THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HÀ NỘI HỘI SỞ CHÍNH

48 616 1
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HÀ NỘI  HỘI SỞ CHÍNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN NỘI HỘI SỞ CHÍNH 2.1. Tổng quan về SHB 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của SHB Ngân hàng TMCP Sài Gòn Nội (SHB) tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Nhơn Ái, hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5703000085 do Sở kế hoạch và đầu tư TP Cần Thơ cấp ngày 10/12/1993 và giấy phép số 0041/NN/GP do NHNN Việt Nam cấp ngày 13/11/1993. SHB chính thức đi vào hoạt động từ ngày 12/12/1993. Những ngày đầu đi vào hoạt động, trong bối cảnh nền kinh tế đất nước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, SHB với vốn điều lệ ban đầu là 400 triệu đồng, mạng lưới hoạt động của Ngân hàng chỉ có trụ sở chính đặt tại số 341- Ấp Nhơn Lộc 2 - Thị tứ Phong Điền - Huyện Châu Thành - Tỉnh Cần Thơ nay là Huyện Phong Điền Thành phố Cần Thơ, với tổng số cán bộ nhân viên lúc bấy giờ là 8 người, trong đó chỉ có một người có trình độ đại học, với địa bàn bao gồm vài xã thuộc huyện Châu Thành, đối tượng khách hàng chủ yếu là các hộ nông dân với mục đích vay vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trải qua 16 năm hoạt động, đến nay vốn điều lệ của SHB đã đạt 2000 tỷ đồng, mạng lưới hoạt động kinh doanh đã có mặt tại các địa bàn thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, TP Nội, TP Đà Nẵng, TP Cần Thơ và Hải Phòng; các tỉnh và thành phố có mức tăng trưởng cao, dân số đông như Quảng Ninh, Vinh, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, Lạng Sơn, Lào Cai và các thành phố có khu công nghiệp như Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Chu Lai, Quy Nhơn, Bình Dương, Đồng Nai; với nhiều sản phẩm dịch vụ mới tiện ích. Đối tượng khách hàng của SHB đã đa dạng gồm nhiều thành phần kinh tếhoạt động trong nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau. Hoạt động kinh doanh những năm qua, SHB luôn giữ được tỷ lệ an toàn vốn cao cùng với chính sách tín dụng thận trọng và quy trình hợp lý đảm bảo chất lượng và tài sản tốt với khả năng phát triển danh mục tín dụng khả quan. Vì vậy, kết quả kinh doanh của SHB năm sau luôn cao hơn năm trước, các chỉ tiêu tài chính đều đạt và vượt kết hoạch đề ra, tạo tiền đề thuận lợi để ngân hàng phát triển bền vững. Ngày 20/1/2006 Thống đốc NHNN Việt Nam đã ký quyết định số 93/QĐ-NHNN chấp thuận cho SHB chuyển đổi mô hình từ Ngân hàng TMCP nông thôn sang Ngân hàng TMCP đô thị, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của SHB, từ đó đã tạo thuận lợi cho ngân hàng có điều kiện nâng cao năng lực tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh, đủ sức cạnh tranh và phát triển đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Và cho đến ngày 14/1/2008 đã hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên 2000 tỷ đồng. Với việc tăng vốn này, SHB có khả năng đáp ứng những khách hàng lớn cùng với hạn mức tín dụng lớn, đây là thuận lợi lớn của ngân hàng khi mà nhu cầu về vốn của nền kinh tế đang tăng cao như hiện nay. Trong năm 2008 SHB đã đạt được nhiều giải thưởng có uy tín như Sao vàng Đất Việt 2008, Doanh nghiệp bán lẻ xuất sắc 2008, Sao vàng Thủ đô 2008, Nhà lãnh đạo xuất sắc 2008 trao cho Tổng giám đốc SHB, Thành tích xuất sắc đóng góp vào sự thành công chung của triển lãm Quốc tế Banking Expo 2008, Ngân Nhà nước Việt Nam xếp loại A năm 2007, Giải “ Nhãn hiệu cạnh tranh - Nổi tiếng quốc gia 2007” do Viện sở hữu trí tuệ trao tặng , Giải “ Thương hiệu mạnh 2007” do Thời báo Kinh tế trao tặng, Thành tích xuất sắc đóng góp vào sự thành công chung của Triển lãm Quốc tế Ngân hàngTài chính và Bảo hiểm 2007… 2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của SHB – Hội sở chính thời gian qua Qua 16 năm hoạt động kết quả kinh doanh của ngân hàng luôn năm sau đạt cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng bình quân trên 45%, nhiều sản phẩm dịch vụ mới ra đời. Mặc dù 2008 là một năm đầy khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành tài chính ngân hàng nói riêng, song SHB vẫn đạt mức tăng trưởng khả quan. Mới chỉ tính đến quý 2/2008 nhưng SHB đã đạt được mức tăng trưởng thu nhập cao. Năm 2006 thu nhập lãi thuần của SHB đạt 261,93% so với năm 2005 và tỷ lệ vào năm 2007 là 331,32%. Mới vào giữa năm 2008, tức là tính đến hết quý 2/2008 nhưng mức tăng trưởng thu nhập của SHB so với cả năm 2007 xấp xỉ 125%. Có thể nói đây là một con số hết sức ấn tượng, đặc biệt đối với một Ngân hàng còn non trẻ trong lĩnh vực Thương mại cổ phần Đô thị như SHB. 2.1.2.1. Kết quả kinh doanh của SHB – Hội sở chính Ta có thể xem xét rõ hơn kết quả kinh doanh hoạt động của Ngân hàng trong những năm gần đây trong bảng sau và biểu đồ sau: Bảng 2.1: Tình hình kinh doanh của SHB 2006 - 2008 Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Thu nhập lãi thuần 27.002 89.462 160.799 2 Lãi lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ (107) 967 7.412 3 Lãi lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 5 2.467 26.023 4 Lãi/lỗ thuần từ kinh doanh chứng khoán/CK đầu tư - 13.719 (14.167) 5 Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác 3.270 137.722 295.755 6 Thu nhập từ vốn góp mua cổ phần - 18.000 2.965 7 Chi phí hoạt động 16.120 73.585 190.536 8 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 4.254 12.518 17.890 9 Lợi nhuận trước thuế 9.797 176.235 268.260 10 Thuế TNDN 2.743 49.346 74.590 11 Lợi nhuận sau thuế 7.054 126.889 194.769 (Nguồn: BCTC đã được kiểm toán 2006, 2007 và BCTC 2008) Theo Báo cáo tài chính 2008 của SHB được công bố thì kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2008 là lợi nhuận trước thuế đạt gần 269 tỷ đồng, tổng tài sản đạt trên 14.369 tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng là 6.227 tỷ đồng, tổng vốn huy động trên toàn hệ thống đạt 11.768,7 tỷ đồng. So với các năm trước đó, các chỉ tiêu này đều có sự tăng trưởng rõ rệt mà ta có thể thấy được qua bảng 2.1. Biểu đồ sau thể hiện rõ sự tăng trưởng đáng mừng đó của SHB. Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng lợi nhuận SHB 2006 - 2008 Sau khi Thống đốc NHNN Việt nam ký quyết định số 93/QĐ-NHNN chấp thuận cho SHB chuyển đổi mô hình từ Ngân hàng TMCP nông thôn sang Ngân hàng TMCP đô thị, đã đánh một giai đoạn phát triển mới của SHB, là một cột mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của SHB. Điều này thể hiện trong sự tăng trưởng về lợi nhuận của Ngân hàng và quá trình tăng vốn điều lệ của Ngân hàng từ 500 tỷ VNĐ lên 2000 tỷ vào năm 2008. Đây là động lực thúc đẩy SHB về mọi mặt trong quá trình đất nước hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, tạo đà cho SHB phát triển ngày càng nhanh và mạnh hơn nữa. 2.1.2.2. Tình hình nguồn vốn tại SHB – Hội sở chính Về hoạt động huy động vốn, trong những năm qua SHB đã thu được những thành quả đáng khích lệ, cụ thể như sau: Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn huy động 2006 – 2008 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Phân theo kỳ hạn 770.001 100% 9.948.553 100% 16.080.61 100% -Ngắn hạn 674.220 87,56% 9.328.662 93,77% 15.717.084 94,50% -Trung, dài hạn 95.781 12,44% 619.891 6,23% 663.477 5,50% Phân theo cơ cấu 770,001 100% 9.948.553 100% 16.080.561 100% -Trong nước 770.01 100% 9.948.553 100% 16.080.561 100% +TCTD 402.000 52,21% 7.091.785 71,28% 4.371.004 29,34% +Khách hàng khác 368.001 47,79% 2.856.768 28,72% 11.709.557 70,66% -Nước ngoài - 0% - 0% - 0% (Nguồn: BCTC đã được kiểm toán 2006,2007 và Báo cáo phòng Nguồn vốn SHB 2008) Trong những năm gần đây, đặc biệt trong năm 2006 và đầu năm 2007, thị trường chứng kiến cuộc chạy đua huy động vốn của các NHTM. Sự cạnh tranh của các NHTM nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân diễn ra khá quyết liệt, thông qua các dịch vụ chăm sóc khách hàng, lãi suất cạnh tranh và các chương trình khuyến mại có giá trị lớn để thu hút khách hàng. Ngoài ra, thị trường chứng khoán cũng là một kênh huy động vốn đặc biệt thuận lợi của các ngân hàng trong thời điểm này. Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng nguồn vốn huy động 2006 – 2008 Nguồn vốn huy động của SHB các năm qua đều tăng cao do SHB đã không ngừng mở rộng mạng lưới chi nhánh, đến thời điểm 31/12/2006 tổng vốn huy động đạt 770.001 triệu đồng, năm 2007 đạt 9.948.553 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng vốn hoạt động duy trì ở mức cao, năm 2006 đạt 290% so với năm 2005; năm 2007 tăng 1192% so với tổng nguồn vốn huy động cả năm 2006. Và đến 31/12/2008 tổng nguồn vốn huy động trên toàn hệ thống là 11.768,7 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn chủ yếu là huy động ngắn hạn. Năm 2006 nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm 87,56%; năm 2007 chiếm 93,77%. Trong năm 2008, do chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thường xuyên biến động nên lãi suất của các NHTM cũng có sự thay đổi để có tính cạnh tranh. Do lãi suất không ổn định nên khách hàng chủ yếu gửi ngắn hạn. Đó là lý do 6 tháng đầu năm 2008, vốn huy động ngắn hạn của SHB tăng lên, chiếm 95,5% tổng nguồn vốn huy động. Sự chênh lệch quá lớn giữa nguồn vốn huy động ngắn hạn và dài hạn có thể sẽ gây rủi ro cho SHB. Nếu vì lý do nào đó mà sụt giảm lãi suất tiền gửi, khách hàng đồng loạt đến rút tiền thì sẽ làm mất tính thanh khoản của SHB, và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Hơn nữa, theo quy định của Nhà nước, các NHTM chỉ được phép dùng một số vốn huy động ngắn hạn đầu tư cho vay trung và dài hạn. Nhưng nếu vượt quá mức an toàn sẽ dẫn tới khả năng mất cân đối vốn hoạt động hằng ngày. Như vậy, vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn sẽ hạn chế việc cho vay trung và dài hạn của SHB. Để giảm thiểu rủi ro, SHB đang có kế hoạch điều chỉnh nguồn vốn huy động theo hướng giảm dần nguồn vốn huy động ngắn hạn và tăng dần nguồn vốn huy động dài hạn để góp phần đảm bảo cho sự kinh doanh ổn định của SHB. Nguồn vốn huy động phân theo cơ cấu của SHB có sự chuyển dịch. Năm 2006 số vốn huy động từ các TCTD và từ khách hàng khác chiếm tỷ trọng xấp xỉ nhau (52,21% và 47,79%), và đến năm 2007 vốn huy động từ các TCTD chiếm tỷ trọng lớn tới 72,28% tổng nguồn vốn huy động. Việc huy động vốn lớn từ các TCTD không phải là một biện an toàn cho hoạt động kinh doanh của SHB. Đến cuối năm 2008, nguồn vốn huy động từ các TCTD đã được kiểm soát, chiếm 29,34 % tổng nguồn vốn huy động. Còn lại vốn huy động từ các cá nhân và tổ chức kinh tế khác. Việc điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn này đảm bảo cho SHB có được nguồn vốn ổn định cho phát triển kinh doanh. Hiện nay SHB chưa có vốn nhận từ Chính phủ trong tổng nguồn vốn. 2.1.2.3. Tình hình tín dụng tại SHB – HSC Trong bối cảnh biến động của nền kinh tế xã hội, thị trường vốn và thị trường trong nước, SHB đã không ngừng nâng cao năng lực tái cơ cấu và hoàn thiện bộ máy hoạt động, sửa đổi quy chế và quy trình nghiệp vụ tín dụng nhằm thích ứng với điều kiện từng vùng miền, ngành nghề kinh doanh. Đưa ra các sản phẩm dịch vụ cho vay hấp dẫn linh hoạt đến nhiều đối tượng khách hàng. Ngoài ra, SHB luôn kiểm soát chất lượng tín dụng, tập trung đầu tư vốn trên cơ sở thận trọng an toàn. Nhờ đó, hoạt động tín dụng của SHB đã đạt được sự tăng trưởng và bền vững. Tại Hội sở chính của SHB, năm 2006 tổng dư nợ SHB đạt 492,984 triệu đồng, năm 2007 đạt 4.283.503 triệu đồng, đến cuối năm con số này đã xấp xỉ 6.227.000 triệu đồng. Bảng 2.3: Dư nợ tín dụng tại SHB 2006 - 2008 Đơn vị: Triệu đồng Khoản mục Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số dư Tăng(%) Số dư Tăng(%) Số dư Tăng(%) Tổng dư nợ tín dụng 492.984 114,5 4.283.503 748,61 6.226.734 145,36 + TCTD - - - - - - +Khách hàng khác 492,984 114,5 4.283.503 748,61 6.226.734 145,36 (Nguồn: BCTC đã được kiểm toán 2006, 2007 và báo cáo Phòng tín dụng SHB 2008) Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng dư nợ tín dụng tại SHB 2006 - 2008 [...]... quyền của ngân hàng phát hành thực hiện sự xác nhận của mình đối với thư tín dụng Ngân hàng chỉ định: là ngân hàng được ngân hàng phát hành chỉ định thanh toán, chiết khấu hoặc cam kết thanh toán theo thư tín dụng Ngân hàng hoàn trả: là ngân hàng được ngân hàng phát hành chỉ định là ngân hàng hoàn trả cho 1 ngân hàng khác đã thanh toán, chiết khấu chứng từ L/C Ngân hàng xuất trình: l ngân hàng nhận... TTQT gồm: Ngân hàng đại lý: là ngân hàng có liên quan trong giao dịch TTQT được SHB lựa chọn Ngân hàng phát hành: là ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng nhập khẩu phát hành cam kết thanh toán bằng USD dưới hình thức tín dụng L/C cho người hưởng lợi nước ngoài Ngân hàng thông báo: là ngân hàng tiến hành thông báo tín dụng theo yêu cầu của ngân hàng phát hành Ngân hàng xác nhận: là ngân hàng theo yêu... 2.2.3.1 Thực trạng hoạt động Bắt đầu từ năm 2006 phòng Kinh doanh ngoại hối và phòng Thanh toán quốc tế của SHB tại Hội sở chính mới được thành lập và đi vào hoạt động Khi mới thành lập hoạt động TTQT của ngân hàng gặp nhiều khó khăn về nhân lực, trình độ cũng như cơ sở vật chất Tuy vậy đã hạn chế này đã nhanh chóng được khắc phục và đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng Hoạt động TTQT của Ngân hàng. .. phải trả tiền Ngân hàng thương lượng: là ngân hàng tại đó khách hàng xuất trình chứng từ thu thư tín dụng dưới hình thức xin chiết khấu hoặc ủy thác cho NH thu hộ tiền theo bộ chứng từ Ngân hàng khởi tạo: là ngân hàng phục vụ cho người phát lệnh đầu tiên trong giao dịch TTQT Ngân hàng thu hộ: là ngân hàng nhận nhờ thu từ gửi nhờ thu Đơn vị được phép là phòng Thanh toán quốc tế Hội sở chính và chi... qua ngân hàng Ngân hàng áp dụng mức phí hợp lý theo chỉ đạo của Tổng giám đốc và có linh hoạt đối với khách hàng truyền thống Với chính sách khách hàng được cải thiện, SHB đã thu hút được thêm nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu thanh toán qua ngân hàng Ngân hàng cung cấp đầy đủ mọi yêu cầu về thanh toán và các nghiệp vụ liên quan cho doanh nghiệp với chi phí hợp lý so với ngân hàng khác Đối với khách hàng. .. thấy tình hình sử dụng vốn của SHB tốt, đã phần nào thể hiện được sự tăng trưởng của ngân hàng trong những nghiệp vụ chính 2.2 Thực trạng hoạt động Thanh toán quốc tế tại SHB 2.2.1 Quy định về Thanh toán quốc tế a, Điều kiện áp dụng các văn bản pháp lý quốc tế trong hoạt động TTQT Khi tham gia các hoạt động quốc tế, các quốc gia đều bình đẳng với nhau, không thể dùng luật pháp của riêng bất cứ nước nào... tài trợ vốn của ngân hàng để kinh doanh, và hoạt động chủ yếu là hoạt động chính là nhập khẩu Nhưng đa số các khách hàng này lại không chỉ có tài khoản giao dịch tại SHB mà còn có tài khoản giao dịch tại các ngân hàng lớn khác như Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển,… Họ chỉ tham gia TTQT trong một số trường hợp SHB có đại lý trực tiếp ở nước ngoài mà các ngân hàng trên không... thân ngân hàng So với các ngân hàng khác trên địa bàn và toàn quốc, SHB là một ngân hàng nhỏ mới tham gia TTQT, thời gian hoạt động chưa lâu nên chưa có nền tảng và điều kiện để tăng cường hơn nữa các sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng 2.2.3.2 Đánh giá về hoạt động TTQT tại SHB a, Kết quả đạt được Từ năm 2006 phòng TTQT của SHB - Hội sở chính mới đi vào hoạt động, thời gian hoạt động. .. các nhiệm vụ sau: - Thanh toán viên phải yêu cầu khách hàng nộp tiền hoặc nhận nợ (nếu đi vay) - Duyệt hợp đồng ngoại hối (trong trường hợp khách hàng có nhu cầu mua ngoại tệ của ngân hàng) - Hạch toán theo quy trình của ngân hàng - Lập điện thanh toán cho ngân hàng nhờ thu - Sau khi hoàn thành các bước trên, thanh toán viên in ra 1 bản điện thanh toán D/P cùng với các phiếu hạch toán chuyển trưởng/... điện thanh toán được duyệt, thanh toán viên lưu điện thanh toán vào hồ D/P + Hình thức nhờ thu D/A: Nếu khách hàng đồng ý chấp nhận trả tiền khi đến hạn, thanh toán viên yêu cầu khách hàng chấp nhận bằng văn bản hoặc ký chấp nhận hối phiếu, sau đó gửi thông báo chấp nhận trả tiền cho ngân hàng nhờ thu - Khi đến hạn thanh toán tiến hành trả tiền theo yêu cầu nhờ thu của ngân hàng nước ngoài và thực . THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HÀ NỘI HỘI SỞ CHÍNH 2.1. Tổng quan về SHB 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát. hoàn trả: là ngân hàng được ngân hàng phát hành chỉ định là ngân hàng hoàn trả cho 1 ngân hàng khác đã thanh toán, chiết khấu chứng từ L/C. Ngân hàng xuất

Ngày đăng: 18/10/2013, 13:20

Hình ảnh liên quan

Về cơ cấu dư nợ theo hình thức cho vay, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu cho vay theo thời hạn vay là loại hình cho vay ngắn hạn,  do SHB huy động phần lớn là vốn ngắn hạn nên tỷ lệ cho ngắn hạn  chiểm tỷ trọng lớn hơn - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HÀ NỘI  HỘI SỞ CHÍNH

c.

ơ cấu dư nợ theo hình thức cho vay, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu cho vay theo thời hạn vay là loại hình cho vay ngắn hạn, do SHB huy động phần lớn là vốn ngắn hạn nên tỷ lệ cho ngắn hạn chiểm tỷ trọng lớn hơn Xem tại trang 12 của tài liệu.
Bảng 2.5: Kết quả doanh số toàn hàng của SHB 2006 -2008 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HÀ NỘI  HỘI SỞ CHÍNH

Bảng 2.5.

Kết quả doanh số toàn hàng của SHB 2006 -2008 Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng 2.6: Kết quả hoạt động chuyển tiền của SHB – HSC 2006 -2008 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HÀ NỘI  HỘI SỞ CHÍNH

Bảng 2.6.

Kết quả hoạt động chuyển tiền của SHB – HSC 2006 -2008 Xem tại trang 26 của tài liệu.
Ta có thể thấy rõ hơn tình hình hoạt động thanh toán nhờ thu của SHB thời gian qua trong bảng sau: - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HÀ NỘI  HỘI SỞ CHÍNH

a.

có thể thấy rõ hơn tình hình hoạt động thanh toán nhờ thu của SHB thời gian qua trong bảng sau: Xem tại trang 28 của tài liệu.
Qua bảng số liệu ta thấy: hoạt động thanh toán nhờ thu tại SHB còn dừng lại ở doanh số rất thấp, và nhờ thu xuất khẩu tại Hội sở chính là  không có - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HÀ NỘI  HỘI SỞ CHÍNH

ua.

bảng số liệu ta thấy: hoạt động thanh toán nhờ thu tại SHB còn dừng lại ở doanh số rất thấp, và nhờ thu xuất khẩu tại Hội sở chính là không có Xem tại trang 29 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan