Thiết kế thi công và viết chương trình điều khiển mạch thực hành cho Z80 CPU.DOC

148 1.6K 2
Thiết kế thi công và viết chương trình điều khiển mạch thực hành cho Z80 CPU.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thiết kế thi công và viết chương trình điều khiển mạch thực hành cho Z80 CPU.DOC

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

Thiết kế, thi công và viết chương trình điều khiển mạch thực hành cho Z80 CPU.

Giao tiếp với máy tính qua ngõ máy in.

Giáo viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Xuân Minh Sinh viên thực hiện : Hoàng Lê Bình.

Lưu Đình Dũng.

Lớp : KSII_K6_T.

Trang 2

Đề tài:

Thiết kế, thi công và viết chương trình điều khiển mạch thực hành cho Z80 CPU với các đặc điểm sau:

- Giao tiếp với máy tính qua ngõ máy in.

- Giả lập ROM để nhận chương trình từ máy tính - Có khả năng chạy từng bước từ bên máy tính.

- Có khả năng thông báo trạng thái các thanh ghi về bên máy tính - Có khả năng điều khiển một số cổng xuất nhập đơn giản.

- Thi công mạch, thử mạch.

- Viết chương trình và thử chạy theo từng chức năng 

  

Trang 3

MỤC LỤC

Mở đầu trang 4  Chương I Phân tích yêu cầu

1.1 Phân tích yêu cầu trang 5 1.2 Phương hướng giải quyết vấn đề trang 5  Chương II Thiết kế phần cứng

 2.1 Phân tích các chức năng của cổng ghép nối với máy in trang 8  2.2 Kiến trúc Z80 CPU trang 10  2.3 Thiết kế chi tiết trang 48  2.4 Nguyên lý hoạt động trang 49  Chương III Giới thiệu phần soạn thảo văn bản

3.1 Các thành phần chính của main menu trang 55 3.2 Hướng dẫn sử dụng trong màn hình soạn thảo trang 55  Chương IV Giải thuật trang 57  Chương V Chương trình nguồn

5.1 Chương trình đưa data ra RAM chung, Debug, Dump, Run trang 71 5.2 Chương trình con viết bằng ngôn ngữ con Assembler Z80 dùng

đọc trạng thái các thanh ghi trang 109 5.3 Chương trình con viết bằng ngôn ngữ con Assembler Z80 dùng

dump memory trang 111 5.4 Chương trình tạo tiện ích soạn thảo văn bản vàhỗ trợ chế độ chạy

debug Z80 trang 111 5.5 Các chương trình ví dụ trang 133  Phụ lục A: Các thông báo lỗi trang 142  Phụ lục B: Vi mạch 8255 trang 143  Tài liệu tham khảo trang 145

  

3

Trang 4

Lời nói đầu

Sự phát triển đi lên vượt bậc của ngành kỹ thuật máy tính và điện tử hiện nay đã được minh chứng cụ thể qua cuộc sống hằng ngày của chúng ta trong tất cả các lĩnh vực.

Việc ứng dụng máy vi tính vào kỹ thuật đo lường và điều khiển đã đem lại những kết quả đầy tính ưu việt Các thiết bị, hệ thống đo lường và điều khiển ghép nối với máy tính có độ chính xác cao, thời gian thu thập số liệu ngắn, nhưng đáng quan tâm hơn là mức độ tự động hoá trong việc thu nhận và xử lý dữ liệu.

Kỹ thuật số ra đời đã khắc phục được các khuyết điểm của kỹ thuật tương tự, làm cho các bộ phận máy móc trở nên đơn giản, gọn nhẹ, ít tốn kém năng lượng và xử lý thông tin nhanh, chính xác hơn so với kỹ thuật tương tự.

Tuy vậy, nếu sử dụng các bộ điều khiển dùng các IC số chúng vẫn còn mắc một số khuyết điểm mà so với kỹ thuật vi xử lý nó vẫn tồn tại như:

- Kích thước lớn.

- Năng lượng tiêu thụ lớn.

- Tính mềm dẽo thấp, khó thay đổi - Khó sửa chữa, bảo trì.

Vi xử lý là một vi mạch điện tử có mật độ tích hợp cao, trong đó gồm các mạch số có khả năng nhận, xử lý và xuất dữ liệu Đặc biệt là quá trình xử lý dữ liệu được điều khiển theo một chương trình gồm tập hợp các lệnh từ bên ngoài mà người sử dụng có thể thay đổi được một cách dễ dàng Một vi xử lý có thể thực hiện rất nhiều yêu cầu điều khiển khác nhau.

Kỹ thuật vi xử lý ra đời với sự kết hợp giữa phần cứng và phần mềm đã làm cho hoạt động của các mạch điện trở nên mềm dẽo hơn với những phần mềm rất linh hoạt mà ta có thể sửa chữa, thay đổi hoặc bổ sung làm cho chương trình điều khiển thêm phong phú tùy theo nhu cầu của người sử dụng.

Kỹ thuật vi xử lý có tính phức tạp trong hoạt động, thiết kế nhưng lại rất kinh tế vì giá thành hạ và kích thước chiếm chỗ không nhiều, có dung lượng cao Ngoài ra về mặt kỹ thuật cũng hơn hẳn kỹ thuật số vì quá trình hoạt động rất mềm dẽo, tốc độ xử lý cao và lại có thể mở rộng tính năng hoạt động sau này cho mạch điện Đây là ưu điểm rất thuận lợi mà kỹ thuật vi xử lý mang lại

Chúng em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Xuân Minh đã tận tình hướng dẫn để hoàn thành luận văn này Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn các bạn bè đã đóng góp ý kiến và chỉ dẫn trong khi thực hiện đề tài.

Vì trình độ có hạn và đây làđề tài đầu tiên thực hiện một cách có hệ thống cho nên chắc chắn không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót

  

Trang 5

Chương I Phân tích yêu cầu

1.1 Phân tích yêu cầu.

1.1.1 Đặc điểm của cổng ghép nối với máy in.

Việc nối máy in với máy tính được thực hiện qua ổ cắm 25 chân ở phiá sau máy tính Nhưng đây không chỉ là chỗ nối với máy in mà khi sử dụng máy tính vào mục đích đo lường và điều khiển thì việc ghép nối cũng thực hiện qua ổ cắm này Qua cổng này dữ liệu được truyền đi song song nên đôi khi còn được gọi là cổng ghép nối song song và tốc độ truyền dữ liệu cũng đạt đến mức lớn đáng kể Tất cả các đường dẫn của cổng này đều tương thích TTL, nghĩa là chúng đều cung cấp một mức điện áp nằm giữa 0V và 5V Do đó ta còn cần phải lưu ý là ở các đường dẫn lối vào cổng này không được đặt các mức điện áp quá lớn.

1.1.2 Đặc điểm chung của Z80 CPU.

Z80 CPU là một vi xử lý 8 bit của hãng ZILOG được thiết kế để có thể làm việc một cách độc lập, có thể giao tiếp với các bộ xử lý khác thông qua các thiết bị ngoại vi.

Đặc điểm chung: - Data bus: 8 bits - Addr bus: 16 bits.

- Tập thanh ghi được phân thành 3 loại: Tập thanh ghi chính (8 bit).

Tập thanh ghi phụ (8 bit).

Tập thanh ghi chuyên dụng (16 bits)

- Tập lệnh CPU Z80 có thể chia làm nhiều nhóm khác nhau theo nhiều cách Ở đây có thể chia thành 4 nhóm sau:

Nhóm lệnh xử lý dữ kiện Nhóm lệnh truyền dữ kiện.

Nhóm lệnh kiểm soát chương trình Nhóm lệnh kiểm soát trạng thái.

Phần mô tả chi tiết Z80 CPU sẽ được nói kỹ trong chương II.

1.2 Phương hướng giải quyết vấn đề.

1.2.1 Giao tiếp giữa PC & KIT Z80.

Để có thể thực hiện việc giao tiếp giữa máy tính và một KIT Z80 có thể dùng một trong hai phương pháp sau:

5

Trang 6

Phương pháp thứ nhất: Thực hiện việc bắt tay giữa máy tính và KIT Z80 khi thao tác truyền

dữ liệu Muốn thực hiện được điều này thì máy tính và KIT Z80 sẽ ở trong trạng thái sẵn sàng hoạt động trước khi thực hiện thao tác bắt tay để truyền dữ liệu Như vậy trên KIT Z80 sẽ có một chương trình để có thể thực hiện thao tác này, việc ghép nối bus cùng với việc phát các tín hiệu bắt tay giữa máy tính và KIT Z80 sẽ do chương trình bên trong KIT Z80 và chương trình bên trong máy tính đảm nhiệm Phương pháp này có ưu điểm là việc thu và nhận data sẽ diễn ra đồng bộ, nhanh chóng và chính xác nhưng lại hơi phức tạp trong việc thực hiện các thao tác bắt tay.

Phương pháp thứ hai: Mọi thao tác truyền dữ liệu sẽ do máy tính chủ động, dữ liệu truyền sẽ

được chứa trong RAM (được gọi là RAM chung) RAM này giả lập ROM để chạy chương trình từ máy tính.

Để đơn giản cho việc thiết kế (cả phần cứng và phần mềm) và phù hợp với nội dung của yêu cầu đặt ra, người thiết kế lựa chọn phương pháp thứ hai để thực hiện yêu cầu của bài toán đặt ra.

1.2.2 Dừng và cho chạy Z80 CPU.

Sử dụng các mức logic thích hợp đưa vào chân WAIT để tạm thời dừng hoạt động của Z80 CPU, đặt Z80 CPU vào trạng thái chờ hoặc cho Z80 CPU hoạt động ở chế độ bình thường Khi chân WAIT ở mức logic '1', Z80 CPU hoạt động bình thư ờng.

Khi mức logic tại chân WAIT là '0', Z80 CPU sẽ được đặt vào trạng thái chờ Ở trạng thái này dữ liệu trên đường địa chỉ và data được giữ ổn định, đồng thời CPU liên tục đọc vào mức logic trên chân WAIT cho đến khi chân này đạt trở lại mức logic '1' Sau khi thoát khỏi trạng thái WAIT Z80 CPU sẽ dành 2 chu kỳ xung clock để làm tươi bộ nhớ Ram động, sau đó thi hành bước kế tiếp của lệnh hoặc thi hành lệnh kế.

Như vậy khi đặt Z80 CPU vào trạng thái chờ ta có thể đọc được dữ liệu trên data bus, address bus hoặc có thể can thiệp vào hoạt động của CPU bằng cách đặt một giá trị khác lên data bus trong thời gian CPU lấy mã lệnh hoặc truy xuất bộ nhớ chương trình (lúc này cần thiết phải cấm CS bộ nhớ chương trình (ROM chương trình)).

1.2.3 Hướng mở rộng đề tài.

Do có ý đồ mở rộng đề tài theo hướng dùng KIT để sử dụng như là 1 thiết bị mô phỏng dùng cho Z80 CPU nên trong phần thiết kế đã cố gắng tránh can thiệp nhiều vào Z80 CPU Để Z80 CPU có thể chạy được ở chế độ Debug chỉ cần lấy tín hiệu CSROM và M1 để điều khiển quá trình Như vậy, có thể dùng KIT để làm 1 bộ mô phỏng ( simulator) cho các thiết kế khác có sử dụng Z80 CPU Sơ đồ khối như sau :

Trang 7

Addr bus : được lấy trực tiếp từ adress bus của KIT Data bus : được lấy trực tiếp từ data bus của KIT Ctrl bus gồm :

Wait : nối vào chân số  của 74LS74 (U8A) Reset : nối vào chân số  của 74LS04 (U2E)

Chú ý : Trong chế độ Debug cần phải có biện pháp can thiệp vào chân interrupt của KIT Z80

bất kỳ, khi KIT này chạy ở chế độ có dùng ngắt.

Cấm=’0’ : Khi chạy ở chế độ Debug(cấm ngắt)   

7 Tín hiệu

KIT Z80 bất kỳ

Simulator chương Rom

Trang 8

Chương II Thiết kế phần cứng

2.1 Phân tích các chức năng của cổng ghép nối với máy in.

Sự sắp xếp các chân ra ở cổng máy in với tất cả các đường dẫn được mô tả trên hình 2.1 Chân Ký hiệu Vào/Ra Mô tả

1 STB Output Bit 0 của thanh ghi điều khiển 2 D0 Output Đường dữ liệu D0

3 D1 Output Đường dữ liệu D1 4 D2 Output Đường dữ liệu D2 5 D3 Output Đường dữ liệu D3 6 D4 Output Đường dữ liệu D4 7 D5 Output Đường dữ liệu D5 8 D6 Output Đường dữ liệu D6 9 D7 Output Đường dữ liệu D7

10 ACK Input Bit 6 của thanh ghi trạng thái 11 BUSY Input Bit 7 của thanh ghi trạng thái 12 PE Input Bit 5 của thanh ghi trạng thái 13 SLCT Input Bit 4 của thang ghi trạng thái 14 AF Output Bit 1 của thanh ghi điều khiển 15 ERROR Input Bit 3 của thanh ghi trạng thái 16 INIT Output Bit 2 của thanh ghi điều khiển 17 SLCTIN Output Bit 3 của thanh ghi điều khiển

Hình 2.1 Bố trí chân ở cổng máy in ở máy tính PC.

Ta thấy bên cạnh 8 bit dữ liệu còn có những đường dẫn tín hiệu khác, tổng cộng người sử dụng có thể trao đổi một cách riêng biệt với 17 đường dẫn, bao gồm 12 đường dẫn ra và 5 đường dẫn vào Bởi vì 8 đường dẫn dữ liệu D0 - D7 không phải là đường dẫn 2 chiều trong tất cả các loại máy tính, nên ta sẽ sử dụng D0 - D7 như là lối ra Các lối ra khác nữa là STB, AF, INIT và SLCTIN.

Các đường dẫn lối vào là: ERROR, SLCT, PE, ACK, BUSY.

Trang 9

Tất cả các đường dẫn tín hiệu vừa được giới thiệu cho phép trao đổi qua các địa chỉ bộ nhớ của máy tính PC 17 đường dẫn của cổng máy in sắp xếp thành 3 thanh ghi: thanh ghi data, thanh ghi trạng thái, thanh ghi điều khiển Hình 2.2 chỉ ra sự sắp xếp của các đường dẫn tín hiệu tới các bit dữ liệu riêng biệt của thanh ghi.

Thanh ghi data (Địa chỉ cơ bản)

Hình 2.2 Thanh ghi ở cổng máy in của máy tính PC.

Địa chỉ đầu tiên đạt đến được của cổng máy in được xem như là địa chỉ cơ bản Ở các máy tính PC địa chỉ cơ bản của cổng máy in được sắp xếp như sau:

LPT1 (Cổng máy in thứ nhất) => Địa chỉ cơ bản = 378H Hoặc là 3BCH ở máy Laptop

LPT2 (Cổng máy in thứ hai) => Địa chỉ cơ bản = 278H

Địa chỉ cơ bản đồng nhất với thanh ghi dữ liệu Thanh ghi trạng thái có địa chỉ = địa chỉ cơ bản + 1 Cần chú ý rằng mức logic của BUSY (chân 11) được sắp xếp ngược với bit D7 của thanh ghi trạng thái Thanh ghi điều khiển với 4 đường dẫn lối ra của nó có địa chỉ = địa chỉ cơ bản + 2 Ở đây lại cần chú ý tới sự đảo ngược của các tín hiệu: STB, AF, SLCTIN.

9

Trang 10

2.2 Kiến trúc Z80 CPU.

2.2.1 Sơ đồ khối Z80 CPU Bus dữ kiện 8 bits

Bus địa chỉ 16 bits

Hình 1-1: Sơ đồ khối Z80 CPU.

Sơ đồ khối của kiến trúc bên trong Z80 CPU được cho trong hình 1-1 Sơ đồ này trình bày tất cả các phần tử chính trong CPU và nó sẽ được xem xét kỹ qua các phần mô tả sau.

2.2.2 Các thanh ghi của CPU.

Z80 CPU chứa một bộ nhớ R/W 208 bit Bộ nhớ này có thể được truy xuất bởi người lập trình Hình 1-2 cho thấy bộ nhớ này được cấu tạo bởi 8 thanh ghi 8 bit và 4 thanh ghi 16 bit Tất cả các thanh ghi của Z80 CPU đều dùng RAM tĩnh CaÙc thanh ghi bao gồm 2 tập 6 thanh ghi đa dụng, tập các thanh ghi này có thể được sử dụng độc lập như là các thanh ghi 8 bit hoặc từng cặp như là các thanh ghi 16 bit Có hai tập ( chính và phụ) thanh ghi tích lũy, thanh ghi cờ và sáu thanh ghi đặc biệt.

Tập các thanh ghi đặc biệt.

Program Counter (PC): giữ địa chỉ mười sáu bit của lệnh hiện tại đang được lấy về từ bộ

nhớ PC tự động tăng sau khi nội dung của nó được đặt lên bus địa chỉ Khi 1 lệnh nhảy xảy ra, 1 giá trị mới được tự động đặt vào trong PC thay cho giá trị sẽ được tăng của nó

Stack pointer (SP): giữ địa chỉ 16 bit của đỉnh ngăn xếp hiện hành trong bộ nhớ RAM

ngoài Bộ nhớ ngăn xếp bên ngoài được tổ chức như là 1 file vào sau ra trước (LIFO) Dữ liệu có thể được đẩy vào ngăn xếp từ các thanh ghi xác định của CPU hay được lấy ra khỏi ngăn

Trang 11

xếp để đưa vào các thanh ghi xác định của CPU qua việc thi hành các lệnh Push và Pop Dữ liệu được lấy ra từ ngăn xếp luôn luôn là dữ liệu được đẩy vào ngăn xếp sau cùng Ngăn xếp cho phép đơn giản hóa việc thi hành các loại ngắt quãng không giới hạn các chương trình con lồng nhau và đơn giản hóa nhiều kiểu thao tác trên dữ liệu.

Hai thanh ghi chỉ mục (IX và IY): Hai thanh ghi chỉ mục độc lập giữ địa chỉ cơ bản 16 bit

được dùng trong chế độ định địa chỉ chỉ mục Trong chế độ này, một thanh ghi chỉ mục được dùng như là một vị trí cơ bản chỉ đến một vùng trong bộ nhớ nơi mà dữ liệu bắt đầu được chứa hay được khôi phục Byte được thêm trong câu lệnh chỉ mục để xác định khoảng cách đến vị trí cơ bản Khoảng cách này được xác định bằng phép bù 2 một số nguyên có dấu Chế độ này làm đơn giản đi rất nhiều cho chương trình Đặc biệt cho các bảng dữ liệu được sử dụng.

Thanh ghi địa chỉ trang ngắt (I) Z80 CPU có thể được điều khiển trong 1 chế độ mà ở đó

một lệnh gọi trực tiếp đến bất kỳ vùng nào của bộ nhớ có thể được thực hiện bằng cách đáp ứng ngắt Thanh ghi I được dùng cho mục đích này để chứa 8 bit cao của địa chỉ trực tiếp trong khi thiết bị ngắt cung cấp 8 bit địa chỉ thấp Đặc điểm này cho phép chương trình phục vụ ngắt định vị nhanh tới bất kỳ vùng nhớ nào với thời gian truy xuất đến chương trình là nhỏ nhất.

Thanh ghi làm tươi bộ nhớ (R): Z80 CPU chứa 1 bộ đếm làm tươi bộ nhớ để cho phép bộ

nhớ động được dùng dễ dàng như bộ nhớ tĩnh Bảy trong 8 bit của thanh ghi này được tự động tăng sau mỗi lần lấy lệnh Bit thứ 8 còn lại được lập trình như là kết quả của lệnh LD R,A Data trong bộ đếm làm tươi được gởi lên phần thấp của bus địa chỉ kèm theo một tín hiệu làm tươi trong khi CPU giải mã và thực thi lệnh vừa được lấy về Cách thức làm tươi này hoàn toàn dễ hiểu đối với người lập trình và không làm chậm hoạt động của CPU Người lập trình có thể lấy thanh ghi R cho mục đích kiểm tra, nhưng thanh ghi này thì thường không được người lập trình dùng Trong thời gian làm tươi, nội dung của thanh ghi I được đặt lên 8 bit cao của bus địa chỉ.

Thanh ghi tích lũy và thanh ghi cờ: CPU bao gồm hai thanh ghi tích lũy độc lập và được kết

hợp với các thanh ghi cờ 8 bit Thanh ghi tích lũy lưu giữ kết quả của phép toán logic và số học trong khi thanh ghi cờ cho biết các điều kiện xác định khi thực hiện các phép toán 8 bit hay 16 bit như là cho biết kết quả của 1 phép tính có bằng 0 hay không Người lập trình lựa chọn thanh ghi tích lũy và thanh ghi cờ với 1 lệnh hoán chuyển đơn vì có thể làm việc với một trong hai cặp

Các thanh ghi đa dụng: Có 2 tập đối xứng các thanh ghi đa dụng Mỗi tập chứa 6 thanh ghi

8 bit hay như cặp thanh ghi 16 bit Tập thứ nhất được gọi là BC, DE và HL trong khi tập lệnh tương ứng được gọi là BC’, DE’ và HL’ Trong bất kỳ thời điểm nào người lập trình có thể chọn 1 trong các tập thanh ghi để làm việc qua 1 lệnh hoán chuyển đơn Trong các hệ thống yêu cầu đáp ứng ngắt nhanh, một tập của tập thanh ghi đa dụng và một thanh ghi cờ /tích lũy có thể được dự trữ để giải quyết chương trình rất nhanh này Chỉ cần một lệnh đơn giản được thực thi để chạy giữa các chương trình Điều này thu giảm thời gian phục vụ ngắt do việc loại bỏ yêu cầu cất và khôi phục nội dung thanh ghi ở ngăn xếp trong thời gian ngắt hay xử lý chương trình con Các thanh ghi đa dụng này được dùng cho nhiều ứng dụng bởi người lập trình.

Thanh ghi tích lũy Thanh ghi cờ Thanh ghi tích lũy Thanh ghi

11

Trang 12

A F A’ cờ F’

Interrup vertor I Memory refresh R Thanh ghi chỉ mục IX

Thanh ghi chỉ mục IY Con trỏ ngăn xếp SP Đếm chương trình PC

2.2.3 Đơn vị logic số học (ALU):

Các lệnh logic và số học 8 bit của CPU được thực hiện trong ALU Giao tiếp giữa ALU với

các thanh ghi và data bus bên ngoài được thực hiện trên data bus bên trong Các chức năng

 Dịch trái, dịch phải hay quay ( Số học và logic)  Phép toán tăng

 Phép toán giảm  Set bit

 Reset bit  Test bit

2.2.4 Điều khiển CPU và thanh ghi lệnh.

Mỗi 1 lệnh được lấy về từ bộ nhớ, nó được đặt vào trong thanh ghi lệnh và được giải mã Các phần điều khiển thi hành chức năng này, phát và cấp các tín hiệu điều khiển cần thiết để đọc hoặc ghi data từ (hoặc đến) các thanh ghi, điều khiển ALU và đáp ứng các yêu cầu của tín hiệu điều khiển bên ngoài.

2.2.5 Chức năng các chân của Z80.

Thanh ghi đa dụng Tập thanh ghi chính Tập thanh ghi phụ

Thanh ghi đa dụng

Hình 1-2: Cấu trúc các thanh ghi của Z80 CPU

Trang 14

b Chức năng các chân:

A15 A0: Bus địa chỉ (out put, active high, 3 trạng thái), A15 A0 tạo thành bus địa chỉ 16

bit Bus địa chỉ cung cấp địa chỉ cho bộ nhớ để trao đổi data (lên đến 64 Kbyte) và cho thiết bị I/O.

Busack: Bus acknowledge (output, active low) báo cho thiết bị yêu cầu biết địa chỉ bus, data

bus và các tín hiệu điều khiển: /MREQ, /IORQ, /RD, /WR đã ở trạng thái trở kháng cao Mạch ngoài có thể dùng những đường này ngay lúc này.

/BUSREQ: Bus request (input, active low) bus request có độ ưu tiên cao hơn /NMI và nó

luôn được nhận diện vào cuối chu kỳ máy hiện tại /Busreq đòi hỏi address bus, data bus và các tín hiệu điều khiển: /MREQ, /IORQ, /RD, /WR phải ở trạng thái trở kháng cao để các thiết bị khác có thể điều khiển các đường này Bus request thường được nối vào cổng OR và yêu cầu điện trở kéo lên bên ngoài cho các ứng dụng kiểu này.

D7  D0: Data bus (input / output, active high, 3 trạng thái) D7  D0 tạo thành data bus 8

bit hai chiều, sử dụng để trao đổi data với bộ nhớ và I/O.

/HALT: Halt (output, active low) báo rằng CPU đang thực thi 1 lệnh Halt và sẽ chờ 1 trong

hai tín hiệu: /NMI hoặc /INT (với mask cho phép) trước khi sự điều khiển được khôi phục Trong thời gian Halt, CPU thực thi các lệnh NOP để duy trì việc làm tươi bộ nhớ.

/INT: Interrup request (input, active low) Interrup request được thiết bị I/O phát ra CPU

chấp nhận yêu cầu ngắt tại thời điểm cuối của lệnh hiện tại nếu được phần mềm cho phép /INT thường được nối vào các cổng OR và cần một trở kéo lên cho các ứng dụng loại này.

/IORQ: Input/ Output Request (output, active low, 3 trạng thái) báo nửa thấp của address

bus giữ 1 địa chỉ I/O hợp lệ cho hoạt động đọc hay ghi I/O /IORQ cũng được phát đồng thời với /M1 trong 1 chu kỳ công nhận ngắt để báo rằng 1 vertor đáp ứng ngắt có thể được đặt lên data bus

/M1: Machine cycle one (output, active low) /M1 cùng với /MREQ báo rằng chu kỳ máy

hiện tại là chu kỳ lấy mã lệnh /M1 cùng với /IORQ báo cho biết rằng đang ở chu kỳ công nhận ngắt.

/MREQ: Memory request (output, active low, 3 trạng thái) /MREQ báo rằng address bus

đang giữ một địa chỉ hợp lệ cho việc đọc ghi bộ nhớ.

/NMI: Non Maskable Interrup (input, tích cực cạnh xuống) /NMI có độ ưu tiên cao hơn

/INT /NMI luôn luôn được chấp nhận tại chu kỳ cuối của lệnh hiện hành, độc lập với trạng thái của Flip-Flop interrupt và tự động đưa CPU đến vị trí 0066h.

/RD: Read (output, active low, 3 trạng thái) báo rằng CPU muốn đọc data từ bộ nhớ hay

thiết bị I/O Thiết bị I/O được chỉ định hay bộ nhớ sẽ dùng tín hiệu này để đưa data lên data bus.

/RESET: Reset (input, active low) /RESET khởi động CPU như sau: reset IFF1 & IFF2 xóa

PC và các thanh ghi I & R, đặt trạng thái interrupt đến chế độ 0 Trong thời gian reset, addr bus và data bus sẽ ở trạng thái trở kháng cao và tất cả các đường điều khiển output sẽ ở trạng thái không tích cực Chú ý rằng đường /RESET phải active ít nhất là 3 chu kỳ xung clock trước khi hoạt động reset hoàn tất.

/RFSH: Refresh (output, active low) /RFSH cùng với /MREQ báo rằng 7 bit thấp của đường

addr có thể được dùng làm địa chỉ làm tươi cho bộ nhớ RAM động.

Trang 15

/WAIT: Wait (input, active low) /WAIT báo cho CPU bộ nhớ được chỉ định hay thiết bị I/O

chưa sẵn sàng cho việc truyền data CPU tiếp tục ở trạng thái chờ Việc kéo dài trạng thái / WAIT có thể ngưng việc làm tươi cho bộ nhớ RAM động

/WR: Write (output, active low, 3 trạng thái) /WR báo data bus đang giữ 1 giá trị data hợp lệ

để đưa vào bộ nhớ được chỉ định hoặc vùng I/O  /CLK: Clock (input).

15

Trang 16

2.2.6 Các giản đồ thời gian. a Giới thiệu.

Z80 CPU thi hành lệnh theo từng bước căn bản gồm:  Đọc và ghi bộ nhớ

 Đọc và ghi thiết bị I/O  Đáp ứng ngắt

Tất cả lệnh là tập hợp các hoạt động cơ bản Mỗi hoạt động căn bản có thể chiếm từ 3 đến 6 chu kỳ clock để hoàn tất hoặc chúng có thể được kéo dài để đồng bộ tốc độ giữa CPU với thiết bị bên ngoài Chu kỳ Clock căn bản được xem như là chu kỳ T và hoạt động căn bản được xem như là chu kỳ M Hình 3-1 minh họa một chu kỳ lệnh cơ bản Lưu ý rằng lệnh này gồm 3 chu kỳ máy ( M1,M2 và M3) Chu kỳ máy đầu tiên của bất kỳ lệnh nào là chu kỳ lấy mã lệnh (dài 4, 5 hay 6 chu kỳ T trừ khi bị kéo dài bởi tín hiệu Wait) Chu kỳ lấy lệnh (M1) được dùng để lấy mã lệnh sẽ được thi hành Chu kỳ máy sau chuyển data giữa CPU và bộ nhớ hay thiết bi I/O và chúng có thể có từ 3 đến 5 chu kỳ T (trừ khi bị kéo dài bởi trạng thái Wait để đồng bộ với tốc độ thiết bị bên ngoài) Đoạn sau đây mô tả việc định thời (xảy ra trong bất kỳ chu kỳ máy nào) Trong khoảng thời gian T2 và mỗi TW sau đó, CPU lấy mẫu đường Wait tại sườn xuống của xung clock Nếu đường Wait được tích cực tại thời điểm này, một trạng thái Wait khác sẽ được thêm vào trong chu kỳ sau Dùng kỹ thuật này thì việc đọc có thể kéo dài để phù hợp với thời gian truy xuất của bất kỳ kiểu thiết bị bộ nhớ nào.

b Lấy lệnh.

Hình 3-2 là giản đồ thời gian của chu kỳ M1 (lấy mã lệnh) PC được đặt trên bus địa chỉ tại điểm bắt đầu của chu kỳ M1 Nửa chu kỳ clock sau đó tín hiệu /MREQ được tích cực Tại thời điểm này địa chỉ tới bộ nhớ có đủ thời gian để ổn định do đó cạnh xuống của /MREQ có thể được dùng như là một tín hiệu cho phép bộ nhớ RAM động Đường /RD sẽ tích cực để chỉ ra rằng data được đọc từ bộ nhớ sẽ được đưa lên data bus CPU lấy mẫu data từ bộ nhớ trên bus data tại sườn lên xung Clock của chu kỳ T3 và CPU dùng cạnh lên này để tắt tín hiệu /RD và / MREQ Như vậy, data đã sẵn sàng được CPU lấy mẫu trước khi tín hiệu /RD trở thành không tích cực Tại T3, T4 của chu kỳ lấy lệnh được dùng để làm tươi bộ nhớ RAM động (CPU dùng

Chu kỳ T

Chu kỳ máy M1Đọc bộ nhớ M2

Chu kỳ lệnh

Hình 3 -1 : Giản đồ thời gian cơ bản

Ghi bộ nhớ M3

Trang 17

thời gian này để giải mã và thực thi các lệnh khác đã được lấy về, do đó sẽ không có hoạt động nào khác được thực hiện trong thời gian này) Trong suốt T3 và T4, bảy bit thấp của đường địa chỉ chứa địa chỉ làm tươi bộ nhớ RAM động Chú ý rằng tín hiệu /RD không được sinh ra trong suốt thời gian làm tươi để tránh data từ bộ nhớ khác bị đẩy lên data bus Tín hiệu /MREQ sẽ được sử dụng trong suốt thời gian làm tươi

c Đọc và ghi bộ nhớ.

Hình 3-3 minh họa giản đồ thời gian của chu kỳ đọc, ghi bộ nhớ Chu kỳ này thường được kéo dài trong 3 chu kỳ xung clock trừ phi có trạng thái đợi được bộ nhớ yêu cầu qua tín hiệu /WAIT Tín hiệu /MREQ và tín hiệu /RD được dùng giống như trong chu kỳ lấy lệnh Trong trường hợp ghi bộ nhớ, /MREQ cũng trở thành tích cực khi bus địa chỉ đã ở trạng thái ổn định do đó nó có thể được dùng trực tiếp như là tín hiệu chọn chip cho bộ nhớ RAM động Đường / WR tích cực khi dữ liệu trên data bus đã ở trạng thái ổn định do đó nó có thể được dùng trực tiếp như là xung /WR cho các bộ nhớ bán dẫn

Trang 18

d Chu kỳ nhập/xuất.

Hình 3-4 minh họa hoạt động đọc hay ghi I/O Chú ý rằng trong thời gian hoạt động I/O thì một trạng thái đợi được tự động thêm vào Lý do là trong quá trình hoạt động I/O, thời gian từ khi tín hiệu /IORQ trở nên tích cực cho đến khi CPU lấy mẫu đường /WAIT thì rất ngắn do đó nếu không thêm trạng thái này vào thì không đủ thời gian để cổng I/O giải mã địa chỉ của nó Ngoài ra, nếu không có trạng thái đợi thì sẽ khó khăn trong việc thiết kế các linh kiện I/O loại MOS để có thể hoạt động tương ứng với tốc độ CPU Trong thời gian xảy ra trạng thái đợi, tín hiệu /WAIT luôn được lấy mẫu.

Trong quá trình đọc I/O, đường /RD được dùng để cho phép cổng được chọn đưa data lên data bus giống như trong trường hợp đọc bộ nhớ Trường hợp ghi I/O, đường /WR được dùng như là Clock tới cổng I/O.

Hình 3-2: Chu kỳ đọc ghi bộ nhớ.

Trang 19

e Chu kỳ Bus Req/Ack.

Hình 3-5 minh họa giản đồ thời gian của chu kỳ bus request/ack Tín hiệu /BUSREQ được

CPU lấy mẫu ở cạnh lên của chu kỳ Clock cuối trong một chu kỳ máy Nếu tín hiệu /BUSREQ tích cực, CPU sẽ đặt địa chỉ, dữ liệu và các tín hiệu điều khiển ở trạng thái trở kháng cao tại cạnh lên của xung Clock kế tiếp Tại thời điểm đó, thiết bị bên ngoài bất kỳ có thể kiểm soát bus để truyền dữ liệu giữa bộ nhớ và thiết bị I/O ( ví dụ DMA ) Thời gian tối đa cho CPU đáp ứng bus request bằng độ dài của 1 chu kỳ máy và thiết bị điều khiển ngoài có thể duy trì sự điều khiển của bus trong nhiều chu kỳ Clock theo yêu cầu Nếu dùng chu kỳ DMA dài và bộ nhớ động được dùng, thiết bị điều khiển ngoài phải thực hiện chức năng làm tươi Trường hợp này chỉ xảy ra khi một khối dữ liệu rất lớn được truyền dưới sự điều khiển của DMA Cũng phải để ý trong suốt chu kỳ bus request, CPU không thể bị ngắt bởi tín hiệu /NMI hay /INT.

Trang 20

f Chu kỳ interrupt req/ack

Hình 3-6 minh họa giản đồ thời gian kết hợp với một chu kỳ ngắt quãng Tín hiệu ngắt /INT được CPU lấy mẫu ở cạnh lên của clock cuối tại điểm kết thúc của lệnh bất kỳ Tín hiệu sẽ không được chấp nhận nếu F-F điều khiển ngắt không được phần mềm trong CPU khởi tạo lên mức logic ‘1’ hay nếu tín hiệu /BUSREQ là tích cực Khi tín hiệu được chấp nhận, chu kỳ đặc biệt M1 được tạo ra Trong suốt chu kỳ đặc biệt M1, tín hiệu /IORQ trở nên tích cực ( thay vì / MREQ bình thường ) để chỉ ra rằng thiết bịï yêu cầu ngắt có thể đặt 1 vector 8 bit lên bus dữ liệu Chú ý rằng hai trạng thái đợi được thêm vào chu kỳ này một cách tự động

TRẠNG THÁI CÓ THỂ CỦA BUS

Floatin g Mẫu

Mẫu

Trang 21

g Đáp ứng ngắt không che được

Hình 3-7 minh họa chu kỳ request hay chu kỳ ack cho ngắt không che được Tín hiệu này được lấy mẫu cùng thời điểm với đường /INT, nhưng đường này có độ ưu tiên cao hơn và nó không thể bị cấm do phần mềm điều khiển Chức năng thông thường của nó là cung cấp đáp ứng tức thì cho các tín hiệu quan trọng như là lỗi nguồn cung cấp CPU đáp ứng 1 ngắt không che được tương tự hoạt động đọc bộ nhớ bình thường Sự khác biệt duy nhất là nội dung của data bus bị lờ đi trong khi bộ vi xử lý tự động chứa PC trong ngăn xếp ngoài và nhảy tới vị trí 0066H Chương trình phục vụ ngắt không che được phải bắt đầu tại vị trí này nếu ngắt được sử

Trang 22

h Thoát khỏi trạng thái HALT.

Bất cứ khi nào một lệnh halt được thực thi, CPU sẽ thực hiện 1 chuỗi lệnh NOP cho đến khi nhận được một tín hiệu ngắt (cả hai loại ngắt che được và không che được nếu F-F được cho phép ) Hai đường ngắt được lấy mẫu ở cạnh lên của chu kỳ T4 như được minh họa dưới hình 3-8 Nếu nhận được ngắt không che hay ngắt che được và interrupt F-F đang được set ở mức logic ‘1’, thì CPU sẽ thoát khỏi trạng thái HALT ở cạnh lên của chu kỳ clock kế tiếp Chu kỳ sau sẽ là một chu kỳ đáp ứng ngắt tương ứng với loại của ngắt thu được Nếu cả hai được thu tại cùng một thời điểm, thì ngắt không che được sẽ được đáp ứng vì nó có độ ưu tiên cao nhất Mục đích của việc thực thi lệnh NOP trong khi CPU ở trạng thái HALT là để giữ cho việc làm tươi bộ nhớ RAM động được thực hiện Mỗi chu kỳ trong trạng thái HALT là chu kỳ M1 bình thường ( lấy lệnh ).Tín hiệu trả lời HALT tích cực trong thời gian này để chỉ ra rằng bộ xử lý đang ở trong trạng thái HALT

Trang 23

i POWER-DOWN ACKNOWLEDGE CYCLE.

Khi Clock cấp cho CMOS Z80 CPU bị dừng lại ở 1 trong 2 mức cao hay thấp, CMOS Z80 CPU dừng hoạt động của nó và duy trì tất cả các thanh ghi và các tín hiệu điều khiển Như vậy, ICC2 (Standby supply current ) được bảo đảm chỉ khi Clock hệ thống bị dừng tại mức thấp trong thời gian T4 của chu kỳ máy sau khi thực thi lệnh HALT Giản đồ thời gian cho chức năng power-down khi thi hành lệnh HALT được chỉ ra trong hình 3-9.

Hình 3-9: Power – Down AcknowledgeHình 3-8: Thoát khỏi trạng thái HALT

Trang 24

j Chu kỳ thoát khỏi trạng thái Power-Down (Power-Down Release Cycle)

Clock hệ thống phải được cung cấp cho CMOS Z80 CPU để thoát khỏi trạng thái power-down Khi Clock hệ thống được cung cấp cho ngõ vào, CMOS Z80 CPU sẽ khởi động lại hoạt động từ điểm mà tại đó trạng thái power-down đã được thi hành Giản đồ thời gian cho việc thoát khỏi chế độ power-down được chỉ ra trong hình 3-10, 3-11, 3-12 Khi lệnh HALT được thực thi để đi vào trạng thái power-down, CMOS Z80 CPU sẽ được đưa vào trạng thái HALT Một tín hiệu ngắt ( /NMI hay /INT ) hay một tín hiệu /RESET được cấp cho CPU sau khi xung clock hệ thống được đưa vào để thoát khỏi trạng thái power-down

Trang 25

2.2.7.TẬP LỆNH Z80 CPU. a Giới thiệu.

Z80 CPU có thể thực thi 158 lệnh khác nhau bao gồm cả 78 lệnh của 8080A CPU Các lệnh có thể được chia thành các nhóm chính sau :

 Load và Exchange  Block transfer và Search  Arithmetic và Logical  Rotate và shift

 Bit manipulation ( set, reset, test )  Jump, call, và Return

 Input hay Out put  Basic CPU control

b Các kiểu lệnh.

Lệnh Load chuyển data giữa các thanh ghi CPU với nhau và giữa thanh ghi CPU với bộ nhớ ngoài Tất cả các lệnh phải xác định nguồn và đích Ví dụ như việc truyền data từ thanh ghi C đến thanh ghi B Nhóm này bao gồm cả Load tức thời tới thanh ghi CPU hoặc bộ nhớ ngoài bất kỳ Các kiểu khác của lệnh Load cho phép truyền giữa các thanh ghi CPU và bộ nhớ Lệnh exchange có thể chuyển nội dung của hai thanh ghi.

Một tập duy nhất của nhóm lệnh truyền khối được cung cấp bên trong Z80 Với một lệnh đơn giản, một khối bộ nhớ với kích thước bất kỳ có thể được chuyển đến vị trí khác trong bộ nhớ Các lệnh chuyển khối có lợi khi phải xử lý một chuỗi dữ liệu lớn Với 1 lệnh đơn, khối bộ nhớ ngoài với chiều dài tùy thích có thể tìm được 1 ký tự 8 bit bất kỳ Khi ký tự được tìm thấy hay gặp cuối khối , lệnh sẽ tự động chấm dứt Cả hai lệnh chuyển và tìm khối đều có thể bị ngắt trong lúc thực thi do đó không chiếm giữ CPU trong chuỗi thời gian dài

Lệnh logic và số học tác động lên data trong thanh ghi tích lũy, thanh ghi đa dụng và bộ nhớ ngoài Kết quả của các phép toán được đặt trong thanh ghi tích lũy và cờ đặc trưng được set tùy theo kết quả của các phép toán Một ví dụ về phép toán số học là cộng nội dung thanh ghi tích lũy với nội dung bộ nhớ ngoài Kết quả của phép cộng được đặt vào thanh ghi tích lũy Nhóm này gồm phép cộng và trừ các thanh ghi 16 bit.

Nhóm lệnh rotate và shift cho phép quay phải(trái) hay dịch phải(trái) bất kỳ thanh ghi hay bộ nhớ nào có hay không có cờ carry

Lệnh thao tác bit cho phép bit bất kỳ trong thanh ghi tích lũy, thanh ghi đa dụng hay bộ nhớ ngoài được set, reset hay test với 1 lệnh đơn Ví dụ, MSB của thanh ghi H có thể reset Nhóm này đặc biệt hữu dụng trong các ứng dụng điều khiển

Lệnh jump, call, return được dùng để di chuyển giữa hai vị trí khác nhau Kiểu khác của lệnh call là lệnh restart Lệnh này chứa địa chỉ mới như 1 phần của mã lệnh 8 bit Chương trình nhảy được thi hành bởi sự nạp trực tiếp thanh ghi HL, IX, IY lên PC, do đó cho phép địa chỉ nhảy là hàm phức hợp của lệnh đang được thi hành.

Nhóm lệnh Input/Output trong Z80 cho phép truyền trong 1 khoảng rộng giữa bộ nhớ ngoài hay thanh ghi đa dụng với thiết bị I/O bên ngoài Trong mỗi trường hợp, địa chỉ cổng được cung cấp 25

Trang 26

trên 8 bit thấp của bus địa chỉ trong khi thực thi I/O Sự thuận lợi khi dùng thanh ghi C như con trỏ chỉ tới thiết bị I/O là cho phép các cổng I/O khác nhau chia sẻ driver phần mềm chung Điều không thể khi địa chỉ là 1 phần của mã lệnh nếu chương trình được chứa trong ROM Đặc điểm khác của lệnh Input là chúng set thanh ghi cờ tự động do đó không yêu cầu xác định trạng thái của data nhập vào Z80 CPU chứa lệnh đơn có thể chuyển khối dữ liệu (lên đến 256 byte) một cách tự động tới hay từ cổng I/O bất kỳ đến vị trí bộ nhớ bất kỳ Sự kết hợp với tập các cặp thanh ghi đa dụng, lệnh này cho tốc độ truyền khối I/O cao Giá trị của tập lệnh I/O này được chứng minh bởi Z80 có thể cung cấp các yêu cầu định dạng đĩa mềm ( có nghĩa là CPU cung cấp header, địa chỉ, data, và cho phép mã CRC ) trên đĩa mật độ cao dựa trên ngắt căn bản Kết luận, lệnh điều khiển CPU căn bản cho phép các chức năng và chế độ khác nhau Nhóm lệnh này gồm setting hay resetting các F-F cho phép ngắt hay cài đặt chế độ đáp ứng ngắt

c Các chế độ định địa chỉ

Hầu hết các lệnh Z80 hoạt động trên dữ liệu trong thanh ghi CPU, bộ nhớ ngoài, hay cổng I/ O Các chế độ định địa chỉ chỉ ra cách mà địa chỉ của dữ liệu được tạo ra trong mỗi lệnh là như thế nào Phần dưới cho một tóm tắt sơ lược cho các loại định địa chỉ dùng trong Z80 :

Định địa chỉ tức thời :

Trong cách định địa chỉ này byte theo sau mã lệnh trong bộ nhớ chứa toán hạng thực Mã lệnh 1 hay 2 byte

Toán hạng D7 D0

Ví dụ: nạp thanh ghi tích lũy với hằng số, ở đây hằng số là byte ngay sau mã lệnh.

Định địa chỉ tức thời mở rộng :

Cách định địa chỉ này là sự mở rộng của cách định địa chỉ tức thời trong đó hai byte theo sau mã lệnh là các toán hạng.

Mã lệnh 1 hay 2 byte Toán hạng Vị trí thấp Toán hạng Vị trí cao

Ví dụ: load cặp thanh ghi HL ( thanh ghi 16 bit ) với 16 bit dữ liệu ( 2 byte ).

Định địa chỉ trang không :

Z80 có lệnh 1 byte đặc biệt Call để nhảy tới vị trí bất kỳ trong 8 vị trí trong trang không của bộ nhớ Lệnh này đặt PC tới địa chỉ hiệu quả trong trang không Sự tiện dụng của lệnh này là chỉ cần một byte đơn và 1 địa chỉ 16 bit xác định vị trí chương trình con, do đó tiết kiệm được bộ nhớ.

Trang 27

Mã lệnh 1 byte

B7 B0 Địa chỉ có giá trị là ( B5 B4 B3 000) 2

Định địa chỉ tương đối :

Định địa chỉ tương đối dùng một byte dữ liệu theo sau mã lệnh để xác định độ dời từ chương trình hiện tại tới nơi mà chương trình Jump có thể xảy ra Độ dời được thực hiện bằng cách cộng số bù hai vào địa chỉ của mã lệnh:

Mã lệnh Jump relative (1 byte mã lệnh )

Toán hạng Cộng thay số bù 2 8 bit tới địa chỉ ( A+2)

Sự tiện lợi của định địa chỉ tương đối là nó cho phép nhảy tới vị trí gần đó mà chỉ cần hai byte bộ nhớ Do đó, những lệnh này có thể giảm thiểu nhu cầu bộ nhớ Độ dời có thể từ +127 đến -128 từ địa chỉ A+2 Vì vậy tổng độ dời của lệnh nhảy tương đối là +129 đến -126

Định địa chỉ mở rộng :

Định địa chỉ mở rộng cung cấp hai byte (16 bit) địa chỉ trong cấu trúc lệnh Dữ liệu có thể là địa chỉ đích chương trình có thể nhảy tới hoặc nó có thể là địa chỉ của toán hạng.

Địa chỉ thấp đến toán hạng thấp Địa chỉ cao đến toán hạng cao

Định địa chỉ mở rộng dùng nhảy từ vị trí này tới vị trí khác trong bộ nhớ hay nạp và chứa dữ liệu trong vị trí bộ nhớ bất kỳ Khi định địa chỉ mở rộng được dùng để xác định địa chỉ nguồn hay đích của toán hạng, ký hiệu (nn) sẽ được dùng để chỉ ra nội dung bộ nhớ tại nn, nn là địa chỉ 16 bit được chỉ ra trong cấu trúc lệnh Điều này có nghĩa là hai byte bộ nhớ nn được dùng như là con trỏ chỉ đến vị trí bộ nhớ Dấu ngoặc có nghĩa là giá trị trong chúng được dùng như là con trỏ chỉ đến vị trí bộ nhớ Ví dụ (1200) chỉ nội dung của bộ nhớ tại vị trí 1200.

Định địa chỉ chỉ số :

Trong loại định địa chỉ này, byte dữ liệu theo sau mã lệnh chứa độ dời được cộng với nội dung của thanh ghi chỉ số (Mã lệnh xác định thanh ghi chỉ mục được dùng ) để tạo ra con trỏ tới bộ nhớ.

Mã lệnh 2 byte mã lệnh Mã lệnh 2 byte mã lệnh

Sự thay Địa chỉ trên thanh ghi chỉ mục để tạo pointer đến bộ nhớ

27

Trang 28

Ví dụ của lệnh chỉ mục là load nội dung của vị trí bộ nhớ ( thanh ghi chỉ mục + độ dời ) vào trong thanh ghi tích lũy Độ dời là số bù hai có dấu Định địa chỉ có chỉ số đơn giản hóa chương trình dùng bảng dữ liệu có thanh ghi chỉ mục chỉ đến đầu bảng Hai thanh ghi chỉ mục được cung cấp vì lý do thường cần hai hay nhiều bảng Hai thanh ghi chỉ mục trong Z80 là IX và IY Để định địa chỉ chỉ mục ta dùng ( IX + d ) hay ( IY + d ) Ở đây d là độ dời nằm sau mã lệnh Dấu ngoặc chỉ ra rằng giá trị được dùng như là con chỏ chỉ đến bộ nhớ ngoài.

Định địa chỉ thanh ghi :

Nhiều mã lệnh của Z80 chỉ rõ thanh ghi nào được dùng Ví dụ load dữ liệu trong thanh ghi B sang thanh ghi C.

Định địa chỉ ngầm định :

Định địa chỉ ngầm định là ám chỉ đến các phép toán mà mã lệnh tự động ngầm định một hay nhiều thanh ghi CPU như là nơi chứa các toán hạng Ví dụ như tập các phép toán số học thanh ghi tích lũy luôn được ngầm định là nơi chứa kết quả.

Định địa chỉ gián tiếp thanh ghi :

Loại định địa chỉ này cần cặp thanh ghi 16 bit ( như là HL ) để chỉ tới vị trí bất kỳ trong bộ nhớ Loại lệnh này rất mạnh và nó được dùng trong 1 khoảng rộng các ứng dụng

Ví dụ load thanh ghi tích lũy với dữ liệu trong bộ nhớ được trỏ bởi nội dung thanh ghi HL Định địa chỉ chỉ mục là một thể của định địa chỉ thanh ghi gián tiếp, khác nhau ở chỗ độ dời được cộng thêm trong định địa chỉ chỉ mục Định địa chỉ thanh ghi gián tiếp cho phép truy xuất bộ nhớ tức thời đơn giản nhưng hữu hiệu Lệnh tìm và truyền khối trong Z80 là loại mở rộng của định địa chỉ này, ở đó thanh ghi được tăng, giảm và so sánh một cách tự động, Ký hiệu cho biết việc định địa chỉ thanh ghi gián tiếp là dấu ngoặc đơn bao quanh tên thanh ghi (được dùng như là pointer) Ví dụ ký hiệu (HL) chỉ rằng nội dung thanh ghi HL được dùng như là một pointer chỉ tới ô nhớ Thông thường định địa chỉ gián tiếp thanh ghi dùng để xác định các toán hạng 16 bit Trong trường hợp này, nội dung thanh ghi chỉ đến byte thấp hơn của toán hạng trong khi nội dung thanh ghi cộng 1 chỉ đến byte cao của toán hạng.

Định địa chỉ bit :

Z80 chứa một lượng lớn tập các lệnh liên quan đến bit: set, reset và test Những lệnh này cho phép bất kỳ vị trí bộ nhớ nào hoặc thanh ghi CPU sử dụng phép toán bit thông qua 1 trong 3 chế độ định địa chỉ trước đó ( thanh ghi, thanh ghi gián tiếp và chỉ mục ) 3 bit trong mã lệnh chỉ rõ thanh ghi nào được dùng.

Sự kết hợp các chế độ định địa chỉ:

Mã lệnh 1 hay 2 byte

Trang 29

Nhiều lệnh dài hơn một toán hạng ( như là lệnh số học hay load ) Trong trường hợp này hai kiểu định địa chỉ có thể được tiến hành Ví dụ, load có thể dùng định địa chỉ tức thời để xác định nguồn và định địa chỉ thanh ghi gián tiếp hay định địa chỉ chỉ mục để xác định đích.

d Mã hóa lệnh

Phần này mô tả lệnh và bảng mã lệnh cho từng lệnh của Z80 Trong ngôn ngữ Assembly từ lệnh gợi nhớ được dùng cho từng lệnh Tất cả các mã lệnh được liệt kê ở dạng số HEX Những mã lệnh 1 byte cần hai số Hex trong khi hai byte mã lệnh cần 4 số Hex

Từ lệnh gợi nhớ của Z80 bao gồm mã lệnh và 0, 1, hay 2 toán hạng Lệnh không có toán hạng tức là toán hạng của nó được ngầm định Lệnh logic chỉ gồm 1 toán hạng không đổi ( ví dụ lệnh OR ) được đại diện bởi 1 từ lệnh gợi nhớ Lệnh gồm 2 toán hạng khác nhau được đại diện bởi 2 từ lệnh gợi nhớ.

Load và Exchange :

Bảng 4-1 định nghĩa mã lệnh cho tất cả lệnh load 8 bit trong Z80 CPU Bảng này cũng chỉ ra kiểu định địa chỉ của mỗi lệnh Nguồn của dữ liệu có thể tra ở hàng trên cùng trong khi đích được tra ở cột bên trái Ví dụ, Load thanh ghi C từ thanh ghi B dùng mã lệnh 48H Mã lệnh được định ở dạng số Hex và CPU lấy mã lệnh từ bộ nhớ ngoài trong thời gian M1, sau đó CPU tự động giải mã và truyền vào thanh ghi

Từ lệnh gợi nhớ cho nhóm này là LD ( LD Đích, nguồn ).

Ví dụ LD (HL), D là nạp nội dung thanh ghi D vào địa chỉ mà thanh ghi HL chỉ tới Dấu ngoặc quanh HL có nghĩa là nội dung của HL được dùng để chỉ đến vị trí bộ nhớ nào đó Tất cả các lệnh Load của Z80 đích luôn viết trước nguồn Mỗi lệnh đều có tài liệu giúp đỡ và chương trình viết ở dạng ngôn ngữ assembly Z80 thì dễ dàng để bảo trì.

Chú ý trong bảng một vài mã lệnh Load dùng trong Z80 là 2 byte Đây là phương pháp tận dụng hiệu quả bộ nhớ khi lệnh 8 bit, 16 bit, 24 bit, 32 bit được thi hành trong Z80 Do đó, những lệnh tận dụng bộ nhớ như phép toán số học và logic chỉ cần 8 bit

IMPLIEDTHANH GHITHANH GHI

GIÁN TIẾP CHỈ MỤC AddrExt Imme

Trang 30

Tất cả lệnh Load dùng định địa chỉ chỉ mục để xác định nguồn và đích cùng với 3 byte bộ nhớ với byte thứ 3 là độ dời d Ví dụ:

LD E, ( IX +8 )

Địa chỉ A DD Mã lệnh A+1 5E Mã lệnh

A+2 08 Toán hạng thay thế

Lệnh định địa chỉ mở rộng cũng là lệnh 3 byte Ví dụ, lệnh load vào thanh ghi A nội dung của địa chỉ 6F32H trong bộ nhớ được viết : LD A, ( 6F32H) và :

Địa chỉ A 3A Mã lệnh A+1 32 Địa chỉ thấp A+2 6F Địa chỉ cao Chú ý rằng byte thấp của địa chỉ luôn là toán hạng đầu.

Lệnh load tức thời cho thanh ghi 8 bit đa dụng là lệnh 2 byte Lệnh Load giá trị 36H vào thanh ghi H : LD H,36H và

Trang 31

Địa chỉ A 26 Mã lệnh A+1 36 Toán hạng

Load địa chỉ bộ nhớ dùng định địa chỉ chỉ mục cho đích và định địa chỉ tức thời cho nguồn cần 4 byte Ví dụ LD ( IX-15), 21H cần

Địa chỉ A DD Mã lệnh A+1 36 Mã lệnh A+2 F1 Độ dời

A+3 21 Load toán hạng

Chú ý rằng với bất kỳ cách định địa chỉ chỉ mục thì độ dời luôn theo sau mã lệnh.

Bảng 4-2 liệt kê lệnh load 16 bit Chú ý rằng định địa chỉ mở rộng có thể dùng cho tất cả các cặp thanh ghi Hoạt động gián tiếp thanh ghi cho con trỏ ngăn xếp là lệnh PUSH và POP Điều khác biệt trong lệnh Load 16 bit là con trỏ ngăn xếp được tăng giảm tự động khi mỗi byte được đẩy vào hay lấy ra từ ngăn xếp Ví dụ : PUSH AF là lệnh 1 byte với mã lệnh F5H Khi lệnh này được thực thi thì sẽ tạo ra :

Lệnh POP thì ngược với PUSH Chú ý rằng tất cả lệnh PUSH và POP dùng phép toán 16 bit và byte cao luôn được đẩy trước và lấy sau :

PUSH BC là đẩy B và sau đó là đẩy C PUSH DE là đẩy D và sau đó là đẩy E PUSH HL là đẩy H và sau đó là đẩy L POP HL là lấy L và sau đó là lấy H

Lệnh dùng địa chỉ tức thời mở rộng cần 2 byte dữ liệu theo sau mã lệnh Ví dụ :

LD DE, 0659H sẽ là :

Địa chỉ A E6 Mã lệnh A+1 07 toán hạng

Trong kiểu định địa chỉ mở rộng tức thời, byte thấp luôn xuất hiện trước tiên ngay sau mã lệnh 31

Trang 32

Hình 4-3 liệt kê lệnh Exchange trong Z80 Mã lệnh 08H cho phép người lập trình đổi giữa 2 cặp thanh ghi tích lũy, cờ trong khi D9H cho phép người lập trình đổi giữa 6 thanh ghi đa dụng Những mã lệnh này chỉ dài 1 byte để tối thiểu thời gian cần thiết thi hành lệnh Exchange do đó hai bank có thể được dùng để thời gian đáp ứng ngắt là nhanh nhất.

EXTADDREXT INDIRREG

Bảng 4-3 : Exchange EX và EXX

Lệnh tìm và truyền khối

Bảng 4-4 liệt kê sự tiện lợi của lệnh truyền khối Tất cả các lệnh đó khởi động với 3 thanh ghi : HL : chỉ tới vị trí nguồn

Lệnh POP Lệnh

PUSH

Trang 33

DE : chỉ tới vị trí đích BC : đếm byte

Sau khi người lập trình đã khởi động 3 thanh ghi, bất cứ lệnh nào trong 4 lệnh đều có thể được dùng Lệnh LDI ( Load và tăng ) đẩy 1 byte từ vị trí được trỏ bởi HL tới vị trí được trỏ bởi DE Cặp thanh ghi HL và DE được tự động tăng và sẵn sàng chỉ đến vị trí sau Byte đếm ( cặp thanh ghi BC ) cũng giảm tại thời điểm này Lệnh này thích hợp khi phải truyền khối data nhưng khác kiểu xử lý cho mỗi lần truyền Lệnh LDIR ( Load, tăng và lặp ) là lệnh LDI mở rộng Tác vụ tăng và Load tương tự được lặp lại cho đến khi byte đếm giảm xuống bằng 0 Do đó, lệnh đơn này có thể truyền khối dữ liệu từ vị trí này đến vị trí khác

Chú ý rằng khi dùng thanh ghi 16 bit, kích thước của khối có thể lên đến 64 Kb và có thể được chuyển từ vị trí này đến vị trí khác trong bộ nhớ

Lệnh LDD và LDDR rất giống với LDI và LDIR Chỉ có 1 sự khác biệt là cặp thanh ghi HL và DE bị giảm sau khi mỗi lần chuyển do đó khối truyền khởi động từ địa chỉ cao nhất hơn là địa chỉ thấp nhất của khối này

“LDI” Load (DE) (HL) Tăng HL và DE, giảm BC

Tăng HL và DE, giảm BC lặp cho đến khi BC=0

Hình 4-4 : NHÓM LỆNH TRUYỀN KHỐI (BLOCK TRASFER GROUP)

Hình 4-5 chỉ rõ mã lệnh của 4 khối lệnh tìm kiếm Đầu tiên, CPI ( So sánh và tăng ) so sánh dữ liệu với giá trị mà thanh ghi HL chỉ đến Kết quả của việc so sánh được chứa vào 1 trong các bit cờ và cặp thanh ghi HL tăng lên sau đó và byte đếm ( cặp thanh ghi BC ) thì giảm xuống.

Lệnh CPIR chỉ là lệnh CPI mở rộng trong đó sự so sánh được lặp cho đến khi 1 sự trùng nhau được tìm thấy hay byte đếm bằng 0 Do đó, lệnh đơn này có thể tìm trong bộ nhớ một ký tự 8 bit bất kỳ.

CPD ( so sánh và giảm ) và CPDR ( so sánh, giảm và lặp ) là lệnh giống nhau Chỉ có 1 sự khác biệt là giảm HL sau mỗi lần so sánh do vậy chúng dò bộ nhớ theo chiều ngược lại ( Tìm kiếm được bắt đầu tại vị trí cao nhất trong khối bộ nhớ ).

Trang 34

lặp cho đến khi BC=0 hoặc tìm thấy.

Hình 4-5 : NHÓM LỆNH TÌM KIẾM (BLOCK SEARCH GROUP)

Nhóm lệnh Logic và số học

Hình 4-6 liệt kê tất cả các lệnh số học 8 bit có thể được dùng với thanh ghi tích lũy Trong tất cả các lệnh, trừ INC và DEC, phép toán 8 bit được thực thi giữa dữ liệu trong thanh ghi tích lũy và dữ liệu nguồn Kết quả của phép toán được đặt trong thanh ghi tích lũy trừ lệnh CP không ảnh hưởng tới thanh ghi tích lũy Các phép toán ảnh hưởng lên thanh ghi cờ đuợc liệt kê trong bảng Lệnh INC và DEC chỉ rõ thanh ghi hay vị trí bộ nhớ như là nguồn và đích Khi thanh ghi chỉ mục được dùng như toán hạng nguồn, độ dời phải được thêm vào Với cách định địa chỉ tức thời một toán hạng cụ thể sẽ được thêm vào Ví du:ï

AND 07H sẽ xuất hiện như sau :

Địa chỉ A E6 Mã lệnh

Giả sử thanh ghi tích lũy chứa giá trị F3H, kết quả là 03H sẽ được đặt trong thanh ghi tích lũy: Thanh ghi tích lũy trước khi thực hiện phép

1111 0011 = F3H

Kết quả thanh ghi tích lũy 0000 0011 = 03H

Lệnh ADD tiến hành phép cộng nhị phân giữa dữ liệu nguồn với dữ liệu trong thanh ghi tích lũy Lệnh trừ làm phép trừ nhị phân Khi cộng có nhớ ( ADC ) hay trừ có nhớ ( SBC ) cờ Carry cũng sẽ được cộng hay trừ Cờ và lệnh hiệu chỉnh thập phân (DAA) trong Z80 cho các phép toán số học được cho như sau:

Độ chính xác cao cho số BCD.

Độ chính xác cao cho số nhị phân có dấu và không dấu Độ chính xác cao cho số bù hai có dấu.

Các lệnh khác trong nhóm này là lệnh Logical AND, OR, XOR và CP

Có 5 lệnh số học đa dụng thi hành trên thanh tích lũy hay cờ Carry và được liệt kê trong hình 4-7 Lệnh hiệu chỉnh thập phân có thể hiệu chỉnh cho phép trừ và phép cộng, như trong các phép toán số học trên số BCD đơn giản Cờ N được dùng đến để cho phép thực hiện phép toán này Cờ N được set khi phép toán số học cuối là phép trừ Lệnh NEG bù hai toán hạng trong thanh ghi tích lũy Cuối cùng chú ý rằng một lệnh reset carry không có trong Z80, phép toán này thực hiện dễ dàng bằng các lệnh khác như là lệnh logic AND của thanh ghi tích lũy với chính nó.

Trang 35

Hình 4-8 liệt kê các phép toán số học 16 bit giữa các thanh ghi 16 bit Có 5 nhóm lệnh bao gồm cộng và trừ có Carry ADC và SBC ảnh hưởng đến tất cả các cờ Có hai nhóm: phép toán tính địa chỉ hay phép toán số học 16 bit.

Trang 36

Hình 4-8 : PHÉP TÍNH SỐ HỌC 16 BIT

Nhóm lệnh quay và dịch

Khả năng quan trọng của Z80 là khả năng quay và dịch dữ liệu trong thanh ghi tích lũy, thanh ghi đa dụng bất kỳ, hay bất kỳ vị trí bộ nhớ nào Tất cả các mã lệnh quay và dịch được chỉ ra trong hình 4-9 Trong Z80 có nhiều lệnh dịch logic và số học Các thao tác này rất có lợi trong khoảng ứng dụng rộng bao gồm nhân và chia số nguyên Hai lệnh quay BCD là RRD và RLD cho phép 1 digit trong thanh ghi tích lũy quay với 2 digits trong bộ nhớ được chỉ bởi cặp thanh ghi HL Những lệnh này rất có hiệu quả với số BCD

Trang 38

Hình 4-9: DỊCH VÀ QUAY ( ROTATE AND SHIFT)

Thao tác trên bit.

Khả năng set, reset, và test các bit riêng biệt trong thanh ghi hay bộ nhớ là cần thiết trong hầu hết các chương trình Những bit này có thể là cờ trong các chương trình.

Z80 có khả năng set, reset, và test bất kỳ bit nào trong thanh ghi tích lũy, trong các thanh ghi đa dụng hay trong bộ nhớ với một lệnh đơn Hình 4-10 liệt kê 240 lệnh cho mục đích này Định địa chỉ thanh ghi có thể chỉ rõ các phép toán thực thi trên thanh ghi tích lũy hay thanh ghi đa dụng Định địa chỉ gián tiếp thanh ghi và định địa chỉ chỉ mục có thể thực hiện các phép toán trên bộ nhớ ngoài Phép toán test bit set cờ Zero ( Z) nếu kết quả test là zero

Jump, Call và Return

Hình 4-11 liệt kê tất cả lệnh jump, call và return sẽ được Z80 CPU thi hành Lệnh Jump là lệnh rẽ nhánh trong chương trình, đến nơi mà PC sẽ được nạp với giá trị 16 bit được chỉ rõ bởi 1 trong 3 chế độ định địa chỉ ( Định địa chỉ tức thời mở rộng, quan hệ, gián tiếp thanh ghi ) Chú ý rằng nhóm Jump có một vài điều kiện khác nhau, những điều kiện này phải được xác định trước khi lệnh Jump thực thi Nếu các điều kiện này không xảy ra, chương trình sẽ tiếp tục thực hiện các lệnh tiếp theo Các điều kiện phụ thuộc vào thanh ghi cờ Định địa chỉ mở rộng tức thời được dùng để nhảy tới vị trí bất kỳ trong bộ nhớ Lệnh này cần 3 byte ( 2 để xác định địa chỉ 16 bit ) với vị trí byte thấp của địa chỉ nằm trước, theo sau là byte địa chỉ cao

Trang 39

Ví dú, leônh nhạy khođng ñieău kieôn tôùi ñòa chư 3E32H:

Ñòa chư A C3 Maõ leônh A+1 32 ñòa chư thaâp A+2 3E ñòa chư cao

Leônh nhạy lieđn heô chư duøng 2 byte.Byte thöù 2 laø soâ buø hai coù daâu chính laø ñoô dôøi tính töø PC hieôn tái Ñoô dôøi naøy coù giaù trò trong khoạng töø +129 ñeân -126 vaø ñöôïc tính töø ñòa chư cụa maõ leônh.

Coù ba loái nhạy giaùn tieâp thanh ghi, laø nhöõng leônh ñöôïc thi haønh baỉng caùch náp caịp thanh ghi HL hay moôt trong hai thanh ghi chư múc IX, IY moôt caùch giaùn tieâp leđn PC Khạ naíng naøy cho pheùp tính toaùn tröôùc vò trí maø chöông trình seõ nhạy ñeân.

Leônh Call laø moôt dáng ñaịc bieôt cụa leônh Jump, byte ñòa chư theo sau leônh Call ñöôïc ñöa vaøo ngaín xeâp tröôùc khi leônh nhạy thöïc hieôn Leônh Return ngöôïc lái vôùi leônh Call vì döõ lieôu tái ñưnh ngaín xeâp laây ra vaø ñaịt tröïc tieâp vaøo PC ñeơ táo ñòa chư nhạy Leônh Call vaø Return cho pheùp caùc chöông trình con ñôn giạn vaø ngaĩt ngang chöông trình baỉng phaăn meăm Trong hó Z80 coù hai leônh quay veă ñaịc bieôt Quay veă töø chöông trình con phúc vú ngaĩt (RETI) vaø quay veă töø chöông trình con phúc vú ngaĩt khođng che (RETN) ñöôïc CPU xöû lyù nhö laø moôt leônh nhạy khođng ñieău kieôn vôùi maõ leônh laø C9H Söï khaùc bieôt naỉm ôû choể RETI ñöôïc duøng ñeơ keât thuùc chöông trình phúc vú ngaĩt vaø taât cạ caùc chip ngoái vi cụa Z80 seõ chaâp nhaôn vieôc thi haønh leônh naøy ñeơ cho vieôc ñieău khieơn caùc ngaĩt coù ñoô öu tieđn loăng nhau ñöôïïc thöïc hieôn chính xaùc Leônh naøy ñi caịp vôùi thieât bò caùc thieât bò ngoái vi cụa Z80 ñeơ thi haønh nhöõng leônh quay veă ñôn giạn töø caùc ngaĩt Chöông trình sau seõ baùo cho thieât bò ngaĩt raỉng chöông trình phúc vú ngaĩt ñaõ hoaøn taât :

Khođng cho ngaĩt : Caâm ngaĩt tröôùc khi thoaùt khoûi chöông trình con LD A, n : Baùo cho ngoái vi raỉng chöông trình phúc

OUT n,A vú ñaõ hoaøn taât Cho pheùp ngaĩt

Quay veă.

Bạy byte naøy coù theơ ñöôïc thay theâ bôûi moôt byte leônh EI vaø hai byte cụa leônh RETI trong Z80 Ñađy laø ñieău quan tróng khi thôøi gian phúc vú ngaĩt laø toâi thieơu.

Ngày đăng: 25/08/2012, 11:26

Hình ảnh liên quan

Hình 1-1: Sô ñoă khoâi Z80 CPU. - Thiết kế thi công và viết chương trình điều khiển mạch thực hành cho Z80 CPU.DOC

Hình 1.

1: Sô ñoă khoâi Z80 CPU Xem tại trang 10 của tài liệu.
Hình 1-2: Caâu truùc caùc thanh ghi cụa Z80 CPU - Thiết kế thi công và viết chương trình điều khiển mạch thực hành cho Z80 CPU.DOC

Hình 1.

2: Caâu truùc caùc thanh ghi cụa Z80 CPU Xem tại trang 12 của tài liệu.
Sô ñoă caùc chađn cụa Z80 CPU ñöôïc mođ tạ trong hình sau: - Thiết kế thi công và viết chương trình điều khiển mạch thực hành cho Z80 CPU.DOC

o.

ă caùc chađn cụa Z80 CPU ñöôïc mođ tạ trong hình sau: Xem tại trang 13 của tài liệu.
Hình 3-2 laø giạn ñoă thôøi gian cụa chu kyø M1 (laây maõ leônh). PC ñöôïc ñaịt tređn bus ñòa chư tái ñieơm baĩt ñaău cụa chu kyø M1 - Thiết kế thi công và viết chương trình điều khiển mạch thực hành cho Z80 CPU.DOC

Hình 3.

2 laø giạn ñoă thôøi gian cụa chu kyø M1 (laây maõ leônh). PC ñöôïc ñaịt tređn bus ñòa chư tái ñieơm baĩt ñaău cụa chu kyø M1 Xem tại trang 16 của tài liệu.
Hình 3-3 minh hóa giạn ñoă thôøi gian cụa chu kyø ñóc, ghi boô nhôù. Chu kyø naøy thöôøng ñöôïc keùo daøi trong 3 chu kyø xung clock tröø phi coù tráng thaùi ñôïi ñöôïc boô nhôù yeđu caău qua tín hieôu  /WAIT - Thiết kế thi công và viết chương trình điều khiển mạch thực hành cho Z80 CPU.DOC

Hình 3.

3 minh hóa giạn ñoă thôøi gian cụa chu kyø ñóc, ghi boô nhôù. Chu kyø naøy thöôøng ñöôïc keùo daøi trong 3 chu kyø xung clock tröø phi coù tráng thaùi ñôïi ñöôïc boô nhôù yeđu caău qua tín hieôu /WAIT Xem tại trang 17 của tài liệu.
Hình 3-4 minh hóa hoát ñoông ñóc hay ghi I/O. Chuù yù raỉng trong thôøi gian hoát ñoông I/O thì moôt tráng thaùi ñôïi ñöôïc töï ñoông theđm vaøo - Thiết kế thi công và viết chương trình điều khiển mạch thực hành cho Z80 CPU.DOC

Hình 3.

4 minh hóa hoát ñoông ñóc hay ghi I/O. Chuù yù raỉng trong thôøi gian hoát ñoông I/O thì moôt tráng thaùi ñôïi ñöôïc töï ñoông theđm vaøo Xem tại trang 18 của tài liệu.
Hình 3-5 minh hóa giạn ñoă thôøi gian cụa chu kyø bus request/ack. Tín hieôu /BUSREQ ñöôïc CPU laây maêu ôû cánh leđn cụa chu kyø Clock cuoâi trong moôt chu kyø maùy - Thiết kế thi công và viết chương trình điều khiển mạch thực hành cho Z80 CPU.DOC

Hình 3.

5 minh hóa giạn ñoă thôøi gian cụa chu kyø bus request/ack. Tín hieôu /BUSREQ ñöôïc CPU laây maêu ôû cánh leđn cụa chu kyø Clock cuoâi trong moôt chu kyø maùy Xem tại trang 19 của tài liệu.
Hình 3-6 minh hóa giạn ñoă thôøi gian keât hôïp vôùi moôt chu kyø ngaĩt quaõng. Tín hieôu ngaĩt /INT ñöôïc CPU laây maêu ôû cánh leđn cụa clock cuoâi tái ñieơm keât thuùc cụa leônh baât kyø - Thiết kế thi công và viết chương trình điều khiển mạch thực hành cho Z80 CPU.DOC

Hình 3.

6 minh hóa giạn ñoă thôøi gian keât hôïp vôùi moôt chu kyø ngaĩt quaõng. Tín hieôu ngaĩt /INT ñöôïc CPU laây maêu ôû cánh leđn cụa clock cuoâi tái ñieơm keât thuùc cụa leônh baât kyø Xem tại trang 20 của tài liệu.
Hình 3-7 minh hóa chu kyø request hay chu kyø ack cho ngaĩt khođng che ñöôïc. Tín hieôu naøy ñöôïc laây maêu cuøng thôøi ñieơm vôùi ñöôøng /INT, nhöng ñöôøng naøy coù ñoô öu tieđn cao hôn vaø noù khođng  theơ bò caâm do phaăn meăm ñieău khieơn - Thiết kế thi công và viết chương trình điều khiển mạch thực hành cho Z80 CPU.DOC

Hình 3.

7 minh hóa chu kyø request hay chu kyø ack cho ngaĩt khođng che ñöôïc. Tín hieôu naøy ñöôïc laây maêu cuøng thôøi ñieơm vôùi ñöôøng /INT, nhöng ñöôøng naøy coù ñoô öu tieđn cao hôn vaø noù khođng theơ bò caâm do phaăn meăm ñieău khieơn Xem tại trang 21 của tài liệu.
Hình 3- 7: Giạn ñoă thôøi gian cụa NMI./M1 - Thiết kế thi công và viết chương trình điều khiển mạch thực hành cho Z80 CPU.DOC

Hình 3.

7: Giạn ñoă thôøi gian cụa NMI./M1 Xem tại trang 22 của tài liệu.
Hình 3-9: Power – Down Acknowledge - Thiết kế thi công và viết chương trình điều khiển mạch thực hành cho Z80 CPU.DOC

Hình 3.

9: Power – Down Acknowledge Xem tại trang 23 của tài liệu.
Hình 3-8: Thoaùt khoûi tráng thaùi HALT/HALT - Thiết kế thi công và viết chương trình điều khiển mạch thực hành cho Z80 CPU.DOC

Hình 3.

8: Thoaùt khoûi tráng thaùi HALT/HALT Xem tại trang 23 của tài liệu.
Hình 3-10: Power – Down Release Cycle No.1/NMI - Thiết kế thi công và viết chương trình điều khiển mạch thực hành cho Z80 CPU.DOC

Hình 3.

10: Power – Down Release Cycle No.1/NMI Xem tại trang 24 của tài liệu.
Hình 4-3 lieôt keđ leônh Exchange trong Z80. Maõ leônh 08H cho pheùp ngöôøi laôp trình ñoơi giöõa 2 caịp thanh ghi tích luõy, côø trong khi D9H cho pheùp ngöôøi laôp trình ñoơi giöõa 6 thanh ghi ña dúng - Thiết kế thi công và viết chương trình điều khiển mạch thực hành cho Z80 CPU.DOC

Hình 4.

3 lieôt keđ leônh Exchange trong Z80. Maõ leônh 08H cho pheùp ngöôøi laôp trình ñoơi giöõa 2 caịp thanh ghi tích luõy, côø trong khi D9H cho pheùp ngöôøi laôp trình ñoơi giöõa 6 thanh ghi ña dúng Xem tại trang 32 của tài liệu.
Hình 4-5 chư roõ maõ leônh cụa 4 khoâi leônh tìm kieâm. Ñaău tieđn, CP I( So saùnh vaø taín g) so saùnh döõ lieôu vôùi giaù trò maø thanh ghi HL chư ñeân - Thiết kế thi công và viết chương trình điều khiển mạch thực hành cho Z80 CPU.DOC

Hình 4.

5 chư roõ maõ leônh cụa 4 khoâi leônh tìm kieâm. Ñaău tieđn, CP I( So saùnh vaø taín g) so saùnh döõ lieôu vôùi giaù trò maø thanh ghi HL chư ñeân Xem tại trang 33 của tài liệu.
Hình 4- 4: NHOÙM LEÔNH TRUYEĂN KHOÂI (BLOCK TRASFER GROUP) - Thiết kế thi công và viết chương trình điều khiển mạch thực hành cho Z80 CPU.DOC

Hình 4.

4: NHOÙM LEÔNH TRUYEĂN KHOÂI (BLOCK TRASFER GROUP) Xem tại trang 33 của tài liệu.
Hình 4- 5: NHOÙM LEÔNH TÌM KIEÂM (BLOCK SEARCH GROUP) - Thiết kế thi công và viết chương trình điều khiển mạch thực hành cho Z80 CPU.DOC

Hình 4.

5: NHOÙM LEÔNH TÌM KIEÂM (BLOCK SEARCH GROUP) Xem tại trang 34 của tài liệu.
Hình 4-8 lieôt keđ caùc pheùp toaùn soâ hóc 16 bit giöõa caùc thanh ghi 16 bit. Coù 5 nhoùm leônh bao goăm coông vaø tröø coù Carry - Thiết kế thi công và viết chương trình điều khiển mạch thực hành cho Z80 CPU.DOC

Hình 4.

8 lieôt keđ caùc pheùp toaùn soâ hóc 16 bit giöõa caùc thanh ghi 16 bit. Coù 5 nhoùm leônh bao goăm coông vaø tröø coù Carry Xem tại trang 35 của tài liệu.
Hình 4- 8: PHEÙP TÍNH SOÂ HÓC 16 BIT - Thiết kế thi công và viết chương trình điều khiển mạch thực hành cho Z80 CPU.DOC

Hình 4.

8: PHEÙP TÍNH SOÂ HÓC 16 BIT Xem tại trang 36 của tài liệu.
Hình 4- 7: PHEÙP TÍNH AF ÑA DÚNG - Thiết kế thi công và viết chương trình điều khiển mạch thực hành cho Z80 CPU.DOC

Hình 4.

7: PHEÙP TÍNH AF ÑA DÚNG Xem tại trang 36 của tài liệu.
Hình 4-9: DÒCH VAØ QUA Y( ROTATE AND SHIFT) - Thiết kế thi công và viết chương trình điều khiển mạch thực hành cho Z80 CPU.DOC

Hình 4.

9: DÒCH VAØ QUA Y( ROTATE AND SHIFT) Xem tại trang 38 của tài liệu.
Hình 4-1 0: NHOÙM LEÔNH THAO TAÙC BIT - Thiết kế thi công và viết chương trình điều khiển mạch thực hành cho Z80 CPU.DOC

Hình 4.

1 0: NHOÙM LEÔNH THAO TAÙC BIT Xem tại trang 41 của tài liệu.
Hình 4-12 lieôt keđ 8 maõ leônh cho leônh khôûi ñoông lái. Leônh naøy goăm 1 byte gói ñeâ n1 trong 8 ñòa chư baât kyø trong danh saùch - Thiết kế thi công và viết chương trình điều khiển mạch thực hành cho Z80 CPU.DOC

Hình 4.

12 lieôt keđ 8 maõ leônh cho leônh khôûi ñoông lái. Leônh naøy goăm 1 byte gói ñeâ n1 trong 8 ñòa chư baât kyø trong danh saùch Xem tại trang 42 của tài liệu.
Hình 4-1 1: NHOÙM LEÔNH RETURN, CALL VAØ JUMP - Thiết kế thi công và viết chương trình điều khiển mạch thực hành cho Z80 CPU.DOC

Hình 4.

1 1: NHOÙM LEÔNH RETURN, CALL VAØ JUMP Xem tại trang 42 của tài liệu.
Z80 coù taôp leônh môû roông INPUT vaø OUTPUT ñöôïc chư ra trong hình 4-13 vaø 4-14. Vieôc ñònh ñòa chư cụa thieât bò INPUT vaø OUTPUT coù theơ duøng moôt trong 2 caùch: ñònh ñòa chư tuyeôt ñoâi hay  giaùn tieâp thanh ghi, söû dúng thanh ghi C - Thiết kế thi công và viết chương trình điều khiển mạch thực hành cho Z80 CPU.DOC

80.

coù taôp leônh môû roông INPUT vaø OUTPUT ñöôïc chư ra trong hình 4-13 vaø 4-14. Vieôc ñònh ñòa chư cụa thieât bò INPUT vaø OUTPUT coù theơ duøng moôt trong 2 caùch: ñònh ñòa chư tuyeôt ñoâi hay giaùn tieâp thanh ghi, söû dúng thanh ghi C Xem tại trang 43 của tài liệu.
Hình 4-1 4: NHOÙM LEÔNH XUAÂT (OUTPUT GROUP) - Thiết kế thi công và viết chương trình điều khiển mạch thực hành cho Z80 CPU.DOC

Hình 4.

1 4: NHOÙM LEÔNH XUAÂT (OUTPUT GROUP) Xem tại trang 44 của tài liệu.
Hình 4-15: KIEƠM SOAÙT CPU. - Thiết kế thi công và viết chương trình điều khiển mạch thực hành cho Z80 CPU.DOC

Hình 4.

15: KIEƠM SOAÙT CPU Xem tại trang 45 của tài liệu.
Ñöa kyù töï ra maøn hình - Thiết kế thi công và viết chương trình điều khiển mạch thực hành cho Z80 CPU.DOC

a.

kyù töï ra maøn hình Xem tại trang 68 của tài liệu.
• Maøn hình soán thạo - Thiết kế thi công và viết chương trình điều khiển mạch thực hành cho Z80 CPU.DOC

a.

øn hình soán thạo Xem tại trang 69 của tài liệu.
Trôû veă maøn hình soán thạo - Thiết kế thi công và viết chương trình điều khiển mạch thực hành cho Z80 CPU.DOC

r.

ôû veă maøn hình soán thạo Xem tại trang 70 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan