PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VÀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY DỆT MINH KHAI

62 482 1
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VÀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY DỆT MINH KHAI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY DỆT MINH KHAI I. SƠ LƯỢC CHUNG VỀ CÔNG TY. 1. Quá trình hình thành phát triển của công ty. Công ty dệt Minh Khai (tên trước đây khi thành lập là nhà máy Dệt khăn tay) là một đơn vị lớn của công nghiệp Hà Nội. Công ty được khởi công xây dựng từ cuối những năm 1960, đầu những năm 1970. Đây là thời kỳ cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở Miền Bắc đang ở giai đoạn ác liệt nhất. Vì vậy việc xây dựng công ty có những lúc bị gián đoạn phải đi sơ tán trên nhiều địa điểm khác nhau. Năm 1974 công ty được cơ bản xây dựng xong được chính thức thành lập theo quyết định của uỷ ban nhân dân thành phố, cũng năm đó công ty đi vào sản xuất thử. Từ năm 1975 công ty chính thức nhận kế hoạch của nhà nước giao. Nhiệm vụ chủ yếu của công ty ban đầu là: Sản xuất khăn mặt bông, khăn tắm, khăn tay… phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa. Số thiết bị ban đầu chỉ có 260 máy dệt thoi Trung Quốc. Tài sản cố định lúc bấy giờ khi thành lập chỉ có gần 3 triệu đồng. Trong thời gian đầu mới thành lập đi vào hoạt động sản xuất công ty gặp nhiều khó khăn do nhà xưởng xây dựng chưa hoàn chỉnh, thiết bị do Trung Quốc viện trợ về lắp không đồng bộ. Khâu đầu dây chuyền sản xuất không hoạt động được phải chuyển sang làm phương pháp thủ công. Là doanh nghiệp đầu tiên của Miền Bắc sản xuất mặt hàng khăn bông nên nhiều thông số kỹ thuật không có sẵn, mà phải vừa làm vừa mò mẫm tìm tòi. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề còn thiếu nhiều. Những năm đầu công ty mới đưa được hơn 100 máy dệt vào hoạt động sản xuất, số cán bộ công nhân viên có 415 người. Những năm đầu tiên đi vào hoạt động công ty mới chỉ đạt được : - Giá trị tổng sản lượng gần 2 triệu đồng - Sản phẩm chủ yếu gần 2 triệu khăn các loại Những năm tiếp theo công ty dần đi vào ổn định, hoàn thiện nhà xưởng, hiệu chỉnh lại máy móc thiết bị, đào tạo thêm lao động để tăng năng lực sản xuất. Từ những năm 1981 đến 1989 là thời kỳ phát triển ổn định với tốc độ cao của công ty. Những năm này công ty được thành phố đầu tư thêm cho một dây chuyền dệt kim đan dọc để dệt các vải tuyn, valide, dèm… Như vậy về sản xuất công ty được giao cùng một lúc quản lý triển khai thực hiện hai quy trình công nghệ khác nhau là dệt thoi dệt kim. Công ty đã đầu tư chiều sâu đồng bộ hoá dây chuyền sản xuất. Bằng mọi biện pháp kinh tế kỹ thuật đưa dần toàn bộ những thiết bị ở khâu đầu như nồi hơi, nồi nấu cao áp, máy nhuộm, máy sấy sợi đi vào hoạt động phục vụ cho sản xuất, chấm dứt tình trạng khâu đầu phải làm thủ công đi thuê ngoài. Về sản xuất cũng trong thời kỳ này để giải quyết những khó khăn về cung cấp nguyên liệu thị trường, chủ động sản xuất kinh doanh. Công ty đã đổi hướng để xuất khẩu (cả hai thị trường xã hội chủ nghĩa tư bản chủ nghĩa) là chủ yếu. Năm 1981, thông qua TEXTIMEX công ty đã kí hợp đồng xuất khẩu dài hạn sang cộng hoà dân chủ Đức Liên Xô cũ. Năm 1983, công ty bắt đầu sản xuất khăn ăn xuất khẩu cho thị trường Nhật Bản với sự giúp đỡ của UNIMEX Hà Nội đã chiếm lĩnh thị phần ngày một lớn. Từ năm 1988 đến nay công ty được nhà nước cho phép xuất khẩu trực tiếp doanh nghiệp đầu tiên ở Miền Bắc được nhà nước cho phép làm thí điểm về xuất nhập khẩu trực tiếp sang thị trường nước ngoài. Bước vào thời kỳ những năm 1990 nền kinh tế nước ta chuyển sang thực hiện cơ chế quản lý mới theo tinh thần nghi quyết đại hội VI đại hội VII của Đảng. Tình hình chính trị ở các nước xã hội chủ nghĩa cũng biến động nhiều, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô các nước Đông Âu sụp đổ, các quan hệ bạn hàng của công ty với các nước này cũng không còn, công ty mất đi một thị trường quan trọng truyền thống. Thêm vào đó vốn phục vụ cho sản xuất thiếu nghiêm trọng, máy móc thiết bị đầu tư ở giai đoạn trước đã cũ lạc hậu không đáp ứng cho nhu cầu sản xuất mới. Đội ngũ cán bộ của công ty quá đông vốn quen với cơ chế bao cấp cũ nay chuyển sang cơ chế mới không dễ dàng thích nghi. Trong hơn 20 năm xây dựng phát triển công ty, có thể nói đây là thời kỳ mà công ty gặp phải những khó khăn lớn nhất. Với tình hình như vậy, được sự quan tâm của lãnh đạo cấp trên, sự giúp đỡ hỗ trợ của các đơn vị bạn, toàn thể công ty đã phát huy tinh thần năng động, sáng tạo tập trung tháo gỡ những khó khăn. Giải quyết những vấn đề quan trọng nhất về thị trường, về vốn tổ chức lại sản xuất, lựa chọn bố trí lại đội ngũ lao động… Nhờ đó mà công ty đã từng bước thích nghi với cơ chế thị trường, ổn định phát triển sản xuất theo hướng xuất khẩu là chính. Hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước, bảo toàn phát triển được vốn cho sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống cho CBCNV. Nhìn lại quá trình hơn 20 năm xây dựng phát triển công ty, tuy có lúc thăng lúc trầm. Song đó chỉ là những bước nhất định trong tiến trình phát triển đổi mới đi lên. Điều đó được chứng minh bằng kế quả sản xuất ở những thời điểm cụ thể dưới đây: - Giá trị tổng sản lượng năm 1975, năm đầu đưa vào sản xuất theo kế hoạch công ty chỉ đạt gần 2,5 triệu đồng, đến năm 1997 đã đạt 47 tỷ, năm 2000 đạt 55 tỷ, năm 2001 đạt 57 tỷ. - Sản phẩm chủ yếu đạt gần 2 triệu sản phẩm khăn các loại cho nhu cầu nội địa, đến năm 1995 đã có sản phẩm xuất khẩu (85% sản phẩm khăn) sản xuất thêm các mặt hàng màn tuyn. Năm 1998 xuất khẩu 20.000 sản phẩm khăn sản xuất 1000 mặt hàng màn tuyn, năm 1999 xuất khẩu 28.000 sản phẩm khăn sản xuất 1.700 sản phẩm màn tuyn. - Doanh thu năm 1975 mới đạt 3,5 triệu đồng, năm 1997 đạt 54.600 triệu đồng, năm 1998 đạt 54.300 triệu đồng, năm 2000 đạt 64.000 triệu đồng, năm 2001 đạt 66.500 triệu đồng - Nộp ngân sách: năm đầu tiên nộp gần 68.000 đồng, đến năm 1997 nộp 1.438 triệu đồng, năm 1998 nộp 1.658 triệu đồng. Năm 1999 là 1.235 triệu đồng, năm 2002 là 1.053 triệu đồng. Công tác khoa học kỹ thuật được đặc biệt chú ý được coi là biện pháp hàng đầu để thúc đẩy sản xuất phát triển. Trong gần 20 năm công ty đã chế thử được hơn 300 mẫu sản phẩm đã đưa vào sản xuất khoảng 100 mẫu được khách hàng chấp nhận. Bước sang năm 1999, do ảnh hưởng của tình hình chung khu vực cũng như trên thế giới, công ty dệt Minh Khai đứng trước những thách thức lớn về tài chính thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thị trường chủ yếu của công ty là Nhật Bản, với tình hình tài chính Nhật Bản đồng Yên mất giá nhiều so với đồng Đô la Mỹ, do đó hạn chế việc nhập khẩu. Trước tình hình đó Công ty đã cố gắng bằng mọi biện pháp giảm chi phí đầu vào, tổ chức lại sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm để giảm giá thành sản phẩm. Qua đó công ty đã có những bước chuẩn bị mọi điều kiện khả năng mở rộng thị trường sang khu vực Tây Âu. 2. Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 2.1 Đặc điểm về sản phẩm thị trường sản phẩm. Từ ngày thành lập đến nay công ty tiến hành sản xuất kinh doanh qua hai thời kỳ phát triển với hai cơ chế quản lí khác biệt nhau về chất: Cơ chế quản lí kế hoạch hoá tập trung cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước. Nhưng dù ở thời kỳ nào công ty vẫn hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm ngành dệt theo đúng ngành nghề đã đăng kí mục đích thành lập của công ty. Điều đó được thể hiện qua những sản phẩm chủ yếu của công ty hiện nay. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường công ty luôn quan tâm đến việc giữ vững mở rộng thị trường hiện có đồng thời có ư ý thức tìm kiếm thâm nhập thị trường mới. đây là yếu tố quyết định đến sự sống còn của công ty. Sản phẩm của công ty có hai loại: - Khăn bông các loại. - Vải màn tuyn. Với sản phẩm khăn bông: Công ty sản xuất từ nguyên liệu sợi bông 100% nên độ thấm nước, độ mềm mại cao phù hợp với yêu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Các mặt hàng khăn cụ thể như sau: + Khăn ăn dùng trong các nhà hàng gia đình. Đối với loại khăn dùng cho nhà hàng công ty bán cho các cơ sở cung cấp khăn cho nhà hàng làm khăn ướt. Loại khăn này chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, chỉ có một phần rất ít tiêu thụ trong nước. + Khăn rửa mặt, công ty có các mẫu mã khăn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước nhưng chủ yếu tiêu thụ qua các nhà bán buôn các siêu thị. + Khăn tắm chủ yếu sản xuất cho nhu cầu xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Hiện nay xu hướng sử dụng khăn tắm trong nước cũng tăng lên, công ty có hướng nghiên cứu mặt hàng khăn tắm phù hợp với nhu cầu trong nước phục vụ cho nhu cầu quảng cáo khuyến mại các sản phẩm khác như: Nước gội đầu, sứ vệ sinh, dụng cụ thể thao . + Bộ khăn dùng cho khách sạn bao gồm: khăn tắm, khăn mặt, khăn tay, thảm chùi chân áo choàng tắm. Công ty có kí hợp đồng cung cấp cho gần 100 khách sạn tại Nhật Bản thông qua công ty thương mại Nhật Bản Asahi. Ngoài ra các khách sạn trong nước nhất là khách sạn liên doanh với nước ngoài tại các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh cũng đã đặt hàng tại công ty. + Các loại vải nối vòng để sử dụng may lót may mũi giầy phục vụ các cơ sở may xuất khẩu: Giầy Ngọc Hà, May X40. Với sản phẩm màn tuyn: Công ty đã sản xuất từ nguyên liệu 100% sợi Petex đảm bảo cho màn tuyn có độ bền cao chống được ô xy hoá gây vàng cho màn. Công ty chủ yếu bán vải làm nguyên liệu cho các cơ sở may màn bán ra thị trường, công ty cũng có may một số màn bán tại cửa hàng giới thiệu sản phẩm theo yêu cầu đặt hàng của khách hàng. Ngoài ra công ty cũng kí các hợp đồng sản xuất màn tuyn cho các nước Châu Phi theo chương trình phòng chống sốt rét của liên hợp quốc. 2.2. Đặc điểm về tổ chức sản xuất tổ chức lao động. 2.2.1. Đặc điểm về tổ chức sản xuất. Xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh tình hình thực tế của doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty dệt Minh Khai tổ chức theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Cơ cấu sản xuất của công ty Phân xưởng Dệt thoi Phân xưởng ho n th nhà à Phân xưởng Tẩy nhuộm Phân xưởng Dệt kim Kho th nh phà ẩm Kho trung gian Kho sợi Theo sơ đồ trên cơ cấu sản xuất công ty được tổ chức thành 4 phân xưởng. - Phân xưởng dệt thoi: Có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn chuẩn bị các trục dệt suốt sợi ngang đưa vào máy dệt để dệt thành khăn bán thành phẩm theo quy trình công nghệ sản xuất khăn bông. - Phân xưởng dệt kim: Có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn chuẩn bị các bôbin sợi mắc lên máy để dệt thành vải tuyn mộc theo quy trình công nghệ sản xuất vải màn tuyn. - Phân xưởng tẩy nhuộm: Có nhiệm vụ các công đoạn nấu, tẩy, nhuộm, sấy khô định hình các loại khăn, sợi vải tuyn theo quy trình công nghệ sản xuất các mặt hàng khăn bông, vải tuyn. - Phân xưởng hoàn thành: Có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn cắt, may, kiểm, đóng gói, đóng kiện các sán phẩm khăn bông cắt kiểm các loại vải tuyn, vải nối vòng theo quy trình công nghệ sản xuất các mặt hàng. 2.2.2. Đặc điểm về tổ chức lao động. Là một doanh nghiệp nhà nước, công ty dệt Minh Khai tổ chức bộ máy quản lí theo một cấp đứng đầu là ban giám đốc chỉ đao trực tiếp tới từng đơn vị thành viên. Giúp cho giám đốc có các phòng ban nghiệp vụ. Toàn bộ máy hành chính của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức quản lí. Ban giám đốc Phân xưởng tẩy nhuộm P. kế hoạch thị trường P.T i ụ P.tổ chức bảo vệ P. h nh chính y tà ế P. kỹ thuật Phân xưởng Dệt thoi Phân xưởng Dệt kim Phân xưởng Ho n th nhà à Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. a. Ban giám đốc: Gồm có một giám đốc hai phó giám đốc. * Giám đốc: Là người đứng đầu doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi cho cán bộ công nhân viên, phụ trách chung về các vấn đề tài chính, đối nội , đối ngoại, thực hiện các chức năng : - Tổ chức bộ máy, tổ chức cán bộ. - Lập các kế hoạch tổng thể dài hạn, ngắn hạn. - Đầu tư xây dựng cơ bản. * Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc theo nhiệm vụ được giao - Phó giám đốc sản xuất + Quản lí điều hành quá trình sản xuất. + Chỉ đạo sản xuất theo kế hoạch. + Chỉ đạo kế hoạch tác nghiệp tại phân xưởng. - Phó giám đốc kỹ thuật. + Quản lí kỹ thuật, chất lượng sản phẩm. + Quản lí nguồn cung cấp:điện, nước, than phục vụ cho sản xuất. + Chỉ đạo xây dựng các định mức đầu tư. + Quản lí việc thực hiện an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp. b. Phòng tổ chức – bảo vệ. * Chức năng: - Giúp giám đốc tổ chức mô hình tổ chức sản xuất quản lí trong công ty. Quản lí số lượng cán bộ công nhân viên. Sắp xếp đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách của nhà nước đối với người lao động. - Xây dựng quản lí quỹ tiền lương định mức lao động. - Giúp giám đốc chỉ đạo công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn nội bộ, bảo vệ tốt sản xuất, thực hiện tốt công tác quân sự địa phương trong công ty. * Nhiệm vụ: - Xây dựng mô hình tổ chức bộ máy quản lí công ty, quản lí phân xưởng. - Xây dựng quy chế hoạt động, chức năng nhiệm vụ cho các đơn vị trong từng giai đoạn. - Giúp Đảng uỷ, giám đốc thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nhận xét cán bộ hàng năm. - Xây dựng định mức lao động, định biên cán bộ quản lí. - Làm thường trực các hội đồng tuyển dụng, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật ở công ty. [...]... chất cho người lao động, công ty còn chủ trương xây dựng một môi trường làm việc trong sạch lành mạnh theo quy ước nếp sống văn hoá của công ty III THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNGCÔNG TY 1 Quan điểm chính sách tiền lươngcông ty - Công ty coi tiền lương là đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ để tăng năng suất lao động trong toàn công ty, tiền lương là một yếu tố của chi phí đối với doanh nghiệp, nhưng nó... với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 2 Quỹ tiền lương nguồn hình thành quỹ tiền lương 2.1 Quỹ lương: Việc xác định quỹ tiền lương phải đảm bảo sự cân xứng giữa tiền lương, tiền thưởng, năng suất lao động chất lượng công việc của từng người Tổng quỹ tiền lương của công ty bao gồm quỹ tiền lương trả cho giám đốc, phó giám đốc, các trưởng phòng, các cán bộ trực tiếp làm việc tại các phòng... nhiên phải hoàn thành 60% kế hoạch sản xuất công tác được giao trở lên 2.5 Đào tạo phát triển nguồn nhân lực Cũng như các doanh nghiệp khác, công ty đào tạo mới, đào tạo bổ sung lao động sản xuất trong công ty rất được quan tâm chú ý Họ được đào tạo chủ yếu tại công ty vì vậy đáp ứng ngay được sản xuất của công ty tiết kiệm chi phí đào tạo Ngoài ra công ty còn gửi đào tạo ở các trường dậy... quy trình công nghệ sản xuất màn tuyn Sợi Petex Mắc trục Dệt kim Kiểm mộc Nhuộm nếu có Văng sấy định hình Cắt màn May Kiểm thành phẩm đóng gói Đóng kiện Tuỳ theo điều kiện cụ thể, công ty thường xuyên cải tiến tổ chức sản xuất, bố trí hợp lý các tổ sản xuất, các phân xưởng các bộ phận phục vụ hợp lý đảm bảo dây chuyền sản xuất nhịp nhàng liên tục 4 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong... 2003 công ty dự kiến tuyển thêm 5 lao động có trình độ đại học cao đẳng, 22 lao động phổ thông Bên cạnh nhu cầu tăng lao động thì khả năng sẽ giảm 15 lao động đến tuổi về hưu 2 Hoạt động quản trị nhân lực trong công ty 2.1 Phân tích thiết kế công việc Công ty dệt Minh Khai là một công ty nhà nước, được nhà nước giao nhiệm vụ với mặt hàng truyền thống là khăn màn tyun, việc phân tích thiết... hợp đôn đốc các phòng nghiệp vụ có liên quan để xây dựng tổng hợp thành kế hoạch sản xuất, kỹ thuật tài chính toàn công ty - Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm điều kiện thực tế lập kế hoạch từng quý, tháng cho các phân xưởng tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch đảm bảo cho sản xuất được tiến hành cân đối nhịp nhàng trong toàn công ty - Tổ chức thực hiện công tác thống... %) công ty dệt Minh Khai đã đề ra cho mình một số phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính chiến lược lâu dài: - Tiếp tục duy trì sản phẩm truyền thống là khăn ăn để xuất khẩu sang thị trường Nhật bản Đó là nơi mà công ty đã gây dựng cho mình những uy tín rất lớn về chất lượng sản phẩm cho nên về lâu dài công ty coi đây là hướng chủ đạo để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh - Công ty. .. trong công ty - Giúp giám đốc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ yêu cầu kinh tế đối ngoại của công ty - Xây dựng thực hiện kế hoạch cung ứng vật tư nguyên vật liệu phục vụ cho yêu cầu sản xuất - Tổ chức thực hiện tiêu thụ sản phẩm của công ty sản xuất ra đảm bảo quay vòng vốn nhanh * Nhiệm vụ: - Xây dựng kế hoạch dài hạn ngắn hạn, kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch giá thành sản. .. nghiệp quỹ tiền lương trả cho công nhân sản xuất - Công thức xác định quỹ tiền lương của doanh nghiệp ∑ Vkh = [L dbxTL min dnx( h cb + h pc ) + Vvc ]x12 Trong đó: Lđb: Lao động định biên của doanh nghiệp TLmindn: Tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp Hcb: Hệ số lương cấp bậc bình quân của doanh nghiệp Hpc: Hệ số phụ cấp bình quân của doanh nghiệp Vvc: Quỹ tiền lương của bộ máy gián tiếp Dựa vào công. .. lao động Mục tiêu của công ty là hàng năm thu nhập người lao động tăng khoảng 7% đến 8 %, đảm bảo thu nhập của người lao động gắn với kết quả lao động của họ Đồng thời công ty sẽ tăng thưởng cho người lao động có nhiều ư ý kiến tốt để xây dựng phát triển công ty II TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY DỆT MINH KHAI 1 Đặc điểm về nguồn nhân lực của công ty Là một doanh nghiệp nhà nước . PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VÀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY DỆT MINH KHAI I. SƠ LƯỢC CHUNG VỀ CÔNG TY. 1. Quá trình. tổ chức sản xuất của công ty dệt Minh Khai tổ chức theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Cơ cấu sản xuất của công ty Phân xưởng Dệt thoi Phân xưởng

Ngày đăng: 18/10/2013, 07:20

Hình ảnh liên quan

13 Máy sấy văng định hình 1 6593 Đức - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VÀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY DỆT MINH KHAI

13.

Máy sấy văng định hình 1 6593 Đức Xem tại trang 19 của tài liệu.
Cụ thể thể hiện ở bảng kết quả sau: - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VÀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY DỆT MINH KHAI

th.

ể thể hiện ở bảng kết quả sau: Xem tại trang 25 của tài liệu.
Biểu 5: Bảng số lượng các loại công nhân. - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VÀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY DỆT MINH KHAI

i.

ểu 5: Bảng số lượng các loại công nhân Xem tại trang 30 của tài liệu.
Biểu 6: Bảng thống kê bậc thợ của công nhân. - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VÀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY DỆT MINH KHAI

i.

ểu 6: Bảng thống kê bậc thợ của công nhân Xem tại trang 30 của tài liệu.
Biểu 8: Bảng tổng doanh thu và tổng quỹ lương kế hoạch và thực hiện. - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VÀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY DỆT MINH KHAI

i.

ểu 8: Bảng tổng doanh thu và tổng quỹ lương kế hoạch và thực hiện Xem tại trang 38 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan