GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG I

19 335 0
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG I

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG I 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG I. Để có thể đưa ra được một chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh phù hợp nhất với tình hình hiện tại, Công ty cần phải nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn đối với Công ty trong thời gian tới. Nó được thể hiện trên một số nội dung sau: Năm 2002 là một năm có nhiều sự kiện ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Công ty. Trước hết, nước ta đang trong thời gian tiến tới hoà nhập vào AFTA, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ vừa được ký kết, cùng với sự hoạt động của các Công ty nước ngoài và các doanh nghiệp có 100 % vốn nước ngoài ở Việt Nam, sẽ tạo nên sức ép cạnh tranh đối với Công ty. Nếu nhà quản lý Công ty không có những chính sách phù hợp nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý, hạ giá thành sản phẩm thì sẽ không đứng vững được trên thị trường, dẫn tới kinh doanh kém hiệu quả. Đây là một khó khăn rất lớn mà Công ty phải lưu tâm đến. Không chỉ có các đối thủ cạnh tranh ở bên ngoài, mà ngay cả trong nước Công ty cũng phải đối mặt đối với những trở ngại do các nhà sản xuất trong nước gây lên. Các nhà sản xuất trong nước có xu hướng ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ, nhất là ở các tỉnh lớn, đông dân, có sức mua cao, do vậy thị trường truyền thống của Công ty bị thu hẹp dần, nguồn hàng có nguy cơ giảm dần và bị động cả về số lượng và giá cả. Trong năm 2002, Công ty vẫn phải tiếp tục đầu tư xây dựng nâng cao hệ thống kho tàng, đào tạo đội ngũ nhân viên và cán bộ… Công ty cần phải tìm nguồn vốn thích hợp để tài trợ cho các hoạt động này. Ngoài những khó khăn trên, Công ty cũng có những thuận lợi như: - Một phần lớn số kho của Công ty đã được công nhận đạt GSP, Công ty đang tiến hành tìm hiểu và áp dụng từng phần công tác quản lý chất lượng theo ISO nhằm nâng cao uy tín và tạo khả năng cạnh tranh cho Công ty trên thị trường. - Công ty luôn được Bộ Y tế, Tổng Công ty Dược Việt nam, các ngành chức năngTrung ương, Hà Nội quan tâm theo dõi và giúp đỡ về nhiều mặt. Nắm bắt được những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh, Công ty đã đưa ra một số chiến lược phát triển cho riêng mình. Công ty quyết tâm giữ vững và từng bước mở rộng thị trường truyền thống của mình. Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhà kho, phương tiện, đặc biệt là năng lực quản lý kinh doanh lấy công nghệ thông tin làm điều kiện đột phá, để chiếm lợi thế trong kinh doanh và cạnh tranh với các bạn hàng khác trên một số lĩnh vực sau: - Hoàn thiện việc nâng cấp cải tạo dứt điểm các phần kho B, C vào quý II năm 2002. Tuỳ thuộc vào sự điều chuyển vốn mà Tổng Công ty đã trình Bộ Y tế và Bộ Tài chính, sẽ nâng cấp và sửa chữa lại toàn bộ phòng kỹ thuật kiểm nghiệm theo GLP. - Cố gắng xây dựng thí điểm một cửa hàng theo tiêu chuẩn GPP. - Kiên trì bám sát các mục tiêu kế hoạch của Nhà nước, nắm vững chắc xu hướng và khả năng tiêu thụ thuốc để tranh thủ thời cơ đi trước. - Giữ vững và phát triển thị trường miền núi, chú ý hơn nữa việc cung ứng thuốc cho từng bệnh viện và các Công ty cấp II, đặc biệt các đơn vị sản xuất trong nước để kết hợp hai chiều. - Liên kết toàn diện thí điểm với một Công ty cấp II có sản xuất để rút kinh nghiệm triển khai cho các năm sau. Để thực hiện được mục tiêu trên Công ty đã đề ra một số chỉ tiêu cụ thể sau: • Phát triển thị trường: - Thị trường cấp II, miền núi: tăng 15%. - Thị trường bệnh viện: tăng 25 %. - Thị trường cung ứng nguyên liệu sản xuất: tăng 15 %. - Thị trường khác: tăng 15 %. - Kim ngạch giải ngân và đầu tư: 10 tỷ đồng. - Bổ sung vốn đầu tư: từ 4 tỷ đến 6 tỷ đồng. • Đầu tư: - Hoàn thành nâng cấp và làm mới kho B và C đạt GSP. - Hoàn thiện, nâng cấp, cải tạo lại toàn bộ phòng KCS theo tiêu chuẩn GLP. - Xây kho dự trữ Quốc gia nếu Bộ Y tế và Bộ Tài chính cho phép giải ngân trong năm 2002. - Đào tạo bồi dưỡng cán bộ đủ năng lực để đáp ứng với yêu cầu công việc. - Nâng cao và hoàn thiện chương trình quản lý trên mạng về tính xuyên suốt và mở rộng đến tất cả các khâu trong Công ty theo yêu cầu quản lý từng thời điểm. 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG I. 3.2.1. Hoàn thiện giai đoạn chuẩn bị cho hoạt động phân tích tài chính. Muốn hoạt động phân tích tài chính đạt hiệu quả cao, cần phải làm tốt ngay từ khâu chuẩn bị. Nó bao gồm một số công đoạn như: xác định mục tiêu phân tích, thu thập và xử lý thông tin, lập kế hoạch phân tích. • Xác định mục tiêu phân tích. Phân tích tài chính nhằm đánh giá thực trạng tài chính của Công ty trong thời gian qua để thấy được điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động tài chính và đánh giá khả năng phát triển của Công ty trong tương lai. Trên cơ sở đó, lập kế hoạch tài chính ngắn hạn và xây dựng chiến lược phát triển cho Công ty. • Thu nhập và xử lý thông tin: Chất lượng phân tích tài chính của Công ty phụ thuộc rất nhiều vào thông tin sử dụng. Thông tin sử dụng dùng để phân tích tài chính phải chính xác, đầy đủ, kịp thời và có tính so sánh. Nó bao gồm hai nguồn thông tin chính: - Nguồn thông tin bên trong Công ty bao gồm các báo cáo tài chính như: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Số liệu trên báo cáo tài chính phải phản ánh chính xác tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty, đồng thời cần lập số liệu hàng tháng để theo dõi sự biến động tình hình kinh doanh một cách kịp thời và có giải pháp phù hợp. - Nguồn thông tin quan trọng thứ hai là nguồn thông tin bên ngoài Công ty như: thông tin về môi trường, thị trường kinh doanh cũng như những thông tin về các doanh nghiệp cùng ngành…điều đó là cơ sở cho việc ra quyết định tài chính trong tương lai. Ngoài ra, nhà phân tích tài chính cần quan tâm tới kế hoạch, chỉ tiêu của Tổng Công ty Dược Việt nam đặt ra cho Công ty. • Lập kế hoạch phân tích: Sau khi đã xác định được mục tiêu phân tích và thu thập đầy đủ thông tin cần thiết, Công ty sẽ tiến hành lập kế hoạch phân tích trên các khía cạnh sau: - Nội dung phân tích. - Phương pháp phân tích. - Thời gian sử dụng. - Nhân viên phân tích. 3.2.2. Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính. Mục tiêu của phân tích tài chínhphản ánh tình hình tài chính của Công ty, đó chính là cơ sở cho việc đề ra các quyết định và lập kế hoạch tài chính trong tương lai. Như vậy, phân tích tài chính tại Công ty Dược phẩm Trung ương I với những nội dung như hiện nay thì chưa đạt được mục tiêu đó. Trong thời gian tới, Công ty nên phân tích theo những nội dung sau: - Phân tích các tỷ lệ tài chính của Công ty theo ba nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn và khả năng sinh lời. - Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn. - Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. - Sử dụng phương pháp phân tích Dupont để thấy được mối quan hệ giữa các nhân tố trong quá trình vận động của Công ty. 3.2.2.1. Phân tích các tỷ lệ tài chính. Nội dung phân tích các tỷ lệ tài chính của Công ty thực tế chưa được đầy đủ, Công ty cần phải tiến hành phân tích thêm một số chỉ tiêu để kết quả phân tích đạt hiệu quả cao hơn, cụ thể như sau: • Tỷ lệ về khả năng thanh toán. Hai chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh chưa phản ánh đầy đủ tình hình thanh khoản của Công ty. Vì vậy, nhà phân tích cần phải xem xét thêm khả năng thanh toán tức thời và vốn lưu động ròng. Bảng 3.1. Các tỷ lệ về khả năng thanh toán. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Khả năng thanh toán tức thời (lần) 0,086 0,160 0,079 Vốn lưu động ròng (triệu đồng) 37.851 36.684 37.196 Khả năng thanh toán tức thời của Công ty tăng từ 0,086 lần (năm 1999) đến 0,16 lần (năm 2000) nhưng lại giảm xuống 0,079 lần (năm 2001). Điều này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ tức thời của Công ty có xu hướng bị thu hẹp dần. Ngược lại, vốn lưu động ròng của Công ty luôn dương và lớn hơn nợ ngắn hạn trong suốt giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2001. Điều này chứng tỏ toàn bộ tài sản cố định và một phần tài sản lưu động đã được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu và khả năng thanh toán của Công ty là khả quan. Tuy nhiên, cần phải kết hợp với việc phân tích khả năng sinh lời để thấy được quyết định tài trợ này có phù hợp hay không. • Các tỷ lệ về khả năng cân đối vốn. Công ty là một loại hình doanh nghiệp thương mại, nên phần lớn nguồn vốn tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh là nợ ngắn hạn và vốn chủ sở hữu. Vì vậy, vấn đề cơ cấu vốn ở Công ty không được quan tâm. Tuy nhiên, để nắm bắt được đầy đủ, chính xác tình hình tài chính cần phải tiến hành phân tích khả năng cân đối vốn. Bảng 3.2. Các tỷ lệ về khả năng cân đối vốn. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Tỷ lệ nợ trên tài sản (hệ số) 0,58 0,67 0,71 Khả năng thanh toán lãI vay(%) 1,67 1,99 1,90 Khả năng tự tài trợ(%) 0,42 0,33 0,29 Tỷ lệ nợ trên tài sản có xu hướng tăng và tỷ lệ khả năng tự tài trợ có xu hướng giảm cho thấy Công ty sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản của mình ngày càng nhiều hơn. Trong khi đó, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu tăng dần qua các năm cho thấy việc tăng nợ sẽ làm tăng lợi nhuận của Công ty trong giai đoạn này. Khả năng thanh toán lãi vay tăng từ năm 1999 đến năm 2000 và giảm năm 2001. Do năm 2001, Công ty tăng khoản vay dài hạn lên 2.677 triệu đồng đã làm cho tiền trả lãi tăng nhanh hơn so với mức tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, tỷ lệ này luôn lớn hơn 1, điều này cho thấy Công ty hoàn toàn có khả năng hoàn trả lãi vay cho Ngân hàng. • Các tỷ lệ về khả năng hoạt động. Công ty đã tiến hành phân tích khá hoàn chỉnh nội dung này nhưng để hiểu rõ hơn về khả năng hoạt động của Công ty. Nhà phân tích nên nghiên cứu thêm các chỉ tiêu sau: Bảng 3.3. Các tỷ lệ phản ánh khả năng hoạt động Đơn vị: lần Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Vòng quay toàn bộ vốn 3,39 3,36 3,29 Vòng quay tiền 67,64 32,06 60,00 Kỳ thu tiền bình quân 46,91 42,42 39,01 Chỉ tiêu vòng quay toàn bộ vốn là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh: một đồng vốn được Công ty tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Vòng quay vốn biến động theo chiều giảm dần từ 3,39 vòng/năm (năm 1999) đến 3,36 vòng/năm (năm 2000) và 3,29 vòng/năm (năm 2001). Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của Công ty trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2001 ngày càng kém. Vòng quay tiền giảm từ 67,64 vòng/năm (năm 1999) xuống 32,06 vòng/ năm (năm 2000) và tăng 60 vòng/năm (năm 2001). Năm 2000, tỷ lệ vòng quay tiền giảm không phải là do tiền quay vòng chậm và khả năng sinh lời thấp mà do lượng tiền mặt được duy trì quá nhiều (13.751 triệu đồng). Kỳ thu tiền bình quân của Công ty có xu hướng giảm dần qua các năm từ 46,91 lần (năm 1999) xuống 42,42 lần (năm 2000) và còn 39,01 lần (năm 2001). Điều này chứng tỏ vốn của Công ty được lưu thông tốt trong khâu thanh toán, doanh thu tiêu thụ ngày càng gia tăng, Công ty làm ăn có hiệu quả hơn. • Các tỷ lệ về khả năng sinh lời. Để phản ánh đầy đủ khả năng sinh lời của Công ty ngoài những chỉ tiêu đã phân tích Công ty cần tính và phân tích thêm tỷ lệ doanh lợi tiêu thụ và doanh lợi vốn. Bảng 3.4. Các tỷ lệ về khả năng sinh lời. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Lợi nhuận sau thuế trên doanh thu 0,0045 0,0061 0,0059 Lợi nhuận trước thuế và lãi trên tài sản 0,0550 0,0600 0,0600 Doanh lợi tiêu thụ phản ánh số lợi nhuận sau thuế có trong một đồng doanh thu. Doanh lợi tiêu thụ của Công ty tăng từ năm 1999 đến năm 2000 và giảm ở năm 2001. Điều này hoàn toàn phù hợp với những kết luận rút ra từ việc phân tích các tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên doanh thu, lợi nhuận trước thuế trên tài sản, lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu ở phần trước. Doanh lợi vốn có chiều hướng tăng dần từ năm 1999 đến năm 2000 và không thay đổi đến năm 2001, phản ánh khả năng sinh lời của một đồng tài sản. Ngoài việc phản ánh khả năng sinh lời của vốn đầu tư, doanh lợi vốn còn cho thấy việc sử dụng nợ của Công ty có tốt hay không. Doanh lợi vốn năm 2000 tăng so với năm 1999 cho thấy việc Công ty tăng sử dụng nợ là hợp lý. Tổng hợp kết quả tính toán các tỷ lệ về khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, khả năng hoạt động và khả năng sinh lời của Công ty ta có bảng sau: Bảng 3.5. Các tỷ lệ tài chính của Công ty. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1. Khả năng thanh toán - Khả năng thanh toán hiện hành 1,63 1,42 1,34 - Khả năng thanh toán nhanh 0,84 0,75 0,59 - Khả năng thanh toán tức thời 0,086 0,16 0,079 - Vốn lưu động ròng (triệu đồng) 37.851 36.384 37.196 2. Khả năng cân đối vốn - Hệ số nợ 0,58 0,67 0,71 - Khả năng thanh toán lãi 1,67 1,99 1,9 - Khả năng tự tài trợ 0,42 0,33 0,29 3. Khả năng hoạt động - Vòng quay dự trữ 7,82 7,91 6,82 - Hiệu suất sử dụng TSCĐ 93,95 73,28 53,79 - Hiệu suất sử dụng TSLĐ 3,56 3,56 3,55 - Vòng quay toàn bộ vốn 3,39 3,36 3,29 - Vòng quay tiền 67,64 32,06 60 - Kỳ thu tiền bình quân 46,91 42,42 39,01 4. Khả năng sinh lời - Lợi nhuận trước thuế trên doanh thu 0,66 0,89 0,86 - Lợi nhuận trước thuế trên tài sản 2,23 2,97 2,84 - Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu 3,64 6,06 6,66 - Lợi nhuận sau thuế trên doanh thu 0,45 0,61 0,59 - Lợi nhuận trước thuế và lãi trên tài sản 5,5 6 6 [...]... kinh doanh, Công ty cần ph i làm tốt công tác hoạch định t i chính và tổ chức thực thi những kế hoạch đó Cụ thể là ph i nâng cao chất lượng hoạt động phân tích t i chính t i Công ty Trên cơ sở kiến thức đã học và những tìm hiểu về hoạt động t i chính của Công ty Dược phẩm Trung ương I, em đã trình bày về hoạt động phân tích t i chính t i Công ty, đã đưa ra những kết quả và hạn chế trong phân tích t i. .. cần ph i tổ chức tốt công tác kế toán và cần một đ i ngũ cán bộ có kiến thức về phân tích t i chính và ph i am hiểu tình hình hoạt động của Công ty Vì vậy, Công ty cần ph i có chương trình nhằm nâng cao trình độ của cán bộ phân tích t i chính 3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN CÁC GI I PHÁP ĐỀ RA Tiến hành hoạt động phân tích t i chính t i Công ty Dược phẩm Trung ương I hiện còn gặp rất nhiều khó... t i chính cũng như những nguyên nhân dẫn đến hạn chế Trên cơ sở đó, đề ra một số gi i pháp nhằm hoàn thiện giai đoạn chuẩn bị cho hoạt động phân tích t i chính; n i dung phân tích t i chính và lập kế hoạch t i chính làm nền tảng để nâng cao chất lượng hoạt động phân tích t i chính t i Công ty; đưa ra một số kiến nghị đ i v i Nhà nước và cơ quan các cấp, nhằm tạo i u kiện thuận l i cho việc thực hiện... tâm, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh n i chung và hoạt động t i chính n i riêng của các công ty Qua kết quả phân tích t i chính, nhà quản lý t i chính sẽ đánh giá và thấy được i m mạnh và i m yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, từ đó làm cơ sở cho việc hoạch định các chiến lược t i chính trong tương lai Công ty dược phẩm Trung ương I là một doanh nghiệp Nhà nước,... toán t i chính trong công tác chuẩn bị, triển khai các kế hoạch về t i chính, đảm bảo đáp ứng tốt những kế hoạch kinh doanh hoặc đầu tư của Công ty Thông tin về các doanh nghiệp cùng ngành cũng là một khó khăn đ i v i hoạt động phân tích t i chính t i Công ty Chính phủ, Bộ T i chính cần nên có quy định yêu cầu các doanh nghiệp ph i thực hiện công khai báo cáo t i chính và tiến hành phân tích t i chính. .. l i giữa các chỉ tiêu t i chính đặc trưng của Công ty Cụ thể, phương pháp phân tích Dupont phản ánh tác động của doanh l i tiêu thụ, vòng quay toàn bộ vốn và việc sử dụng nợ đ i v i sự biến động của doanh l i vốn chủ sở hữu Do đó, để nâng cao chất lượng phân tích t i chính cần ph i sử dụng phương pháp này kết hợp v i phương pháp tỷ lệ Các chỉ tiêu dùng trong phương pháp phân tích Dupont được thể hiện... tiếp t i kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Vì vậy, khi lập kế hoạch t i chính không chỉ chỉ dựa vào các chỉ tiêu kế hoạch trên giao, mà còn ph i căn cứ vào thực tế hoạt động của Công ty trong th i gian trước cũng như khả năng thực hiện trong th i gian t i Muốn vậy, nhà quản lý cần ph i dựa vào kết quả phân tích t i chính t i Công ty để nắm bắt được tình hình Kế hoạch t i chính của Công ty hiện... vốn t i trợ chủ yếu của Công ty là nợ ngắn hạn nên vấn đề quản lý t i chính ngắn hạn càng có ý nghĩa to lớn Nhìn chung, tình hình t i chính của Công ty là tương đ i tốt và có xu hướng tăng dần qua các năm từ 1999 đến 2001 Công ty kinh doanh có l i, r i ro thấp (Công ty có khả năng đáp ứng được các khoản nợ, l i nhuận lớn) Ngo i ra, để hỗ trợ cho hoạt động phân tích t i chính t i Công ty đạt kết quả cao, ... thêm), t i sản cố định 3.654 triệu đồng (chiếm 11,4% nguồn vốn tăng thêm) Như vậy, nghiên cứu năm 2000 và 2001 cho thấy Công ty đã sử dụng chủ yếu là nợ ngắn hạn để t i trợ cho t i sản cố định i u này là phù hợp v i tính chất hoạt động kinh doanh của Công ty, đồng th i giúp Công ty tận dụng được l i thế đòn bẩy t i chính 3.2.2.3 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh N i dung... kinh doanh chính của Công ty là thuốc chữa bệnh Đây là một lo i hàng hoá rất quan trọng đ i v i cuộc sống của con ngư i Vậy hoạt động kinh doanh của Công ty cần chịu sự kiểm soát chặt chẽ trên tất cả các mặt Đặc biệt trong th i gian gần đây, v i sự xuất hiện của nhiều mặt hàng ngo i, đã gây cản trở đ i v i hoạt động kinh doanh của Công ty Để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ và nâng cao năng lực hoạt động . GI I PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH T I CHÍNH T I CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG I 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG. trong Công ty theo yêu cầu quản lý từng th i i m. 3.2. GI I PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH T I CHÍNH T I CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG I. 3.2.1.

Ngày đăng: 17/10/2013, 21:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 3.2. Các tỷ lệ về khả năng cân đối vốn. - GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG I

Bảng 3.2..

Các tỷ lệ về khả năng cân đối vốn Xem tại trang 6 của tài liệu.
Công ty là một loại hình doanh nghiệp thương mại, nên phần lớn nguồn vốn tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh là nợ ngắn hạn và vốn chủ sở hữu - GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG I

ng.

ty là một loại hình doanh nghiệp thương mại, nên phần lớn nguồn vốn tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh là nợ ngắn hạn và vốn chủ sở hữu Xem tại trang 6 của tài liệu.
Bảng 3.3. Các tỷ lệ phản ánh khả năng hoạt động - GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG I

Bảng 3.3..

Các tỷ lệ phản ánh khả năng hoạt động Xem tại trang 8 của tài liệu.
Bảng 3.4. Các tỷ lệ về khả năng sinh lời. - GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG I

Bảng 3.4..

Các tỷ lệ về khả năng sinh lời Xem tại trang 9 của tài liệu.
Bảng 3.5. Các tỷ lệ tài chính của Công ty. - GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG I

Bảng 3.5..

Các tỷ lệ tài chính của Công ty Xem tại trang 10 của tài liệu.
Bảng 3.8. Vốn lưu động thường xuyên. - GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG I

Bảng 3.8..

Vốn lưu động thường xuyên Xem tại trang 13 của tài liệu.
3.2.2.3. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. Nội dung này đòi hỏi Công ty phải phân tích 3 chỉ tiêu: vốn lưu động thường xuyên, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên và vốn lưu động ròng. - GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG I

3.2.2.3..

Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. Nội dung này đòi hỏi Công ty phải phân tích 3 chỉ tiêu: vốn lưu động thường xuyên, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên và vốn lưu động ròng Xem tại trang 13 của tài liệu.
Bảng 3.11. Các chỉ tiêu dùng trong phương pháp phân tích Dupont. - GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG I

Bảng 3.11..

Các chỉ tiêu dùng trong phương pháp phân tích Dupont Xem tại trang 15 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan