Cẩm nang khi dự phỏng vấn: Những câu không nên hỏi

6 470 2
Cẩm nang khi dự phỏng vấn: Những câu không nên hỏi

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cẩm nang khi dự phỏng vấn: Những câu không nên hỏi đã có nhiều tài liệu hướng dẫn kinh nghiệm cho các ứng viên khi dự phỏng vấn xin việc, vẫn có không ít người mắc phải những va vấp khi dự tuyển. Sự vô ý dẫn đến thất bại thường là đặt câu hỏi không thích hợp với nhà tuyển dụng Những lời nói nên tránh: “Sếp cũ của tôi là một tay chẳng ra gì”, "Tôi bỏ công ty vì môi trường làm việc ở đó thật tệ hại”, “Tôi không thích làm thêm giờ” . (Hình minh họa) 1. Sau đây là những câu bạn không nên hỏi trong cuộc phỏng vấn: - “Tôi có phải đi công tác xa?” Câu hỏi này gây cảm tưởng bạn không sẵn sàng đi công tác xa, và nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn không nhiệt tình với công việc cũng như không muốn làm những phần việc khác. Nếu bạn không thể đi công tác thường xuyên, hãy hỏi khéo léo hơn, chẳng hạn: “Tôi thấy công việc này đòi hỏi phải đi lại nhiều và tôi luôn sẵn sàng cho chuyện đó. Vậy anh/chị có thể cho biết tôi sẽ có thường xuyên được đi công tác không?” - “Liệu tôi có thể chia sẻ công việc với đồng nghiệp?" Nghe câu này, nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng bạn không tích cực làm việc toàn thời gian, thậm chí cho rằng bạn là người lười biếng, không thể làm việc độc lập và sợ trách nhiệm. - “Tôi có phải làm việc với những người trình độ thấp?” Nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn kênh kiệu, coi thường người khác và gặp khó khăn trong giao tiếp với những người trẻ hơn. - “Tôi sẽ được nghỉ phép mấy ngày?”, “Cơ cấu tiền thưởng cho vị trí này ra sao?”, "Làm công việc này có được trợ cấp đặc biệt gì về điện thoại, xăng?” . Hỏi như thế cho thấy bạn chú tâm đến bổng lộc hơn là công việc. Chưa cống hiến gì cho công ty và cũng chưa nhận được lời đề nghị công việc chính thức, làm sao bạn có thể đòi hỏi quyền lợi của mình? Chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ nghĩ vậy và thẳng tay gạch tên bạn. Bạn có thể hỏi những câu trên nếu đã vượt qua nhiều lần phỏng vấn và người tuyển dụng tỏ ý sẽ nhận bạn. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp như vậy, bạn vẫn nên tập trung vào những gì bạn có thể cống hiến cho công ty hơn là những gì công ty mang lại cho bạn. - “Tôi biết công ty sẽ trả lương qua chuyển khoản ngân hàng, nhưng liệu tôi có thể nhận lương theo cách cũ?” Bạn đang yêu cầu một ngoại lệ và nhà tuyển dụng nghi ngờ bạn sẽ tiếp tục đòi hỏi những thứ khác. Thêm nữa, phải chăng bạn là người sợ công nghệ, ngại tiếp xúc với những cái mới? - “Phần mô tả công việc có đề cập tới làm việc vào cuối tuần. Có thật vậy không?” Nhà tuyển dụng đã cân nhắc khi thông báo tuyển nhân viên, do đó thật ngớ ngẩn khi bạn hỏi lại một vấn đề đã quá rõ ràng. - “Cuộc phỏng vấn này còn kéo dài bao lâu nữa?”, “Cho phép tôi gọi điện thoại một lát nhé?” . Câu hỏi này chứng tỏ bạn thiếu lịch sự, không tôn trọng người người phỏng vấn. Nếu thật sự có hẹn, bạn nên báo cho người phỏng vấn biết trước. Đừng quên nói “cảm ơn”. Sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc, bạn đừng quên nói câu cảm ơn với nhà tuyển dụng, đồng thời hãy bày tỏ bạn thật sự say mê, yêu thích vị trí ứng tuyển. Và câu nên hỏi lúc này, là hỏi nhà tuyển dụng xem bước tiếp theo bạn sẽ phải làm gì. 2. Có nên gọi điện hỏi kết quả phỏng vấn? Sau khi dự phỏng vấn xong nhưng chưa thấy nhà tuyển dụng thông báo. Bạn thường băn khoăn không biết phải làm thế nào. Vậy bạn có nên gọi điện hỏi kết quả không, nếu hỏi thì nên hỏi như thế nào? Nguyên nhân của sự lo lắng là do bạn đã không liên lạc với nhà tuyển dụng từ ngày phỏng vấn, bạn do dự và chờ đợi đến thời điểm này. Thật ra, ngay sau buổi phỏng vấn, bạn nên viết email cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian cho bạn. Việc này vừa giúp nhà tuyển dụng không thể quên bạn, vừa cho thấy quyết tâm của bạn thật sự muốn làm việc cho công ty họ. Một lá thư cảm ơn còn giúp bạn nhắc lại một cách ngắn gọn những điểm mạnh bạn đã đề cập trong lúc phỏng vấn. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung ý hoặc giải thích rõ hơn những câu trả lời bạn cảm thấy chưa thuyết phục. Tuy nhiên, hãy tỏ ra tỉnh táo, đừng hấp tấp quấy rầy để rồi họ có ấn tượng không đẹp về bạn. Nếu qua thời gian thông báo kết quả (khoảng 10 ngày) mà bạn vẫn chưa nhận được hồi âm từ nhà tuyển dụng, bạn hãy mạnh dạn chủ động liên lạc với nhà tuyển dụng. Hình thức liên lạc phổ biến nhất là gởi email, vì nhà tuyển dụng rất bận rộn, có khả năng họ không thể tiếp bạn qua điện thoại; và cũng vì nếu bạn gọi cho họ quá đột ngột, họ sẽ không nhớ bạn là ai. Khi gởi email, bạn không nên hỏi quá chi tiết rằng kết quả phỏng vấn của bạn thế nào, có được đi tiếp vào vòng trong hay không… Thay vào đó, bạn có thể đề cập những ý sau: Trước tiên bạn cảm ơn nhà tuyển dụng vì đã cho bạn cơ hội gặp gỡ trực tiếp và thể hiện năng lực bản thân; Tiếp theo bạn có thể đi vào vấn đề chính: bạn không biết liệu kết quả cho “vị trí dự tuyển” đã được quyết định hay chưa và sẽ có kết quả sớm hay không, rằng bạn sẽ rất cảm kích nếu nhà tuyển dụng cho bạn biết khi nào họ có quyết định cuối cùng . Và sau đó cảm ơn nhà tuyển dụng lần nữa và nói rằng bạn rất mong hồi âm từ họ. Lưu ý: Sau khi gửi email hỏi thăm kết quả đến nhà tuyển dụng, kết quả có như thế nào, bạn cũng không nên "đoạn tuyệt" với nhà tuyển dụng khi không được họ tuyển. Thay vì vậy, nên tỏ thái độ tích cực bằng việc hỏi nhà tuyển dụng về các mối liên hệ hoặc nhữnghội việc làm khác. Cuối cùng, hãy chuẩn bị tâm lý thật tốt để sẵn sàng đối đầu với các thử thách mới. Văn Hoàng tổng hợp (Hieuhoc.com) . Cẩm nang khi dự phỏng vấn: Những câu không nên hỏi Dù đã có nhiều tài liệu hướng dẫn kinh nghiệm cho các ứng viên khi dự phỏng vấn xin việc, vẫn có không. “Tôi không thích làm thêm giờ” . (Hình minh họa) 1. Sau đây là những câu bạn không nên hỏi trong cuộc phỏng vấn: - “Tôi có phải đi công tác xa?” Câu hỏi

Ngày đăng: 17/10/2013, 23:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan