Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam tại 43 tỉnh thành (SAVI) năm 2003 - Bộ Y tế_ phần 2 chương7

7 370 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam tại 43 tỉnh thành (SAVI) năm 2003 - Bộ Y tế_ phần 2 chương7

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cuộc điều tra quốc gia vị thành niên và thanh niên việt nam năm 2003 được Bộ Y Tế và Tổng Cục Thống Kê thực hiện vơi sự giúp đỡ về kỹ thuật và tài chính của Tổ Chức Y Tế Thế Giới ( WHO) và Q

Trang 1

7.1 Sử dụng heroin và các chất matúy bất hợp pháp

Tỷ lệ thanh thiếu niên được phỏng vấn cho biết đãtừng sử dụng chất ma túy bất hợp pháp là rất thấp,chỉ có 0,5% tương đương với 41 thanh niên gồm 35nam và 6 nữ Trong số đó, có 10 người cho biết đãtừng tiêm chích ma túy và 3 người đã từng dùngchung kim tiêm Một điểm hạn chế của cuộc điều tranày là không thể dò tìm để phỏng vấn các đối tượngkhông có ở nhà trong thời gian thực hiện cuộc điềutra vì đang được điều trị tại các trung tâm cai nghiện.Một số trường hợp không đến phỏng vấn ghi nhậnđược là do đang tập trung cai nghiện

Số liệu thống kê được trong cuộc điều tra này chắcchắn còn thấp hơn số thực tế, tuy nhiên tỷ lệ namthanh niên sử dụng ma túy cao hơn nữ thanh niênnhư trên là phù hợp với nhiều nghiên cứu trướcđây1 Các cuộc điều tra từ trước cũng thừa nhận kếtquả về tỷ lệ sử dụng ma túy bất hợp pháp thấphơn thực tế 2 với lý do người được phỏng vấnkhông muốn thừa nhận với điều tra viên về việc cósử dụng ma túy vì e ngại các thông tin đưa rakhông được tuyệt đối giữ bí mật và có thể dẫn đếncác hậu quả xấu về mặt pháp luật May mắn làhiện nay có một số nguồn dữ liệu từ một sốnghiên cứu định tính khác có thể phản ánh thựctrạng sử dụng các chất ma túy chi tiết và sát thựchơn Đây là vấn đề nổi cộm ảnh hưởng đến sứckhỏe thể chất và tinh thần của nam thanh niên, cónguy cơ lây nhiễm HIV, là nguyên nhân gây raxung đột gia đình và stress ở Việt Nam3.

7.2 Nhận thức về ma túy và các đốitượng sử dụng ma túy

Tỷ lệ thanh thiếu niên thừa nhận có sử dụng matúy trong cuộc điều tra là thấp, tuy nhiên đa số đốitượng được phỏng vấn đều cho biết có nghe nóivề ma túy (81,8%) Tỷ lệ này cao hơn ở thanhthiếu niên thành thị so với nông thôn (91,8% so với78,6%) Thanh thiếu niên dân tộc thiểu số ít đượcnghe nói về ma túy hơn (64%) so với thanh thiếuniên dân tộc Kinh (84%) Ở các nhóm tuổi và cácvùng khác nhau, đa số thanh thiếu niên đều biếtrằng không dùng chung bơm kim tiêm là một cáchngăn chặn sự lây lan của HIV/AIDS (95,7%) Cóthể nói, kết quả trên là do các hoạt động thông tingiáo dục truyền thông, đặc biệt là các chiến dịchtuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thôngtin đại chúng về HIV và phòng chống ma túy trongkhoảng 3 - 5 năm qua đã đóng góp một vai trònhất định trong việc đạt được nhận thức cao nhưvậy Có rất ít thanh thiếu niên trong mẫu điều tracho biết đã từng sử dụng ma túy, tuy nhiên có 26%trả lời biết một người nào đó sử dụng ma túy Tỷlệ thanh thiếu niên thành thị biết một ai đó sửdụng ma túy cao hơn gấp đôi so với ở khu vựcnông thôn (42,4% so với 20,8%) Mặc dù nghiêncứu này không trực tiếp tìm hiểu nhóm tuổi củacác đối tượng mà thanh niên biết là đã sử dụngma túy, nhưng số liệu quốc gia về tình trạng sửdụng ma túy cho biết phần lớn người sử dụng matúy là thanh thiếu niên4.

Khi được hỏi về việc có dễ dàng kiếm được heroinvà các chất ma túy tại nơi đang sống không, hầuhết thanh thiếu niên trong cuộc điều tra cho biếtkhó tiếp cận với nguồn cung cấp heroin tại cộngđồng, với 66% nói là không thể hoặc rất khó kiếmđược Khoảng 30% cho rằng việc tìm được chất ma

túy chỉ “hơi khó khăn” Tuy nhiên, đáng chú ý là

16,3% nam thanh niên thành thị tuổi 22-25 cho biếtdễ dàng kiếm được ma túy Nhìn chung, nhómthanh niên dân tộc thiểu số cho rằng khó tiếp cậnvới ma túy hơn các nhóm khác Các nghiên cứu vềthanh niên và vị thành niên trước đây ở Việt Namvà ở các nước châu Á cho thấy nam thanh niênthành thị là nhóm có nguy cơ cao hơn đối với việcsử dụng ma túy5 Hạn chế tiếp cận với các chấtgây nghiện (cả bất hợp pháp và hợp pháp) là mộtchiến lược cần thiết và cơ bản nhằm làm giảm táchại của việc lạm dụng chất gây nghiện.

Trang 2

7.3 Hút thuốc lá

Phân tích số liệu về hút thuốc lá tập trung vào đốitượng nam thanh niên trong mẫu điều tra vì có rấtít nữ thanh niên cho biết đã từng hút thuốc lá(1,2%), và chỉ 1/3 trong số này cho biết hiện nayhọ vẫn còn đang hút thuốc Mặc dù có rất ít nữthanh thiếu niên hút thuốc lá, nhưng tỷ lệ này ởthành thị cao hơn ở nông thôn, với khoảng 2% nữthanh thiếu niên trong độ tuổi 18-21 tại thành thịcho biết đã từng hút thuốc Số liệu này cho thấyhút thuốc lá hiện chưa phải là một vấn đề đáng longại đối với nữ thanh thiếu niên Việt Nam Tuynhiên, tại một số quốc gia láng giềng trong khuvực châu Á, với các hình ảnh quảng cáo tràn lan,mô tả nét quyến rũ và hấp dẫn của hành động hútthuốc và việc tiếp cận dễ dàng với các sản phẩmthuốc lá, tỷ lệ phụ nữ trẻ hút thuốc lá đang giatăng nhanh chóng6 Việc ngăn chặn xu hướng nàytại Việt Nam và duy trì được hành vi không hútthuốc ở nữ thanh thiếu niên như hiện nay sẽ làmột thách thức lớn đối với các chiến dịch truyềnthông về y tế công cộng trong tương lai.

Nhìn chung, 43,6% nam thanh thiếu niên cho biếtđã từng hút thuốc, với tỷ lệ hút thuốc lá tăng theotuổi Tỷ lệ và xu hướng hút thuốc của nam thanhthiếu niên ở thành thị và nông thôn tương đốigiống nhau, tuy ở khu vực thành thị có cao hơnmột chút Có khoảng 1/5 số nam thành thị 14-17tuổi đã từng hút thuốc (21,7%), tỷ lệ này tăng lênđáng kể ở nhóm tuổi 18-21 (57,7 %) và hơn 3/4(tương đương với 77%) nam tuổi 22-25 có hútthuốc Độ tuổi trung bình của thanh thiếu niên khihút điếu thuốc lá đầu tiên là 16,9 tuổi Vì tỷ lệ hútthuốc lá gia tăng theo độ tuổi trong quá trình thanhthiếu niên trưởng thành và tham gia nhiều hơn vào

các hoạt động xã hội, cho nên các hoạt động canthiệp phòng tránh hút thuốc lá cần tập trung vàothanh thiếu niên ở độ tuổi sớm hơn để giúp họkhông có hành vi này.

Có tới 71,7% nam thanh niên đã từng hút thuốc lácho biết hiện nay vẫn đang hút, mặc dù tỷ lệ nàythấp hơn nhiều ở nhóm tuổi trẻ hơn (14-17), với45% ở khu vực thành thị và 51,3% ở khu vực nôngthôn Tỷ lệ hiện còn đang hút thuốc lá ở nhómtuổi 14-17 là khoảng 10% Xu hướng này tăng lêntheo tuổi Trong số nam thanh niên thành thị 18-21tuổi đã từng hút thuốc 42,4% hiện nay vẫn đanghút Trong nhóm 22-25 tuổi đã từng hút thì số vẫnđang hút là 60,2% Số liệu này đáng được quantâm hơn khi tính đến các chi phí y tế cần phải chitrả do bệnh tật và hậu quả do hút thuốc lá manglại cho bản thân người hút, gia đình họ và xã hội.Theo dự đoán của Tổ chức Y tế Thế giới, có tới2/3 số vị thành niên hiện đang sống ở khu vựcchâu Á sẽ tử vong do các nguyên nhân liên quanđến thuốc lá Các kết quả nghiên cứu nêu lên việccần bắt đầu các can thiệp trước độ tuổi 16 (nếuchúng ta muốn ngăn ngừa việc hút thuốc lá) nhưngcũng cần có can thiệp nhằm giúp đỡ những ngườimới hút Kết quả điều tra cho thấy một điều hếtsức thú vị và có ý nghĩa đối với các sáng kiến sứckhỏe cộng đồng đó là 70% nam thanh niên hútthuốc lá đã từng cố gắng bỏ thuốc ít nhất 1 lần, và80% nữ thanh niên hút thuốc lá cũng đã từng cốgắng bỏ thuốc Gần đây các chương trình cai thuốclá không được quan tâm nhiều lắm, nhưng xét vềsố thanh thiếu niên hiện đang nghiện thuốc lá caonhư hiện nay thì đây là một vấn đề đáng đượcquan tâm.

từng và hiện còn hút thuốc

từng và hiện còn hút thuốc

18-21

Trang 3

7.4 Lý do hút thuốc lá

Lý do phổ biến nhất của việc bắt đầu hút thuốc là

“vì các bạn em đều hút” (54%) Trong nhóm tuổi

14-17, có nhiều nam thanh niên nông thôn (57,2%)bị ảnh hưởng bởi bạn bè hơn là nam thanh niên ởkhu vực thành thị (42,5%) Có 13% nam thanh niên

cho biết họ bắt đầu hút thuốc "vì cảm thấy quá

căng thẳng” và 11,3% bắt đầu hút do “mọi ngườixung quanh đều hút thuốc” Chỉ có 3,4% nam thanh

niên cho biết bắt đầu hút thuốc để chứng tỏ mìnhlà người lớn Đã có nhiều nghiên cứu quan trọngcho thấy quảng cáo thuốc lá có tác động nhất địnhđối với lý do hút thuốc cũng như sự ảnh hưởngcủa các giá trị văn hóa và thái độ vốn có7.

Khi được hỏi về việc có dễ tìm mua được thuốc lákhông, đa số (98,1%) nam thanh niên trong cuộc

điều tra cho biết có thể mua được thuốc lá “dễ

dàng” Mặc dù luật pháp hiện hành cấm bán thuốc

lá cho trẻ em dưới 16 tuổi, nhưng thực tế điều luậtnày chưa được thực hiện nghiêm chỉnh Hiện naymôi trường ở Việt Nam vẫn là một môi trường kháthuận lợi và dễ dàng để nam thanh thiếu niên tiếpcận và hút thuốc lá.

Hơn một nửa (57,8%) thanh niên hút thuốc lá chobiết có cha hút thuốc, và đây có thể là hình mẫucủa họ 20% thanh thiếu niên có anh trai hút thuốc,trong khi đó chỉ có rất ít (3%) có mẹ hút thuốc Rõràng môi trường xung quanh và những mẫu hìnhcó ảnh hưởng tới hành vi hút thuốc của thanhthiếu niên, mặc dù điều này dường như khôngđúng khi xét từ khía cạnh giới vì nữ thanh thiếuniên cũng sống và làm việc trong môi trường có rấtnhiều người hút thuốc lá xung quanh nhưng họkhông hình thành thói quen này Hình như hiệnnay có sự gắn kết hình tượng đàn ông với thóiquen hút thuốc lá ở Việt Nam Xét về khía cạnhvăn hóa và lịch sử, xã hội luôn có cái nhìn tiêucực đối với hình ảnh phụ nữ hút thuốc và uốngrượu hơn so với nam giới, và những áp lực xã hộicũng như và biện pháp kiểm soát mạnh mẽ đãgóp phần làm giảm hành vi này Thực tế những áplực từ phía xã hội chính là những yếu tố bảo vệnữ thanh niên không tiếp cận với thuốc lá và rượumặc dù họ dĩ nhiên vẫn phải chịu hậu quả củaviệc hút thuốc và uống rượu của đàn ông, bao gồmcả việc phải ngửi khói thuốc lá của người khác

7.5 Hút thuốc lá và ảnh hưởng củanhóm bạn

Nam thanh niên cho biết họ bị ảnh hưởng từ bạnbè về hành vi hút thuốc cả mặt tích cực và tiêucực Ảnh hưởng tiêu cực thường được biết đến nhưlà sự dụ dỗ của nhóm bạn bè khiến thanh thiếuniên có hành vi có hại cho sức khỏe (trường hợpnày là hút thuốc) Ảnh hưởng tích cực là trườnghợp bạn bè trong nhóm khuyến khích nhau tránhnhững hành vi không tốt như hút thuốc lá Nhìnchung, (77%) nam thanh niên cho biết bạn bèkhuyến khích họ không hút thuốc Nhóm namthanh niên thành thị 14-17 tuổi cho biết họ cónhiều ảnh hưởng tích cực của bạn bè nhất trongviệc kiềm chế hành vi hút thuốc (79,7%) Đồngthời gần 1/4 nam thanh niên (24,3%) cho biết bịảnh hưởng tiêu cực của bạn bè như bị thúc ép dụdỗ hút thuốc Ảnh hưởng tiêu cực này tăng lêntheo độ tuổi: nhóm nam 14-17 tuổi tương đối ít bịảnh hưởng từ nhóm bạn bè về chuyện hút thuốc(16% ở thành thị, 15,4% ở nông thôn), tuy nhiên ởnhóm thanh niên 22-25 tuổi, tỷ lệ này cao hơn gấp2 lần (32,7% ở thanh niên thành thị, 34,4% ở thanhniên nông thôn).

Nữ thanh niên cho biết họ ít bị bạn bè rủ rê hútthuốc (0,5%) Tuy nhiên, điều thú vị là tỷ lệ nữthanh niên cho rằng họ được bạn bè động viênkhông hút thuốc thấp hơn so với nam (73,5% ở nữso với 77% ở nam) Sự chênh lệch này có thể docách thiết kế các phương án trả lời cho các câuhỏi, ví dụ như mỗi câu hỏi về ảnh hưởng tích cựccủa nhóm bạn chỉ có 2 lựa chọn (hoặc là bạn bè

“Khuyến khích” hay là “Không khuyến khích”) hoặc

có thể do các quan niệm văn hóa xã hội khôngchấp nhận phụ nữ hút thuốc

với hành vi hút thuốc

Trang 4

7.6 Uống rượu, bia

Nhằm mục đích tìm hiểu việc uống rượu, bia, cuộcđiều tra đã hỏi tất cả các đối tượng được phỏngvấn xem họ đã từng bao giờ uống hết một cốc biahoặc bất kỳ một loại thức uống có cồn Kết quảcho thấy mặc dù uống rượu, bia là hiện tượng phổbiến ở đa số nam thanh niên (69%), và ít phổ biếnhơn ở nữ thanh niên, tuy nhiên đây vẫn là mộthành vi đang trở nên phổ biến hơn với 28,1% nữcho biết họ đã từng uống rượu, bia Hành vi uốngrượu, bia phổ biến hơn ở thành thị (56,9%) so vớinông thôn (46%) Như được dự đoán, tỷ lệ thanhniên đã từng uống rượu, bia tăng lên theo độ tuổi,34,9% ở nhóm tuổi 14-17 đã từng uống rượu biamột lần, tăng lên đến 57,9% ở nhóm tuổi 18-21, vàtăng hơn nữa đến 62,2% ở nhóm tuổi 22-25.

Trong số thanh niên đã từng uống hết một cốcrượu hay bia, có 58% nam thanh niên và 30% nữthanh niên cho biết đã từng bị say ít nhất mộtlần Bị say rượu, bia được định nghĩa là cơ thể bịảnh hưởng bởi bia, rượu ít nhất một lần

Nếu tính theo tổng cỡ mẫu nghiên cứu, 39,7% namvà 8,5% nữ đã từng bị say Con số này tương đốithấp và chắc chắn là thấp hơn so với các nước nhưMỹ, Úc, Anh, Pháp vì các tỷ lệ này bao gồm cảnhóm vị thành niên 14-17 tuổi là nhóm có rấtnhiều người chưa uống được rượu, bia Số liệu nàynhấn mạnh việc cần thiết tính tách riêng số liệu đểxác định rõ ràng nhóm nào là nhóm uống rượu,

bia, tần suất và các hình thức uống như thế nào.Các hoạt động truyền thông phòng tránh uốngrượu, bia có thể bao gồm các thông điệp về tác hạicủa rượu, bia đối với sức khỏe hoặc đã uống thìuống bớt đi hoặc bỏ hẳn.

Biểu đồ 38 cho thấy mặc dù có nhiều thanh niênđã từng uống rượu bia, nhưng tỷ lệ thật sự bị saytương đối thấp Như vậy có thể là do nhiều thanhniên chỉ uống rượu bia một cách vừa phải, hoặcviệc uống rượu bia không phải là một vấn đề đốivới phần lớn thanh niên Tuy nhiên, có sự khác

nam, nữ thanh niên

theo nhóm tuổi, địa bàn và giới tính

Trang 5

biệt đáng kể về giới với số nam thanh thiếu niênđã từng say rượu nhiều hơn nữ và có một bộ phậnnhỏ nam thanh thiếu niên thường xuyên uống tớisay xỉn.

Xét trên góc độ y tế công cộng và sức khỏe vịthành niên, đây đúng là lúc cần đi sâu tìm hiểunhóm nghiện rượu bia và xác định các nguy cơ họphải đối mặt, đồng thời xây dựng các chiến lượcvà thông điệp phòng tránh để giúp bảo vệ họkhông trở nên nghiện ngập nặng Biểu đồ 39 chothấy trong nhóm đã uống bia, rượu, số đã từng bịsay là khá cao, và tỷ lệ này ở nam gấp đôi ở nữ.Thực tế việc 30% nữ thanh niên uống rượu, bia đãbị say cho thấy việc phụ nữ uống rượu, bia là hiệntượng ngày càng phổ biến trong xã hội và đượcchấp nhận, thậm chí xuất hiện việc khuyến khíchnữ thanh niên uống rượu, bia như là một sản phẩmphụ của quá trình phát triển kinh tế và toàn cầuhóa như đã thấy ở nhiều quốc gia khác Các hìnhthái uống rượu, bia của người lớn thường đã đượchình thành từ giai đoạn vị thành niên Tình trạnguống rượu, bia ngày một gia tăng và các vấn đề vềsức khỏe và xã hội đi kèm theo nó là các kết quảdự đoán được của một nước có mức thu nhập ngàycàng tăng và dễ dàng tiếp cận với rượu, bia.

7.7 Tiếp cận với các thức uống córượu/cồn

Thanh thiếu niên trong cuộc điều tra cũng đượchỏi về việc có dễ dàng tìm mua được rượu, bia tại

địa phương mình không Ở các nước khác việc dễdàng tìm mua được rượu, bia được xem là yếu tốnguy cơ liên quan đến việc uống rượu bia, sử dụngma túy, bạo lực và thử nghiệm quan hệ tình dụcsớm8 Điều tra SAVY cho thấy đại đa số thanhthiếu niên cho biết rất dễ dàng mua rượu, bia(98,6%) và tỷ lệ này giống nhau ở tất cả các nhóm.Nếu so sánh với các quốc gia châu Á khác thìthanh thiếu niên ở Việt Nam tiếp cận với rượu, biadễ dàng hơn Rượu, bia thường có sẵn và được tiêuthụ trong các hàng quán và tiệm cà-phê, cũng nhưtại nhà và ở một số nơi làm việc Tập quán phổbiến ở Việt Nam là dùng rượu, bia để ăn mừng cácsự kiện, như một phần trong các giao tiếp xã hội,để tạo thuận lợi cho việc làm ăn, đôi khi để giảisầu, nhưng thường là để người ta vui vẻ với nhau.Vì vậy, phong tục tập quán và bối cảnh xã hội kháthuận lợi đối với việc uống rượu, bia, có lẽ vô tìnhtạo nên thói quen uống rượu, bia trong thanh thiếuniên Mặc dù luật pháp quy định cấm bán rượu,bia cho trẻ em dưới 16 tuổi, nhưng nhìn chung cácđiều luật này vẫn chưa được thực thi Người Việt

Nam có câu “Nam vô tửu như kỳ vô phong” điều

này càng làm cho việc uống rượu, bia được chấpnhận thậm chí được xem như là một phần củacuộc sống Mặc dù theo truyền thống phụ nữ uốngrượu bia không được chấp nhận, tuy nhiên theoquan sát hiện nay thì hiện tượng uống rượu, bia ởphụ nữ ngày càng có xu hướng được chấp nhậnhơn, kể cả ở nữ thanh niên Xu hướng này cũngđược quan sát thấy ở một số quốc gia châu Ákhác9.

Nữ

Trang 6

7.8 Uống rượu, bia: ảnh hưởng củagia đình và áp lực từ nhóm bạn bè

Một phát hiện đáng chú ý của cuộc điều tra, cóliên quan tới hành vi của cha mẹ đó là có 16,7%đối tượng được phỏng vấn cho biết cha của họ cóuống nhiều rượu hoặc nghiện rượu (định nghĩa ápdụng trong trường hợp này là thường xuyên bị sayhoặc thường xuyên uống nhiều rượu) Gần như cứ5 em vị thành niên 14-17 tuổi được phỏng vấn thìcó 1 em cho biết như vậy

Thanh thiếu niên cũng được hỏi về việc chịu ảnhhưởng hay áp lực của bạn bè họ đối với việc uốngrượu Nhìn chung nữ thanh niên cho biết họ rất ítbị áp lực của bạn bè trong việc uống rượu bia, vớitỷ lệ cao nhất là 3,7% ở nữ thanh niên thành thị22-25 tuổi Đáng chú ý đối với nam thanh niên, áplực của bạn bè là yếu tố tác động lớn nhất đếnviệc họ uống rượu, bia, cao hơn cả so với việc hútthuốc lá, sử dụng ma túy, quan hệ tình dục và xemphim ảnh khiêu dâm Áp lực của bạn bè trong việcuống rượu, bia tăng lên theo nhóm tuổi, như thểhiện ở Biểu đồ 40, với gần một nửa số thanh niên22-25 tuổi trong mẫu điều tra bị bạn bè rủ rê uốngrượu, bia Có thể thấy rằng áp lực của bạn bè cóthể đã được hiểu một cách quá đơn giản là áp lựcbên ngoài từ phía bạn bè để rồi có một hành vinào đó Các lý thuyết gần đây về áp lực đối vớithanh thiếu niên cũng đã ghi nhận áp lực từ chínhthanh thiếu niên, để có thể cùng nhập cuộc được

với những người khác, để trông giống như các ngôisao điện ảnh, để được bạn bè công nhận và đểthể hiện các hành vi người lớn như các em mongmuốn Cần phải chú ý đến cả áp lực bên ngoài vàbên trong khi muốn thực hiện các biện pháptruyền thông nhằm thay đổi hành vi10.

7.9 Uống rượu, bia và những hànhvi nguy cơ liên quan

Điều cần quan tâm là nhóm thanh niên trả lời đãbị say hai lần hoặc nhiều hơn trong tháng trước khitiến hành cuộc điều tra có nhiều hành vi nguy cơhơn so với những thanh niên chỉ say một lần hoặcít hơn thế Thanh niên có uống rượu bia được hỏitiếp về mức độ thường xuyên uống rượu, bia của

họ với câu hỏi: “Trong tháng vừa qua bạn đã say

bao nhiêu lần?” Nhìn chung thanh thiếu niên cho

biết họ đã từng say 0,72 lần trong tháng qua Namthanh niên nông thôn 22-25 tuổi là nhóm có mứcđộ say nhiều nhất trong tháng qua, trung bình làmột lần Mức độ này thấp nhất đối với nữ thanhniên thành thị ở tất cả các nhóm tuổi; trong khi ởcác nhóm 14-17 và 22-25 tuổi mức độ say trungbình là 0,26 lần, thì nhóm nữ thanh niên 18-21 tuổicó mức độ say là 0,33 lần Tuy nhiên, đây chỉ lànhững con số trung bình đối với toàn bộ mẫu điềutra Có một số thanh niên cho biết đã có nhiều lầnuống nhiều rượu, bia trong tháng qua.

Trang 7

Uống nhiều rượu, bia hoặc thường xuyên chè chénsay sưa đã được các nghiên cứu trên thế giới cũngnhư các nghiên cứu về tai nạn thương tích gần đâyở Việt Nam xem là một yếu tố nguy cơ đối với sứckhỏe và xã hội Kết quả so sánh những người uốngnhiều rượu với những người uống ít cho thấy đốitượng uống nhiều rượu thường có xu hướng bịchấn thương nhiều hơn do bạo lực ngoài gia đìnhvới tỷ lệ 21,2%, so với 13,5% ở những người uốngít rượu Nhóm uống nhiều rượu thường có xuhướng hút thuốc nhiều hơn nhóm uống ít rượu(78,6% so với 46%) Đối với nhóm thanh niên cònđộc thân, những người uống nhiều thường có xuhướng quan hệ tình dục nhiều hơn với tỷ lệ 29,4%so với 10,2% ở những người uống ít Nhóm uốngrượu nhiều cũng có nhiều xu hướng tham gia vàonhững hành vi nguy cơ hơn như đua xe, tham giavào các băng nhóm phá rối trật tự công cộng,đánh người khác bị thương và có mang vũ khí.Cần có các phân tích sâu hơn nữa về hành vi uốngrượu, bia của nam thanh thiếu niên và mối liên hệvới các hành vi có hại khác.

1 Ried G, Costigan G Revisiting, Trung tâm giảm tác hại.“Hiểm họa dịch tiềm tàng” Đánh giá tình hình sử dụng matuý ở châu Á trong bối cảnh HIV/AIDS, Hà Nội, 2002.2 Như trên.

3 Cơ quan Phòng chống Ma túy và Tội phạm của Liên HợpQuốc (UNODC), Vấn đề sử dụng ma túy và tác hại ma túyở miền núi Tây bắc Việt Nam.

4 Brown, Tim HIV ở châu Á trong Phân tích các vấn đề củachâu Á Thái Bình Dương của Trung tâm Đông Tây, số 68,Trung tâm Đông Tây Honolulu.

5 Brown, Tim HIV ở châu Á trong Phân tích các Vấn đề củachâu Á Thái Bình Dương của Trung tâm Đông Tây, số 68,Trung tâm Đông Tây Honolulu.

6 Tổ chức Y tế Thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương: Báocáo của Giám đốc Khu Vực, 1/7/2001 – 30/6/2002 Manila,Philippines.

7 GENEVA, Phim không thuốc lá, thời trang không thuốc Hãy hành động, 2003.

lá-8 Blum R và Peggy Mann 2001, Giảm thiểu Nguy cơ: Cácmối liên hệ tạo ra một sự thay đổi trong cuộc sống củathanh thiếu niên, Đại học Minnesota, 1998.

9 Xenos P và cộng sự Sự trưởng thành của thanh thiếu niênở châu Á Dữ liệu từ các điều tra quốc gia về thanh thiếuniên, 2003.

10 Wyn J, 1996, Hãy nghĩ về thanh thiếu niên theo cáchkhác, Allen và Unwin Sydney.

Ngày đăng: 29/10/2012, 16:02

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan