Rủi ro trong TTQT theo phương thức Tín dụng chứng từ

19 167 0
Rủi ro trong TTQT theo phương thức Tín dụng chứng từ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Rủi ro trong TTQT theo phương thức Tín dụng chứng từ 1.1 TTQT của Ngân hàng Thương mại 1.1.1 Khài niệm Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với các tổ chức hay cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế, thường được thông qua quan hệ giữa các Ngân hàng của các nước có liên quan. 1.1.2 Vai trò của TTQT 1.1.2.1 Đối với nền kinh tế Hoạt động TTQT đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước. Một quốc gia không thể phát triển với chính sách đóng cửa, chỉ dựa vào tích lũy trao đổi trong nước mà phải phát huy lợi thế so sánh, kết hợp giữa sức mạnh trong nước với môi trường kinh tế quốc tế. trong bối cảnh hiện nay khi các quốc gia đều đặt kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước thì vai trò hoạt động của TTQT ngày càng được khẳng định. TTQT là mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh tế quốc dân. TTQT là khâu quan trọng trong giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau. TTQT góp phần giải quyết mối quan hệ hàng hóa tiền tệ, tạo nên sự liên tục của quá trình sản xuất và đẩy hanh quá trình lưu thông hàng hóa trên phạm vi quốc tế. Nếu hoạt động TTQT được tiến hành nhanh chóng, an toàn sẽ khiến hoạt động lưu thông hàng hóa tiền tệ giữa người mua, người bán diễn ra trôi chảy, an toàn hơn. TTQT làm tăng cường các mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, giúp cho quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và giảm bớt chi phí cho các chủ thể tham gia. Bên cạnh đó, hoạt động TTQT làm tăng khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, đồng thời thu hút một lượng ngoại tệ đáng kể vào Việt Nam. 1.1.2.2 Đối với khách hàng Vai trò trung gian thanh toán trong hoạt động TTQT của các NHTM giúp quá trình thanh toán theo yêu cầu của khách hàng được tiến hành nhanh chóng, chính xác, an toàn, tiện lợi và tiết kiệm tối đa chi phí. Trong quá trình thực hiện thanh toán, nếu khách hàng không có đủ khả năng tài chính cần đến sự tài trợ của ngân hàng thì ngân hàng sẽ chiết khấu bộ chứng từ. Qua việc thực hiện thanh toán, ngân hàng còn có thể giám sát được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để có những vấn cho khách hàng và điều chỉnh chiến lược khách hàng. 1.1.2.3 Đối với bản thân ngân hàng TTQT là một loại nghiệp vụ liên quan dến tài sản ngoại bảng của ngân hàng. Hoạt động TTQT giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan tới TTQT. Trên cơ sở đó giúp ngân hàng tăng doanh thu, nâng cao uy tín cho ngân hàng và tạo dựng niềm tin cho khách hàng. Điều đó không chỉ giúp ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động mà còn là một ưu thế tạo nên sức cạnh tranh của ngân hàng trong cơ chế thị trường. Hoạt động TTQT không chỉ là một hoạt động đơn thuần mà còn là hoạt động hỗ trợ bổ sung cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Hoạt động TTQT được thực hiện tốt sẽ mở rộng cho hoạt động tín dụng XNK, phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, tài trợ thương mại và các hoạt động ngân hàng quốc tế khác Hoạt động TTQT làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng. Khi thực hiện nghiệp vụ TTQT, ngân hàng có thể thu được nguồn vốn ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ TTQT với các ngân hàng dưới hình thức các khoản ký quỹ chờ thanh toán. TTQT còn tạo điều kiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Các ngân hàng sẽ áp dụng công nghệ tiên tiến để hoạt động TTQT được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác, nhằm phân tán rủi ro, góp phần mở rộng quy mô và mạng lưới ngân hàng. Hoạt động TTQT cũng làm tăng cường mối quan hệ đối ngoại của ngân hàng, tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng, nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế, trên cơ sở đó khai thác nguồn tài trợ của các ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng nhu cầu về vốn của ngân hàng Tóm lại, có thể khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động TTQT của NHTM đối với khách hàng, nền kinh tế và bản thân ngân hàng. 1.1.3 Phương thức tín dụng chứng từ 1.1.3.1 Khái niệm  Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một thỏa thuận, trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.  Các bên tham gia vào phương thức thanh toán tín dụng chứng từ: - Người yêu cầu mở thư tín dụng: người mua, người nhập khẩu, người phải trích tài khoản của mình để thanh toán. - Ngân hàng phát hành: Ngân hàng phát hành còn được gọi là ngân hàng mở thư tín dụng là ngân hàng phát hành thư tín dụng theo yêu cầu của người nhập khẩu - Ngân hàng thông báo: Có thể là một ngân hàng đại lý hoặc là chi nhánh của ngân hàng mở thư tín dụng đặt ra tại nước người xuất khẩu. - Ngưởi hưởng lợi: người xuất khẩu, người bán hàng hóa hay người ký phát hối phiếu được hưởng lợi thư tín dụng do người nhập khẩu mở 1.1.3.2 Nội dung L/C  Khái niệm: Thư tín dụng là một bản cam kết trả tiền do NH phát hành (NH mở L/C) mở theo chỉ thị của người NK (người yêu cầu mở L/C), để trả một số tiền nhất định cho người XK (người thụ hưởng) với điều kiện người đó phải thực hiện đầy đủ những quy định trong L/C. Thư tín dụng có tính chất quan trọng vì tuy được hình thành trên cơ sở hợp đồng ngoại thương nhưng sau khi được thiết lập, nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng này. Một khi L/C đã được mở và được các bên chấp nhận thì cho dù nội dung của L/C có đúng với hợp đồng ngoại thương hay không cũng không làm thay đổi quyền lợi và nghĩa vụ và của các bên có liên quan. Có nghĩa là khi thanh toán ngân hàng chỉ căn cứ vào bộ chứng từ, khi nhà XK xuất trình bộ chứng từ phù hợp về mặt hình thức với những điều khoản quy định trong L/C thì ngân hàng phát hành L/C phải trả tiền vô điều kiện cho nhà XK.  Nội dung: (1) Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C, loại thư tín dụng. Về số hiệu, tất cả các th ư tín dụng đều phải có số hiệu riêng của nó để có thể trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện thư tín dụng. Số hiệu của thư tín dụng còn được dùng để ghi vào các chứng từ có liên quan. Địa điểm mở L/C là nơi mà ngân hàng mở L/C viết cam kết trả tiền cho người xuất khẩu. Địa điểm này có ý nghĩa trong việc chọn luật áp dụng khi xảy ra tranh chấp nếu có xung đột pháp luật về L/C đó. Ngày mở L/C là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của ngân hàng mở L/C với người xuất khẩu, là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C và cuối cùng là căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu thực hiện việc mở L/C có đúng hạn như đã quy định trong hợp đồng không. (2) Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ. Những người có liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ nói chung có hai loại, đó là các thương nhân và các ngân hàng. Các thương nhân chỉ bao gồm những người nhập khẩu, tức là người yêu cầu mở L/C; người xuất khẩu là người hưởng lợi L/C. Các ngân hàng tham gia trong phương th ức tín dụng chứng từ gồm có ngân hàng mởL/C, ngân hàng thông báo, ngân hàng trả tiền, ngân hàng xác nhận v.v Ngân hàng mở L/C là ngân hàng thường được hai bên mua bán thỏa thuận lựa chọn và quy định trong hợp đồng, nếu chưa có sự quy định trước, người nhập khẩu có quyền lựa chọn. (3) Số tiền của thư tín dụng. Số tiền của thư tín dụng vừa được ghi bằng số, vừa đ ược ghi bằng chữ và thống nhất với nhau. Không thể chấp nhận một thư tín dụng có số tiền ghi bằng số và bằng chữ mâu thuẫn nhau. Tên của đơn vị tiền tệ phải ràng, vì cùng một tên gọi là đôla nhưng trên thế giới có nhiều loại đôla khác nhau. Không nên ghi số tiền dưới dạng một số tuyệt đối (4) Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng ghi trong thư tín dụng. Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu, nếu người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp với những điều quy định trong L/C. Thời hạn hiệu lực của L/C bắt đầu tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực L/C. (5) Những nội dung về hàng hóa như tên, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu v.v cũng được ghi vào tín dụng. (6) Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa như điều kiện cơ sở giao hàng (FOB, CIF, CFR), nơi gửi và nơi giao hàng, cách vận chuyển và cách giao hàng v.v cũng được ghi vào thư tín dụng (7) Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình là một nội dung then chốt của thư tín dụng bởi vì bộ chứng từ quy định trong thư tín dụng là một bằng chứng của người xuất khẩu chứng minh rằng m ình đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và làm đúng những điều quy định của thư tín dụng, do vậy ngân hàng mở L/C phải dựa vào đó để tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu, nếu bộ chứng từ phù hợp với những điều quy định trong thư tín dụng. (8) Những điều khoản khác. Nếu có những điều khoản đặc biệt nào khác cần ghi trong thư tín dụng. (9) Sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C Sự cam kết của ngân hàng là nội dung quan trọng của thư tín dụng và nó ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở L/C. 1.1.3.3 Phân loại L/C - Thư tín dụng không thể hủy bỏ (Irrevocable Letter of Credit): Là loại thư tín dụng sau khi đã mở ra thì ngân hàng mở L/C không được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của nó, trừ khi có sự thỏa thuận khác của các b ên tham gia thư tín dụng. Đây là loại thư tín dụng được áp dụng rộng rãi nhất trong thanh toán quốc tế và là loại L/C cơ bản nhất. - Thư tín dụng không thể hủy bỏ có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C): Là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ đ ược một ngân hàng khác xác nhận đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở L/C. Do có hai ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nên đây là loại đảm bảo nhất cho người xuất khẩu. - Thư tín dụng không thể hủy bỏ, miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C): Là loại L/C mà sau khi người xuất khẩu đã được trả tiền thì ngân hàng mở L/C không còn quyền đòi lại tiền người xuất khẩu trong bất cứ trường hợp nào. Khi sử dụng loại này, người xuất khẩu phải ghi câu “miễn truy đòi người ký phát” lên hối phiếu và trong L/C. Loại này cũng được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế. - Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C): Là thư tín dụng không thể hủy bỏ trong đó quy định quyền của người hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu ngân hàng mở L/C chuyển nhượng toàn bộ hay một phần số tiền của L/C cho một hay nhiều người khác. L/C chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần. Chi phí chuyển nhượng thường do người hưởng lợi đầu tiên chịu. - Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C): Là loại L/C không thể hủy bỏ sau khi sử dụng xong hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ và cứ như vậy nó tuần hoàn cho đến khi nào tổng giá trị hợp đồng được thực hiện. Thư tín dụng tuần hoàn cần ghi ngày hết hiệu lực cuối cùng và số lần tuần hoàn và giá trị tối thiểu của mỗi lần đó. Nếu việc tuần hoàn căn cứ vào thời hạn hiệu lực trong mỗi lần tuần hoàn thì phải ghi có cho phép số được của L/C trước cộng dồn vào những L/C kế tiếp hay không, nếu cho phép thì gọi nó là tuần hoàn tích lũy (Cumulative Revolving L/C). - Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C): Sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình hưởng, người xuất khẩu dùng L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho người hưởng lợi khác với nội dung gần giống như L/C ban đầu, L/C mở sau gọi là L/C giáp lưng. - Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C): Là loại thư tín dụng chỉ bắt đầu có hiệu lực khi thư tín dụng kia đối ứng với nó đã mở ra. Loại này thường được dùng trong phương thức mua bán hàng đổi hàng. - Thư tín dụng dự phòng (Stand - by L/C): Để đảm bảo quyền lợi cho người nhập khẩu, ngân hàng của người xuất khẩu sẽ phát hành một L/C trong đó cam kết với người nhập khẩu sẽ thanh toán lại cho họ trong trường hợp người xuất khẩu không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo L/C đã đề ra. L/C như thế gọi là L/C dự phòng. - Thư tín dụng thanh toán dần dần (Deferred payment L/C): Là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ, trong đó ngân hàng mở L/C hay ngân hàng xác nhận L/C cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán dần dần toàn bộ số tiền của L/C trong những thời hạn quy định trong L/C đo. Đây là một loại L/C trả chậm từng phần. 1.1.3.4 Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C 6 5 Ngân hàng thông báo thư tín dụng Ngân hàng mở thư tín dụng 2 8 7 1 3 5 6 4 4 Bước 1: Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu mở thư tín dụng cam kết trả tiền cho người xuât khẩu Bước 2: Căn cứ vào yêu cầu và nội dung của đơn xin mở thư tín dụng, ngân hàng sẽ lập thư tín dụng và qua ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài xuất khẩu thông báo và chuyển thư tín dụng đến cho người xuất khẩu. Bước 3: Nhận được thông báo, ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho người xuất khẩu biết toàn bộ nội dụng về việc mở thư tín dụng và khi nhận được thư tín dụng thì chuyển thư tín dụng đến cho người xuất khẩu. Bước 4: Người xuất khẩu kiểm tra kỹ nội dung của thư tín dụng , nếu chấp nhận thì tiến thành giao thàng , nếu không chấp nhận thì trực tiếp thông báo hoặc qua ngân hàng mở thư tín dụng đề nghị người nhập khẩu sủa đổi, bổ sung thư tín dụng cho phù hợp với hợp đồng. Mọi nội dung sửa đồi đều phải có xác nhận của ngân hàng mở thư tín dụng thì mới có hiệu lực. Văn bản sửa đồi trở thành một bộ phận cấu thành không thể tách rời thư tín dụng cũ và cũng không thể hủy bỏ thư tín dụng cũ. Bước 5: Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của thư tín dụng, qua ngân hàng thông báo, xuất trình cho ngân hàng mở thư tín dụng yêu cầu thanh toán. NGƯỜI NHẬP KHẨU NGƯỜI XUẤT KHẨU Bước 6: Ngân hàng mở thư tín dụng kiểm tra bô chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu, nếu không phù hợp thì từ chối trả tiền và gửi trả lại bộ chứng từ cho người xuất khẩu. Bước 7: Ngân hàng mở thư tín dụng đòi tiền người nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ hàng hóa cho người nhâp khẩu. Bước 8: Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thì thanh toán cho ngân hàng, nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ chỗi thanh toán. 1.1. Rủi ro trong TTQT theo phương thức Tín dụng chứng từ 1.2.1 Khái niệm rủi ro trong TTQT Rủi ro trong thanh toán quốc tế là những hiện tượng khách quan có liên quan và làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế. Nó do các nguyên nhân phát sinh từ quan hệ giữa các bên tham gia quan hệ thanh toán quốc tế (nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu, ngân hàng, các tổ chức, cá nhân và các tác nhân trung gian .) hoặc do các nhân tố khách quan khác gây nên. Con người có thể nhận biết được các hiện tượng khách quan đó, song không thể lượng hóa các hiện tượng đó xảy ra vào lúc nào? ở đâu? và mức độ thiệt hại thực sự đến thanh toán quốc tế. 1.2.2 Rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ 1.2.3.1 Rủi ro kỹ thuật Rủi ro kỹ thuật là những rủi ro do những sai sót mang tính kỹ thuật trong quy trình thanh toán TDCT a. Rủi ro đối với nhà Xuất khẩu Khi tham gia phương thức thanh toán TDCT, nhà XK hay gặp những rủi ro sau: [...]... hoàn trả NH là người gây ra rủi ro đạo đức: NH mở L/C có thể vi phạm cam kết của mình như từ chối thanh toán hoặc trì hoãn thanh toán hoặc đứng về phía khách hàng gây khó khăn trong quá trình thanh toán 1.2.3.4 Rủi ro chính trị Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một trong các phương thức được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế Các chủ thể tham gia trong phương thức TDCT ở nhiều quốc gia... nhà NK chấp nhận bộ chứng từ hàng hoá sẽ có nguy cơ gặp rủi ro Bộ chứng từ là cơ sở pháp lý đầu tiên về tính đúng đắn của hàng hoá Nếu nhà NK không chú ý kiểm tra kỹ bộ chứng từ (từ lỗi, câu chữ, số lượng các loại chứng từ, cơ quan có thẩm quyền cấp các loại giấy chứng nhận…) mà chấp nhận bộ chứng từ có lỗi sẽ bị thiệt hại và gặp khó khăn trong việc khiếu nại sau này 3 Một rủi ro mà nhà NK hay gặp... khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp với nội dung của L/C, NH chỉ làm việc với các chứng từ quy định trong L/C Phương thức thanh toán TDCT đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối giữa bộ chứng từ thanh toán với nội dung quy định trong L/C Chỉ cần một sơ suất nhỏ trong việc lập chứng từ thì nhà XK cũng có thể bị NH mở L/C và người mua bắt lỗi, từ chối thanh toán Do đó, việc lập bộ chứng từ thanh toán là một... rủi ro đối với nhà XK Một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với L/C phải đáp ứng được các yêu cầu sau : – Các chứng từ phải phù hợp với luật lệ và tập quán thương mại mà hai nước người mua và người bán đang áp dụng và được dẫn chiếu trong L/C – Nội dung và hình thức của các chứng từ thanh toán phải được lập theo đúng yêu cầu đề ra trong L/C – Những nội dung và các số liệu có liên quan giữa các chứng từ. .. thực tế có rất nhiều sai sót xảy ra trong quá trình lập chứng từ, thường gặp vẫn là: + Lập chứng từ sai lỗi chính tả, sai tên, địa chỉ của các bên tham gia, của hãng vận tải + Chứng từ không hoàn chỉnh về mặt số lượng + Các sai sót trên bề mặt chứng từ : số tiền trên chứng từ vượt quá giá trị của L/C; các chứng từ không ghi số L/C, không đánh dấu bản gốc; các chứng từ không khớp nhau hoặc không khớp... những rủi ro bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn ở các nước tham gia, chứng từ bị thất lạc cũng có thể gây rủi ro trong quá trình thanh toán 1.2.3.5 Rủi ro khách quan từ nền kinh tế Một rủi ro mà các bên tham gia phương thức thanh toán TDCT hay gặp là sự khủng hoảng, suy thoái kinh tế và tình trạng công nợ nặng nề của các quốc gia Khi nền kinh tế của một quốc gia bị suy thoái, khủng hoảng sẽ kéo theo. .. từ NH phát hành Tuy nhiên trong thực tế, trên cơ sở bộ chứng từ được xuất trình, các NH được chỉ định thường ứng trước cho nhà XK với điều kiện truy đòi để trợ giúp nhà XK, do đó NH này phải chịu rủi ro tín dụng đối với NH phát hành hoặc nhà XK 1.2.3.2 Rủi ro ngoại hối Trong thanh toán quốc tế hầu hết các hợp đồng thương mại đều sử dụng một ngoại tệ để thanh toán Do vậy không thể tránh khỏi những rủi. .. nhau, nếu có sự mâu thuẫn giữa các chứng từtừ đó người ta không thể xác định một cách ràng, thống nhất nội dung thuộc về tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, tổng trị giá, tên của người hưởng lợi…thì các chứng từ đó sẽ bị ngân hàng từ chối thanh toán vì bộ chứng từ đó mâu thuẫn với nhau – Bộ chứng từ phải được xuất trình tại địa điểm qui định trong L/C và trong thời hạn hiệu lực của L/C Trên... đó, phương thức TDCT chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của môi trường chính trị, xã hội của các quốc gia Một sự biến động dù là nhỏ về chính trị, xã hội của một quốc gia cũng sẽ ảnh hưởng tới sự vận động của tự do thương mại, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghịêp từ đó ảnh hưởng tới quá trình thanh toán Rủi ro chính trị trong thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT là những rủi ro bắt nguồn từ sự... ngân hàng cũng sẽ gặp khó khăn trong quá trình thanh toán cho ngân hàng Thiệt hại xảy ra có thể về mặt tài chính vì ngân hàng phải đi vay ngoại tệ của ngân hàng khác, nhưng đồng thời cũng ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng trong hoạt động thanh toán nói riêng, hoạt động ngân hàng nói chung 1.2.3.3 Rủi ro đạo đức Rủi ro đạo đức là những rủi ro khi một bên tham gia phương thức thanh toán TDCT cố tình không . tế. 1.2.2 Rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ 1.2.3.1 Rủi ro kỹ thuật Rủi ro kỹ thuật là những rủi ro do những sai sót mang tính kỹ thuật trong quy. khăn trong quá trình thanh toán. 1.2.3.4 Rủi ro chính trị Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một trong các phương thức được sử dụng phổ biến trong

Ngày đăng: 18/10/2013, 18:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan