Chùa Nam Nhã và chùa Phước Hậu

6 334 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Chùa Nam Nhã và chùa Phước Hậu

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chùa Nam Nhã Chùa Nam Nhã, do lão Thái Nguyễn Giác Duyên lập nên, hồi cuối thế kỷ 19, nổi tiếng về vẻ đẹp kiến trúc bề thế, vững chãi mà hài hòa với thiên nhiên. Chùa cũng từng là trụ sở chính của phong trào Đông du (1907 – 1940). Năm 1917, chùa được trùng tu. Sân chùa rộng rãi trồng nhiều cây, giữa sân là hòn non bộ cao hơn 2m. Chùa chủ trương ăn chay nhưng không cạo đầu hay mặc nâu sồng rất đề cao ý chí tự lực tự cường để tồn tại phát triển. Trong chính điện có bàn thờ sư cụ Giác Nguyên, Lịch Đại Tổ sư, ban thờ Tam giáo với ba pho tượng bằng đồng là tượng Đức Phật Thích Ca, Đức Khổng Tử tượng Lão Tử. Hai bên chính điện là hai ngôi nhà 5 gian dành cho phái nam phái nữ ở. Phía sau là khu vườn mộ, nơi yên nghỉ của những người tham gia phong trào Đông Du xây dựng chùa. Ngôi chùa này nổi tiếng không chỉ về vẻ đẹp kiến trúc, mà còn bởi lịch sử hình thành phát triển của nó gắn liền với phong trào cách mạng của nhân dân tinh thần bất khuất của một số sĩ phu, văn thân yêu nước trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Chùa Nam Nhã thuộc ấp Bình Nhật, xã Long Tuyền (nay thuộc phường An Thới thành phố Cần Thơ), phía trước chùa là dòng sông Bình Thủy in hình những bóng cây đại thụ, đối diện là đình Long Tuyền uy nghi đồ sộ. Phía đông là cồn Sơn ví như trái châu của suối Rồng (Long Tuyền) cồn Bình Thủy ví như lưỡi rồng, nằm giữa dòng sông Hậu cuồn cuộn chảy theo những lớp sóng bạc đầu. Chùa được xây cất trên một khoảnh đất hàng chục mẫu, cổng chùa xây bằng gạch cổ, lợp ngói ta, vững chãi bề thế. Sân chùa được bao quanh bởi một khu vườn lớn trải dài ra tận bờ sông Bình Thủy; giữa vườn là hòn non bộ cao trên 2m được đặt trong một bồn nước trong xanh xây bằng gạch tầu đỏ sậm, trong vườn trồng nhiều cây tùng, cây trắc các cây cổ thụ khác. Đan xen dưới những gốc cây này là những cây kiểng quý giá, tuổi ngót 100 năm được cắt uốn rất công phu. Chính diện là một ngôi nhà lớn 5 gian, xây theo lối vòng cung, mỗi gian được 4 cột xi-măng chống đỡ với 3 vòm bán nguyệt. Các họa tiết hoa văn trang trí ở đây đều được tô đắp rất công phu tỉ mỉ làm tăng vẻ mỹ lệ của gian chính diện. Sau chính điện là một hành lang dài có hai căn phòng tiếp khách quý. Bên phải bên trái chùa là 2 dãy nhà lợp ngói gọi là Đông Lan đường (còn gọi là Cần đạo đường) dùng cho nam giới Tây Lan đường (còn gọi là Khôn đạo đường) dùng cho nữ giới ăn thông với nhà bếp. Sau chùa là cả một vườn cây ăn trái, xanh tốt quanh năm, mùa nào quả ấy, tiêu biểu cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long. Lịch sử chùa Nam Nhã có nhiều nét độc đáo. Nguyên từ năm 1895 do chịu ảnh hưởng hệ tư tưởng của các vị lão sư Đinh Hảo Khiêm, Ngô Cẩn Tiền ở chùa Quảng Nam (Đa Kao, Sài Gòn) xuống Bình Thủy truyền đạo Minh Sư thờ Tam Giáo (Nho, Phật, Lão), lão thái Nguyễn Giác Duyên bèn dẹp tiệm thuốc bắc ở chợ Bình Thủy về ấp Bình Nhật lập nên ngôi chùa Nam Nhã. Đầu tiên, ngôi chùa chỉ có 3 gian, cột gỗ, cổng mái lợp ngói rất đơn sơ gồm chính điện là gian giữa, hai gian bên là Đông Lan đường Tây Lan đường. Đến năm Đinh Tî (1917), Nguyễn Giác Duyên em là Nguyễn Giác Cung, cùng ban chủ sự chùa gồm Dương Văn Đạt (thầy Ba Chệt), Mai Thị Đồ, Bùi Hữu Sanh (con trai thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa) cùng chung lo xây lại chùa lần thứ hai có nhà Tam Bảo. Đến năm 1923, chùa lại được tu bổ, hoàn thiện thêm một lần nữa có quy mô to lớn như ngày nay. Nam Nhã chính là tên hiệu thuốc bắc của lão thái Nguyễn Giác Duyên, chùa còn có tên là Minh Sư. Từ ngày đầu thành lập, tại chùa đã có nhiều hoạt động yêu nước tiến bộ. Chùa Nam Nhã còn nổi tiếng vì đây là trụ sở chính của phong trào Đông du (1907-1940) do cụ Phan Bội Châu khởi xướng. Ngôi chùa là nơi thường lui tới của các sĩ phu yêu nước như Phan Bội Châu, Cường Để, Nguyễn Hào Vĩnh . Trong thời kỳ Đông du, chùa đã tự tổ chức ra nhiều cơ sở kinh tài, lấy tiền nuôi học sinh du học, chống lại chính sách ngu dân của thực dân Pháp. Tại đây, nhiều cuộc bình thơ, họa thơ đã được tổ chức xuất hiện nhiều áng văn thơ yêu nước, có nội dung đòi độc lập dân tộc, dân chủ, dân quyền. Văn phẩm Đạo Nam kinh do chùa Nam Nhã phổ biến, thời kỳ này bị Pháp liệt vào loại sách cấm, đã đề cao vai trò học vấn, chống ngu muội, chống mê tín, đề cao tiến bộ khoa học kỹ thuật của văn minh loài người. Ngày nay, chùa Nam Nhã vẫn duy trì được lối sống giản dị đó, du khách đến chùa bất kỳ lúc nào cũng thấy một không khí làm việc tấp nập trong sự yên tĩnh đặc biệt. Chùa Phước Hậu Từ Thành phố Cần Thơ, xuôi dòng sông Hậu về phía hạ lưu cách thị trấn Trà Ôm không đầy một cây số, bạn sẽ thấy ở Tản Nhạn có một ngôi chùa cổ đứng giữa những tán tre già. Ðây là một di tích có tầm quan trọng đặc biệt đối với lịch sử Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX cũng như lịch sử Cách mạng của tỉnh Vĩnh Long khu Tây Nam Bộ thời chống Mỹ. Trong kháng chiến chống Mỹ chùa Phước Hậu đã trở thành cơ sở hoạt động của các tổ chức Cách mạng khu Tây Nam Bộ, người phụ trách cơ sở này là Hoà thượng Hoàng Phú, tục danh của ông là Võ Văn Minh. Trong số các hiện vật lịch sử cách mạng đang lưu trữ tại bảo tàng Vĩnh Long có các thẻ tín đồ phật giáo do chùa Phước Hậu xuất cho một số cán bộ hoạt động công khai ở thành thị, có thể tìm thấy ở đây thẻ tín đồ kèm với căn cước của đồng chí Lê Minh lấy tên là Trần Văn Cần đồng chí Nguyễn Văn Lưu lấy tên là Trần Văn Sáu. Trải qua bao trận phong ba ngôi chùa vẫn đứng hiên ngang giữa vòng vây của quân thù. Cơ sở cách mạng vẫn được giữ nguyên vẹn cho đến ngày thống nhất đất nước, chùa Phước Hậu lại trở về với không khí trầm mạc, ôn nhã của chốn thiền lâm ngày ngày sống dưới thanh quê nơi thôn dã như cha ông xưa từng mơ ước. Mùng một ngày rằm khách thập phương cùng đồng bào Phật tử đến chùa dâng hoa lễ vật với lòng kính ngưỡng các vị tổ sư, đó là những bậc chân tu đã đem hết đạo hạnh trí tuệ của mình hiến dâng cho tổ quốc, cho đồng bào. Năm 1994 chùa Phước Hậu được công nhận là Di tích Lịch sử- Văn hoá xếp vào hạng danh lam trên đất nước Việt Nam. Trong nắng sớm mưa chiều tiếng chuông trầm hùng của chùa Phước Hậu cứ mãi ngân vang, tiếng chuông như gợi nhớ bao kỷ niệm về những ngày đấu tranh gian khổ, về những người khoác áo nâu sòng đã hiến trọn cuộc đời để giữ chọn mối đạo, vẹn nghĩa với nước non. Thật đáng trân trọng lý tưởng của đấng tu hành không phải để tạo công lập đức mà vì sự an nguy của chúng sinh vì sự giác ngộ đâu là đường đi hay lẽ phải. Cái đẹp của di tích lịch sử chùa Phước Hậu chính là giá trị nhân văn xuất phát từ truyền thống yêu nước đạo nghĩa của dân tộc ta. Ðến năm 1994, số lượng cò về ngày càng nhiều. Chim bắt đầu xây tổ nên cây cối chết dần. Trước tình hình đó, ông bàn bạc cùng vợ con bỏ làm ruộng, đào ao nuôi cá làm thức ăn cho cò, trồng thêm cây cho chúng cư trú. Ngày tháng trôi qua, dưới sự miệt mài chăm sóc của gia đình ông cây cối trong vườn lại xanh tốt, lượng cò rủ nhau về sinh sản trên phần đất của ông ngày càng nhiều hơn. Ðiều kỳ lạ là cò chỉ thích quanh quẩn trong "ngôi nhà xanh" mà ông đã cố công vun đắp cho chúng, chứ tuyệt nhiên không "xâm phạm" sang các khu vườn kế cận khác, mặc dù điều kiện sống cũng giống nhau. Vào mỗi buổi chiều, nếu đứng trên chòi cao quan sát từng đàn cò trắng chập chờn đáp về nơi cư trú thì du khách sẽ có cảm giác như màu trắng của cò lấn át cả màu xanh của lá. Ðến vườn cò Bằng Lăng-Thốt Nốt trong buổi bình minh hay buổi chiều tà im ắng, tai nghe "bản nhạc cò" đồng quê thì chắc chắn du khách không khỏi ngất ngây, xao xuyến trước bức tranh thiên nhiên thanh bình, tuyệt đẹp mà tạo hóa đã ban tặng cho người dân vốn hiền hòa, mộc mạc hiếu khách nơi đây. Riêng tôi đến lúc chia tay ra về, sao lòng vẫn tràn đầy cảm giác lâng lâng, tiếc nuối. . Chùa Nam Nhã Chùa Nam Nhã, do lão Thái Nguyễn Giác Duyên lập nên, hồi cuối thế kỷ 19, nổi. bắc ở chợ Bình Thủy về ấp Bình Nhật và lập nên ngôi chùa Nam Nhã. Đầu tiên, ngôi chùa chỉ có 3 gian, cột gỗ, cổng và mái lợp ngói rất đơn sơ gồm chính

Ngày đăng: 17/10/2013, 15:15

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan