Tớ lãnh đạo chứ không Quản lý

2 391 4
Tớ lãnh đạo chứ không Quản lý

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

(Tamnhin.net) - Sinh ra lãnh đạo mà chỉ nói không làm thì đúng là Không biết có phải vì thế sinh ra một ông chuyên môn nói, chuyên môn kiểm tra ông làm chăng? Mỗi khi thấy báo chí bàn về quyền lãnh đạo của người đứng đầu, về đầu mối lãnh đạo, quản chịu trách nhiệm, Tao tôi nghe cũng ham ham, muốn bàn, nhưng lo trình độ chính trị, quản mù mờ, thấy cứ lộn xộn, sợ nói ra nhiều người lại bảo múa rìu qua mắt thợ. Tỷ như, lắm khi thấy cùng một ông mà lúc được gọi là lãnh đạo, lúc được gọi là nhà quản lý. Cho đến giờ Tao tôi vẫn chả hiểu thế nào là lãnh đạo, thế nào là quản lý? Đôi khi thấy ông nọ nói với ông kia rằng “Tớ lãnh đạo nhưng không làm thay…”, lại càng hoang mang. Nói như vậy, không biết có thể hiểu là tớ lãnh đạotớ chỉ nói, chỉ vạch ra, chứ làm là việc của cậu chăng? Tao tôi biết mình dốt. Dốt thì dốt, nhưng cầu thị. Không hiểu thì hỏi, thì xục xạo tìm chứ không cười trừ giả nai, giấu dốt. Thế là vào Google tra từ điển Việt - Việt. Thấy đại loại “lãnh đạo” được giải nghĩa thế này: a) là động từ - Dẫn dắt, tổ chức phong trào theo đường lối cụ thể (lãnh đạo cuộc đấu tranh); b) là danh từ - là người hoặc cơ quan đề ra và tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối. Ngẫm, từ điển mạng là loại tiên tiến, “oách-xà-lách”, nhưng vẫn sử dụng kho từ tiếng Việt hồi nảo, hồi nào, đầy từ phong trào, đường lối, chủ trương… Nhưng cũng chả sao, quan trọng nhất là biết, “lãnh đạo” tức là hành động/việc dẫn dắt và tổ chức mọi người/tổ chức, doanh nghiệp thực hiện một mục tiêu/việc gì đó. Lại xem “quản lý” là gì. Thấy có hai cách viết “quản lý” và “quản lí” với giải nghĩa rằng “quản lý/lí”: a) là động từ - trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định (quản lý/lí sổ sách, quản lý/lí hồ sơ, tài liệu…); tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định (quản lý/lí nhân sự, ban quản lý/lí dự án…); b) là danh từ - sự quản lý/lí (cải tiến quản lý/lí, đầu tư cho quản lý/lí)… Mà như Tao biết, cái từ “quản – management (danh từ), to manage (động từ)” hay “nhà quản – the manager” mới xâm nhập nước ta từ thời mở cửa, còn trước đây chỉ nghe thấy các từ thủ trưởng, lãnh đạo… thôi. Mà cái anh tiếng Tàu cũng hay. Thủ trưởng - thủ là đầu, trưởng lại cũng là nhất, mà nhất là đầu; còn Lãnh đạo thì có vẻ là lĩnh (lãnh) việc dẫn đường (đạo). Vì dốt tiếng Tàu nên Tao đoán mò thế, không biết có trúng? Nói chung vẫn mù mờ. Tra cứu một hồi Tao tôi vẫn thiên về hiểu rằng “người lãnh đạo” là người vạch ra cái gì to tát, vĩ mô, dẫn đường chỉ lối, còn “người quản lý” sẽ chú trọng thực hiện theo cái có sẵn, làm cái vi mô theo cái vĩ mô do anh lãnh đạo vạch ra… Chính vì thế mới có kiểu nói “Tớ lãnh đạo nhưng không làm thay…” chăng? Lại dùng từ điển Việt – Anh, tra từ tương ứng “lead – lãnh đạo”, thấy giải nghĩa rằng: a) là động từ “to lead” - lãnh đạo, lãnh đạo bằng thuyết phục; dẫn đường, dẫn dắt, hướng dẫn; b) là danh từ - sự lãnh đạo; sự hướng dẫn, sự chỉ dẫn; sự dẫn đầu… Còn biết thêm leader là lãnh tụ, người lãnh đạo, người chỉ huy, người hướng dẫn, người chỉ đạo… Các từ lead - leader còn rất nhiều nghĩa khác nữa nhưng không liên quan đến nghĩa lãnh đạo, chả quan tâm làm gì. Tra tiếng Anh xong thấy có vẻ đỡ mù mờ hơn. Lãnh đạo là dẫn đường, dẫn dắt, dẫn đầu tổ chức. Mà đã dẫn đường, dẫn dắt, dẫn đầu, tổ chức thì phải luôn đi trước mở lối, dẫn đường, tổ chức cho người khác làm theo, đâu phải “Tớ lãnh đạo nhưng không… làm thay…”, không biết cách hiểu này bắt nguồn từ đâu? Nhớ tiếng Nga có động từ “va-dít” – tương đương với “to lead - dẫn dắt” của tiếng Anh. Nhưng các từ xuất phát từ từ gốc “va-dít” lại lạ và khá độc. “Va-dít - dẫn dắt” là động từ ”, nhưng “Va-dí- tel” lại là người lái xe, không phải là “lãnh đạo”, không giống kiểu kiểu “to lead – leader” tiếng Anh. Độc đáo là, khi từ “Va-dít” có thêm “Ru-ka – cái tay” đứng đằng trước (khi ghép viết lái thành Ru-kơ) thì trở thành động từ “Ru-kơ-va-dít”, có nghĩa là “lãnh đạo”. Và nếu thêm “Ru-ka – Cái tay” vào trước từ “Va-dí-tel” tạo ra từ “Ru-kơ-va-dí-tel”, lại có nghĩa là “người lãnh đạo”, (tương đương leader - tiếng Anh). Hình như tư duy “lãnh đạo chỉ nói mà không làm” xuất phát từ cách tạo từ tiếng Nga này chăng? Ghép cái tay (ru-ka) vào – dẫn dắt (va-dít), vào người lái xe thành người dẫn dắt, người lãnh đạo bằng cách vẩy tay năm ngón chăng? Lại nhớ mấy quyển sách quản phương tây bảo rằng người làm quản nào, trong bất cứ công việc nào cũng phải sử dụng 5 công cụ cơ bản, đó là: Lập kế hoạch, xây dựng tổ chức, sử dụng con người, lãnh đạo, và kiểm tra. Như thế, cũng có thể hiểu lãnh đạo là một trong các công cụ quản lý. Và không phải người làm lãnh đạo cao hơn người làm quản lý, không phải người làm lãnh đạo chỉ lo cái vĩ mô, còn người quản chỉ lo làm cái vi mô theo cái vĩ mô kia. Có vẻ như trong quản lãnh đạo, trong lãnh đạoquản lý… Người lãnh đạokhông biết lập kế hoạch dẫn dắt số đông vào mục tiêu nhất định, không biết tổ chức bộ máy, không biết sử dụng nhân lực hợp lý, không biết cách động viên, khuyến khích số đông thực hiện mục tiêu, không biết cách kiểm soát hoạt động hướng đích của tổ chức, sao có thể gọi là lãnh đạo? Sinh ra lãnh đạo mà chỉ nói không làm thì đúng là… Không biết có phải vì thế sinh ra một ông chuyên môn nói, chuyên môn kiểm tra ông làm chăng? Lão Tao . làm quản lý, không phải người làm lãnh đạo chỉ lo cái vĩ mô, còn người quản lý chỉ lo làm cái vi mô theo cái vĩ mô kia. Có vẻ như trong quản lý có lãnh đạo, . tổ chức, sử dụng con người, lãnh đạo, và kiểm tra. Như thế, cũng có thể hiểu lãnh đạo là một trong các công cụ quản lý. Và không phải người làm lãnh đạo

Ngày đăng: 17/10/2013, 22:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan