong các năm sau, Techcombank tiếp tục tăng vốn điều lệ, mở rộng mạng lưới hoạt động với việc thành lập các phòng giao dịch, chi nhánh, không ngừng tăng số lượng cán bộ nhân viên. Sau chặng đuờng 15 năm liên tục phát triển, Techcombank đó chuyển hội sở chính về 70-72 Bà Triệu với số vốn điều lệ đến thời điểm này lên đến hơn 2700 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng về tổng tài sản và doanh thu hàng năm của Techcombank trong nhiều năm qua luôn đạt từ 30% trở lên. Tính đến thời điểm 31/12/2007, tổng tài sản của Techcombank đạt trên 39558 tỷ đồng. Techcombank hiện nay đã có 130 điểm giao dich tại 26 tỉnh thành trên cả nước, trở thành NHTMCP có mạng lưới giao dịch đứng đầu khu vực miền Bắc và đứng thứ hai trên cả nước sau Sacombank. Tổng số cán bộ công nhân viên lên đến 2.900 người. Một số thành công mà Techcombank đạt được: Năm 2002: Là Ngân hàng Cổ phần có mạng lưới giao dịch rộng nhất tại thủ đô Hà Nội. Mạng lưới bao gồm Hội sở chính và 8 Chi nhánh cùng 4 Phòng giao dịch tại các thành phố lớn trong cả nước.Vốn điều lệ tăng lên 104,435 tỷ đồng.Chuẩn bị phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn điều lệTechcombank lên 202 tỷ đồng. Năm 2005: Thẻ F@stAccess của Techcombank được bình chọn nhận giải thưởng Sao vàng Đất Việt do Hội các nhà DN trẻ Việt Nam và Trung ương Đoàn thanh niên trao tặng. Năm 2006: là NHTMCP đầu tiên tại Việt Nam được xếp hạng bởi Moody’s, vinh dự nhận cúp Vàng “ Vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền vững” do Tổng liên đoàn Việt Nam chứng nhận, nhận danh hiệu “NH có thành tích xuất sắc trong hoạt động TTQT năm 2005” do Wichovia và Citi bank trao tặng, được The Banks of New Yorks trao chứng nhận chất lượng chuyển tiền bằng điện Swift, là một trong 500 thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam do người tiêu dùng bình chọn. Năm 2007: đã được bộ Công Thương chọn làm NH đầu tiên được trở thành thành viên của Hiệp hội Thương mại điện tử (VECOM) từ tháng 7/2007, nhận giải thưởng “TTQT xuất sắc năm 2006” do Citibank trao tặng, nhận giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2006”, là NH Việt Năm đầu tiên và duy nhất được Financial Insights (một chi nhánh của công ty tư vấn công nghệ hàng đầu thế giới IDC trực thuộc tập đoàn IDC) trao tặng giải thưởng về công nghệ NH, công nhận những thành tựu về ứng dụng công nghệ đi đầu trong giải pháp phát triển thị trường. Hiện nay, Techcombank là thành viên của: Hiệp hội NH Việt Nam, Hiệp hội NH Châu á, Tổ chức thanh toán toàn cầu Swift, Tổ chức thẻ quốc tế Visa, Tổ chức thẻ quốc tế Master Card Năm 2008: Nhận danh hiệu “Dịch vụ được hài lòng nhất năm 2008” do độc giả của báo Sài Gòn Tiếp thị bình chọn. Tháng 03/2008 ra mắt thẻ tớn dụng Techcombank Visa Credit; Tháng 05/2008: Triển khai máy gửi tiền tự động ADM. Techcombank hiện đang phục vụ hơn 13000 khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, 200000 khách hàng dân cư và các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân có quy mô lớn. Với địa bàn hoạt động rộng rãi, khách hàng đa dạng và hoạt động với phương châm “ Sáng tạo giá trị, chia sẻ thành công”, Techcombank luôn kịp thời nắm bắt những biến động của thị trường để có hình thức huy động vốn thích hợp, tạo nên nguồn vốn liên tục tăng trưởng đáp ứng nhanh chóng cho các nhu cầu vốn cần thiết cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cũng như đáp ứng mọi nhu cầu có thể phát sinh của các khách hàng cá nhân. Về hợp tác quốc tế, Techcombank đã có mạng lưới NHĐL tại gần 100 quốc gia với trên 400 NH và trên 11000 địa chỉ trên toàn thế giới. Hiện tại, Techcombank đang tiếp tục trao đổi với nhiều NH nước ngoài để thiết lập hoặc tiếp tục nâng hạn mức xác nhận L/C, hạn mức FX và các khoản tài trợ thương mại khác theo mô hỡnh TFFP của ADB… Nhiều NH hàng đầu trên thế giới cũng đang có những bước tiếp cận và tăng cường quan hệ với Techcombank. *Mô hình tổ chức và quản lý của Techcombank Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức và quản lý của Techcombank Đại hội cổ đông Hội đồng quản trị Ban tổng giám đốc Hội đồng tín dụng UB Quản lý TSN,TSC hội Văn phòng đương quản trị UB Quản lý rủi ro Các ban và phòng chức năng Trung tâm GD CN cấp 1 Tổ chức Phòng GD Phòng GD CN cấp 2 Phòng GD CN cấp 3 Ban kiểm soát UB chính sách tiền lương 2.1.2 Khái quát về hoạt động kinh doanh của Techcombank 2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn Xu thế chung của cỏc NHTM Việt Nam hiện nay là kinh doanh đa năng và trở thành ngân hàng bán lẻ, Techcombank không nằm ngoài xu thế đó. Công tác huy động vốn luôn được chú trọng với nhiều hình thức huy động phong phú, các mức lãi suất hấp dẫn. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, để khẳng định mình và đứng vững, Techcombank luôn đặt huy động vốn lên hàng đầu để đáp ứng nhu cầu tín dụng ngày càng tăng. Bảng số 2.1: Tình hình nguồn vốn giai đoạn 2003 - 2009 tại Techcombank ( Đơn vị : tỷ đồng) Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng nguồn vốn 5150 6920 9259 14637 34586 51894 72693 Dân cư 957 2129 3892 6684.5 14332 29733 42804 Các TCKT 1646 2414 2407 2881.5 10057. 3 10197 19543 Các TCTD 2547 2377 2960 5071 10196. 7 11964 10346 (Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Techcombank) Tính đến hết tháng 12/2009, tổng nguồn vốn huy động của Techcombank đạt 72963 tỷ đồng, tăng 40.6% so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó, huy động từ dân cư tăng gần 43.9%, huy động từ các tổ chức kinh tế tăng hơn 90% so với cuối năm 2008 và đạt 91% kế hoạch đó đề ra. Tổng nguồn vốn huy động tại Techcombank liên tục tăng trong những năm qua, vốn huy động của năm 2003 là 5150 tỷ đồng, đến năm 2007 tăng xấp xỉ 7 lần, đạt 34586 tỷ đồng và tăng lên con số 51894 tỷ đồng năm 2008 Biểu đồ 2.1 Tổng nguồn vốn và nguồn huy động của ngân hàng giai đoạn 2003-2009 Dựa vào bảng số liệu cũng như biểu đồ có thể thấy về tổng nguồn vốn huy động của Techcombank qua các năm, ta nhận thấy nguồn vốn tăng trưởng cao, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2008 có thể coi là năm phát triển vượt bậc của Techcombank với tổng nguồn vốn huy động lên đến 51894 tỷ đồng (huy động từ dân cư tăng gấp đôi năm 2007, huy động từ các TCKT tương đối ổn định),mặc dự vậy con số này mới chỉ đạt 98% so với kế hoạch đề ra. Để có được nguốn vốn tăng trưởng cao như vậy qua các năm, Techcombank đã không ngừng nỗ lực và áp dụng nhiều biện pháp như: đa dạng hoá các hình thức tiết kiệm (tiết kiệm định kỳ “Vỡ tương lai”, tiết kiệm Đa năng, tiết kiệm Bảo gia, tiết kiệm Giáo dục…); triển khai các đợt tiết kiệm dự thưởng; mở tộng các dịch vụ tài khoản; tăng cường quảng cáo tiếp thị; đưa ra nhiều mức lãi suất cạnh tranh, . Đây là một dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ niềm tin của khách hàng đối với Techcombank. 2.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn Sử dụng vốn là vấn đề hết sức quan trọng của đối với một NHTM. Với số vốn huy động được, NHTM phải đảm bảo cho việc sử dụng vốn của mình đạt được mục đích an toàn vốn,và thu được lợi nhuận cao. Có rất nhiều nghiệp vụ tham gia vào hoạt động sử dụng vốn của NHTM, nhưng nghiệp vụ tín dụng luôn là một nhiệm vụ quan trọng và chiểm một tỷ trọng lớn. Hoạt động tín dụng tại Techcombank luôn bám sát mục tiêu tăng trưởng gắn với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn và phát triển các dịch vụ trên nguyên tắc chấp hành nghiêm chỉnh giới hạn tín dụng. Bảng 2.2: Tình hình dư nợ giai đoạn 2003 - 2009 tại Techcombank (Đơn vị : tỷ đồng) Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng dư nợ 2297 3465 5380 8810 2018 8 26446 42578 Dư nợ ngắn hạn 2498 3746 6193 1487 9 20149 31572 Dư nợ trung, dài hạn - 967 1633 2617 5309 6297 11006 (Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2003-2009 tại Techcombank) Tổng dư nợ tăng qua các năm, giai đoạn từ năm 2003-2005 tăng trường trung bình năm sau so với năm trước vào khoảng 50%. Năm 2006 tăng 63% so với năm 2005 do đây là giai đoạn nước ta bắt đầu hội nhập vào nền kinh tế thị trường, các hàng rào bắt đầu thông thoáng hơn và các doanh nghiệp tính tới hoạt động xuất khẩu ra thị trường nước ngoài nhiều hơn. Năm 2007-2008 tăng trưởng nhẹ hơn những năm trước nhưng con số tuyệt đối cũng đã tăng đáng kể. Tính đến cuối năm 2008, dư nợ đã tăng 31% so với thời điểm cuối năm 2007 trong khi đó nợ xấu chiếm 2.56% nằm trong giới hạn an toàn theo quy định của ngân hàng Nhà Nước(dưới 3%). Hoạt động trên thị trườn liên ngân hàng của Techcombank khá năng động để đáp ứng tốt nhất nhu cầu thanh khoản của hệ thống và tối ưu hóa nguồn vốn trong những lúc đầu ra tín dụng cần phải thắt chặt do những khó khăn của nền kinh tế dẫn đến khả năng trả nợ của khách hàng khó được đảm bảo chắc chắn. Cuối năm 2009 dư nợ tăng 61% so với năm 2008, nợ xấu chiếm 2.49% giảm 0.07% so với năm 2008. Tỷ lệ an toàn vốn năm 2009 là 9.6% đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng. Techcombank đạt được thành tích vượt bậc trên là do đã chủ động tìm kiếm, khai thác khách hàng vay vốn có tình hình tài chính lành mạnh, đồng thời luôn bắt kịp tình hình sản xuất kinh doanh của DN. Đối với các DN cũng đã giảm dần dư nợ và tích cực thu nợ xấu, nợ quá hạn,… Do vậy, cùng với sự tăng trưởng của dư nợ tín dụng thì chất lượng tín dụng của Techcombank cũng được đảm bảo. 2.1.2.3 Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối. Bên cạnh các nghiệp vụ truyền thông, Techcombank rất chú trọng và triển khai làm tốt các nghiệp vụ NH đối ngoại như: kinh doanh tiền tệ, bảo lãnh và TTQT Doanh số thanh toán quốc tế năm 2008 đạt 3.369,83 triệu USD tăng 23.76% so với năm 2007. Tổng phí thu được từ thanh toán quốc tế là 176,42 tỷ đồng chiếm 31.07% tổng doanh thu dịch vụ. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ từ năm 2003 đến năm 2006 nhìn chung là tăng trưởng. Tuy năm 2005 có sự sụt giảm (TN thuần từ KDNT năm 2004 là 2062 tỷ đồng đến năm 2005 chỉ cũn 1872 tỷ đồng) nhưng lại có sự tăng trở lại và tăng đột biến vào năm 2006 (TN thuần từ KDNT năm 2006 là 7491 triệu VNĐ, gấp gần 4 lần năm 2005). Công tác TTQT của Techcombank trong những năm gần đây được mở rộng cả về chủng loại và chất lượng như: chuyển tiền, TDCT, bảo lãnh, chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ với nước ngoài, đầu cơ trên thị trường tiền tệ .nên có sự gia tăng mạnh mẽ, mang lại doanh thu lên đến 40% doanh thu dịch vụ của Techcombank. Phí thu được từ các hoạt động này chiếm một tỷ trọng lớn trong doanh thu của Techcombank. Chất lượng thanh toán quốc tế cũng ngày được nâng cao, các nghĩa vụ cam kết với khách hàng ngày càng được quan tâm và thực hiện đầy đủ, do đó uy tớn của ngân hàng ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế . 2.1.2.4 Hoạt động khác. Bên cạnh những thành tích về huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế… Để tăng cường uy tín của Techcombank đối với khách hàng, ngân hàng Techcombank cũng có hàng loạt những hoạt động khác, đóng góp không nhỏ vào thành công của Techcombank. Năm 2008 Techcombank đã triển khai dịch vụ thẻ tương đối tốt, với việc phát hành gần 300.000 thẻ các loại trong đó có gần 100.000 thẻ VISA debit và credit, Techcombank đó trở thành ngân hàng phát hành thẻ quốc tế lớn nhất tại Việt Nam với thị phần 14% thẻ quốc tế phát hành. Công tác quản lý chất lượng dịch vụ cũng được tăng cường mạnh mẽ với phương châm đem lại sự hài lòng cho khách hàng, Techcombank liên tục tìm kiếm các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ. Công tác phát triển mạng lưới cũng được chú trọng, năm 2008 công tác này có những chuyển biến đáng kể, với tổng số hơn 40 điểm giao dịch mở mới trong năm 2008, Techcombank đó tăng số lượng chi nhánh và văn phòng giao dịch lên tới 169 điểm, trải rộng trên 35 tỉnh thành trong cả nước. Năm 2009, Techcombank đó khai trương hoạt động 9 chi nhánh, 19 phòng giao dịch và 2 quỹ tiết kiệm, nâng tổng số lượng chi nhánh và phòng giao dịch lên 188 điểm trải rộng trên cả nước. Ngoài ra Techcombank còn không ngừng chú ý và nâng cao khả năng quản trị rủi ro, từng bước hoàn thiện hệ thống quản lý, giám sát rủi ro chuyên sâu. Năm 2008, việc tập trung hóa công tác thẩm định tín dụng tại hội sở đó giúp Techcombank tối ưu hóa nguồn lực và giảm thiểu rủi ro tín dụng ngân hàng. Trong năm 2009 ngân hàng đã thành lập mới bộ phận Giám sát tín dụng, phòng Thẩm định để tăng cường khả năng quản lý chất lượng nợ, kiện toàn hoạt động quản lý rủi ro đối với nhóm khách hàng chính. Ban lãnh đạo quyết tâm xây dựng hệ thống quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế với đội ngũ nhân sự có khả năng làm chủ công cụ quản trị hiện đại. 2.2 Thực trạng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của Techcombank. 2.2.1 Ban hành và áp dụng các quy chế về hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu. 2.2.1.1 Tài trợ vốn lưu động để thu, mua, chế biến, gia công, sản xuất kinh doanh hàng XK có thị trường tiêu thụ Đây là biến tướng của nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất. Để được NH chấp nhận cho vay vốn thì DN phải đáp ứng các điều kiện về mục đích sử dụng vốn vay; có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ; có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh cụ thể, khả thi và phương án trả nợ… Với quan điểm doanh nghiệp không chỉ là khách hàng mà còn là đối tác kinh doanh, Techcombank luôn sát cánh cùng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp xuất nhập khẩu chịu nhiều ảnh hưởng do thị trường thu hẹp, đồng thời USD tăng giá mạnh, hoạt động tín dụng bị thắt chặt… Với tiềm lực tài chính mạnh và chiến lược kinh doanh đúng đắn, Techcombank luôn duy trì giải ngân và hỗ trợ vốn, đảm bảo khả năng thanh toán cho các hợp đồng kinh tế của doanh nghiệp, trở thành điểm tựa vững chắc cho hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong những năm qua. Lãi suất cho vay được Techcombank áp dụng khác nhau tùy thuộc từng khách hàng. Techcombank áp dụng mức lãi suất cho vay thỏa thuận nhưng lãi cho vay tối thiểu đối với cho vay nội tệ được thấp hơn tối đa 0.01%/tháng so với lãi suất cho vay của các NHTM khác trên địa bàn, với cho vay ngoại tệ thì tối thiểu chỉ được thấp hơn tối đa 0.1%/năm so với lãi suất cho vay của các NHTM khác trên địa bàn. Năm 2008 Techcombank đã đi đầu với việc giới thiệu sản phẩm dịch vụ mới như tài trợ xuất khẩu với lãi xuất ưu đãi, chứng từ xuất khẩu trọn gói… Tổng doanh số năm 2008 tăng 23.81% so với năm 2007, đạt mức 3.37 tỷ đô la Mỹ và đóng góp 176 tỷ đồng doanh thu cho ngân hàng. Techcombank cũng là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam được IFC nâng hạn mức bảo lãnh lên tới 50 triệu USD [...]... của hoạt động tài trợ thương mại quốc tế, các ngân hàng thương mại khác cũng chú trọng và thúc đẩy các hình thức tài trợ Rõ ràng, với một quốc gia đang phát triển với tốc độ nhanh như Việt Nam thì hoạt động tài trợ TMQT là một lĩnh vực hứa hẹn nhiều tiềm năng Chính vì vậy mà không chỉ riêng Techcombank chú trọng phát triển hoạt động này mà nhiều NH khác cũng đang ra sức đa dạng hóa các loại hình tài trợ. .. của Techcombank Quy mô hoạt động tài trợ XNK tại Techcombank vẫn còn nhỏ, doanh số tài trợ XNK chưa cao Mặc dù từ khi đi vào hoạt động đến nay doanh số tài trợ XNK đã tăng mạnh, với tốc độ cao nhưng so với các NHTM cổ phần khác và đặc biệt so với Vietcombank, Eximbank,…thì quy mô hoạt động của Techcombank còn nhỏ bé, số lượng thương vụ còn ít, giá trị mỗi thương vụ chưa cao, do đó giá trị tài trợ XNK... Hoạt động tài trợ TMQT cần có sự phối hợp nhịp nhàng của ba bộ phận là bộ phận tín dụng, bộ phận TTQT, bộ phận kinh doanh ngoại hối Nếu NH biết cách phối hợp hoạt động của ba bộ phận này thì chắc chắn hiệu quả của tài trợ TMQT sẽ tăng lên rất nhiều Tại Techcombank, trong tài trợ ngoại thương các phòng ban này hoạt động gần như độc lập với nhau, không tạo thành một quy trình khép kín Tài trợ ngoại thương. .. 2.2.2 Tình hình thực hiện hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Techcombank trong thời gian qua Với những nỗ lực nhằm phát triển không ngừng, Techcombank đã đạt được những thành tựu cơ bản trong lĩnh vực tài trợ TMQT Techcombank đã đạt được rất nhiều thành công với mục tiêu đa dạng hóa dịch vụ sản phẩm bằng sự ra đời và khẳng định vị trí ngày càng vững chắc của hàng loạt các nghiệp vụ tài trợ TMQT như:... từ hoạt động bảo lãnh là 639.5tỷ đồng, tăng 226 tỷ so với năm 2005, tương ứng với tăng thêm 54.65% Đến năm 2007, doanh thu từ hoạt động bảo lãnh tăng lên đột biến, tăng 2.1 lần so với năm 2006, tương đương với mức tăng 708.8 tỷ đồng 2.3 Đánh giá hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Techcombank 2.3.1 Những kết quả đạt được Giai đoạn từ 2005-2009 là khoảng thời gian thành công xuất sắc nhất của Techcombank. .. nhiệm thực hiện các quy định, quy trình nghiệp vụ đảm bảo an toán trong hoạt động ngân hàng Tuy nhiên trong thời gian quan, Ban kiểm soát nội bộ chỉ tập trung vào hoạt động tín dụng khối xây lắp mà chưa chú trọng đúng mức đến hoạt động tín dụng XNK Hoạt động Marketing sản phẩm tài trợ XNK chưa được chú trọng Trong điều kiện hiện nay đặc biệt khi các NHTM ra sức phát triển để hội nhập kinh tế quốc tế thì... gây khó khăn cho nghiệp vụ tài trợ XNK Trong hoạt động tài trợ XNK còn gặp nhiều rủi ro Dư nợ tín dụng tài trợ XNK quá hạn còn chiếm tỷ trọng đáng kể Dư nợ tín dụng tài trợ XNK không những làm giảm chất lượng nghiệp vụ tài trợ XNK mà còn gây khó khăn trong việc hoàn thành mục tiêu nâng cao chất lượng, tăng trưởng tín dụng Đồng thời ảnh hưởng không tốt đến uy tín, hình ảnh của Techcombank Nguyên nhân khách... dẫn đến tình trạng nhiều khi khách hàng xin tài trợTechcombank nhưng lại tiến hành thanh toán ở một NH khác hay khách hàng chỉ sử dụng dịch vụ TTQT ở Techcombank Cũng như có trường hợp khách hàng xin tài trợ đồng thời thanh toán tại Techcombank nhưng do hoạt động còn rời rạc, nhiều công đoạn rườm rà nên đã gây mất nhiều thời gian, chi phí cho DN từ đó mà độ tín nhiệm với các sản phẩm tài trợ XNK của... khâu đặc biệt quan trọng quy định chất lượng haọt động tài trợ, là cơ sở NH ra quyết định tài trợ với những dự án an toàn và khả thi Hạn chế về công nghệ NH Công nghê chính là nền tảng cho sự phát triển của mọi DN trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là với DN kinh doanh trong lĩnh vực NH Tại Techcombank các chương trình phục vụ cho các hoạt động Tài trợ TMQT vẫn chưa hoàn thiện, còn nhiều lỗi trong... là doanh nghiệp giai đoạn 2004-2008 2.2.1.2 Hoạt động bảo lãnh trong tài trợ thương mại quốc tế Trên cơ sở Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN ngày 25/08/2000 của Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành quy chế bảo lãnh NH, ngày 18/01/2001 Techcombank ban hành quy chế bảo lãnh NH trong toàn hệ thống Techcombank thực hiện các bảo lãnh sau: Bảo lãnh vay vốn; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán; Bảo . 2.2 Thực trạng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của Techcombank. 2.2.1 Ban hành và áp dụng các quy chế về hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu. 2.2.1.1 Tài. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI TECHCOMBANK 2.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh của Techcombank. 2.1.1 Đôi

Ngày đăng: 18/10/2013, 18:20

Hình ảnh liên quan

Dựa vào bảng số liệu cũng như biểu đồ có thể thấy về tổng nguồn vốn huy động của Techcombank qua các năm, ta nhận thấy nguồn vốn tăng trưởng cao,  năm sau cao hơn năm trước - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI TECHCOMBANK

a.

vào bảng số liệu cũng như biểu đồ có thể thấy về tổng nguồn vốn huy động của Techcombank qua các năm, ta nhận thấy nguồn vốn tăng trưởng cao, năm sau cao hơn năm trước Xem tại trang 6 của tài liệu.
Bảng 2.5: Doanh số thanh toán L/C và thanh toán L/Cxuất - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI TECHCOMBANK

Bảng 2.5.

Doanh số thanh toán L/C và thanh toán L/Cxuất Xem tại trang 15 của tài liệu.
Bảng 2.4: Doanh số thanh toán L/C trả chậm - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI TECHCOMBANK

Bảng 2.4.

Doanh số thanh toán L/C trả chậm Xem tại trang 15 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan