MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM

21 333 0
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM 1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở công nghiệp hoá hiện đại hoá ngành thuỷ sản, nâng cao khả năng cạnh tranh, đưa xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục tăng trưởng một cách hiệu quả, bền vững, có vị thế cao trên thị trường quốc tế. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, giảm dần tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu thô. Xuất khẩu thuỷ sản vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu chuyển dịch kinh tế giữa các ngành trong khối công nghiệp, thúc đẩy nuôi trồng thuỷ sản và khai thác hải sản phát triển có hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống và làm giàu cho người dân vùng nông thôn ven biển và hải đảo. Tăng cường kinh tế nhanh và ổn định, mô hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản theo hướng thân thiện với môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, an sinh xã hội và an toàn sinh thái là điều kiện và mục tiêu để phát triển bền vững ngành thuỷ sản Việt Nam. 2. Chiến lược phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2020 Tổng quát: Chiến lược phát triển sẽ dựa theo nguyên tắc tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định và bền vững, thay đổi mô hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản theo hướng thân thiện với môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, an ninh xã hội và an toàn sinh thái. Kết hợp chặt chẽ phát triển thủy sản với quốc phòng. Chú trọng về chất lượng và giá trị hơn mở rộng về diện tích và tổng sản lượng, chủ động sản xuất giống thủy sản đối với các loài nuôi chủ lực; đẩy mạnh đánh bắt xa bờ. Đồng thời, toàn ngành chủ trương tập trung phát triển công nghệ, mở rộng quy mô nuôi thâm canh, bán thâm canh, công nghiệp cho các đối tượng phục vụ xuất khẩu. Về thị trường và xúc tiến thương mại: củng cố, phát triển các thị trường chính; tìm kiếm mở rộng thị trường tiềm năng, nghiên cứu thị hiếu tiêu dùng để cải tiến và đa dạng hóa hàng hóa, sản phẩm thủy sản. Phối hợp chặt chẽ trong quản lý, sản xuất giữa 4 khu nhà và lồng ghép vấn đề “tam nông” nhằm hạn chế rủi ro về thị trường và nguồn vốn sản xuất. Cụ thể: Chiến lược phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2020 trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và chuyển sang kinh tế tri thức tập trung chủ yếu: - Lấy việc nâng cao chất lượng tăng trưởng bền vững, hiệu quả đầu tư và sức cạnh tranh làm cơ sở để đẩy cao tốc độ tăng trưởng, nanag cao vị thế quốc tế của ngành, doanh nghiệp và sản phẩm thuỷ sản Việt Nam. Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. - Coi phát triển kinh tế thủy sản là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng đồng bộ nền tảng cho một ngành thuỷ sản hiện đại là yêu cầu cấp thiết. - Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế thuỷ sản với quốc phòng an ninh. Các chỉ tiêu của chiến lược phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020 (dự thảo) như sau: - Giai đoạn từ nay đến 2010: + Sản lượng tăng với tốc độ bình quân: 2,15%/năm; giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tăng với tốc độ bình quân 5,4%/năm; lao động nghề cá tăng bình quân 0,15%/năm. + Tổng sản lượng thuỷ sản đến năm 2010 đạt 4,8 triệu tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng 2,8 triệu tấn; khai thác hải sản 1,8 triệu tấn; khai thác nội địa 0,2 triệu tấn. + Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2010 4,8 - 5,0 tỷ USD. + Số lao động nghề cá 4,7 triệu người. - Giai đoạn từ 2015 - 2020 : + Sản lượng tăng với tốc độ bình quân: 2,7 5%/năm; giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tăng với tốc độ bình quân 3,13%/năm; lao động nghề cá tăng bình quân 0,9%/năm. + Tổng sản lượng thuỷ sản đến năm 2010 đạt 6,3 triệu tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng 4,3 triệu tấn; khai thác hải sản 1,8 triệu tấn; khai thác nội địa 0,2 triệu tấn. + Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2015: 7,0 tỷ USD. + Số lao động nghề cá năm 2020 đạt 5 triệu người. 3. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 3.1. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu Để đứng vững và phát triển trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam phải coi không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh là yếu tố quyết định. Muốn nâng cao năng lực cạnh phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp như nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh, xây dựng chiến lược đa dạng hóa thị trường đa dạng hóa sản phẩm, tiết kiệm năng lượng để giảm giá thành sản phẩm… 3.1.1. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm Việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm là vừa phải đảm bảo yêu cầu của thị trường xuất khẩu cũng như thoả mãn nhu cầu người tiêu dung trong nước, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển lành mạnh bền vững tạo được uy tín đối với người sử dụng. Để đạt được điều đó, cần phải có một số giải pháp nghiêm chỉnh, nhất quán, đồng bộ về an toàn thực phẩm như sau: • Về phía Nhà nước: Cần nhanh chóng xây dựng chính sách quốc gia về chất lượng, định hướng phát triển chiến lược về chất lượng, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo chất lượng sản phẩm thoả mãn nhu cầu đảm bảo an toàn đến sức khoẻ và tính mạng cho người tiêu dùng thực phẩm. Cần tăng cường việc tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức về chất lượng cho các doanh nghiệp, nhằm tạo sự chuyển biến đồng bộ về quan điểm, nhận thức, trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc đảm bảo chất lượng và an toàn. Để các doanh nghiệp coi việc không ngừng cải tiến chất lượng, đảm bảo vệ sinh, an toàn cho người tiêu dùng vừa là trách nhiệm, vừa mang lại lợi ích cho chính doanh nghiệp. Vì nhờ đó mà doanh nghiệp có thể tăng uy tín và phát triển bền vững. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền sâu, rộng về tác hại của dư lượng hóa chất kháng sinh cấm trong thủy sản đồng thời sử dụng sức mạnh cộng đồng lên án mạnh mẽ các trường hợp vi phạm đi đôi với việc hướng dẫn triển khai chương trình thực hành nuôi thủy sản tốt (BMP, GAPP, COC), ứng dụng các kỹ thuật bảo quản thủy sản sau thu hoạch không sử dụng hóa chất kháng sinh Triển khai mạnh mẽ chương trình kiểm soát chất lượng thuỷ sản sau thu hoạch (tập trung vào kiểm soát hoá chất bảo quản, dư lượng kháng sinh và tạp chất lạ) xử lý nghiêm, bao gồm cả việc đề nghị rút giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với những cơ sở vi phạm nghiêm trọng hoặc tái phạm nhiều lần. Thực hiện kiểm soát dư lượng hóa chất kháng sinh 100% các lô hàng thủy sản cá da trơn, giáp xác (tôm, cua .), thủy sản chân đầu (mực, bạch tuộc) nhập khẩu vào Việt Nam để chế biến xuất khẩu hoặc tiêu thụ nội địa. Tiếp tục triển khai đào tạo nâng cao kỹ năng kiểm soát điều kiện sản xuất an toàn vệ sinh tàu cá, cảng cá, chợ cá, cơ sở sản xuất thức ăn, cơ sở sản xuất giống, cơ sở nuôi trồng thủy sản, các đại lý thu gom, bảo quản thủy sản sau thu hoạch cho cơ quan quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản các tỉnh thành phố, các doanh nghiệp chế biến thủy sản và hướng dẫn- kiểm tra quá trình thực hiện. Cần sớm nghiên cứu, quy hoạch các vùng chăn nuôi thuỷ sản một cách tổng thể, tạo điều kiện để kiểm soát toàn diện nguồn nguyên liệu cung cấp cho khu vực chế biến thuỷ sản đảm bảo an toàn và chất lượng. Xây dựng một hệ thống quản lý từ trung ương đến địa phương. Hệ thống này được vận hành bởi đội ngũ am hiểu các tiêu chí an toàn và vệ sinh thực phẩm của các nước Cộng đồng châu Âu, Mỹ, Nhật, Austraylia . Năng lực của kiểm tra viên trong việc kiểm soát các điều kiện của cơ sở sản xuất/chế biến thực phẩm cũng là vấn đề rất quan trọng. Trong quá trình đánh giá cơ quan chuyên trách (khi đàm phán đa phương hoặc song phương), vấn đề năng lực của cơ quan chuyên trách sẽ dẫn đến mức tín nhiệm. Hiện nay, Việt Nam dường như đang thiếu đội ngũ nhân viên có đủ năng lực. Trong tương lai gần, nhu cầu rõ ràng đặt ra là phải ưu tiên nâng cao năng lực và đề ra kế hoạch đào tạo kiểm tra viên chuyên đánh giá các điều kiện của cơ sở sản xuất/chế biến thực phẩm Cần có biện pháp xử lý thật nghiêm các cơ sở sản xuất và kinh doanh thuỷ sản không đảm bảo chất lượng và an toàn thông qua việc kiểm soát chặt chẽ, có kế hoạch và thường xuyên các hoạt động đảm bảo chất lượng VSATTP. Bên cạnh đó các sản phẩm thuỷ sản đang phải đối mặt với những rào cản luật lệ TBT ngày càng tăng như: vấn đề ký mã hiệu (bao gồm việc dán nhãn sản phẩm biến đổi gen – GMO) và việc hài hóa hóa các tiêu chuẩn quốc gia với các tiêu chuẩn quốc tế. Nhiệm vụ của chứng ta là phải rà soát lại việc tổ chức và quản lý hoạt động tiêu chuẩn hóa ở Việt Nam, phát triển hệ thống xét nghiệm và kiểm tra cần phải được cân nhắc thích đáng khi đầu tư mua sắm hoặc nâng cấp thiết bị xét nghiệm, thiết bị đo lường và hiệu chỉnh để hỗ trợ hoạt động kiểm soát chất lượng. Đầu tư vào trang thiết bị hiện đại cần thiết để có được kết quả xét nghiệm nhanh hơn và đáng tin cậy hơn như máy sắc ký khối phổ GC/MS, máy ghép khối phổ 3 tứ cực LC/MS/MS để kiểm tra dư lượng hóa học theo yêu cầu của EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản và các thị trường khác. Đưa ra các quy định về truy nguyên. Các quy định này cần được xây dựng cho phù hợp với các thị trường nhập khẩu chính. • Về phía doanh nghiệp Các doanh nghiệp thuỷ sản cần đổi mới nhận thức kinh doanh, định hướng thị trường, định hướng khách hàng. Sản xuất kinh doanh vì người tiêu dùng mà tăng cường hơn nữa việc kiểm soát toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng. Tăng cường trách nhiệm lãnh đạo trong việc giáo dục, đào tạo đội ngũ nhân viên để nâng cao trình độ, năng lực và ý thức trách nhiệm trong việc thoả mãn khách hàng và người tiêu dùng về các tiêu chuẩn chất lượng, đặc biệt là việc tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu an toàn, vệ sinh và giữ gìn đạo đức kinh doanh. Nhìn chung, hầu hết các doanh nghiệp thực phẩm nước ta đều được xây dựng và phát triển từ nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung và bao cấp, hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, tình trạng đeo bám thói quen cũ vẫn còn phổ biến. Vì vậy phương thức làm ăn có chất lượng cũng như hoạt động đảm bảo chất lượng đối với họ còn rất xa lạ, đối phó. Trong khi đó, để đảm bảo chất lượng và thoả mãn khách hàng, trước hết cần đổi mới nhận thức và năng lực của cả đội ngũ cán bộ, nhân viên trong toàn doanh nghiệp. Lãnh đạo cần thấy rõ yếu tố quyết định trong hoạt động doanh nghiệp và hoạt động đảm bảo chất lượng là yếu tố con người. Việc đào tạo, giáo dục con người có kiến thức, có kỹ năng, có tinh thần trách nhiệm và ý thức bảo vệ người tiêu dùng phải được xác định là chiến lược trọng tâm và lâu dài của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư nâng cấp điều kiện sản xuất kinh doanh. Bên cạnh việc đào tạo huấn luyện con người có trình độ, kỹ năng, có ý thức trách nhiệm, tác phong làm việc tốt, cần chú ý cân đối việc đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, nhà xưởng, quy trình công nghệ một cách tương xứng. Con người được giáo dục và đào tạo cần phải được tạo điều kiện, cần có môi trường làm việc tốt để họ có thể phát huy phẩm chất và năng lực của mình. Vì vậy, song song với việc đào tạo huấn luyện con người, doanh nghiệp cần từng bước nâng cấp, đảm bảo đầy đủ điều kiện vật chất, kỹ thuật sản xuất từ kho tàng, nhà xưởng, bến bãi, dụng cụ, thiết bị đến công nghệ, kỹ thuật hiện đại để con người phát huy tốt nhất năng lực của mình để đảm bảo và cải tiến chất lượng. Đặc biệt, doanh nghiệp cần chú trọng các điều kiện đảm bảo vệ sinh, an toàn trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh thực phẩm, các điều kiện kiểm tra, kiểm soát, tranh được sự lây nhiễm bẩn, lây bệnh làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của người tiêu dùng. Tăng cường việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuỷ sản. Một trong những giải pháp phát triển bền vững đối với các doanh nghiệp là áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng và tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình sản xuất chế biến thực phẩm như HACCP, SQF1000, SQF2000, ISO - 14000 về quản lý môi trường và các giải pháp khác. Với việc áp dụng các mô hình quản lý chất lượng này, doanh nghiệp có điều kiện kiểm soát toàn diện quá trình hình thành chất lượng và các yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm, phát hiện và điều quan trọng là ngăn ngừa các mối nguy hại tiềm ẩn đối với sức khoẻ của người tiêu dùng. Bảo vệ người tiêu dùng và đời sống dân sinh của cộng đồng bằng chính sản phẩm chất lượng và an toàn. Chú trọng kiểm soát nguyên liệu đầu vào. Doanh nghiệp thực phẩm nên chủ động kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào thông qua việc hỗ trợ, giúp đỡ những người nuôi trồng thuỷ sản về chọn giống, thuốc chữa bệnh và thức ăn cho nuôi trồng. Chủ động tăng cường hoạt động đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm trong sản xuất của đơn vị, đặc biệt là kiểm soát dư lượng hoá chất kháng sinh trong từng lô nguyên liệu thuỷ sản nhận vào nhà máy. Thực hiện nghiêm việc kiểm tra tra dư lượng, hóa chất kháng sinh đối với 100% số lô hàng thủy sản nhập khẩu để chế biến: chấp hành nghiêm túc các quy định về ghi mã số lô hàng, thực hiện kiểm tra đủ các chỉ tiêu chất lượng bắt buộc phải kiểm tra theo yêu cầu của từng thị trường. Mặt khác, doanh nghiệp có thể hỗ trợ một phần vốn sản xuất, kinh doanh để các cơ sở cung ứng có điều kiện tốt hơn trong việc phối hợp cùng doanh nghiệp đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào và đảm bảo chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm. Tăng cường hoạt động giới thiệu, hướng dẫn, giáo dục khách hàng và người tiêu dùng giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài các giải pháp thực hiện trong khuôn khổ của tổ chức mình, doanh nghiêp cần tăng cường các mối quan hệ với khách hàng và mở rộng liên kết với các bên có liên quan để hỗ trợ việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Doanh nghiệp có thể phối hợp cùng các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội trong việc tổ chức các chương trình, các hoạt động phong phú nhằm hướng dẫn, giáo dục người tiêu dùng có thêm những hiểu biết và khả năng phòng tránh việc sử dụng thực phẩm kém an toàn. Thông qua các chương trình quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, hội nghị khách hàng, doanh nghiệp có thể cung cấp những thông tin và kiến thức cần thiết để nâng cao hiểu biết, ý thức và trách nhiệm giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm từ phía người tiêu dùng. Đồng thời qua đó doanh nghiệp hình thành và phát triển các kênh thông tin nhiều chiều về mức độ thoả mãn khách hàng cũng như đảm bảo các yêu cầu vệ sinh, an toàn của thực phẩm để không ngừng đảm bảo chất lượng và phát triển kinh doanh. Một số giải pháp trên đây cần được tiến hành đồng bộ cả từ phía nhà nước và từ các doanh nghiệp nhằm đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ người tiêu dùng và phát triển kinh doanh một cách bền vững. 3.1.2. Giải pháp tiết kiệm năng lượng: Tiết kiệm điện, nước và các yếu tố khác liên quan đến giảm giá thành sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh hàng thuỷ sản xuất khẩu. Bộ KH&CN, chương trình UNDP và Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) đang phối hợp triển khai áp dụng các giải pháp công nghệ tiết kiệm năng lượng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành chế biến thuỷ sản. Bằng các giải pháp điều chỉnh tối ưu lưu lượng nước cấp của hệ thống bơm, điều chỉnh lưu lượng hệ thống giải nhiệt giàn ngưng, cải tạo hệ thống chiếu sáng và đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất đá nhu cầu đá dùng trong sản xuất của các đơn vị sản xuất, chế biến thuỷ sản là rất lớn. Hầu hết các nhà máy chế biến thuỷ sản không thể thiếu một chiếc máy nghiền đá cây thành nhỏ. Chấp nhận sử dụng nó trong sản xuất, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp thuỷ sản chấp nhận tiêu tốn nhân công, nguồn năng lượng và chịu đựng ô nhiễm tiếng ồn công xưởng. Để khắc phục điều này, các doanh nghiệp thuỷ sản nên đầu tư mua một chiếc máy sản xuất đá vảy. Hệ thống sản xuất đá vảy tiện nghi hơn so với hệ thống sản xuất đá cây, chỉ với thời gian khoảng 1 giờ có thể có đá sử dụng chủ động sản xuất, bảo đảm vệ sinh, giải mức tiêu hao năng lượng . Một thực tế đang đặt ra với các doanh nghiệp Việt Nam mà nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là sức cạnh tranh thương trường để tồn tại và phát triển. Muốn nâng cao được sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, một trong những yếu tố quan trọng nhất là doanh nghiệp phải giảm được giá thành sản phẩm. Và một trong những phương pháp giảm giá thành sản phẩm chính là giảm chi phí tiêu hao năng lượng. Không chỉ nâng cao sức cạnh tranh, thu lợi mà các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp còn góp phần thực hiện chiến lược quốc gia về sử dụng hiệu quả và hết kiệm năng lượng. Với phương pháp cải tiến công nghệ thiết bị giản đơn, để triển khai thực hiện mà đầu tư ban đầu không quá cao, chỉ khoảng vài chục triệu đồng với thời gian thu hồi vốn nhanh, giải pháp công nghệ tiết kiệm năng lượng chắc chắn mang lại hiệu quả cao rõ rệt cho các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản. 3.1.3. Xây dựng chiến lược đa dạng hóa thị trường và đa dạng hoá sản phẩm. Bài học từ hai vụ kiện cá tra, ba sa và tôm là cần đa dạng hóa sản phẩm và thị trường, giảm bớt lệ thuộc vào một thị trường, một sản phẩm, giảm rủi ro; nếu sản phẩm tốt, giá phải chăng, thì dù ở nơi nào, lúc nào, hàng thủy sản nước ta vẫn chiếm ưu thế. Bên cạnh việc tập trung vào các thị trường và sản phẩm chủ lực cần đa dạng hóa thị trường và mặt hàng để có thể chủ động phòng ngừa các biến động thường xuyên của thị trường không “dàn hàng ngang” đối với tất cả các sản phẩm thủy sản mà phải lựa chọn sản phẩm có tính cạnh tranh cao, đặc trưng cho thương hiệu thủy sản Việt Nam tăng cường năng lực chế biến nhằm đa dạng hóa các mặt hàng thủy sản xuất khẩu đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm; Phương hướng của Việt Nam là giữ vững thị trường truyền thống, tăng nhanh tỷ trọng thị trường Châu Âu, Bắc Mỹ và các thị tường thu nhập cao khác, mở rộng thêm các thị trường mới như Ucraina, Ai cập, Braxin… tập trung vào các sản phẩm đặc trưng cho thương hiệu thuỷ sản Việt Nam như tôm đông lạnh, cá tra cá basa… Vì vậy để đa dạng hoá thị trường và đa dạng hoá sản phẩm trong thời gian tới cần phải: - Đẩy mạnh phát triển theo chiều sâu gắn chặt với nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định bằng cách giải quyết sự mất cân đối giữa khu vực sản xuất nguyên liệu (đánh bắt, nuôi trồng .) và khu vực chế biến xuất khẩu thủy. Phát triển các loại hình sản xuất thủy sản sạch từ khâu con giống đến chế biến xuất khẩu, từ ao nuôi đến bàn ăn. Bảo đảm nguồn cung cấp nguyên liệu thủy sản sạch từ nuôi trồng và khai thác; chú trọng phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu thủy sản ổn định, có khả năng cung cấp kịp thời nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. - Phối hợp chặt chẽ hoạt động mở rộng thị trường với hoạt động ngoại giao. - Thực hiện linh hoạt chính sách khuyến khích mở rộng thị trường phù hợp với những thay đổi của thị trường và pháp luật các nước nhập khẩu. - Đổi mới công tác thông tin tiếp thị, áp dụng công nghệ thông tin, khuyến khích đa dạng hoá hoạt động thông tin ở cấp nhà nước và cấp doanh nghiệp, theo một tổ chức đồng bộ, thống nhất. với định hướng chiến lược chung và sách lược rõ ràng. - Phát triển mạnh xuất khẩu tại chỗ phục vụ phát triển du lịch và thị trường tiêu thụ trong nước song song với thị trường nước ngoài. - Phát triển xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản tươi sống, cá đông lạnh, đồ hộp, các mặt hàng giá trị gia tăng, các sản phẩm ăn liền đóng gói nhỏ. - Phát triển xuất khẩu các sản phẩm từ cá và các đặc sản nước ngọt, phát triển sản xuấtxuất khẩu cá cảnh, tiến tới xuất khẩu các loại giống thuỷ sản và các chế phẩm sinh học có giá trị cao trong sinh học. - Thành lập ngân hàng cổ phần thương mại thuỷ sản Việt Nam, nhằm huy đôngj vốn đóng góp của mọi thành phần kinh tế để thức đẩy và hỗ trợ cho phát triển sản xuất kinh doanh chế biến xuất khẩu thuỷ sản [...]... được thương hiệu sản phẩm, tạo được uy tín đối với người tiêu dung trong và ngoài nước Bài viết đã phân tích tác động của gia nhập WTO ảnh hưởng đến xuất khẩu thuỷ sản đồng thời đưa ra một số các giải pháp để tận dụng cơ hội và hạn chế khó khăn nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Hy vọng các giải pháp đưa ra sẽ tạo được động lực giúp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản nước ta ngày... vào WTO của Việt Nam nói chung và của ngành thuỷ sản nói riêng là một sự kiện vô cùng quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế Việt Nam Tham gia vào tổ chức thương mại thế giới là cơ hội thuận lợi cho xuất khẩu thuỷ sảnViệt Nam tăng trưởng mạnh Hiện nay, sản phẩm thuỷ sản nước ta đã có mặt trên 160 quốc gia trên thế giới và Việt Nam hiện đứng thứ 6 trong Top 10 quốc gia xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất... thương hiệu trên thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản: Trên thị trường quốc tế, các DN Việt Nam xuất khẩu mạnh các mặt hàng nông sản, thực phẩm chế biến, giày dép, quần áo, thủ công mỹ nghệ, thủy hải sản với chất lượng ngày càng được nâng cao không hề thua kém các sản phẩm của các nước xuất khẩu lớn khác Thế nhưng có một thực tế là 90% hàng Việt Nam do không thiết lập được... khai thác và bảo quản sau đánh bắt, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ xuất khẩu Ngành chủ trương nuôi thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa là một hướng đi quan trọng nhằm giảm dần khai thác vùng biển gần bờ và chủ động nguồn nguyên liệu chế biến xuất khẩu Theo đó, một số vùng sản xuất hàng hóa theo các nhóm sản phẩm chủ lực phục vụ xuất khẩu như tôm sú, cá tra, cá ba sa, tôm càng xanh với công... trực tiếp sản phẩm xuất khảu của Việt Nam, tăng tính chủ động trong phát triển thị trường tiêu thụ nội địa Khuyến khích thành lập các cơ quan hỗ trợ phát triển thị trường cho các doanh nghiệp thuỷ sản 3.4 Các biện pháp đảm bảo phát triển thuỷ sản bền vững Để đảm bảo nguồn nguyên liệu lâu dài cho xuất khẩu thuỷ sản thì vấn đề cấn thiết là phải hướng tới phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản và tài... quốc tế trong các khâu sản xuất thuỷ sản xuất khẩu nhằm nâng cao chất lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu Đầu tư cho đổi mới và cải tiến công nghệ trong các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản hiện có: cải tiến hệ thống thiết bị cấp đông block hiện có nhằm rút ngắn thời gian cấp đông trong chế biến hàng xuất khẩu sang các thị trường tái chế; đầu tư lắp đặt dây chuyền đông rời IQF để chế biến sản phẩm có giá trị... và thú y thuỷ sản từ Trung ương đến địa phương Phát huy năng lực các tổ chức xã hôi nghề nghiệp (Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản, Hội Nghề cá Việt Nam) và xây dựng các tổ chức quần chúng, xã hội nghề nghiệp này vững mạnh ở những địa phương trọng điểm có nghề cá phát triển Tạo mọi điều kiện để các tổ chức này tham gia thực hiện chương trình, đề án phát triển sản xuấtxuất khẩu thuỷ sản Xây... khích đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực thuỷ sản để có được nguồn vốn lớn và ổn định để xây dựng chiến lược đa dạng hoá thị trường và đa dạng hoá sản phẩm 3.1.4 Chuyển dịch cơ cấu sản xuất Thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản làm nguồn chính cung cấp nguyên liệu sạch cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng nội địa; đẩy mạnh cải tiến nghề nghiệp, công nghệ khai... từ khâu nguyên liệu 3.2 Giải pháp đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm Để tăng cường khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chất lượng của hàng thủy sản xuất khẩu trong thời gian tới chúng ta cần thực hiện tốt các vấn đề sau: Tạo đột phá trong nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất giống chất lượng cao, kháng bệnh Ưu tiên nhập công nghệ sản xuất giống và chế biến thuỷ sản các loại có giá trị... lý ngành Tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới thật sự tổ chức bộ máy và đổi mới phương thức quản lý Nhà nước đối với sản xuất kinh doanh của ngành thủy sản Cần sớm hoàn thành và thông qua Luật Thuỷ sản nhằm ổn định môi trường kinh doanh, cũng như tạo cơ sở để thực hiện kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh thuỷ sản từ khai thác, nuôi trồng đến chế biến thương mại… từ đó có những biện pháp xử lý đối với . triệu người. 3. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 3.1. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu Để đứng. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM 1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở công nghiệp hoá hiện đại hoá ngành thuỷ sản, nâng

Ngày đăng: 18/10/2013, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan