Phân tích đối thủ cạnh tranh ngân hàng ACB

9 8.3K 116
Phân tích đối thủ cạnh tranh ngân hàng ACB

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phân tích đối thủ cạnh tranh ngân hàng ACB

PHÂN TICH ĐÔỈ THÙ CẠNH TRANH1.1. VỊ THẾ CỦA ACB TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG.ACB là ngân hàng có quy mô tổng tài sản, vốn huy động, dư nợ cho vay và lợi nhuận lớn nhất trong các NHTMCP Việt Nam (xin xem bảng dưới đây).BẢNG SO SÁNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU CÁC NHTMCP ĐVT: triệu đồngChỉ tiêu ACB Sacombank Eximbank NH Đông ÁTổng tài sản 24.272.864 14.456.182 11.369.233 8.515.912Vốn huy động 22.341.236 12.271.905 10.309.077 7.320.507Dư nợ cho vay 9.563.198 8.379.335 6.427.689 5.947.768Lợi nhuận trước thuế TNDN 391.550 306.054 28.557 138.446Nguồn: Công khai báo cáo tài chính của các ngân hàng trên báo Tài chính ngân hàngTại Việt Nam, đến tháng 8/2006 có năm NHTMNN, hai ngân hàng chính sách (Ngân hàng Chính sách Xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam), 37 NHTMCP, năm ngân hàng liên doanh, 29 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 45 văn phòng đại diện của các định chế tín dụng nước ngoài và hệ thống hơn 900 quỹ tín dụng nhân dân, bảy công ty tài chính. Số lượng như vậy có thể xem là khá nhiều so với qui mô nền kinh tế Việt Nam. Do vậy sự cạnh tranh của các ngân hàng sẽ rất mạnh, nhất là trong giai đoạn Việt Nam đang hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.Đến cuối năm 2005, bốn NHTM lớn của Nhà nước ước tính chiếm khoảng 80% vốn huy động và 70% dư nợ cho vay toàn thị trường. Các NHTM còn lại và các ngân hàng nước ngoài chia sẻ 20% thị phần huy động vốn và 30% thị phần cho vay còn lại. Điều này thể hiện thị trường ngân hàng có độ tập trung cao vào các NHTMNN. Tuy nhiên so trong nội bộ hệ thống NHTMCP, ACBngân hàng dẫn đầu về tổng tài sản, vốn huy động và cho vay. Huy động vốn của ACB đến cuối năm 2005 chiếm khoảng 3,5% thị phần toàn ngành ngân hàng, cho vay chiếm thị phần 1,72%. Trong hệ thống NHTMCP, ACB chiếm thị phần huy động vốn là 19,28% và thị phần cho vay là 12,11% đến cuối năm 2005. Với tốc độ tăng trưởng cao về huy động vốn và dư nợ cho vay liên tục trong hai năm 2004, 2005 và 9 tháng đầu năm 2006, ACB đang tạo khoảng cách xa dần với các đối thủ cạnh tranh chính trong hệ thống NHTMCP về qui mô tổng tài sản, vốn huy động, dư nợ cho vay và lợi nhuận.II.Sử dụng mô hình Porter để đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM Á Châu (ACB) Ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt. Sản phẩm của ngân hàng có đặc điểm riêng và hoàn toàn khác biệt so với những lĩnh vực kinh doanh khác, đó là: sản phẩm của ngân hàng là sản phẩm vô hình, phi vật chất, không có sự tách biệt giữa bốn quá trình sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu thụ và không ổn định, khó xác định về chất lượng. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng cũng mang đặc tính riêng nhưng đều tuân theo mô hình năm nhân tố của Porter.2.1. Khách hàng:Năm 2009, Ngân hàng Á Châu vừa chính thức được Asiamoney – một tạp chí danh tiếng hàng đầu về các giải thưởng uy tín trong các lĩnh vực ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mai – trao tặng giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009” dựa trên các tiêu chí: sức mạnh tài chính, năng lực quản trị điều hành của ban lãnh đạo và uy tín của thương hiệu trên thị trường.Qua 16 năm xây dựng và phát triển, ACB đã khẳng định được vị thế là ngân hàng thương mại bán lẻ lớn nhất Việt Nam với lượng khách hàng lớn thứ 5 trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, với thị phần huy động tiết kiệm chiếm 10% trong hệ thống và 57% thị phần chủ thẻ tín dụng quốc tế, chiếm phần lớn thị phần chuyển tiền nhanh Western Union tại Việt Nam.Khách hàng của ACB bao gồm cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp với trên 200 sản phẩm dịch vụ cung cấp. Tuy nhiên, khách hàng cá nhân đang là đối tượng, mục tiêu mà ACB đang hướng đến phục vụ với chất lượng dịch tốt nhất trong hoạt động. Cạnh tranh trên thị trường tài chính trở nên gay gắt trong những năm gần đây vì thế để thực hiện mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, ACB đã xây dựng chiến lược phát triển theo mô hình bán lẻ, tập trung phục vụ, cung cấp các giải pháp tài chính toàn diện cho đối tượng khách hàng cá nhân. Đây cũng là lý do để ACB hình thành đội ngũ tư vấn tài chính cá nhân nhằm thực hiện chiến lược trở thành ngân hàng của mọi nhà. Người dân Việt Nam đang dần tạo lập thói quen mở tài khoản và chi tiêu cho mua sắm nên cơ hội của thị trường ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam rất tiềm năng, vì vậy, việc triển khai đội ngũ tư vấn tài chính cá nhân là hết sức cần thiết, rút ngắn khoảng cách giữa ngân hàng và khách hàng. Đó là lý do mà trong 5 năm liên tiếp Ngân hàng ACB được khách hàng bình chọn là ngân hàng tốt nhất.Lượng khách hàng đông đảo sẽ tạo nên uy tín thương hiệu cho ngân hàng nhưng cũng là một áp lực lớn cho ngân hàng khi mà rủi ro “thụt két” sẽ xảy ra bất kỳ lúc nào. Tình huống này đã xảy ra với Ngân hàng ACB vào hồi tháng 10/2003 khi một số tin đồn cho biết tổng giám đốc của ACB đã lạm dụng công quỹ, “thụt két” hết số tiền trong ngân hàng rồi bỏ chạy. Tâm lý lo ngại dấy lên trong một số khách hàng. Thông tin được truyền tai nhau nhanh chóng và nhân viên ngân hàng phải làm việc tới quá nửa đêm để phục vụ nhu cầu rút tiền của lượng người đổ xô đến rút tiền. Tình trạng này chỉ được giải quyết khi có sự can thiệp của ngân hàng nhà nước và sự ra mặt của tổng giám đốc Ngân hàng ACB.Như vậy, mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng sẽ tạo ra uy tín thương hiệu nhưng cũng tạo nên áp lực cho ngân hàng. 2.2. Nhà cung cấp:- Cũng như các ngân hàng khác NCC cho ACB chính là mọi người dân, doanh nghiệp, các TCTC và chính phủ trong đó chủ yếu là dân cư và doanh nghiệp. Như vậy số lượng nhà cung cấp là rất lớn. - Tuy nhiên, với số lượng NH lớn như hiện nay cộng với việc cập nhật thông tin về các sản phẩm dịch vụ của NH là rất nhanh chóng, dễ dàng và độ co giãn so với giá của NCC là tương đối lớn nên các NCC sẽ có xu hướng tìm đến NH trả giá (lãi suất huy động) cao nhất.- Thêm vào đó, cơn sốt chứng kh oán đang tạo ra sự luân chuyển vốn rất lớn trên thị trường tài chính, trong đó một phần vốn gửi tiết kiệm ngân hàng (NH) của dân cư đang được rút ra để đầu tư vào chứng khoán khiến việc huy động vốn của các NH gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các TP lớn. Công tác huy động vốn của không ít NH thâm chí chỉ trông chờ vào mạng lưới chi nhánh ở các tỉnh.- Các NCC ngày càng khó tính và đang mất dần đi sự “trung thành” với các NH như trước đây khi các cơ hội đầu tư sinh lời cao hơn đang ngày một nhiều trong khi tốc độ cải thiện chất lượng, giá cả và mức độ đa dạng các loại hình dịch vụ chưa đáp ứng được phần lớn yêu cầu của dân cư, doanh nghiệp.2.3. Sản phẩm thay thế:Ngân hàng ACB là tổ chức tín dụng cung cấp hầu hết các dịch vụ ngân hàng truyền thống như: tiết kiệm, dịch vụ thanh toán, dịch vụ chuyển khoản, đầu tư, tín dụng…. và một số các dịch vụ hiện đại như: Phone banking, Western Union, Banking Online, Séc… Tuy nhiên khách hàng vẫn có nhiều sự lựa chọn với các sản phẩm khác thay thế như: - Về lĩnh vực cho vay : các tổ chức phi tài chính như các công ty tài chính, cho thuê tài chính, bảo hiểm…hiện nay cũng đang chú trọng đến nghiệp vụ cho vay với chất lượng và độ chuyên sâu ngày càng cao đang tạo ra nguy cơ thay thế lớn cho các sản phẩm của NH. Vào cuối năm 2009 khi các NH thương mại "đóng cửa" với nhu cầu vay dịch vụ tiêu dùng thì một số công ty tài chính lại đang mời gọi khách hàng. Công ty tài chính Prudential có những sản phẩm như vay mua nhà, vay tiêu dùng cá nhân, vay hỗ trợ mua sắm, thậm chí cho vay vốn khởi nghiệp, dù rủi ro về thu hồi nợ cao. Một công ty tài chính nước ngoài khác cũng đang thu hút khách hàng vay với mức vay gấp chín lần mức lương hàng tháng. Vấn đề nằm ở lãi suất, trung bình khoảng 24%- 26%/năm nếu tính theo dư nợ giảm dần; nếu tính theo số dư nợ ban đầu thì lãi suất cũng từ 14%-15%/năm. Chưa kể, để nhận tiền vay, công ty còn trừ một khoản phí gọi là phí bảo hiểm rủi ro cho hợp đồng vay,có thể lên đến vài triệu đồng cho một hợp đồng vay. Theo giám đốc của một NH thương mại, các công ty tài chính cho vay theo quyết định của ban điều hành công ty, không bị khống chế mức trần lãi suất, nên có quyền cho vay lãi suất cao - một hình thức cho vay nặng lãi, đẩy NH vào tình thế bất lợi trước sự cạnh tranh từ các tổ chức tài chính này- Về lĩnh vực huy động vốn và các dịch vụ khác:+ Tiết kiệm thông qua dịch vụ bảo hiểm: đây là một hình thức tiết kiệm khá an toàn và đầu tư hiệu quả. Khách hàng có thể sinh lời từ khoản tiền bảo hiểm nếu rủi ro không xảy ra nhưng cũng có thể tiết kiệm, giảm thiểu tối đa rủi ro do số tiền bồi thường được chi trả. Hơn thế nữa, chi phí để sử dụng sản phẩm thay thế này khá rẻ và tính năng cũng thuận tiện.+ Đầu tư vào thị trường chứng khoán và các hình thức đầu tư khác: đây là hình thức đầu tư có rủi ro cao hơn so với việc gửi tiền để hưởng lãi suất vào ngân hàng nhưng lại cho nhà đầu tư khoản lợi nhuận khá cao. Hình thức này phù hợp với những nhà đầu tư thích mạo hiểm.+ Chuyển tiền thông qua dịch vụ bưu điện: đây là một hình thức truyền thống, lâu đời và phổ biến với người Việt Nam. Tuy nhiên, hình thức này không an toàn và nhanh chóng như dịch vụ chuyển tiền của ngân hàng và cũng ít được sử dụng hơn khi nền kinh tế và nhận thức của người dân phát triển. Phí chuyển tiền thông qua bưu điện khá rẻ nhưng thời gian chuyển lâu và rủi ro mất tiền, chuyển nhầm địa chỉ là rất cao.2.4. Doanh nghiệp mới tham giaTrong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện các cam kết quốc tế VN từng bước mở cửa dịch vụ ngân hàng, nhằm hướng đến xây dựng hệ thống ngân hàng cạnh tranh bình đẳng trên bình diện quốc tế theo khuôn khổ pháp lý phù hợp và thống nhất. Hơn bao giờ hết sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, thách thức đối với các NHTMVN càng gia tăng khi Chính phủ VN tháo dỡ rào cản đối với các ngân hàng thương mại nước ngoài (NHTMNNg) và tiến đến xóa bỏ những bảo hộ của Nhà nước đối với ngân hàng trong nước. Số lượng các ngân hàng nước ngoài xin thành lập chi nhánh tại Việt Nam cũng tăng lên đáng kể trong vài năm gần đây, mặc dù mức vốn điều lệ quy định cho việc thành lập NHTMCP hiện này là 3000 tỷ đồng và doanh nghiệp muốn thành lập ngân hàng phải làm ăn có lãi trong 3 năm liên tiếp. Điều đó cho thấy tiềm lực kinh tế của các tổ chức này là rất lớn có thể kể đến như: tập đoàn Dầu khí Việt Nam, tập đoàn FPT, Liên Việt…Ngoài ra, có một vấn đề nảy sinh là khi các ngân hàng mới thành lập để đảm bảo cho việc vận hành bộ máy hoạt động thì cần phải có nguồn nhân lực có kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ tốt để có thể làm các cán bộ khung. Trong khi đó, có một thực tế là sinh viên tốt nghiệp ra trường thì nhiều nhưng lại không có được nhưng tiêu chí trên vì vậy các ngân hàng nghĩ ra việc lôi kéo cán bộ của các NHTM cũ vốn dĩ cũng đang rất khó khăn về nguồn nhân lực chất lượng. Chỉ trong mấy năm trở lại đây thôi, khi mà cuộc đua thành lập NHTM ngày càng diễn ra mạnh mẽ thì tình trạng chảy máy chất xám của các NHTM hiện tại dường như cũng xu hướng tăng lên.5/ Doanh nghiệp đang cạnh tranh trong ngànhTính đến tháng 8/2008, hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam đã có 5 NHTM nhà nước với tổng cộng trên 4000 chi nhánh, 2 ngân hàng chính sách với hàng trăm chi nhánh, 5 ngân hàng liên doanh, 36 NHTM cổ phần, 44 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 1 Quĩ tín dụng nhân dân TW với hơn 30 chi nhánh trải hơn 25 tỉnh, thành phố và 998 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ở cấp Phường, xã . Với những con số này, các chi nhánh, phòng giao dịch và “điểm” dịch vụ ngân hàng của các ngân hàng hiện hữu cũng đã thực sự “phủ sóng” đến tận các bản làng, thôn xóm. Tại TP.HCM, với gần 500 phường mà đã có tới gần 1000 điểm dịch vụ ngân hàng cố định, bình quân mỗi phường có tới 2 điểm dịch vụ ngân hàng; Thành Phố Hà Nội cũng trong tình trạng “ra ngõ gặp ngân hàng”. Tuy nhiên, để thấy được sức cạnh tranh của các ngân hàng trong cùng ngành ta sẽ xem xét qua một số ngân hàng lớn:• VietcombankVCB có những lợi thế rất riêng biệt và là cơ sở rất tốt cho sự phát triển bền vựng trong tương lai. Đó là quy mô, thương hiệu, nguồn khách hàng, hệ thống hạ tầng công nghệ, đội ngũ nhân sự, vốn góp tại nhiều tổ chức kinh tế lớn và đặc biệt là vị trí số 1về thanh toán quốc tế và thẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên, với nguồn gốc là một NHTM Nhà nước, VCB cũng có một số vấn đề liên qua đến quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro.• VietinbankVietinbank là một ngân hàng lớn về quy mô. Xuất thân từ một ngân hàng chuyên về Công, Thương nghiệp của Việt Nam nên Vietinbank có những khách hàng truyền thống thuộc những ngành kinh tế mũi nhọn như Dầu khí, Năng lượng, Xây dựng. 2 tài sản đáng giá và tạo nên sự khác biệt của Vietinbank là mạng lưới chi nhánh và bất động sản. Vietinbank đang sở hữu nhiều bất động sản với chi phí rất thấp và mạng lưới của Vietinbank có tới 750 chi nhánh, phòng giao dịch, chỉ đứng thứ 2 sau Agribank. Điểm cần lưu tâm là Vietinbank có hiệu quả hoạt động không cao, mức độ đa dạng hoá nguồn thu thấp và cẫn phải phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ lãi.• SacombankNếu so sánh với VCB và ACB thì STB không bằng về quy mô, mức sinh lời và chất lượng quản trị. Tuy nhiên nếu so sánh với các NHTM cổ phần khác,STB có những lợi thế nhất định. SCB có mạng lưới chi nhánh đứng thứ 4 Việt Nam, chỉ sau 3 NHTM nhà nước là Agribank, BIDV và Vietinbank. STB có thị phần khá tốt ở mảng khách hàng người Hoa và khách hàng SMEs. STB cũng là một thương hiệu được nhiều người biết đến và cũng đa dạng hoá hoạt động sang kinh doanh vàng và chứng khoán.• SHBSHB là một ngân hàng nhỏ, mới được chuyển đổi từ ngân hàng nông thôn lên ngân hàng đô thị và là một ngân hàng rất nhỏ nếu so với 4 ngân hàng đang niêm yết còn lại. SHB là một ngân hàng có chất lượng trung bình, hệ số sinh lời thấp và hiệu quả hoạt động chưa cao. 3 cổ đông lớn của SHB là Tập đoàn Than Khoán Sản, Cao Su và T&T là chỗ dựa về tài chính và nguồn khách hàng, dẫu vậy điều này cũng không thể làm ảnh hưởng đến quản trị doanh nghiệp của ngân hàng.• ACBMặc dù nhỏ hơn Vietcombank và Vietinbank nhưng ACB là một ngân hàng có mức tỷ suất sinh lời trên vốn chủ cao nhất trong hệ thống ngân hàng. Có được điều này là vì ACB đa dạng hoá hoạt động kinh doanh và có chính sách quản trị rủi ro tốt nhất. ACb với chính sách cho vay cẩn trọng nên có tỷ lệ nợ xấu rất thấp ( dưới 1%). Ngoài nguồn thu từ lãi. ACb còn có nguồn thu ổn định từ phí giao dịch vàng, chứng khoán và lợi nhuận từ kinh doanh vàng, chứng khoán. Đội ngũ nhân sự của ACB cũng là những nguời có nhiêu kinh nghiệm và thành thạo trên thương trường.Qua phân tích đặc điểm của một số ngân hàng tiêu biểu có thể thấy áp lực cạnh tranh của các ngân hàng trong cùng ngành không phải là nhỏ. Tuy nhiên với những lợi thế đã có có thể được đáng giá là một ngân hàng có sức cạnh tranh lớn. . các ngân hàng trên báo Tài chính ngân hàngTại Việt Nam, đến tháng 8/2006 có năm NHTMNN, hai ngân hàng chính sách (Ngân hàng Chính sách Xã hội và Ngân hàng. SHBSHB là một ngân hàng nhỏ, mới được chuyển đổi từ ngân hàng nông thôn lên ngân hàng đô thị và là một ngân hàng rất nhỏ nếu so với 4 ngân hàng đang niêm

Ngày đăng: 29/10/2012, 17:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan