MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG Ở CÔNG TY DỆT KIM THĂNG LONG

18 391 0
MỘT SỐ BIỆN PHÁP  HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG Ở CÔNG TY DỆT KIM THĂNG LONG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG CÔNG TY DỆT KIM THĂNG LONG 1. Hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm 1,1 Hoàn thiện các điều kiện trả lương sản phẩm Để hình thức trả lương theo sản phẩm thực sự phát huy tác dụng của nó, Công ty cần hoàn thiện các điều kiện trả lương theo sản phẩm. Thứ nhất: Hoàn thiện công tác định mức lao động Muốn tính toán chính xác, công bằng tiền lương cho người lao động thì Công ty phải có mức lao động chính xác có căn cứ khoa học. Do đó, Công ty cần thiết hoàn chỉnh công tác định mức trên cơ sở: Phát triển đội ngũ cán bộ định mức lanh nghề: Các mức có chính xác và phù hợp hay không phụ thuộc vào trình độ của những người làm định mức. Các cán bộ định mức không những phải có kiến thức chuyên môn mà còn phải có những hiểu biết nhất định về định mức thông qua học hỏi, nghiên cứu, kinh nghiệm. Để có đội ngũ cán bộ định mức lành nghề, Công ty cần: Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ định mức; tạo điều kiện cho cán bộ định mức trong việc nắm bắt tình hình thực tế, phương tiện thực hiện và các thông tin khác trong quá trình làm việc. Hoàn thiện phương pháp xây dựng định mức: Định mức lao động mới chỉ dựa trên bấm giờ thời gian tác nghiệp sản phẩm, mà chưa kết hợp giữa bấm giờ thời gian tác nghiệp sản phẩm và chụp ảnh ngày làm việc thực tế. Do vậy, cần kết hợp cả hại phương pháp. Bởi vì, bấm giờ bước công việc mói chỉ xác định được thời gian xác định được thời gian tác nghiệp một sản phẩm, phải chụp ảnh thời gian làm việc thì mới xác định được thời gian tác nghiệp ca. Từ đó xây dựng được các mức lao động chính xác. Sự kết hợp hai phương pháp này không những cho phép xác định chính xác các mức lao động mà còn hoàn thiện tổ chức lao động, đúc kết các kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất, quản lý để phổ biến trong C.ty. Theo dõi và điều chỉnh định mức trong quá trình thực hiện lao động: Do mức được xây dựng có tính không gian và thời gian nên nó chỉ đúng trong những điều kiện nhất định, do vậy mà cần phải tăng cường công tác kiểm tra, điều chỉnh việc thực hiện mức cho phù hợp với thực tế (chẳng hạn mức hao phí lao động của quản lý và phục vụ xưởng không phải lức nào cũng bằng 10% hao phí lao động của công nhân sản xuất). Cán bộ định mức cần chú ý theo dõi thường xuyên phát hiện kịp thời và tìm nguyên nhân không hoàn thành mức hoặc vượt mức để có biện pháp điều chỉnh nhanh chóng cho phù hợp. Thứ hai: Hoàn thiện công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc Tổ chức phục vụ nơi làm việc được thực hiện tốt tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công việc của công nhân, giảm được thời gian hao phí, góp phần tăng NSLĐ và do đó tiền lương của người lao động nhận được cũng tăng lên. Về cơ bản công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc cuả Công ty thực hiện khá tốt: cung cấp nguyên vật liệu tận nơi, tiến hành sửa chữa nhanh chóng các sự cố máy móc…Tuy nhiên, do đặc điểm sản xuất là phần lớn công việc được hoàn thành khu vực làm việc, nơi mà người lao động thực hiện cùng một công việc lặp đi lặp lại nhiều lần trong suất ca. Cho nên, Công ty cần chú ý hơn nữa tới tổ chức nơi làm việc (thiết kế nơi làm việc, trang bị và bố trí nơi làm việc). Bởi vì, làm việc với tư thế, cử động bất tiện cũng đồng nghĩa với năng suất và chất lượng thấp và người lao động chóng bị mệt mỏi hơn. Do đó, lợi ích của những cải tiến nho nhỏ đối với những việc này cũng được nhân lên rất nhiều lần. Tổ chức và phục vụ nơi làm việc không những góp phần nâng cao NSLĐ, mà quan trọng hơn phải bảo vệ sức khoẻ và phát triển toàn diện con người. Thứ ba: Hoàn thiện công tác kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm Công tác này được tiến hành rất khắt khe và liên tục, có sự kết hợp chặt chẽ giữa tổ trưởng sản xuất, quản đốc phân xưởng và cán bộ phòng kỹ thuật- KCS. Nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm thì bán thành phẩm, thành phẩm được kiểm tra, giám sát từng công đoạn sản xuất. Bên cạnh việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, cần phải xem xét khả năng tiêu hao nguyên vật liệu thực tế so với định mức từng công đoạn của công việc. Nếu phát hiện có hiện tượng hao hụt nguyên vật liệu so với định mức cho phép thì phải chỉ ra được những nguyên nhân và tìm cách hạn chế. Đồng thời thường xuyên giáo dục ý thức lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu cho toàn bộ công nhân. Thứ tư: Hoàn thiện công tác bố trí lao động Việc bố trí lao động các tổ hầu như đều do các tổ tự sắp xếp, nó thường được tiến hành theo kinh nghiệm của tổ trưởng, gây ra tình trạng mất cân đối về tỷ lệ giữa công nhân chính và công nhân phụ, bố trí không hợp lý giữa cấp bậc công nhân với cấp bậc công việc. Công ty cần: Tiến hành xác định tỷ lệ công nhân chính, công nhân phụ căn cứ vào khối lượng công việc của công nhân chính và mức phục vụ của công nhân phụ. Trong từng công việc cụ thể xác định mức độ phức tạp của công việc rồi trên cơ sở đó căn cứ vào trình độ lành nghề của từng công nhân mà phân công lao động sao cho hợp lý bảo đảm CBCV phù hợp CBCN. 1.2 Hoàn thiện cách tính lương sản phẩm Tiền lương trả cho công nhân sản xuất có tính đến sự phù hợp giữa các đối tượng khác nhau với các chế độ trả lương sản phẩm. Tuy nhiên, để thể hiện đầy đủ nguyên tắc phân phối theo số lượng và chất lượng lao động, thì phải gắn mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của người lao động với tiền lương mà họ nhận được thông qua hệ số đóng góp. Hệ số này được xác định như sau: - Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá: Chẳng hạn, đối với công nhân sản xuất có thể đánh giá theo các chỉ tiêu sau: STT Chỉ tiêu đánh giá Mức độ đánh giá Điểm số 1 1 Đảm bảo đúng ngày công chế độ + Từ 25 công trở lên + Từ 22 – 24 công + Dưới 22 công 2 1 0 2 Chấp hành thời giờ làm việc + Chấp hành tốt + Chấp hành chưa tốt 2 0 3 Bảo đảm chất lượng sản phẩm + Bảo đảm + Không bảo đảm 2 0 4 4 Tiết kiệm vật tư + Tốt + Khá + Trung bình 2 1 0 5 Đảm bảo vệ sinh và an toàn LĐ + Tốt + Khá + Trung bình 2 1 0 - Tính điểm và xếp loại: Tổng số điểm là: 10 Người đạt từ 8 điểm trở lên được xếp loại A Hệ số 1,2 Người đạt từ 5 – 7 điểm được xếp loại B Hệ số 1,o Người có số điểm dưới 5 xếp loại C Hệ số 0,7 - Tiền lương của từng công nhân được tính như sau: Tiền lương sản phẩm trực tiếp cá nhân đối với công nhân may tính như sau: n L cn = ( ∑ĐG i x q i ) x H i=1 Trong đó: L cn : tiền lương mỗi công nhân nhận được ĐG i : đơn giá công đoạn i q i : số lượng công đoạn i n: số công đoạn trong một sản phẩm H: hệ số mức độ đóng góp để hoàn thành công việc Tiền lương khoán trả cho công nhân dệt, công nhân cắt, công nhân là và đóng kiện như sau: - Tính tổng số giờ quy đổi về bậc 1 của cả tổ Số giờ quy đổi về bậc 1 của từng công nhân = số giờ làm việc thực tế của từng công nhân x hệ số lương của họ x hệ số mức độ đóng góp Sau đó, tính tổng số giờ quy đổi về bậc 1 của cả tổ. - Tính tiền lương cho mỗi giờ bậc 1 Tổng tiền lương thực tế của cả tổ Tiền lương cho mỗi giờ bậc 1 = Tổng số giờ quy đổi về bậc 1 của cả tổ - Tiền lương thực lĩnh của mỗi công nhân được tính như sau Tiền lương thực lĩnh của mỗi công nhân = tiền lương cho mỗi giờ bậc 1 x số giờ quy đổi về bậc 1 của từng công nhân. Ví dụ: Tiền lương được trả cho từng công nhân trong tổ như sau: STT Họ và tên Bậc lương Hệ số Số công (giờ) Số giờ đổi ra giờ bậc 1 Tiền lương thực lĩnh 1 Nguyễn Thị Khang 6/6 3,07 192 589,44 679.061 2 Đỗ Đình Vinh 4/6 2,01 208 418,08 481.647 3 Hoàng Kim Quy 2/6 1,58 200 316 364.046 4 Đinh Thị Hoà 6/6 3,07 200 614 707.356 5 Tô Thanh Nam 5/6 2,54 176 447,04 515.010 Cộng 2.384,56 2.747.120 Tiền lương được trả cho từng công nhân trong tổ cắt có xét đến mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của từng người: STT Họ và tên Hệ số lương Số công (giờ) Hệ số đóng góp Số giờ đổi ra giờ bậc 1 Tiền lương thực lĩnh 1 Nguyễn Thị Khang 3,07 192 1,0 589,44 693.750 2 Đỗ Đình Vinh 2,01 208 1,2 501,70 590.484 3 Hoàng Kim Quy 1,58 200 1,0 316 371.921 4 Đinh Thị Hoà 3,07 200 1,0 614 722.657 5 Tô Thanh Nam 2,54 176 0,7 312,93 368.308 Cộng 2.334,07 2.747.120 2. Hoàn thiện hình thức trả lương theo thời gian Chế độ trả lương theo thời gian đơn giản chưa thực sự gắn tiền lương của lao động quản lý và phục vụ với kết quả mà họ đạt được trong thời gian làm việc. Bởi vì, không có tiêu chuẩn nào được đưa ra để đánh giá thực hiện công việc của họ. Tiền lương mỗi người nhận được do mức lương cấp bậc cao hay thấp và thời gian làm việc thực tế nhiều hay ít quyết định. Vì vậy, không khuyến khích sử dụng hợp lý có hiệu quả thời gian làm việc, cũng như chưa thực sự khuyến khích người lao động phấn đấu về mặt chuyên môn, nhiệt tình với công việc. Tuy nhiên, có thể trả lương hiệu quả cho lao động quản lý và phục vụ theo hệ số.mức độ đóng góp để hoàn thành công việc. Các chỉ tiêu đánh giá, mức độ đánh giá và điểm số sẽ dùng để xác định hệ số mức độ đóng góp hoàn thành công việc của lao động quản lý và phục vụ được xây dựng. Các chỉ tiêu đánh giá lao động quản lý và phục vụ xưởng như sau: STT Chỉ tiêu đánh giá Mức độ đánh giá Điểm số 1 Đảm bảo đúng ngày công chế độ + Từ 24 công trở lên + Từ 21 – 23 công + Dưới 21 công 2 1 0 2 Chấp hành thời giờ làm việc + Chấp hành tốt + Chấp hành chưa tốt 2 0 3 Hoàn thành nhiệm vụ được giao + Đảm bảo thời gian và hiệu quả công việc + Không đảm bảo 2 0 4 Mức độ phức tạp của công việc + Giám đốc + Phó Giám đốc + Trưởng, Phó phòng + Kỹ sư, Cử nhân + Khác 2 1,5 1 0,5 0 5 Tinh thần trách nhiệm và ý thức xây dựng tập thể + Tốt + Khá + Trung bình 2 1 0 Căn cứ vào điểm số để xếp loại, xác định hệ số: Người đạt từ 8 điểm trở lên được xếp loại A Hệ số 1,2 Người đạt từ 5 – 7 điểm được xếp loại B Hệ số 1,0 Người có số điểm dưới 5 xếp loại C Hệ số 0,7 Tiền lương trả theo thời gian của lao động quản lý-phục vụ được tính như sau K * TL min L TG = * N TT * H N CĐ Trong đó: L TG : tiền lương mỗi lao động quản lý-phục vụ nhận được K: hệ số lương TL min : mức lương tối thiểu (180.000 đồng) N CĐ : số ngày công chế độ (26 ngày) N TT : số ngày làm việc thực tế H: hệ số mức độ đóng góp để hoàn thành công việc Như đã nói trên một số hạn chế của hệ thống thang bảng lương cũng ảnh hưởng tới hiệu quả của chế độ trả lương theo thời gian đơn giản. Như vậy để trả lương hiệu quả cho lao động quản lý và phục vụ cần chú ý tới những bất hợp lý trong thang bảng lương. Trong điều kiện chưa xây dựng được hệ thống thang bảng lương của riêng mình, Công ty có thể vẫn áp dụng hệ thống thang bảng lương Nhà nước nhưng khi chuyển xếp lương không nhất thiết phải tiến hành tuần tự từng bậc và không nhất thiết phải đúng thâm niên. 3. Trả lương CBCNV theo kết quả sản xuất kinh doanh Cả hai hình thức trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm mà công ty áp dụng đều chưa gắn trực tiếp với kết quả sản xuất kinh doanh. Do vậy, để hoàn thiện hai hình thức trả lương trên, công ty có thể chia phần tiết kiệm của tiền lương theo kết quả sản xuất kinh doanh cho CBCNV dưới dạng tiền thưởng. Thực tế, mọi CBCNV trong công ty dù trực tiếp hay gián tiếp đều tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm. Do đó, họ đều cần được khuyến khích, khen thưởng khi kết quả cuối cùng của doanh nghiệp là tốt. Và phần tiền trả cho CBCNV được lấy ra từ phần tiết kiệm của tiền lương theo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Phần tiết kiệm được tính như sau: - Xác định hệ số chi phí lao động chuẩn trong điều kiện sản xuất kinh doanh bình thường: H CF = TL / DT Trong đó: H CF : hệ số chi phí lao động chuẩn TL tiền lương của CBCNV trong năm DT: doanh thu của công ty trong năm - Hàng tháng xác định tiền lương thực tế trả cho CBCNV trong tháng và tính tiền lương theo kết quả kinh doanh của CBCNV tháng i. Tiên lương thực tế trả cho CBCNV trong tháng dựa trên Bảng thanh toán tiền lương. Tiền lương theo kết quả kinh doanh của CBCNV tháng i được tính như sau: TL i0 = H CF x DT i Trong đó: TL i0 : tiền lương theo kết quả kinh doanh của CBCNV tháng i DT i : doanh thu tháng i - Tính phần tiết kiệm được: S i = TL i0 - TL i Trong đó: S i : phần tiết kiệm được của tháng i TL i : tiền lương thực tế trả cho CBCNV tháng i Ví dụ: Lấy năm 2001 làm năm chuẩn, tính phần tiết kiệm từ tiền lương tháng 7/2002 như sau: Tính hệ số chi phí lao động chuẩn Tiền lương của CBCNV trong năm là 2.734 Tr.đ Tổng doanh thu trong năm là 13.235 Tr.đ Hệ số chi phí lao động chuẩn H CF = (2.734 / 13.235) * 100 = 20% Tính phần tiết kiệm của tháng 7/2002 Doanh thu tháng 7/2002 là 1.200 Tr.đ Tiền lương chuẩn trả cho CBCNV theo kết quả kinh doanh trong tháng 7: TL i0 = 20% * 1.200 = 240 Tr.đ Tiền lương thực tế trả cho CBCNV tháng 7 là 227 Tr.đ Phần tiết kiệm được là S = 240 – 227 = 13 Tr.đ Phần tiết kiệm được sau khi trừ đi một tỷ lệ phần trăm nhất định (khoảng 25%) để dự phòng cho các tháng sau sẽ được chia theo một tỷ lệ nhất định cho doanh nghiệp và cho nhân viên. Cuối năm, phần dự phòng sẽ được đem chia lại cho nhân viên. Hình thức thưởng này kích thích CBCNV giảm chi phí lao động trên tổng doanh thu, giúp họ hiểu được mối quan hệ giữa phần thù lao với kết quả sản xuất cuối cùng. CBCNV cảm thấy gắn bó với công ty nhiều hơn và quan tâm đến việc nâng cao NSLĐ, tăng hiệu quả thực hiện công việc. Cách trả lưong tữ phần tiết kiệm của tiền lương theo kết quả sản xuất kinh doanh tới từng CBCNV Khoản này được trả cho tất cả CBCNV trong Công ty, nhưng không có nghĩa là phân phối bình quân, mà phải trả theo sự đóng góp vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Cách trả như sau: Dựa trên các chỉ tiêu đánh giá lao động quản lý và phục vụ, công nhân sản xuất với mức độ đánh giá và điểm số như đã trình bày trên, ta xác định được hệ số mức độ đóng góp để hoàn thành công việc. Tổng số điểm là: 10 Người đạt từ 8 điểm trở lên được xếp loại A Hệ số 2,0 Người đạt từ 5 – 7 điểm được xếp loại B Hệ số 1,5 Người có số điểm dưới 5 xếp loại C Hệ số 1,0 - Tiền lương (hoặc thưởng) của mỗi CBCNV được tính như sau: V KD L i = * T i * K i * H i n ∑ T j * K j * H j (i thuộc j) j = 1 Trong đó: L i : tiền lương của người i V KD : phần tiết kiệm của tiền lương theo kết quả kinh doanh T i+ : thời gian thực tế làm việc của người i K i : hệ số lương của người i theo thang, bảng lương H i : hệ số mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của người i n: số CBCNV trong công ty 4. Tiến hành Phân tích và Đánh giá thực hiện công việc Bên cạnh các biện pháp tác động trực tiếp tới hình thức trả lương trên thì cần thiết phải hoàn thiện công tác QTNL. Cu thể Công ty phải tiến hành Phân tích công việc. Lấy PTCV là công cụ để Đánh giá thực hiện công việc, bởi vì các tiêu chuẩn thực hiện công việc được xây dựng trên cơ sở PTCV. Sự đánh giá [...]... dụng có hiệu quả các hình thức trả lương Thực tế, tiền lương nhận được thông qua các hình thức trả lương có thể góp phần cải thiện đời sống của CBCNV trong công ty Nhưng nó cũng tạo ra sức ép đối với CBCNV, họ phải thay đổi cách làm việc, cách quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công việc Nhìn chung, kết quả của chuyên đề cho thấy các hình thức trả lương Công ty phần nào ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động sản... còn hạn chế Kết quả gợi ý nhiều vấn đề khá phức tạp liên quan tới việc hoàn thiện các hình thức trả lương công ty Dệt kim Thăng Long trong thời gian tới Thực tế cho thấy các hình thức trả lương sẽ chỉ có hiệu quả khi trả lương dựa trên sự phân tích công việc và đánh giá thực hiện công việc, khi định mức lao động chính xác, khi phân công lao động hợp lý…Cho nên, đề tài này cần tiếp tục có những nghiên... xưởng với Phó giám đốc Kỹ thuật-Sản xuất KẾT LUẬN Hầu hết các doanh nghiệp đều quan tâm tới công tác trả lương công tác trả lương có thể tác động tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Công ty Dệt kim Thăng Long coi chi cho tiền lương một khoản đầu tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Vì thế, công ty luôn quan tâm hoàn thiện và sử dụng có hiệu quả các hình thức. .. thực hiện công việc Đánh giá thực hiện công việc là một điều rất quan trọng, bởi vì nó là cơ sở để khen thưởng, động viên hay kỷ luật và cũng là công cụ để trả lương công bằng Đánh giá thực hiện công việc tức là so sánh tình hình thực hiện công việc của người lao động với các tiêu chuẩn, yêu cầu đề ra Do đó, để xây dựng hệ thống đánh giá một cách có hiệu quả và khoa học thì phải đảm bảo các yêu cầu... đoạn từng phân xưởng, tổ sản xuất Sau khi có kế hoạch sản xuất cụ thể phải quản lý giám sát thời gian lao động của công nhân trong từng phân xưởng, tổ sản xuất để có kế hoạch cân đối số lượng công nhân đảm bảo tiết kiệm lao động sống Ngoài ra, phải cải tiến cách quản lý, tổ chức trong mọi hoạt động sản xuất các phân xưởng, tổ sản xuất Duy trì thường xuyên công tác báo cáo tiến độ sản xuất của các. .. Kỹ thuật-Sản xuất Các mối quan hệ BÁO CÁO CHO: Phó giám đốc Kỹ thuật-KCS GIÁM SÁT NHỮNG NGƯỜI SAU ĐÂY: - Phó quản đốc, các tổ trưởng - Các công nhân trong phân xưởng Ví dụ: Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc–Quản đốc phân xưởng Cắt, May Ngày: Người chuẩn bị: Người kiểm tra: Chức danh công việc: Quản đốc Bộ phận: phân Sản xuất TÊN CÔNG VIỆC: xưởng TÍNH CHẤT CÔNG VIỆC: Quẩn đốc phân xưởng Cắt, May Dài... chất lượng sản phẩm, an toàn lao động 3 Quản lý một chuyền may gồm 70 người 4 Giao trách nhiệm cho phó Quản đốc và các tổ trưởng để hỗ trợ điều hành công việc 5 Điều chỉnh các hoạt động trái quy định của công nhân trong phân xưởng Các nhiệm vụ phụ 1 Tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, tay nghề cho công nhân sản xuất 2 Đưa ra các giải pháp kỹ thuật, cải tiến kỹ thuật, sản xuất sản... nghỉ ngơi… Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc: Là văn bản liệt kê về các đòi hỏi của công việc với người thực hiện, bao gồm các yêu cầu về các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cần phải có, trình độ giáo dục-đào tạo, các đặc trưng về tinh thần thể lực cần có trong công việc (xem ví dụ bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc trang sau) Bước 6: Duyệt lại cấp cao nhất, nếu thấy cần thiết... luận để duyệt lại một lần nữa Sau đó, nộp lại cho các đơn vị có liên quan Nói chung tiến hành phân tích công việc tốn nhiều thời gian song hiệu quả của nó đem lại không nhỏ Trên cơ sở phân tích công việc có thể đưa ra những tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động, giúp cho việc trả lương được công bằng và hợp lý Ví dụ: Bản mô tả công việc – Quản đốc phân xưởng Cắt, May Ngày:... giá 5 Các giải pháp khác 5.1 Giáo dục ý thức kỷ luật lao động Đối với bất cứ cơ sở sản xuất nào cũng đòi hỏi người lao động phải thực hiện nghiêm chỉnh kỷ luật lao động Đặc biệt Công ty sản xuất theo dây chuyền là chủ yếu nên vấn đề này cần được quan tâm chú ý Bởi vì, tuy các công nhân thực hiện công việc độc lập nhưng từng công đoạn họ thực hiện lại có liên quan tới nhau Do đó, nếu người công nhân . MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG Ở CÔNG TY DỆT KIM THĂNG LONG 1. Hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm 1,1 Hoàn thiện các. hình thức trả lương ở công ty Dệt kim Thăng Long trong thời gian tới. Thực tế cho thấy các hình thức trả lương sẽ chỉ có hiệu quả khi trả lương dựa trên

Ngày đăng: 18/10/2013, 06:20

Hình ảnh liên quan

2. Hoàn thiện hình thức trả lương theo thời gian - MỘT SỐ BIỆN PHÁP  HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG Ở CÔNG TY DỆT KIM THĂNG LONG

2..

Hoàn thiện hình thức trả lương theo thời gian Xem tại trang 6 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan