giáo dục kĩ năng sống

17 818 2
giáo dục kĩ năng sống

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CẤU TRÚC : THIẾT KẾ BÀI DẠY I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : * KIẾN THỨC : * KỸ NĂNG : (trong phần kỹ năng của sgk ;lồng thêm vào phần giáo dục kỹ năng sống ; ghi phần gạch đầu dòng ). * THÁI ĐỘ : II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : Phần chuẩn bị của thầy và trò . III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ : 2. Dạy bài mới : a. Khám phá : (khai thác tranh ảnh , tìm lời giới thiệu bài ) b. Kết nối : Luyện đọc và tìm hiểu bài +tên KTDHTC + Hoạt động 1 : Luyện đọc + Hoạt động 2 : (tìm hiểu bài ) c.Thực hành : (sau phần tìm hiểu bài ) + tên KTDHTC d. Vận dụng : (chính là phần liên hệ thực tế ) 3. Củng cố - Dặn dò : Tập đọc 1 NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : -Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài : Đọc đúng tên người , tên địa lý nước ngoài (Xa- xa - cô, Xa- xa-ki, Hi-rô-si-ma, Na-ga-da-ki ). -Biết đọc bài văn với giọng trầm buồn , nhấn giọng những từ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân , khát vọng sống của cô bé Xa – xa – cô mơ uớc hòa bình của thiếu nhi . - Hiểu ý chính của bài : Tố cáo tội ác của chiến tranh hạt nhân , nói lên khát vọng sống , khát vọng hòa bình của trẻ em trên toàn thế giới . II.CÁC NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI : 1. Thể hiện sự cảm thông (Biết bày tỏ sự chia sẻ . cảm thông với nỗi bất hạnh của những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại ). 2. Xác định giá trị ( Nhận biết giá trị của hòa bình , sự an lành đối với cuộc sống con người .) III. CÁC PHƯƠNG PHÁP /KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG : 1. Đọc sáng tạo . 2. Thảo luận nhóm nhỏ . 3. Tự bộc lộ . 4. Gợi tìm . IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : -Tranh minh họa của bài tập đọc sgk , tranh về thảm hại chiến tranh hạt nhân .(GV & HS sưu tầm). - Một lọ hoa tươi đặt trên bàn – tượng trưng cho đài tưởng niệm những nạn nhân của bom nguyên tử sát hại (dùng khi HS trả lời câu hỏi 4 ). - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc . V- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ . -Giáo viên gọi : 2 nhóm phân vai kịch : Lòng dân . + Nêu ý nghĩa của vở kịch . - Giáo viên nhận xét , cho điểm . 2. Dạy bài mới . a. Khám phá : - Giáo viên giới thiệu chủ điểm : Cánh chim hòa bình , nội dung các bài học trong chủ điểm . - Hướng dẫn HS quan sát tranh , ảnh minh họa bài đọc Những con sếu bằng giấy ( ảnh sgk ) . 2 - GV giới thiệu : Bài đọc Những con sếu bằng giấy kể về một bạn nhỏ người Nhật là nạn nhân đáng thương của chiến tranh và bom nguyên tử . Bài đọc sẽ giúp các em hiểu thảm họa đáng thương của chiến tranh hạt nhân , giúp các em học cách chia sẻ , cảm thông với nỗi bất hạnh của các nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại . - HS giới thiệu những tranh ảnh các em đã sưu tầm được (GV yêu cầu trước đó ). b. Kết nối : * Luyện đọc đúng . - Giáo viên chia đoạn : 4 đoạn mỗi đoạn 1 lần xuống dòng . Đ 1 :Mỹ nếm bon nguyên tử xuống Nhật Bản Đ 2 :Hậu quả của hai quả bom Đ 3 : Khát vọng sống của Xa-xa –cô Đ 4 : Ước vọng hòa bình của trẻ em - Giáo viên kết sửa sai , chú ý một số từ ( Xa –xa –cô , Xa –xa –ki ,Hi-rô-ki-ma, Na-ga-da-ki -GV giải nghĩa từ khó -Gv đọc mẫu toàn bài -1Hs đọc toàn bài -4 Hs đọc nối tiếp lần 1 -Hs tìm từ khó đọc -4 Hs đọc nối tiếp lần 2 -1 Hs đọc phần chú giải -4 HS đọc nối tiếp lần 3 *Tìm hiểu bài -GV hỏi : +Xa-xa-cô bị nhiễm phóng xạ từ khi nào ? -GV giải thích về cuộc ném bom hạt nhân /SGV + Cô bé hy vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào ? +Các bạn nhỏ làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa-xa-cô ? +Các bạn nhỏ làm gì để bày tỏ khát vọng hòa bình ? c. Thực hành : c.1 Thể hiện sự cảm thông: GV nêu câu hỏi 4: +Nếu được đứng trước tượng đài tưởng niệm em sẽ nói gì với Xa-xa- cô ? -Cả lớp đọc thầm đoạn 1, 2và trả lời câu hỏi : +Từ khi Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản . +Ngày ngày gấp sếu vì em tin rằng truyền thuyết :Nếu gấp được nghìn con sếu giấy treo quanh phòng thì em sẽ khỏi bệnh . -Hs đọc đoạn 4 +Các bạn trên thế giới gấp những con sếu giấy gửi cho Xa-xa-cô . +Quyên góp tiền xây đài tưởng niệm , khắc chữ thể hiện nguyện vọng hòa bình. -Hs trả lời theo ý mình . 3 GV có thể tổ chức cho HS thực hành nói lời cảm thông , chia sẻ với Xa-xa cô. HS tiếp nối nhau nói lời cảm thông . Ý nghĩa : Tố cáo tội ác hủy diệt của chiến tranh hạt nhân , nói lên khát vọng sống , khát vọng hòa bình của trẻ em toàn thế giới . c 2*Luyện đọc diễn cảm -GV hướng dẫn đọc toàn bài -Hướng dẫn luyện đọc đoạn 3(đọc mẫu , tìm hiểu giọng đọc , luyện đọc , thi đọc diễn cảm ) -GV tuyên dương em đọc hay . -4 Hs đọc nối tiếp toàn bài -Hs luyện đọc toàn bài -Hs thi đọc diễn cảm một đoạn d. Áp dụng : + HS hãy nói những gì các em học được qua giờ học này . (VD: - Biết một câu chuyện rất cảm động về một nạn nhân của bom nguyên tử . - Hiểu được hậu quả lâu dài của chiến tranh hạt nhân . - Biết về một truyền thuyết lạ của Nhật Bản . - Các em có năng bày tỏ sự chia sẻ , cảm thông với những con người bất hạnh . +GV nhận xét giờ học + HS chuẩn bị giờ sau ____________________________________________________ 4 Tập làm văn LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN ( 1 tiết , TV 5 – tuần 6 ) I MỤC TIÊU BÀI HỌC : Học xong bài này , HS có khả năng : 1. Biết viết một lá đơn đúng quy định ; trình bày đầy đủ nguyện vọng trong đơn . 2. Viết đơn đúng thể thức . II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI : 1. Thể hiện sự cảm thông . 2. Ra quyết định . III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG : 1. Phân tích mẫu . 2. Rèn luyện theo mẫu . 3. Tự bộc lộ . IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : 1. Một số tranh , ảnh (GV và HS sưu tầm ) - Về chất độc màu da cam , thảm họa mà chất độc gây ra cho con người và môi trường . - Về hoạt động của Hội Chữ thập đỏ . V . TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ : 2. Bài mới : a. Khám phá : - GV giới thiệu : Bài Luyện tập làm đơn - HS giới thiệu tranh ảnh các em sưu tầm được ( theo yêu cầu của GV tiết trước ) về chất độc màu da cam . b. Kết nối : * Hoạt động 1 : Bài tập 1 - Nêu yêu cầu của bài tập 1 . 5 - 1 HS đọc bài Thần Chết mang tên 7 sắc cầu vồng . - Mỗi HS đọc thầm lại bài văn , tự trả lời các câu hỏi . + Trả lời các câu hỏi trước lớp . Câu hỏi1 : Chất độc màu da cam gây ra những hậu quả với con người ? HS trả lời – GV chốt lại . Câu hỏi 2 : Chúng ta có thể làm gì để làm giảm bớt nỗi đau những nạn nhân chất độc màu da cam ? - GV khai thác hiểu biết , kinh nghiệm của HS ; tổ chức cho các em trao đổi , đối thoại , tiếp nối nhau trả lời câu hỏi . - GV giới thiệu tranh hoạt động của Hội Chữ thập đỏ . * Bài tập 2 . Nêu yêu cầu của bài tập : + Những điểm cần chú ý về thể thức viết đơn . + GV mời một HS giải thích từng mục trong mẫu đơn : Quốc hiệu – tên và ngày viết đơn ,… + GV lưu ý HS cần viết lá đơn đúng thể thức . + GV mới 1,2 HS làm mẫu – trình bày lý do viết đơn ( phần trọng tâm của lá đơn ) c. Thực hành : * Hoạt động 2 : - HS viết đơn . Trao đổi đơn với bạn bên cạnh để góp ý cho nhau . - HS tiếp nối nhau đọc đơn trước lớp . Cả lớp và GV nhận xét : + Đơn viết có đúng mẫu không ? + Trình bày có sang rõ không ? + Lý do , nguyện vọng của đơn có rõ không ? - GV chấm điểm 5-7 lá đơn , nah65n xét về kỹ năng viết đơn của HS . d. Áp dụng : * Hoạt động 3 : - HS nói điều các em học được qua giờ học ? - GV nhận xét tiết học , khen những HS viết đơn đúng thể thức ; + Yêu cầu những HS viết đơn chưa đạt về nhà hoàn thiện lá đơn . + Yêu cầu HS cả lớp ghi nhớ thể thức của lá đơn để thực hành , vận dụng viết đơn khi cần thiết . TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN DẠY THỬ NGHIỆM GIÁO DỤC NĂNG SỐNG 6 BÀI 4 GIÁO DỤC NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH QUA MÔN TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU TẬP HUẤN Sau khi được tập huấn bài này, HV có khả năng: - Nêu được mục tiêu GDKNS trong môn Tiếng Việt, khả năng GDKNS qua môn Tiếng Việt. - Thống kê được nội dung KNS HS có được qua việc học tập môn Tiếng Việt. - Liệt kê những phương pháp/ thuật dạy học tích cực được sử dụng để GDKNS trong môn Tiếng Việt. - Thực hành soạn trích đoạn có sử dụng PP/KTDHTC để giáo dục KNS trong môn TNXH II. PHƯƠNG TIỆN TẬP HUẤN - Tài liệu “Giáo dục KNS cho HS qua môn Tiếng Việt ở Tiểu học” - Giấy A4, bút viết - Giấy A0, bút dạ, băng dính, kéo - Máy chiếu đa năng - File trình chiếu mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục KNS cho HS qua môn Tiếng Việt. III. CÁC HOẠT ĐỘNG TẬP HUẤN Hoạt động 1: Tìm hiểu về khả năng giáo dục KNS qua môn Tiếng Việt Mục tiêu: HV hiểu được mục tiêu giáo dục KNS cho HS qua môn TV, nêu được những khả năng GD KNS qua môn TV. Phương pháp tập huấn: Thảo luận nhóm. Sản phẩm cần đạt: Một băng rôn ghi lại khả năng GD KNS qua môn TV. Cách tiến hành: - GV chia HV thành các nhóm và giao nhiệm vụ : nghiên cứu tài liệu, trình bày 1 phút. Dựa vào những vấn đề chung về KNS ( bài 1, bài 2), tài liệu bồi dưỡng GV dạy học tích hợp GD KNS trong môn TV, chương trình, SGK môn TV, hãy nhận xét về khả năng GDKNS qua môn TV. - HV làm việc theo nhóm và ghi kết quả vào giấy A0 ( băng rôn) - Đại diện một nhóm trình bày 7 - Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung và hoàn thiện - GV kết luận về mục tiêu GD KNS cho HS qua môn TV, có sử dụng File trình chiếu. Kết luận: Môn TV là một trong những môn học ở cấp tiểu học có khả năng giáo dục năng sống khá cao, hầu hết các bài học đều có thể tích hợp GD KNS cho HS ở những mức độ nhất định. Hoạt động 2: Xây dựng mục tiêu và nội dung GD KNS qua môn TV Mục tiêu: Nêu được mục tiêu và một số nội dung GD KNS qua môn TV Phương pháp tập huấn chính : thuật chúng tôi biết 3 Sản phẩm cần đạt: Bảng hệ thống nội dung GD KNS qua môn TV theo chủ đề Cách tiến hành: - GV giới thiệu mục tiêu GDKNS trong môn TNXH - HV đọc mục III trong tài liệu bồi dưỡng và trả lời hai câu hỏi sau: - Các KNS chủ yếu nào được hình thành cho HS trong môn TV ? - Anh / Chị có đồng ý với các KNS của môn TV được viết trong tài liệu bồi dưỡng không ? Cần thêm hoặc bớt năng nào? Lí do? - GV chia nhóm và phát cho mỗi nhóm 3 thẻ màu và yêu cầu : Mỗi nhóm sẽ viết 3 nội dung KNS: - 1 KNS được hình thành qua dạy học năng nghe - nói. - 1KNS được hình thành qua dạy học năng đọc. - 1KNS được hình thành qua dạy năng viết. - HV làm việc theo nhóm và ghi kết quả vào thẻ - Các nhóm lên trình bày và dán vào giấy A0 trên bảng - GV và cả lớp hoàn thiện : Bảng hệ thống nội dung GD KNS qua môn TV theo chủ đề ( sản phẩm của các nhóm) Kết luận: Nội dung GD KNS được thể hiện ở tất cả các nội dung học tập của môn học. Những KNS chủ yếu đó là: KN giao tiếp; KN tự nhận thức; Knúauy nghĩ sáng tạo; KN ra quyết định; KN làm chủ bản thân. 8 Hoạt động 3: Xây dựng ma trận tích hợp GD KNS qua môn TV Mục tiêu: Biết cách xây dựng ma trận tích hợp GD KNS qua môn TV Phương pháp tập huấn chính: Làm việc nhóm / KT các mảnh ghép Sản phẩm cần đạt: Bảng ma trận tích hợp GDKNS theo lớp ( lớp 1, 2, 3 ) Cách tiến hành: Cách 1: - GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ , cụ thể: Rà soát SGK môn TV và hoàn thành bảng ma trận sau: Tên bài KNS có trong bài Phương pháp, thuật dạy học Nhóm 1: Rà soát SGK môn TV 1 và TV2 ( tập hai) Nhóm 2 : Rà soát SGK môn TV3 và TV4 ( tập hai) Nhóm 3: Rà soát SGK môn TV5 tập hai - HV làm việc theo nhóm và ghi kết quả vào giấy A0 - Đại diện 3 nhóm trình bày ma trận tích hợp của 5 lớp 1, 2, 3, 4, 5 - Các nhóm còn lại bổ sung và hoàn thiện - Đối chiếu với ma trân nội dung KNS của môn TV ( trong tài liệu bồi dưỡng ) Cách 2: * Vòng 1: - GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:  Nhóm 1: Tìm hiểu chương trình tích hợp GD KNS ở lớp 1, 2  Nhóm 2: Tìm hiểu chương trình tích hợp GD KNS ở lớp 3, 4  Nhóm 3: Tìm hiểu chương trình tích hợp GD KNS ở lớp 5 - Từng HV trong nhóm làm việc cá nhân theo yêu cầu: - Thống kê số bài có tích hợp KNS - Những năng sống nào được tích hợp? - Cần thêm bớt bài nào có tích hợp KNS ? Thêm bớt KNS nào 9 trong từng bài ? - Thảo luận nhóm (mỗi cá nhân trong nhóm sẽ ghi lại những ý kiến chung đã thống nhất trong nhóm về CTTH GD KNS của lớp được phân công). * Vòng 2: + Thành lập nhóm mới: Mỗi nhóm mới sẽ bao gồm một số thành viên từ 3 nhóm của vòng 1 (1/3 HV của nhóm 1, 1/3 HV của nhóm 2, 1/3 HV của nhóm 3). - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm:  Một thành viên đại diện của mỗi nhóm sẽ trình bày lại kết quả thảo luận ở vòng 1  Xem xét CTTH GD KNS của các lớp và cho ý kiến ở từng lớp, có cần thêm, bớt bài nào? Những kỹ năng sống có thể thực hiện và PP/KTDHTC có thể sử dụng GDKNS trong bài đó? - HV thảo luận nhóm và ghi kết quả thảo luận trên giấy A0. - GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận; các nhóm khác lắng nghe, góp ý và bổ sung. Kết luận: Hầu hết các bài trong SGK môn TV đều đều có khả năng GDKNS cho HS. Tuy nhiên những bài đã đề xuất trong tài liệu bồi dưỡng là những bài có khả năng GDKNS rõ nét và hiệu quả hơn. Hoạt động 4 : Vận dụng một số phương pháp/ thuật dạy học tích cực để GDKNS trong môn TV Mục tiêu: Biết lựa chọn và sử dụng một số PP/KT để GD KNS qua môn TV. Phương pháp tập huấn chính: Động não và làm việc theo cặp Sản phẩm cần đạt: Trích đoạn KHBH được thiết kế theo các PP/ KT khác nhau. Cách tiến hành: - GV nêu câu hỏi động não : Theo các anh/chị PP/KT DHTC nào có thể được sử dụng để GDKNS trong môn TV ? - HV suy nghĩ nhanh và mỗi HV nêu tên một PP/KT và không nói trùng nhau. - GV ghi nhanh tất cả các câu trả lời của HV lên bảng - Cả lớp cùng trao đổi để thống nhất những PP/KT DHTC được sử dụng để GDKNS trong môn TV. - GV giao nhiệm vụ cho các cặp như sau: 10 [...]... các cặp IV PHỤ LỤC - Khả năng GD KNS qua môn TV Mục tiêu và nội dung GD KNS qua môn TV Chương trình (ma trận) tích hợp GD KNS qua môn TV 11 BÀI 5 THỰC HÀNH GIÁO DỤC NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH QUA MÔN TIẾNG VIỆT I MỤC TIÊU Sau khi được tập huấn bài này, HV có khả năng: - Biết cách xây dựng kế hoạch bài học giáo dục kỹ năng sống trong môn TV - Dạy những bài học giáo dục kỹ năng sống trong môn TV đạt hiệu... ý thức áp dụng tích hợp KNS trong môn TV II PHƯƠNG TIỆN TẬP HUẤN - Tài liệu bồi dưỡng GDKNS cho HS trong nhà trường phổ thông + Mục III Nội dung và địa chỉ tích hợp giáo dục năng sống trong môn TV - - - + Mục IV Bài soạn minh họa Sách giáo khoa, SGV môn TNXH lớp 1, 2, 3 Giấy A0, A4 Bút dạ viết giấy A0 Băng dính giấy III CÁC HOẠT ĐỘNG TẬP HUẤN Hoạt động 1: Tìm hiểu các bài thử nghiệm trong tài liệu... Các ý kiến điều chỉnh, bổ sung khác cho bài soạn: 15 BÀI TỔNG KẾT ( Thời lượng: 2 tiêt) I MỤC TIÊU TẬP HUẤN Bài này giúp HV : Nâng cao hiểu biết về giáo dục KNS qua môn TV Tự tin và sáng tạo khi giáo dục KNS cho HS qua môn TV II PHƯƠNG TIỆN TẬP HUẤN Sách giáo khoa,SGV môn Tiếng Việt lớp 1, 2, 3, 4,5 Tập giấy dính màu vàng Giấy A4 Bút dạ viết giấy A0 Băng dính giấy III CÁC HOẠT ĐỘNG TẬP HUẤN - - Hoạt... hoạch bài học trước lớp - Các nhóm khác nhận xét, điều chỉnh và bổ sung - GV đưa ra nhận xét và đánh giá về kết quả làm việc các nhóm Hoạt động 3: Thực hành dạy một số bài giáo dục KNS trong môn TV Mục tiêu: Biết dạy những bài giáo dục KNS trong môn TV Phương pháp tập huấn: Dạy học vi mô Nhóm thực hành chủ động thể hiện phương pháp và cách tiến hành linh hoạt, sáng tạo tuy nhiên vẫn đi đúng nội dung... trao đổi trước lớp - GV và các nhóm khác nhận xét và hoàn thiện 12 - GV thu các sản phẩm của tất cả các nhóm để làm cơ sở hoàn thành tài liệu bồi dưỡng Hoạt động 2: Thực hành thiết kế kế hoạch bài học giáo dục KNS trong môn TV Mục tiêu: Biết cách thiết kế kế hoạch bài học GD KNS trong môn TV Phương pháp tập huấn chính : Làm việc nhóm và chia sẻ, thảo luận giữa các nhóm Sản phẩm cần đạt: Một số kế hoạch . viết đơn khi cần thiết . TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN DẠY THỬ NGHIỆM GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG 6 BÀI 4 GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH QUA MÔN TIẾNG VIỆT I I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : * KIẾN THỨC : * KỸ NĂNG : (trong phần kỹ năng của sgk ;lồng thêm vào phần giáo dục kỹ năng sống ; ghi phần gạch đầu dòng ). * THÁI

Ngày đăng: 14/10/2013, 16:11

Hình ảnh liên quan

Sản phẩm cần đạt: Bảng ma trận tích hợp GDKNS theo lớp ( lớp 1, 2, 3) Cách tiến hành: - giáo dục kĩ năng sống

n.

phẩm cần đạt: Bảng ma trận tích hợp GDKNS theo lớp ( lớp 1, 2, 3) Cách tiến hành: Xem tại trang 9 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan