LỰA CHỌN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

26 834 0
LỰA CHỌN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỰA CHỌN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP I: Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu 1: Những vấn đề chung khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu Xây dựng một hệ thống chỉ tiêu phản ảnh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiêp, nội dung thông tin được phản ảnh qua hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo các yêu cầu sau đây: - Phải đảm bảo tính quy luật, xu thế phát triển trình độ phổ biến của hiện tượng kinh tế, diễn ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong điều kiện thời gian không gian cụ thể. - Hệ thống chỉ tiêu phải mang tính chất chung, trong đó các chỉ tiêu mang tính chất bộ phận chỉ tiêu nhân tố phải phản ảnh đầy đủ chính xác sâu sắc tổng thể. - Phải đảm bảo nhu cầu thông tin trong quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Số liệu thu thập được thông qua hệ thống chỉ tiêu cho phép vận dụng toàn bộ các phương pháp thống kê hiện đại, phương pháp toán học để nghiên cứu phân tích đầy đủ, sâu sắc tình hình cũng như quá trình hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp. Như vậy để đáp ứng được các yêu cầu trên, khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phải đảm bảo bốn nguyên tắc sau: Một là, đảm bảo tính hướng đích: Hệ thống chỉ tiêu xây dựng phải phù hợp với nhiệm vụ nghiên cứu, phải đảm bảo tính thống nhất về mặt nội dung, phạm vi phương pháp tính các chỉ tiêu cùng loại Hai là, đảm bảo tính hệ thống: Các chỉ tiêu trong hệ thống có mối liên hệ hữu cơ với nhau, được sắp xếp một cách khoa học. Trong đó, có các chỉ tiêu chủ yếu, thứ yếu, chỉ tiêu quyết định, chỉ tiêu bổ sung, chỉ tiêu tổng hợp, chỉ tiêu từng mặt. Chẳng hạn như để phản ảnh doanh thu của một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, cần phải có chỉ tiêu phản ảnh tổng doanh thu chung qua các năm, ngoài ra, với mỗi chỉ tiêu phản ảnh doanh thu chung qua các năm còn cần có thêm các chỉ tiêu phản ảnh doanh thu của từng mặt hàng mà doanh nghiệp đã tiến hành kinh doanh xuất nhập khẩu Ba là, đảm bảo tính khả thi : Phải phù hợp với điều kiện hiện có về con người, vật chất tình hình tài chính. Bốn là, đảm bảo tính hiệu quả: Hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo tính ổn định cao, phải được hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu về quản lý. 2: Hệ thống chỉ tiểu phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 2.1. Các chỉ tiêu phản ảnh nguồn lực. 2.1.1. Lao động. Số lượng lao độngdoanh nghiệp sử dụng vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ chính là những người lao động đã được ghi tên vào danh sách lao động của đơn vị cơ sở, do đơn vị cơ sở trực tiếp quản lý, sử dụng sức lao động trả lương. Như chúng ta đã biết số lượng lao động lao động chất lượng của lao động có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Số lượng lao động hiện có số lao động bình quân của một thời kỳ là cơ sở để tính năng suất lao động, thu nhập bình quân. Đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu số lao động chính là những người làm việc trong doanh nghiệp, do doanh nghiệp trực tiếp quản lý tiến hành trả lương. Phương pháp tính số lượng lao động trong doanh nghiệp. Số lượng lao động có trong danh sách của đơn vị số lượng lao động làm công ăn lương của đơn vị cơ sở được thống kê theo số thời điểm số bình quân. Trong đó số lượng lao động có bình quân được sử dụng phổ biến nhất để tính toán các chỉ tiêu kinh tế. Số lượng lao động bình quân được tính như sau: n L L i = (1) Hoặc ∑ ∑ = i ii n nL L (2) Trong đó: L : Số lao động bình quân; i L : Số lượng lao động có trong ngày i của kỳ nghiên cứu (i = n,1 ). Trong đó, ngày nghĩ lễ, nghĩ thứ bảy chủ nhật thì lấy số lượng lao động có ở ngày liền trước đó; n : Số ngày theo lịch của kỳ nghiên cứu i n : Số ngày của thời kỳ i ; ∑ i n Tổng số ngày theo lịch của kỳ nghiên cứu ( ∑ i n =n ) Nếu i n =1, số lượng lao động bình quân được tính theo công thức 1 còn nếu i n >1 thì dung công thức 2. 2.1.2. Vốn sản xuất kinh doanh Vốn kinh doanh của doanh nghiệp: Là hình thái tiền tệ của toàn bộ giá trị tài sản cố định đầu tư dài hạn, tài sản lưu động đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm vốn cố định vốn lưu động: +Vốn cố định là hình thái giá trị tài sản cố định đầu tư dài hạn của doanh nghiệp +Vốn lưu động là hình thái tiền tệ của giá trị các tài sản lưu động đầu tư tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp Đối với một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, vốn kinh doanh của doanh nghiệp chính là biểu hiện bằng tiền của giá trị tất cả tài sản phục vụ cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp xuất nhập khẩu: Gồm vốn cố định, vốn lưu động vốn thanh toán. Trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, điểm nổi bật của vốn lưu động trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu là nó vận động không ngừng, không ngừng thay đổi hình thái vật chất T- H- , T kết thúc vòng tuần hoàn qua mỗi lần luân chuyển. Vì vậy doanh nghiệp cần phải quản lý tốt vốn lưu động vì nó có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu 2.2. Các chỉ tiêu phản ảnh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 2.2.1. Doanh thu. Để phản ảnh doanh thu của doanh nghiệp cần sử dụng một số chỉ tiêu chủ yếu sau: + Khối lượng sản phẩm tiêu thụ: Là toàn bộ khối lượng sản phẩm hàng hoá (bao gồm cả sản phẩm vật chất dịch vụ) đã bán đã thanh toán. Như vậy: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ được tính theo thời điểm thanh toán: sản phẩm được tiêu thụ trong thời kỳ nào thì tính vào khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong thời kỳ đó. Như vậy khối lượng sản phẩm tiêu thụ này có thể có cả sản phẩm được sản xuất từ kỳ trước có thể không bao gồm hết sản phẩm sản xuất trong kỳ này. + Tổng doanh thu tiêu thụ : Là tổng giá trị hàng hoá tiêu thụ của doanh nghiệp, bao gồm toàn bộ giá trị hàng hoá tiêu thụ mà doanh nghiệp đã bán thu được tiền trong kỳ. Tổng doanh thụ tiêu thụ được tính theo giá thị trường tính vào thời điểm tiêu thụ ( sản phẩm được tiêu thụ theo thời kỳ nào thì được tính vào thời kỳ đó). Công thức: DT= ii qp ∑ Trong đó: DT: Tổng doanh thu tiêu thụ i p : giá bán một đơn vị sản phẩm i. i q : Khối lượng sản phẩm i tiêu thụ. + Doanh thu thuần: Là doanh thu bán hàng sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu. Doanh thu thuần là cơ sở xác định lãi (lỗ) ròng của hoạt động công nghiệp của doanh nghiệp. DT , = DT – Tổng các khoản giảm trừ doanh thu + Trợ giá, trợ cấp… Theo chế độ tài chính hiện hành các khoản giảm trừ doanh thu gồm có: Thuế sản xuất (trừ trợ cấp):gồm thuế sản phẩm (VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu…) thuế sản xuất khác gồm ( thuế môn bài, thuế tài sản , thuế ô nhiễm …) các khoản lệ phí. Giảm giá hàng bán. Giá trị hàng còn lại, chi phí sửa chữa hàng hư hoảng còn trong thời hạn bảo hành. Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng , thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chính là một động lực khuyến khích doanh nghiệp quan tâm đến hoạt động kinh doanh sản xuất tiêu thụ sản phẩm Doanh thu của doanh nghiệp xuất nhập khẩu: Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp xuất nhập khẩu bao gồm toàn bộ giá trị hàng hoá dịch vụ đã bán ,đã thu được tiền chưa thu được tiền trong một kỳ kinh doanh nào đó. Trong công ty xuất nhập khẩu vật tư thiết bị MASIMEX, ngoài các khoản doanh thu của công ty như là doanh thu bán hàng ra nước ngoài , doanh thu bán hàng nhập khẩu trong nội địa, doanh thu hoa hồng do nhập khẩu uỷ thác, xuất khẩu uỷ thác, doanh thu do chênh lệch giá do hoạt động tái xuất khẩu, doanh thu kinh doanh hàng nội địa, doanh thu do thực hiện những dịch vụ kèm theo bán hàng như lắp đặt, sữa chữa, kinh doanh vận tải…Công ty còn bao gồm các khoản doanh thu từ hoạt động tư vấn thương mại, đầu tư 2.2.2. Lợi nhuận: Là chỉ tiêu biểu hiện khối lượng giá trị thặng dư do lao động của doanh nghiệp tạo ra trong kỳ, phản ảnh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm phục vụ để đánh giá thực hiện mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp LN=DT-CP Trong đó: LN: Là lợi nhuận thu được trong kỳ. CP: Là chi phí sản xuất kinh doanh đã bỏ ra để thu được lợi nhuận đó DT: Là doanh thu thu được trong kỳ. Có các loại lợi nhuận sau Lợi nhuận thu từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính Lợi nhuận thu được từ hoạt động bất thường Tính toán lợi nhuận của một thương vụ kinh doanh nhập khẩu + Thương vụ kinh doanh nhập khẩu: ∑ LN = ∑ Doanh thu - ∑ Chi phí ∑ Doanh thu trong thương vụ nhập khẩu : Được xác định bằng cách nhân tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu thu được với tỷ giá hối đoái, do ngân hàng ngoại thương công bố vào thời điểm được thanh toán Công thức tính như sau: ∑ DT =Qnk* G*T Trong đó: Qnk: Là khối lượng hàng hoá nhập khẩu G: Đơn giá hàng tiêu thụ T: Là tỷ giá thời điểm thanh toán Tổng Chi phí trong thương vụ nhập khẩu được xác định bằng tổng chi phí kinh doanh hàng nhập khẩu, bao gồm chi phí mua hàng, chi phí bảo quản , vận chuyển, chi phí xin giấy phép, chi phí tu chỉnh L/C, chi phí làm thủ tục hải quan, chi phí thuế nhập khẩu… Công ty MASIMEX hiện nay kinh doanh nhiều loại rất đa dạng nhiều chủng loại, nên lợi nhuận của công ty tính theo từng mặt hang mà công ty trực tiếp kinh doanh. 2.2.3. Chỉ tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu [...]... để điều tra chọn mẫu - Giai đoạn tổng hợp thống kê, phân tổ là phương pháp cơ bản nhất để tiến hành tổng hợp -Giai đoạn phân tích thống kê, phân tổ là phương pháp quan trọng của phương pháp phân tích Đối với hoạt động kinh doanh nhập khẩu, phân tổ thống kê có vai trò quan trọng trong phân tích đánh giá kết quả hoạt động nhập khẩu 1.4 Phân loại + Phân tổ theo một tiêu thức Là tiến hành phân chia các... cho phép ta nghiên cứu biến động của các kết quả kinh doanh qua thời gian, không gian quan trọng nhất là nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đầu vào của quá trình sản kinh doanh nhập khẩu đến sự biến động của các chỉ tiêu phản ảnh kết quản kinh doanh của doanh nghiệp Trong chuyên đề tốt nghiệp của em, em đã phân tích sự biến động của chỉ tiêu tổng lợi nhuận do ảnh hưởng của hai nhân tố đó là mức... thu, lợi nhuận, tổng vốn số lao động bình quân Do vậy em sẽ đi phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng vốn 2.3.1.Các chỉ tiêu về hiệu quả lao động - Năng suất lao động (NSLĐ): Là chỉ tiêu kinh tế chất lượng tổng hợp, phản ảnh quan hệ so sánh giữa kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với chi phí lao độngdoanh nghiệp bỏ ra, để đạt được kết quả trong... quả sử dụng vốn: Là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ảnh quan hệ so sánh giữa các kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với nguồn vốn bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời gian nhất định thường là một năm Hệ thống chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn bao gồm: Các chỉ tiêu phân tích tình hình trang bị vốn cho lao động bao gồm: + Mức trang bị VCĐ cho một lao động M VCD VCD = L... từng phân tử, đơn vị cá biệt trong tổng thể phức tạp - Chỉ số tổng hợp: Phản ảnh biến động của tất cả các phần tử , các đơn vị của tổng thể nghiên cứu + Căn cứ vào tính chất của chỉ tiêu nghiên cứu - Chỉ số chỉ tiêu số lượng: Được thiết lập đối với chỉ tiêu khối lượng, là chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng chung của hiện tượng nghiên cứu - Chỉ số chỉ tiêu chất lượng: Được thiết lập với chỉ tiêu. .. doanh của doanh nghiệp có thể là (GO, DT, M…) TV: Tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp VCD V LD : Là vốn cố định vốn lưu động II: Một số phương pháp thống kê cơ bản được vận dụng trong phân tích hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị máy móc 1: Phương pháp phân tổ 1.1 Khái niệm Là căn cứ vào một hoặc một số tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị thuộc hiện tượng nghiên cứu thành các... dụng: chỉ được sử dụng nhằm các mục đích sau: Nghiên cứu sự biến động của hiện tượng qua thời gian Nêu lên sự biến động của hiện tượng qua không gian Nêu lên nhiệm vụ kế hoạch tình hình thực hiện kế hoạch Dùng để phân tích sự biến động của các nhân tố đối với sự biến động của toàn bộ hiện tượng Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu vật tư thiết bị máy móc bằng phương pháp chỉ. .. Trong phân tổ nhiều chiều, các tiêu thức nguyên nhân đồng thời là tiêu thức phân tổ, Do vậy, người ta phải đưa ra các tiêu thức phân tổ đó về một dạng tiêu thức tổng hợp rồi từ đó căn cứ vào một tiêu thức tổng hợp này, tiến hành phân tổ như phân tổ theo một tiêu thức Nghiên cứu kinh doanh nhập khẩu có thể áp dụng phân tổ giàn đơn, phân tổ kết hợp Trong luận văn của em, em chỉ tiến hành phân tổ các chỉ tiêu. .. trình hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả luôn được xem là nhiệm vụ quan trọng vì nó quyết định đến sự sống còn của một doanh nghiệp Chính vì vậy tìm được biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh luôn đặt ra đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Trong chuyên đề tốt nghiệp của mình, Dựa trên những số liệu thu thập được ở đơn vị thực tập Đó là doanh thu, lợi nhuận, tổng vốn số... điểm biến động của hiện tượng cũng như tính quy luật phát triển của hiện tượng qua thời gian Từ đó dự đoán mức độ của hiện tượng trong tương lai Việc phân tích dãy số thời gian về nhập khẩu cho phép nhận thức đặc điểm, biến động của hoạt động nhập khẩu qua thời gian 2.4 Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian Từ đặc điểm hoạt động nhập khẩu dựa trên cơ sở tổng hợp số liệu về kết quả hoạt động nhập . LỰA CHỌN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP I: Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu 1: Những vấn. 2: Hệ thống chỉ tiểu phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 2.1. Các chỉ tiêu phản ảnh nguồn lực. 2.1.1. Lao động. Số lượng lao động mà doanh nghiệp

Ngày đăng: 18/10/2013, 11:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan