Đề + Đáp án thi vào 10

12 485 0
Đề + Đáp án thi vào 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM HỌC 2009-2010, KHÓA NGÀY 24-6-2009 MÔN THI: NGỮ VĂN CHUYÊN (tại TP.HCM) (Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề) Câu 1 (8 điểm): “Bước vào thế kỉ mới, . nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều sẽ cản trở sự phát triển của đất nước”. (Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới). Suy nghĩ của em về vấn đề trên. Câu 2 (12 điểm): Hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam được thể hiện sâu sắc qua các tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 9. BÀI GIẢI GỢI Ý Câu 1 (8 điểm): Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, tuy nhiên cần đảm bảo được các yêu cầu sau: 1. Giải thích câu nói: - Thế kỷ mới: đặt trong bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới của tác giả Vũ Khoan, đây là nhóm từ chỉ thế kỷ XXI, thế kỷ của khoa học công nghệ, của sự hội nhập toàn cầu… - Nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại: chỉ thái độ coi trọng, tôn trọng quá mức (sùng), bác bỏ, tẩy chay, chê bai (bài) các yếu tố bên ngoài (ngoại). Đặt trong văn cảnh, có thể hiểu “ngoại” là các yếu tố nước ngoài. - Nội dung câu nói: khẳng định cả hai thái độ (sùng ngoại, bài ngoại) đều không thể chấp nhận được, vì cản trở sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới. 2. Chứng minh: - Thế kỷ mới (thế kỷ XXI) là thời kỳ đất nước ta đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hơn thế nữa “hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới” (Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới). Bước chân vào thế kỷ mới, đất nước Việt Nam, con người Việt Nam có rất nhiều cơ hội (hòa nhập, mở rộng giao lưu về kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ .) nhưng cũng đứng trước không ít khó khăn, thử thách (trong đó có thử thách làm sao giữ được bản sắc, truyền thống dân tộc). Vấn đề làm sao tận dụng những cơ hội, ứng phó với thách thức do tiến trình hội nhập đem lại là vấn đề hết sức to lớn, là mối quan tâm của tất cả mọi người. - Nếp nghĩ nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức tất yếu sẽ nảy sinh trong quá trình hội nhập, gây nên rất nhiều hậu quả, có thể kể ra: + Nếp nghĩ sùng ngoại: tạo ra nếp sống, cách nghĩ xa lạ với con người, dân tộc Việt Nam, dẫn đến một điều nguy hại: làm mất đi bản sắc, thui chột truyền thống dân tộc, không có ý thức phát huy lòng tự tôn dân tộc. + Nếp nghĩ bài ngoại: ngược lại với sùng ngoại, lại tạo ra cách sống, cách nghĩ bảo thủ, trì trệ, lạc hậu . (Lưu ý: học sinh phải lấy dẫn chứng trong thực tế đời sống để chứng minh). 3. Khẳng định vấn đề, nêu suy nghĩ và phương hướng cho bản thân: - Cả hai nếp nghĩ (sùng ngoại, bài ngoại) đều cực đoan, làm cản trở sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. - Trong thời kỳ hội nhập, trong “mái nhà chung” thế giới, mỗi người Việt Nam (trong đó có học sinh, thế hệ tương lai của đất nước) phải có ý thức phấn đấu học tập, hòa nhập một cách sâu rộng vào “mái nhà chung” ấy, đồng thời phải có ý thức phát huy truyền thống tốt đẹp, giữ gìn bản sắc riêng của dân tộc mình. Đó chính là một trong những hành trang bước vào thế kỷ mới. Câu 2 (12 điểm): Đây là một dạng đề bài tổng hợp, yêu cầu học sinh chứng minh, trình bày suy nghĩ, đánh giá, cảm nhận về hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam được thể hiện sâu sắc qua các tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 9. Các em có thể trình bày bằng những cách khác nhau, song cơ bản cần đáp ứng được một số yêu cầu sau: 1. Giới thiệu sơ lược về các tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 9: - Văn học thời trung đại: là thời kỳ văn học lớn của dân tộc (từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX). Đây là thời kỳ văn học ra đời và phát triển dưới các triều đại phong kiến Việt Nam. Vì vậy, theo quy luật phản ánh của văn học nói chung, văn học trung đại Việt Nam là tấm gương phản chiếu xã hội phong kiến Việt Nam - Những tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 9: Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ (thế kỷ XVI), Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - trích Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ (thế kỷ XVIII), Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái, một số trích đoạn trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (thế kỷ XVIII), một số trích đoạn trong Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu (thế kỷ XIX). Đây là những tác phẩm văn học trung đại ra đời trong thời kỳ xã hội phong kiến Việt Nam suy tàn mục ruỗng. Vì vậy, hiện thực được phản ánh chủ yếu trong các tác phẩm này chính là những mặt trái của xã hội. Đó là sự rối ren, sự xấu xa, vô nhân đạo của xã hội với những thế lực chà đạp con người và thân phận khổ đau của con người - nạn nhận của chính xã hội ấy. 2. Chứng minh các tác phẩm trên đã phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam: Tập trung vào những phương diện chính sau đây: * Phản ánh hiện thực rối ren, bộ mặt xấu xa, vô nhân đạo của xã hội phong kiến: - Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ: phản ánh chế độ nam quyền, chiến tranh phong kiến phi nghĩa gây ra bao nhiêu bất hạnh cho con người. - Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - trích Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ: phản ánh cuộc sống xa hoa của tầng lớp vua chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê - Trịnh. - Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái: sự rối ren của xã hội phong kiến được phản ánh thông qua số phận bi thảm, bộ mặt hèn nhát của lũ vua quan bán nước, hại dân ; sự đại bại của bè lũ xâm lược. - Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du): phản ánh bản chất bất nhân, phi nghĩa của bọn buôn người. - Lục Vân Tiên gặp nạn (trích Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu): phản ánh sự tàn ác, toan tính thấp hèn của kẻ bất nhân. * Phản ánh số phận khổ đau, bị chà đạp của con người, đặc biệt là người phụ nữ: - Là số phận oan trái, bi kịch của Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ), bị chồng nghi ngờ về lòng chung thủy, bị dồn vào bước đường cùng, phải tìm đến cái chết ở bến Hoàng Giang. - Là số phận chìm nổi Thúy Kiều, một người con gái tài sắc, đang sống trong cảnh ấm êm, bỗng chốc rơi vào thảm cảnh: bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích với bao nhiêu bẽ bàng, chua xót (Kiều ở lầu Ngưng Bích); trở thành món hàng trong tay bọn buôn người (Mã Giám Sinh mua Kiều). - Là Lục Vân Tiên nhân hậu nhưng trở thành nạn nhân của những toan tính thấp hèn, âm mưu hiểm độc (Lục Vân Tiên gặp nạn). 3. Đánh giá chung, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân: - Hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam được thể hiện trong các tác phẩm nói trên được thể hiện vừa sâu sắc (trên nhiều phương diện), vừa sinh động (dưới nhiều hình thức thể loại, các kiểu dạng nhân vật phong phú). Hiện thực ấy đã giúp các tác giả tái hiện lại bức tranh xã hội phong kiến Việt Nam trong những giai đoạn lịch sử nhất định, đặc biệt làm nên giá trị hiện thực - một trong những phương diện tư tưởng quan trọng của tác phẩm. - Thông qua hiện thực ấy, các tác giả (Nguyễn Dữ, Phạm Đình Hổ, Nguyễn Du .) đã lên tiếng tố cáo đanh thép xã hội phong kiến, thể hiện sự bất bình cao độ, đặc biệt là cất lên tiếng nói đồng cảm, xót xa, bênh vực và bảo vệ con người. - Thông qua hiện thực ấy, ta hiểu được tài năng và cả tấm lòng của các tác giả văn học thời trung đại. KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM HỌC 2010 - 2011 MÔN THI : NGỮ VĂN --------- Phần I (7,0 điểm) Cho đoạn trích "Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên : "Má! Mà!". Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy" (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.196) 1. Đoạn trích trên được rút ra từ tác phẩm nào, của ai ? Kể tên hai nhân vật được người kể chuyện nhắc tới trong đoạn trích. 2. Xác định thành phần khởi ngữ trong câu : " Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy" 3. Lẽ ra, cuộc gặp mặt sau tám năm xa cách sẽ ngập tràn niềm vui và hạnh phúc nhưng trong câu chuyện, cuộc gặp ấy lại khiến anh vật "anh" "đau đớn". Vì sao vậy ? 4. Hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ tình cảm sâu nặng của người cha đối với con trong tác phẩm trên, trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và phép thể (gạch gưới câu bị động và những từ ngữ dùng làm phép thể). Phần II (3,0 điểm) Bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt được mở đầu như sau : "Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa." (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.143) 1. Chỉ ra từ láy trong dòng thơ đầu. Từ láy ấy giúp em hình dung gì về hình ảnh "bếp lửa" mà tác giả nhắc tới ? 2. Ghi lại ngắn gọn cảm nhận của em về câu thơ : "Cháu thương bà biết mấy nắng mưa". 3. Tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước là một đề tài quen thuộc của thơ ca. Hãy kể tên 2 bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 viết về đề tài ấy và ghi rõ tên tác giả. ---------------- BÀI GIẢI GỢI Ý Phần I 1) Đoạn trích trên được rút từ tác phẩm "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng. Hai nhân vật được người kể chuyện nhắc tới trong đoạn trích là : Bé Thu, nó (con bé) và anh Sáu (anh). 2) Thành phần khởi ngữ trong câu : "Còn anh". 3) Lý do khiến nhân vật anh Sáu đau đớn là vì : Trên mặt anh bấy giờ có một "cái thẹo" bởi chiến tranh gây ra, khiến mặt anh không giống với tấm hình bé Thu có được cho nên "nó" đã không nhận anh là cha. 4) Thí sinh có thể có những cách trình bày riêng. Tuy nhiên phải đáp ứng đúng yêu cầu của đề: Viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận qui nạp làm rõ tình cảm sâu nặng của người cha (anh Sáu) đối với con (bé Thu) trong tác phẩm "Chiếc lược ngà" trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và phép thế (gạch gưới câu bị động và những từ ngữ dùng làm phép thế). Sau đây chỉ là một gợi ý tham khảo : - Suốt tám năm trời xa cách, anh Sáu lúc nào cũng canh cánh bên lòng tình cảm thương nhớ con. - Trong tám năm ấy, anh chỉ thấy con qua tấm ảnh nhỏ. - Đến lúc được trở về, cái tình cha cứ nôn nao trong người anh. - Khi xuồng vào bến, thấy một đứa bé độ tám tuổi mà anh đoán biết là con, không thể chờ xuồng cập bến anh nhún chân nhảy thót lên xô chiếc xuồng tạt ra và cất tiếng gọi con. - Nhưng trái với lòng mong ước và suy nghĩ của anh, bé Thu nhất quyết không nhận anh là cha. - Anh vô cùng đau đớn . - Suốt mấy ngày anh luôn mong được nghe một tiếng gọi "ba" của con bé, nhưng cái tiếng ấy vẫn không được nó thốt ra. - Chỉ đến lúc anh chuẩn bị ra đi và khi bé Thu đã hiểu ra sự việc, "nó" mới cất lên một tiếng gọi "ba" đến "xé ruột". - Nhưng vì nhiệm vụ, anh vẫn phải lên đường với bao xúc động và lưu luyến. - Những ngày ở tại chiến trường miền Đông, lúc nào anh cũng thương nhớ con, hối hận đã đánh "nó" và kiên trì làm chiếc lược bằng ngà để tặng con. - Thậm chí, lúc hấp hối anh vẫn không quên nghĩ đến con, nhờ đồng đội gửi chiếc lược ấy lại cho con. - Anh quả thật là một người cha có tình cảm sâu nặng đối với con. Phần II 1) Từ láy trong dòng thơ đầu : "chờn vờn". Từ láy này có tác dụng gợi tả hình ảnh ngọn lửa lúc to, lúc nhỏ; lúc cao, lúc thấp; soi tỏ hình ảnh của người và vật chung quanh. Từ láy này còn có tác dụng dựng nên một hình ảnh gần gũi, quen thuộc từ bao đời nay trong các gia đình Việt Nam, nhất là ở nông thôn trước đây. 2) Câu thơ " Cháu thương bà biết mấy nắng mưa" gợi lên nhiều cảm nhận : - Một câu thơ giản dị về từ ngữ nhưng giàu sức gợi cảm. - Tình cảm thương yêu của người cháu đối với bà. - Cuộc đời vất vả, cực khổ, lam lũ, yêu thương và hi sinh của bà. - Tình cảm gia đình cao quí (tình bà cháu) - Hình ảnh cao quí của người phụ nữ Việt Nam qua hình ảnh người bà. - Phản ánh tình cảm cao đẹp của người Việt Nam trong gia đình. 3) Hai bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 viết về đề tài tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước : "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và bài "Nói với con" của Y Phương. Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2008-2009 Khóa ngày 18, 19-6-2008 Đề thi môn Ngữ văn của Sở GD-ĐT TP.HCM (Thời gian làm bài: 120 phút) Câu 1 (1 điểm): Chép nguyên văn bốn câu cuối bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt. Câu 2 (1 điểm): Tìm nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của các từ in đậm trong các câu thơ sau: Đuề huề lưng túi gió trăng, Sau chân theo một vài thằng con con. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) Câu 3 (3 điểm): Viết một văn bản nghị luận (không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về đức hy sinh. Câu 4 (5 điểm): Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn thơ: Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng, Ra đậu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giăng. Cá nhụ cá chim cùng cá đé, Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe, Đêm thở : sao lùa nứơc Hạ Long. Ta hát bài ca gọi cá vào, Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao, Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào. (Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá) GỢI Ý GIẢI ĐỀ THI Câu 1 (1 điểm): Học sinh cần đáp ứng được các yêu cầu sau: - Chép đúng và đủ nguyên văn bốn câu cuối bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt: Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở: - Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?… - Không sai chính tả, nhớ chính xác từ ngữ trong đoạn thơ. - Trình bày sạch sẽ, rõ ràng. Câu 2 (1 điểm): Học sinh xác định được nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của các từ in đậm trong các câu thơ. Cụ thể là: - Trường hợp thứ nhất: a. Đuề huề lưng túi gió trăng, Sau chân theo một vài thằng con con. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) Từ chân: được dùng theo nghĩa gốc. - Trường hợp thứ hai: b. Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) Từ chân: được dùng theo nghĩa chuyển, theo phương thức ẩn dụ. Câu 3 (3 điểm): Đề bài yêu cầu học sinh viết một văn bản nghị luận (không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của bản thân về đức hy sinh. Đây là dạng bài nghị luận xã hội (về một vấn đề tư tưởng, đạo lý) đã khá quen thuộc với học sinh. Dù vậy, các em cần đáp ứng được các yêu cầu sau: * Trình bày bài viết đúng với yêu cầu của đề: không quá một trang giấy thi. * Có thể diễn đạt theo nhiều cách, song cần đảm bảo được một số ý chính sau: - Giải thích sơ lược, nêu biểu hiện của đức hy sinh: là những suy nghĩ, hành động vì người khác, vì cộng đồng. Người có đức hy sinh không chỉ có tấm lòng nhân ái mà còn là người biết đặt quyền lợi của người khác, của cộng đồng lên trên quyền lợi của bản thân mình… - Khẳng định: đức hy sinh là tình cảm cao đẹp, là phẩm chất cao đẹp của con người. Người có đức hy sinh luôn được moi người yêu mến, trân trọng. - Liên hệ thực tế để thấy: + Có nhiều tấm gương giàu đức hy sinh, quên mình vì người khác, vì sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Bác Hồ chính là biểu tượng cao đẹp nhất của con người hy sinh quên mình vì nhân dân, vì dân tộc. + Tuy nhiên trong cuộc sống cũng còn một số người có lối sống ích kỷ, chỉ nghĩ đến quyền lợi của cá nhân mình… - Đức hy sinh từ lâu đã trở thành tình cảm có tính chất truyền thống đạo lý của con người, dân tộc Việt Nam… Mỗi người cần ý thức được điều này để góp phần làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn, tốt đẹp hơn. Câu 4 (5 điểm): Trên cơ sở những kiến thức khái quát về tác giả Huy Cận, về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, học sinh có thể trình bày cảm nhận, suy nghĩ về đoạn thơ bằng nhiều cách khác nhau, nhưng cần đáp ứng được một số ý chính sau: * Cảm nhận, suy nghĩ về nội dung đoạn thơ: - Khung cảnh đánh cá giữa biển đêm được khắc họa bằng nhiều vẻ đẹp: + Vẻ đẹp của con người: được miêu tả ở nhiều góc độ: khỏe khoắn, đầy hứng khởi (được thể hiện qua không khí lao động - hoạt động đánh bắt cá - khẩn trương sôi nổi (Ra đậu dặm xa dò bụng biển / Dàn đan thế trận lưới vây giăng ; Ta hát bài ca gọi cá vào / Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao); tư thế, tầm vóc lớn lao, thậm chí sánh ngang cùng vũ trụ (Thuyền ta lái gió với buồm trăng / Lướt giữa mây cao với biển bằng); tình yêu, lòng biết ơn đối với biển cả (Biển cho ta cá như lòng mẹ/ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào). + Vẻ đẹp - giàu của thiên nhiên: không gian bao la, rộng mở, vừa kỳ vĩ vừa nên thơ với biển, trăng, sao, mây, gió (Thuyền ta lái gió với buồm trăng/ Lướt giữa mây cao với biển bằng; Đêm thở : sao lùa nước Hạ Long .); với màu sắc rực rỡ, lộng lẫy tựa như vẻ đẹp của tranh sơn mài (Cá nhụ cá chim cùng cá đé / Cá song lấp lánh đuốc đen hồng / Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe…); với sự giàu có, phong phú của các loài cá trên biển. + Vẻ đẹp của con người, của thiên nhiên hài hòa, hô ứng nhau tạo thành vẻ đẹp vừa tráng lệ, vừa gần gũi với con người. Đặc biệt vẻ đẹp của thiên nhiên có tác dụng làm tôn lên vẻ đẹp và tầm vóc của con người. * Cảm nhận, suy nghĩ về nghệ thuật đoạn thơ: - Nét nổi bật là sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn. Chính bút pháp lãng mạn với cảm hứng say sưa, bay bổng, với các thủ pháp khoa trương, phóng đại về hình ảnh con người, vũ trụ . đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo của đoạn thơ cũng như bài thơ này. - Sự sáng tạo trong việc sử dụng hình ảnh thơ: vừa kỳ vĩ, vừa lung linh, huyền ảo, được tạo nên bởi trí tưởng tượng bay bổng và những liên tưởng phong phú, bất ngờ. - Âm hưởng, giọng điệu trong đoạn thơ vừa sôi nổi, khỏe khoắn vừa bay bổng, nhịp thơ biến hóa linh hoạt . * Đánh giá chung: Đây là đoạn thơ đặc sắc của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, kết tinh vẻ đẹp, thể hiện giá trị nội dung và nghệ thuật của toàn bài thơ, góp phần khiến cho bài thơ trở thành khúc tráng ca khỏe khoắn, say sưa, bay bổng ngợi ca vẻ đẹp của con người lao động mới, cuộc sống mới động thời thể hiện sự biến chuyển về tư tưởng, tình cảm trong thơ Huy Cận. KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Khoá ngày 23 tháng 06 năm 2009 tại Đà Nẵng Môn thi : NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút (không tính thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1 (1 điểm) Tìm các từ láy trong đoạn trích sau: Bà như một chiếc bóng; lặng lẽ, đi không ai biết, về không ai hay. Bà tất bật, khi đi giồng sắn ở trại, khi đi bắt cua bán, lúc đi cấy thuê. Có lần bà bỏ nhà bốn năm ngày. Tôi hỏi Lĩnh, nó rớm nước mắt. Tuần phu đi rầm rập bắt thuế. Trống dồn sôi cả bụng, đập thình thịch vào cái ngực bé nhỏ của tôi. (Duy Khán, Tuổi thơ im lặng, dẫn theo Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD – 2009, trang 161) Câu 2 (1 điểm) Điền thêm từ vào chổ trống để hoàn chỉnh các thành ngữ: a/ Một….hai sương. c/ Được…….đòi tiên b/ Bảy nổi ba … d/ Bùn lầy……đọng Câu 3 (1 điểm) Cho biết các phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn sau. Chỉ ra từ ngữ thực hiện mỗi phép liên kết đó. Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình. Nguyễn Đình Thi đã phân tích, khẳng định những điều ấy qua bài tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ với cách viết được chặt chẽ, vừa giàu hình ảnh và cảm xúc. (Ngữ Văn 9, tập 2, NXBGD – 2009, trang 17) Câu 4 (2 điểm) Trung thực là đức tính cần thiết và quý báu của mỗi con người. Hãy viết một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tính trung thực. Câu 5 (5 điểm) Phân tích đoạn thơ sau: … Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. (Y Phương, Nói với con, Ngữ Văn 9, tập 2, NXBGD – 2009, trang 72) -Hết- BÀI GIẢI GỢI Ý Câu 1 (1 điểm) Các từ láy trong đoạn trích: lặng lẽ, tất bật, rầm rập, thình thịch. Câu 2 (1 điểm) Các từ được điền thêm vào chỗ trống để hoàn chỉnh thành ngữ là: a/ Một nắng hai sương. c/ Được voi đòi tiên. b/ Bảy nổi ba chìm. d/ Bùn lầy nước đọng. Câu 3 (1 điểm) Các phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn: Văn nghệ(1) – Văn nghệ(2): phép lặp từ ngữ. Điều ấy (trong câu 3): phép thế. Câu 4 (2 điểm) Trung thực là đức tính cần thiết và quý báu của mỗi con người. Hãy viết một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tính trung thực. - Đây là dạng viết một đoạn văn hoặc một văn bản ngắn để nghị luận về xã hội trong phạm vi khoảng 20 dòng. - Thí sinh có thể trình bày theo những cách thức khác nhau. Tuy nhiên, văn bản cần có những nội dung cơ bản sau: + Giới thiệu trung thực là đức tính cần thiết và quý báu của con người. + Trung thực là ngay thẳng, thật thà. Người trung thực không gian dối, không xảo quyệt, không quanh co, không thay đen đổi trắng. + Trung thực là đức tính của con người, mang lại giá trị cao quý cho con người. Người trung thực được mọi người yêu quý, kính trọng, tin tưởng. Còn kẻ thiếu trung thực sẽ bị mọi người nghi ngờ, coi thường. Người Trung Hoa đã coi những người trung thực như Trương Phi, Quan Công, Nhạc Phi sánh ngang với thần linh, còn kẻ gian xảo như Tần Cối thì bị muôn đời phỉ nhổ. + Muốn giữ được trung thực người ta cần phải có sự khôn ngoan, sáng suốt. Thiếu sự khôn ngoan, sáng suốt, người ta sẽ khó giữ gìn và truyền đạt một cách chính xác, đầy đủ những sự việc tinh tế, phức tạp trong những hoàn cảnh tế nhị. [...]... sau đây: + Giới thi u vài nét về Y Phương: nhà thơ người dân tộc Tày, thơ thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi + Toàn bộ phần thơ thuộc phần thứ hai của bài thơ Nói với con Phần thơ là lời tâm tình, nhắn nhủ thi t tha của người cha đối với con + Người cha ca ngợi những đức tính cao đẹp của “người đồng mình”: sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt,... thống quê hương, biết kế tục, phát huy một cách xứng đáng truyền thống của quê hương, tự tin mà vững bước trên đường đời + Phần thơ có những đặc sắc về nghệ thuật: giọng điệu thi t tha trìu mến (thể hiện rõ ở các lời gọi, ở sự phối hợp câu thơ dài, ngắn linh hoạt); xây dựng các hình ảnh cụ thể mà có tính khái quát; lời thơ mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ + Tâm tình của người cha đối với con trong đoạn thơ... gian nan, thử thách bằng ý chí, bằng niềm tin của mình + Người đồng mình mộc mạc, giàu ý chí, niềm tin Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí và mong ước xây dựng quê hương Chính những con người như thế, bằng lao động cần cù, nhẫn nại hàng ngày, đã làm nên quê hương với truyền thống, với phong tục, tập quán tốt đẹp + Người cha dặn dò, mong muốn con biết tự hào với truyền... chịu làm tay sai cho nó Muốn giữ tính trung thực, người ta phải có dũng khí chấp nhận thử thách, hiểm nguy và đấu tranh bảo vệ công lí, chấp nhận “Ngọc nát còn hơn giữ ngói lành” + Đối với học sinh, trung thực là đức tính cần thi t và quý báu mà mỗi người phải phấn đấu rèn luyện Cần giữ sự trung thực trong học tập, tu dưỡng Câu 5 (5 điểm) Phân tích đoạn thơ sau: … Người đồng mình thương lắm con ơi Cao.. .+ Muốn giữ được trung thực người ta cũng cần phải có dũng khí Nhiều thế lực cường quyền, đen tối muốn lừa mị tâm tư con người Nó cần những kẻ sẵn sàng bán linh hồn cho quỷ làm chuyện đổi trắng thay đen Nó sẽ trừng phạt không thương tiếc những người trung thực không chịu làm tay . THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Khoá ngày 23 tháng 06 năm 2009 tại Đà Nẵng Môn thi : NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút (không tính thời gian giao đề) . của các tác giả văn học thời trung đại. KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM HỌC 2 010 - 2011 MÔN THI : NGỮ VĂN --------- Phần I (7,0 điểm)

Ngày đăng: 14/10/2013, 22:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan