Kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệpViệt Nam

11 258 0
Kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệpViệt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

: Kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệpViệt Nam 3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam Khi một doanh nghiệp tham gia thị trường nó luôn phải chịu tác động của một loạt các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài lên hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng cho tha cái nhìn khách quan về điểm mạnh cũng như điểm yếu trong bản thân doanh nghiệp, thấy được các nguy cơ thách thức cũng như các cơ hội mà thị trường đem lại. 3.1.1. Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài Đây là các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh của là tổng thể các yếu tố, các điều kiện khách quan chủ quan bên ngoài doanh nghiệp, luôn vận động biến đổi có quan hệ tương tác lẫn nhau; có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên các hoạt động của doanh nghiệp. Các nhân tố bên ngoài là các nhân tố mà doanh nghiệp không thể tác động biến đổi được, nó tồn tại khách bên ngoài doanh nghiệp. Mỗi biến đổi của nó ảnh hưởng rất mạnh mẽ lên doanh nghiệp. Tác động đó có thể theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Vì thế đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm, tìm hiểu, phân tích để đưa ra các kế hoạch, chiến lược phù hợp với sự thay đổi của môi trường. Các yếu tố ảnh hưởng đó là: • Yếu tố kinh tế • Yếu tố chính trị- pháp luật • Yếu tố công nghệ • Các yếu tố tự nhiên • Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng 3.1.2. Các nhân tố bên trong Đây là các nhân tố thuộc bản thân doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tác động điều chỉnh các nhân tố này sao cho có thể phát huy hết khả năng cũng như năng lực của mình, phát huy điểm mạnh, hạn chế các điểm yếu. Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến hiệu suất lao động bao gồm: • Lao động • Cơ sở vật chất kỹ thuật trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật • Quan điểm của nhà quản trị • Hệ thống trao đổi xử lý thông tin 3.2. Kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệpViệt Nam 3.2.1 Kiến nghị đối với nhà nước *) Hỗ trợ tài chính - Hỗ trợ trực tiếp ( qua ngân sách nhà nước) - Qua vốn vay ngân hàng *) Hỗ trợ phát triển + Cần có các chương trình riêng về chính sách hỗ trợ phát triển khoa học - công nghệ . + Đưa ra các chính sách khuyến khích phát triển các doanh nghiệp công nghiệp, đưa ra những ưu tiên cho doanh nghiệp công nghiệp trong một số lĩnh vực cụ thể. + Tạo điều kiện thuận lợi về mặt cơ sở hạ tầng: Cần rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất, đơn giản hóa thu tục cấp đất cho doanh nghiệp. *) Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nâng cao mức tiêu dùng trong nước. Xuất khẩu là hướng đi quan trọng cho sự phát triển nhanh bền vững của các doanh nghiệp công nghiệp. Việc mở rộng thị tường ra nước ngoài không phải là việc riêng của doanh nghiệp mà Nhà nước cũng cần phải tham gia. Các chính sách về thuế, các chính sách khuyến khích hàng công nghiệp xuất khẩu phải thuận lợi cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó các doanh nghiệp công nghiệp cũng cần phải phát triển được thị trường trong nước. Khi Nhà nước tham gia vào kích cầu nhằm nâng cao mức tiêu dùng của ngưòi dân cũng chính là lúc mở rộng thị trường hàng hóa trong nước, giúp cho các doanh nghiệp có thêm điều kiện để phát triển. 3.2.2 Giải pháp đối với các doanh nghiệp công nghiệp a) Cơ sở lý luận Ta thường xem xét hiệu quả sản xuất kinh doanh theo quan điểm là đại lượng so sánh giữa kết quả đầu ra so với chi phí đầu vào: CP KQ HQKT = . Theo đó hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng lên trong các trường hợp sau: - Trường hợp 1: Tăng kết quả sản xuất kinh doanh còn chi phí đầu vào không đổi. Việc này đòi hỏi phải đổi mới quy trình công nghệ, kỹ thuật, nâng cao tay nghề công nhân. - Trường hợp 2: Kết quả đầu ra không đổi còn chi phí sản xuất kinh doanh đầu vào giảm. Muốn vậy phải thực hiện tốt công tác quản lý nhằm giảm hao phí nguyên vật liệu, giảm các sản phẩm hỏng,… - Trường hợp 3: Tăng cả kết quả sản xuất kinh doanh chi phí đầu vào nhưng tốc độ tăng của kết quả sản xuất kinh doanh lớn hơn tốc độ tăng của chi phí đầu vào. - Trường hợp 4: Giảm cả kết quả sản xuất kinh doanh chi phí đầu vào nhưng tốc độ giảm của kết quả sản xuất kinh doanh lớn hơn tốc độ giảm của chi phí đầu vào. Giảm cả kết quả sản xuất kinh doanh chi phí đầu vào có thể do doanh nghiệp từ bỏ không sản xuất một số sản phẩm không còn phù hợp, hoặc giải tán các cơ sở làm ăn không hiệu quả… - Trường hợp 5: Tăng cả kết quả sản xuất kinh doanh giảm chi phí đầu vào. Đây là biện pháp tối ưu nhất để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh nhưng không phải doanh nhiệp nào cũng thực hiện được, thông qua việcgiảm hao phí nguyên vật liệu, giảm sản phẩm hỏng, đồng thời nâng cao tay nghề công nhân…Việc này đòi hỏi trình độ của nhà quản lý, đổi mới quy trình công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh. b) Một số giải pháp đối với các doanh nghiệp công nghiệp để nâng cao hiệu quả sản suất kinh doanh. *) Trong lĩnh vực sản xuất - Quyết định mức sản xuất phân bổ các yếu tố đầu vào Tại một thời điểm nào đó doanh nghiệp có thể theo đuổi rất nhiều mục tiêu ngắn hạn nhưng mục tiêu lâu dài bao trùm của doanh nghiệp chính là tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này, trong mọi thời kỳ doanh nghiệp phải quyết định chính xác mức sản xuất của mình. Theo lý thuyết tối ưu thì điều kiện thỏa mãn là doanh thu cận biên thu được từ sản phẩm cuối cùng phải bằng chi phí cận biện bỏ ra để sản xuất sản phẩm đó. Ngoài ra để sử dụng các yếu tố đầu vào một cách hiệu quả tối đa thì phải sử dụng mỗi nguồn lực sao cho chi phí bỏ ra để có đơn vị sản phẩm cuối cùng bằng với doanh thu mà nó đem lại. - Xác định điểm hòa vốn Khi tham gia thị trường, để sản xuất một loại sản phẩm nào đó doanh nghiệp cần phải tính toán để biết được số lượng cần sản xuất ra với mức giá đầu vào cụ thể là bao nhiêu, bán với giá nào để hòa vốn bắt đầu có lãi. Hay nói cách khác là phải xác định phân tích điểm hòa vốn. Điểm hòa vốn là số lượng sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra, tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí. Tại đó lợi nhuận của doanh nghiệp bằng 0. Phân tích điển hòa vốn chính là việc phân tích mối quan hệ tối ưu giữa chi phí kinh doanh, doanh thu, sản lượng giá cả sản xuất kinh donah của doanh nghiệp. - Điều mà bất cứ doanh nghiệp công nghiệp nào cũng phải quan tâm thực hiện theo đó là quy luật cung - cầu, tín hiệu để nhận biết nét đặc trưng cơ bản của cơ chế thị trường là giá cả. Nước ta đang trên đà hội nhập quốc tế, đặc biệt là sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, có thể nói việc cạnh tranh theo hướng hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là xu hướng tất yếu. Vì vậy, việc cải tiến, đầu tư, nâng cao thiết bị, máy móc là cần thiết. Doanh nghiệp công nghiệp có thể tiến hành thuê tài chính hoặc là đổi mới từng bộ phận. *) Trong lĩnh vực marketing - Cần chú ý đến xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp công nghiệp, hàng hóa của doanh nghiệp công nghiệp. - Tận dụng triệt để ưu thế của các công cụ tin học trong việc tìm kiếm thị trường, dần dần tiếp cận thương mại điện tử. - Phát triển hoàn thiện dịch vụ hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, đa dạng hóa các kênh phân phối sản phẩm. Đồng thời có các chương trình, dịch vụ sau bán hàng (chăm sóc khách hàng, tư vấn, bảo hành…) . Các chương trình này sẽ tạo niềm tin cho khách hàng nhằm duy trì sự trung thành của khách hàng với sản phẩm của doanh nghiệp, khi họ hài lòng với sản phẩm họ sẽ tiếp tục mua hoặc giới thiệu cho người quen. *) Quản trị nhân sự trong doanh nghiệp Đây được coi là nhiệm vụ trung tâm của doanh nghiệp . Để có một đội ngũ cán bộ nhân viên làm việc hiệu quả, cần phải có kế hoạch cụ thể trong khâu tuyển dụng, tuyển chọn, bồi dưỡng, bố trí sử dụng phát triển tạo động lực cho đội ngũ người lao động Lao động là yếu tố đầu vào có tính chat quyết định trong việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . lao động sáng tạo của con người là nhân tố quyết định trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì thế vấn đề tuyển dụng, đào tạo, bối dưỡng để nâng cao trình độ tay nghề, chất lượng lao động là vấn đề hết sức quan trọng, được ban quản trị rất quan tâm. Tuy nhiên không phải có một đội ngũ lao động giỏi là đã thành công. Nhà quản trị phải biết cách sử dụng hợp lý nguồn nhân lực đó thì mới đem lại hiệu quả cao. Phải biết phân bố hợp lý, phù hợp với yêu cầu của công việc cũng như trình độ, năng lực, nguyện vọng của mỗ người. Phải đảm bảo sự cân đối thường xuyên trong sản xuất, sự phù hợp với những thay đổi của môi trường. Khi giao việc phải xác định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như trách nhiệm cụ thể của các cá nhân. Tránh hiện tượng chồng chéo trong phân công nhiệm vụ: một người không làm nhiều công việc, một công việc hay một loạt các công việc có liên quan đến nhau không nên xé lẻ ra phân công cho quá nhiều người. Trong công việc, động lực cá nhân tập thể là yếu tố quyết định khả năng sáng tạo, là sợi dây liên kết mọi người lại với nhau. yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đén động lực là việc khuyến khích người lao động bằng các lợi ích vật chất cũng như tinh thần: thưởng bằng tiền, thưởng bằng hiện vật, thăng chức, tổ chức đi nghỉ mát, đi du lịch… *) Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh Không ai có thể phủ nhận tác động to lớn của công nghệ kỹ thuật tới hiệu quả hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghiệp bởi vì các doanh nghiệp này sử dụng số lượng rất lớn máy móc kỹ thuất phục vụ cho hoạt động sản xuất. Vì thế nhu cầu đổi mới khoa học, kỹ thuật là tất nhiên. Song, việc đầu tư các máy móc thiết bị đòi hỏi một nguồn đầu tư lớn về cả nhân lực vốn đầu tư, đòi hỏi thời gian, kinh nghiệm. Hiện nay nước ta chủ yếu đổi mới phát triển khoa học kỹ thuật theo các hướng sau: • Nâng cao chất lượng quản trị khoa học kỹ thuật, từng bước hoàn thiện quản trị . • Nghiên cứu, đánh giá chuyển giao công nghệ một cách hiệu quả, tiến tới làm chủ công nghệ, nghiên cứu sáng tạo các công nghệ mới. • Nghiên cứu, đánh giá nhập các thiết bị máy móc phù hợp với trình độ kỹ thuật, khả năng tài chính; sử dụng có hiệu quả các thít bị đó. • Nghiên cứu sử dụng vật liệu mới các vật liệu thay thế theo nguyên tắc: nguồn lực dễ kiếm hơn, rẻ hơn nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm. • Nghiên cứu ứng dụng tin học trong mọi lĩnh vực: từ quản trị sản xuất tới quản trị kỹ thuật các hoạt động sản xuấtt kinh doanh khác. *) Hoàn thiện hoạt động quản trị trong doanh nghiệp - Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị phải gọn, nhẹ, đồng thời năng động, linh hoạt có khả năng ứng phó được với những thay đổi của môi trường xung quanh. Phải xác định rõ chức năng nhiệm vụ, vị trí, vai trò, mối quan hệ giữa các cá nhân giữa các bộ phận. Việc thiết lập thông tin là một nhiệm vụ không kém phần quan trọng trong doanh nghiệp, phải đáp ứng được các yêu cầu sau: • Đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin, đảm bảo tính kịp thời, thường xuyên tính chính xác của thông tin. • Phù hợp với khả năng khai thác sử dụng thông tin của doanh nghiệp. • Đảm bảo chi phí thu thập, xử lý, khai thác sử dụng thông tin là thấp nhất. • Phù hợp với trình độ phát triển công nghệ kỹ thuật, công nghệ thông tin, từng bước hòa nhập với hệ thống thông tin quốc tế. • Tăng cường công tác thu nhận, xử lý thông tin, đảm bảo tính nhanh nhạy, thường xuyên bổ sung, cập nhật thông tin. - Tăng cường quản trị chiến lược trong kinh doanh Chiến lược kinh doanh được coi là nghệ thuật phối hợp các hoạt động điều khiển chúng nhằm đạt tới mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Nói cách khác đó là một nghệ thuật thiết kế tổ chức các phương tiện nhằm đạt tới các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp, đảm bảo phù hợp với sự biến đổi của môi trờng kinh doanh. Chiến lược kinh doanh phải được xây dựng theo một quy trình khoa học, thể hiện được tính linh hoạt với thị trường. Đó không phải là bản thuyết trình chung chung mà phải thể hiện qua các mục tiêu cụ thể, mục tiêu ngắn hạn; thể hiện được sự nắm bắt tận dụng những cơ cũng như hạn chế được những nguy, thách thức hôị mà thị trường mang lại; phát huy tối đa các điểm mạnh, giảm tối thiểu các điểm yếu của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạch định chiến lược phải đảm bảo tính hài hòa, thống nhất giữa chiến lược tổng quát chiến lược các bộ phận. *) Tăng cường mở rộng quan hệ giữa doanh nghiệp công nghiệp với xã hội. Cùng với sự phát triển mở rộng thị trường, sự phụ thuộc giữa các doanh nghiệp với thị trường cũng như doanh nghiệp với doanh nghiệp ngày [...]... như của toàn bộ nền kinh tế Sản xuất công nghiệp không ngừng tăng lên qua các năm, tuy nhiên do gặp phải nhiều thách thức nên hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp vẫn chưa cao Qua việc phân tích thực trạng cũng như phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp, em đã đưa ra một số kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh. .. triển như vũ bão của khoa học công nghệ như hiện nay Một trong các yếu tố giúp các doanh nghiệp thành côngnắm được thông tin cần thiết, xử lý hiệu quả sử dụng kịp thời, đây cũng là điều kiện quan trọng để ra các quyết định sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả, đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Vì tính cấp thiết như vậy, cho nên việc thành lập phòng thống kê tại doanh nghiệp Việc tạo... doanh nghiệp với các nhà cung cấp, các đơn vị tiêu thụ, các doanh nghiệp trong cùng ngành nghề kinh doanh hoặc khác ngành nghề Nhờ đó, doanh nghiệp có thể giảm được các chi phí đầu vào • Giải quyết tốt mối quan hệ của doanh nghiệp với các cơ quan quản lý vĩ mô • Tạo sự uy tín, sự tín nhiệm cũng như danh tiếng trên thị trường Đây không phải là vật chất có thể mua được nhưng lại là điều kiện đảm bảo cho hiệu. .. chẽ Doanh nghiệp nào biết khai thác, tận dụng tốt các mối quan hệ bạn hàng thì doanh nghiệp đó càng có cơ hội phát triển Cụ thể: • Giải quyết tốt các mối quan hệ với khách hàng, đặc biệt là các khách hàng trung thành Có thể nói khách hàng là đối tượng duy nhất mà doanh nghiệp phục vụ, là lý do mà doanh nghiệp tồn tại, là cơ hội để doanh nghiệp thu được lợi nhuận • Giải quyết tốt các mối quan hệ của doanh. .. mới (các sinh viên thống kê mới ra trường) hoặc có thể đào tạo lại từ nguồn nhân lực bên trong doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp tiến hành đào tạo lại thì có thể tổ chức những lớp học về nghiệp vụ, mời các chuyên gia về thống kê giảng dạy KẾT LUẬN Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp công nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của khu vực doanh nghiệp. .. nhưng lại là điều kiện đảm bảo cho hiệu quả lâu dài bền vững của doanh nghiệp • Thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật Đây là diều kiện không thể thiếu để doanh nghiệp phát triển bền vững 3.2.3 Kiến nghị với công tác thống kê Hiện nay công tác thống kê vẫn chưa được đánh giá đúng với khả năng tầm quan trọng của nó Vì thế việc tiến hành thu thập tài liệu, phân tích nghiên cứu thống kê chưa được thực... sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đồng thời cũng hi vọng trong thời gian tới các doanh nghiệp này sẽ làm ăn có hiệu quả hơn, phát triển với tốc độ cao hơn, thúc đẩy vào sự phát triển chung của cả nước Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Thống kê - Trường ĐH KTQD đặc biệt là thầy giáo GS TS Phạm Ngọc Kiểm; đồng cảm ơn các các cô chú ở vụ Thống kê Công nghiệp Xây dựng, Tổng cục Thống... đến sự chậm trễ không thường xuyên này là do kinh phí eo hẹp Chính vì thế Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn về tài chính cho công tác thống kê Các doanh nghiệp cần có một phòng thống kê hoặc có các cán bộ thống kê có trình độ chuyên môn về thống kê để phân tích tình hình hoạt động doanh nghiệp trong những năm trước đưa ra các kê hoạch, chiến lược cho những năm sắp tới Rõ ràng vai trò của thông tin . : Kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệpViệt Nam 3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản. điểm của nhà quản trị • Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin 3.2. Kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công

Ngày đăng: 18/10/2013, 11:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan