Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của sinh viên một số trường đại học, cao đẳng tại Tỉnh Thái Nguyên (2006-2008)

78 1.2K 8
 Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của sinh viên một số trường đại học, cao đẳng tại Tỉnh Thái Nguyên (2006-2008)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sức khỏe tốt là một mục tiêu quan trọng của giáo dục toàn diện học sinh, sinh viên trong các trường học. Chăm sóc, bảo vệ và giáo dục sức khỏe cho thế hệ trẻ là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà

Trang 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyênh t t p: / / w w w L r c - t nu e d u v n

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

-MAI THỊ THU NGA

THỰC TRẠNG THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ CỦASINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO

ĐẲNG TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN (2006-2008)

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

Thái Nguyên, 2009

Trang 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyênh t t p: / / w w w L r c - t nu e d u v n

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

-MAI THỊ THU NGA

THỰC TRẠNG THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ CỦASINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO

ĐẲNG TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN (2006-2008)

Trang 3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyênh t t p: / / w w w L r c - t nu e d u v n

Lời cảm ơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Ban Giám hiệu, khoa sau đại học Trường đại học Y- Dược- Đại học TháiNguyên đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em trong quá trìnhhọc tập tại Trường.

Các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Y- Dược- ĐHTN đã truyền thụnhững tri thức khoa học cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Phó Giáo sư - Tiến sĩ Hoàng KhảiLập- người Thầy đã đặt ra định hướng nghiên cứu, tận tình chỉ bảo, hướngdẫn cho em hoàn thành luận văn.

Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, cán bộ y tế, cán bộ quản lý sinhviên các trường Đại học Sư Phạm ĐHTN, Đại học Kỹ Thuật công Nghiệp -ĐHTN, Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, Cao đẳng Cơ khí luyện Kim Thái Nguyênđã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu luận văn.

Xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc BHXH Tỉnh Thái Nguyên, BHXHThành phố Thái Nguyên, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng – ĐHTN đã tạonhững điều kiện thuận lợi về thời gian và động viên tinh thần để tôi hoànthành khóa học này.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúpđỡ, động viên khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Tác giả

Mai Thị Thu Nga

Trang 4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyênh t t p: / / w w w L r c - t nu e d u v n

Khái niệm về các loại bảo hiểm 3

Các loại hình bảo hiểm ở Việt Nam 3

Bảo hiểm Y tế ở một số nước trên thế giới 6

Bảo hiểm Y tế ở Việt Nam 9

Một số khó khăn trong việc triển khai BHYT HSSV 17

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 Đối tượng nghiên cứu 19

Thời gian và địa điểm nghiên cứu 19

Phương pháp nghiên cứu và chọn mẫu 19

Chỉ tiêu nghiên cứu 21

Kỹ thuật thu thập số liệu 24

Vật liệu nghiên cứu 24

Khống chế sai số 25

Đạo đức trong nghiên cứu 25

Xử lý số liệu 25

Trang 5

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26 3.1.

3.2 3.3.

Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 26 Thực trạng sinh viên tham gia BHYT 29 Hiểu biết, thái độ và nguyện vọng của sinh viên về BHYT 36

4.1 4.2 4.3.

Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 41 Thực trạng sinh viên tham gia BHYT 42 Hiểu biết, thái độ và nguyện vọng của sinh viên về BHYT 46

PHỤ LỤC

Trang 6

ĐHKTCN Đại học Kỹ thuật công nghiệp HSSV Học sinh sinh viên

Trang 7

Một số kết quả hoạt động bảo hiểm y tế đã đạt được 14

Tỷ lệ SV các trường đại học, cao đẳng tham gia BHYT 16

Đối tượng nghiên cứu phân bố theo giới 26

Đối tượng nghiên cứu phân bố theo dân tộc 27

Đối tượng nghiên cứu phân bố theo diện chính sách 27

Trình độ chuyên môn của cán bộ y tế 28

Tỷ lệ cán bộ y tế/tổng số cán bộ công nhân viên và SV 28

Tỷ lệ sinh viên tham gia BHYT 29

Tỷ lệ sinh viên tham gia BHYT phân bố theo dân tộc 30

Số lần sử dụng thẻ bình quân trong năm (2006-2008) 30

Số lần sử dụng thẻ BHYT để KCB (2008) 31

Nơi KCB thường xuyên của sinh viên có thẻ BHYT 32

Cơ sở y tế được SV lựa chọn khám chữa bệnh BHYT 33

Tình trạng bệnh tật của sinh viên khi mua BHYT 33

Thực trạng sử dụng quỹ YTHĐ trích từ BHYT học sinh 34

Chất lượng dịch vụ y tế 34

Hiểu biết của sinh viên về quyền lợi khi tham gia BHYT 35

Nguồn cung cấp thông tin cho SV về chính sách BHYT 36

Thái độ của sinh viên với việc mua thẻ BHYT 37

Ý kiến của sinh viên về mức đóng BHYT hiện nay 37

Ý kiến của SV diện chính sách về mức đóng BHYT hiện nay

38 Ý kiến của SV về khả năng đáp ứng nhu cầu KCB cho người có thẻ BHYT 39

Lý do sinh viên không tham gia BHYT 40

Nguyện vọng của sinh viên về mức nộp BHYT 40

Trang 8

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1 Tỷ lệ SV các trường ĐH, CĐ tham gia BHYT 16

Biểu đồ 3.1 Đối tượng nghiên cứu phân bố theo giới 26

Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ sinh viên tham gia BHYT 29

Biểu đồ 3.3 Số lần sử dụng thẻ BHYT để khám chữa bệnh (2008) 31

Biểu đồ 3.4 Nơi KCB thường xuyên của sinh viên có thẻ BHYT 32

Biểu đồ 3.5 Nguồn cung cấp thông tin cho SV về chính sách BHYT 36

Biểu đồ 3.6 Ý kiến của sinh viên về mức đóng BHYT hiện nay 38

Trang 9

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sức khỏe tốt là một mục tiêu quan trọng của giáo dục toàn diện học sinh, sinh viên trong các trường học Chăm sóc, bảo vệ và giáo dục sức khỏe cho thế hệ trẻ là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước, của mỗi gia đình và toàn xã hội [24],[36] Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe thế hệ trẻ được thể hiện qua nhiều chính sách trong đó có chính sách bảo hiểm y tế học sinh Những năm qua, bảo hiểm y tế học sinh đã góp phần tích cực trong việc củng cố và phát triển y tế trường học Mặt khác, bảo hiểm y tế học sinh còn mang tính nhân văn, nhân đạo và cộng đồng với tinh thần tương thân tương ái “Mình vì mọi người, mọi người vì mình” [26], [39].

Bảo hiểm y tế là phương thức phù hợp với nền kinh tế thị trường, là biện pháp chi trả tiến bộ, văn minh, đảm bảo tính công bằng, hiệu quả và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho đại đa số người dân, nhất là người nghèo, tránh được nguy cơ đói nghèo phát sinh do viện phí Thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe người dân, góp phần thể chế hóa chủ trương “Đầu tư bứt phá cho chăm sóc sức khỏe và chuyển dần từ đầu tư trực tiếp cho cơ sở y tế sang đầu tư trực tiếp cho người hưởng thụ thông qua bảo hiểm y tế” [8],[45].

Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu vực Đông Bắc, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc bộ Cách thủ đô Hà Nội gần 80km về phía Bắc, Thái Nguyên có diện tích tự nhiên 3.562,82km2 với dân số khoảng 1,1 triệu người Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện) Thái Nguyên còn là trung tâm đào tạo lớn thứ ba trong cả nước với 8 trường đại học, 11 trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo được khoảng gần 100.000 lao động Vì vậy, vấn đề chăm

Trang 10

sóc sức khỏe cho học sinh, sinh viên càng được các trường và Bảo hiểm xã hội quan tâm hơn [48] Trải qua hơn 15 năm triển khai bảo hiểm y tế tự nguyện cho học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên, bảo hiểm y tế đã mang lại nhiều lợi ích cho học sinh, sinh viên khi tham gia Với số lượng lớn sinh viên nên vấn đề tham gia bảo hiểm y tế của sinh viên có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ mang tính chất xã hội, tính chất nhân đạo mà còn góp phần quan trọng chăm lo sức khỏe và tạo điều kiện cho sinh viên học tập tốt Việc triển khai và phát triển bảo hiểm y tế trong sinh viên có mối quan hệ mật thiết tới sự hiểu biết, thái độ và nguyện vọng của sinh viên về BHYT Nghiên cứu vấn đề trên sẽ phát hiện được các thông tin quan trọng giúp cho việc cải thiện chất lượng công tác triển khai bảo hiểm y tế trong sinh viên của các trường đại học, cao đẳng nói chung và nói riêng ở khu vực Tỉnh Thái Nguyên.

Với những lý do như trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Thực trạng thamgia bảo hiểm y tế của sinh viên một số trường đại học, cao đẳng tại TỉnhThái Nguyên (2006-2008)” Trong đề tài này chúng tôi nghiên cứu những vấn

đề sau:

1 Mô tả thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của sinh viên một số trường đạihọc, cao đẳng tại Tỉnh Thái Nguyên.

2 Tìm hiểu sự hiểu biết, thái độ và nguyện vọng của sinh viên về bảo hiểmy tế.

Trang 11

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 Khái niệm về các loại bảo hiểm

* Bảo hiểm

Bảo hiểm là hoạt động thể hiện việc người bảo hiểm đứng ra cam kết, bồi thường theo qui luật thống kê cho người được bảo hiểm với điều kiện người tham gia bảo hiểm nộp một khoản phí cho người bảo hiểm [43].

* Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm khoản thu nhập từ nghề nghiệp do bị mất hoặc bị giảm khả năng lao động hoặc mất việc làm, thông qua việc hình thành và sử dụng một quĩ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội, nhằm góp phần đảm bảo an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội [4], [43].

* Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế là một loại hình bảo hiểm mà cơ quan bảo hiểm chi trả các chi phí y tế do các nguyên nhân hoặc tai nạn đã được bảo hiểm cho người được bảo hiểm y tế khi người được bảo hiểm y tế bị ốm đau [43].

1.2 Các loại hình bảo hiểm ở Việt Nam1.2.1 Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là chính sách xã hội của Nhà nước nhằm tạo lập quỹ tập trung trợ giúp cho người lao động bao gồm các chế độ trợ cấp sau: hưu trí, tử tuất, ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Đặc trưng cơ bản của bảo hiểm xã hội:

- Bảo hiểm cho người lao động trong và sau quá trình lao động.

Trang 12

- Bảo hiểm cho các rủi ro có liên quan đến thu nhập như: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà những rủi ro này làm cho người lao động bị giảm hoặc mất nguồn thu nhập.

- Người lao động và chủ sở hữu lao động phải có nghĩa vụ đóng góp hình thành quỹ bảo hiểm xã hội.

- Các hoạt động bảo hiểm xã hội theo luật định và được Nhà nước bảo hộ.

Nguồn hình thành quỹ: được đóng góp từ người sử dụng lao động (15% quỹ lương) và người lao động (5% mức lương) Phần còn lại được lấy từ Ngân sách nhà nước và các nguồn khác [3],[43].

1.2.2 Bảo hiểm Y tế

Bảo hiểm y tế là chính sách xã hội do Nhà nước tổ chức thực hiện, nhằm huy động sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động, các tổ chức và cá nhân để thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế khi ốm đau Hiện tại, chế độ bảo hiểm y tế ở Việt nam có 2 loại hình chủ yếu là: BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện [3],[43].

* Bảo hiểm y tế bắt buộc:

Lúc ban đầu chế độ BHYT bắt buộc được áp dụng cho một số nhóm đối tượng, chủ yếu là công chức Nhà nước, người lao động trong các doanh nghiệp Sau đó, đối tượng tham gia BHYT bắt buộc được chia thành 13 nhóm cơ bản Mức đóng và phương thức đóng góp của các nhóm khác nhau cũng có sự khác nhau: 3% tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp, tiền tuất, tiền học bổng; 3% mức tiền lương tối thiểu; mức cố định là 60.000đ/người/năm [3], [43].

* Bảo hiểm y tế tự nguyện:

Theo qui định hiện hành, mọi đối tượng đều có thể tham gia BHYT tự nguyện Trong thời gian qua, có những nhóm đối tượng sau đây tham gia BHYT tự nguyện: học sinh, sinh viên, hội viên hội đoàn thể, các thành viên trong hộ gia đình ở nông thôn và ở thành thị, thân nhân người lao động Mức

Trang 13

phí BHYT tự nguyện được xác định trên nguyên tắc phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của địa phương, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, giá dịch vụ y tế, xác suất ốm đau của người tham gia và bảo đảm cân đối thu chi quĩ BHYT Cơ quan Bảo hiểm xã hội xây dựng các đề án xác định mức phí bảo hiểm y tế cho từng loại hình BHYT tự nguyện [3], [43].

1.2.3 Bảo hiểm thương mại

Bảo hiểm thương mại còn được gọi là bảo hiểm rủi ro hay bảo hiểm kinh doanh, được hiểu là sự kết hợp giữa những hoạt động kinh doanh với việc quản lý rủi ro Về bản chất, bảo hiểm thương mại là biện pháp chia nhỏ tổn thất của một hay một số ít người có khả năng cùng gặp một loại rủi ro, dựa vào quỹ chung bằng tiền, được xây dựng trên cơ sở sự đóng góp của nhiều người có khả năng gặp tổn thất đó, thông qua hoạt động của công ty bảo hiểm Bảo hiểm thương mại có thể chia thành hai loại là: bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ [43].

* Bảo hiểm nhân thọ:

Bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm qua đó công ty bảo hiểm cam kết sẽ trả một số tiền thỏa thuận khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra liên quan đến sinh mạng và sức khỏe của con người Các đặc trưng cơ bản của bảo hiểm nhân thọ là:

- Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là một loại hợp đồng dài hạn với mức phí bảo hiểm không thay đổi trong suốt thời hạn bảo

- Bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm duy nhất có thể chi trả cho dù có rủi ro hay không rủi ro xảy ra.

- Công ty bảo hiểm và người được bảo hiểm đều phải tuân thủ nguyên tắc trung thực tuyệt đối Tuân thủ nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm.

- Mức độ rủi ro của bảo hiểm tăng theo độ tuổi của người được bảo hiểm - Kết thúc hợp đồng với sự kiện chết của người được bảo hiểm.

Trang 14

Các sản phẩm của bảo hiểm nhân thọ: bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp, bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm niên kim [43].

* Bảo hiểm phi nhân thọ:

Bảo hiểm phi nhân thọ là các nghiệp vụ bảo hiểm thương mại khác không thuộc phạm vi bảo hiểm nhân thọ Tùy theo từng đặc trưng riêng của đối tượng bảo hiểm, bảo hiểm phi nhân thọ được phân thành nhiều loại hình bảo hiểm khác nhau: bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, bảo hiểm hàng không, các loại bảo hiểm con người phi nhân thọ [43].

1.3 Bảo hiểm Y tế ở một số nước trên thế giới

* BHYT ở Đức: BHYT theo luật định chiếm khoảng 90% dân số (trong

đó có BHYT bắt buộc gồm người lao động và hưu trí có thu nhập <47.700euro), BHYT tư nhân chiếm khoảng 10% dân số (trong đó BHYT tự nguyện là những người có thu nhập >47.700euro) BHYT xã hội Đức dựa trên nguyên tắc thống nhất, cơ chế tự quản, người bệnh hưởng trực tiếp các dịch vụ y tế, có sự cạnh tranh về đối tượng tham gia giữa các quĩ bảo hiểm y tế Bệnh nhân BHYT cùng đóng góp chi phí cho một số dịch vụ nhất định Trẻ dưới 18 tuổi được miễn cùng chi trả, trừ trường hợp chi phí về nha khoa và chi phí đi lại; nhóm thu nhập thấp và bệnh mãn tính miễn cùng chi trả và tiền bệnh nhân cùng chi trả không vượt quá 2% thu nhập năm của họ [28], [50].

* BHYT ở Hàn Quốc: Có 3 loại hình BHYT khác nhau gồm: BHYT cho

công chức, giáo viên và người phụ thuộc (10,4% dân số); BHYT cho người lao động trong ngành công nghiệp và người phụ thuộc (36% dân số); BHYT cho người lao động tự lập (50,1% dân số); đến năm 1998 chương trình Medicaid (trợ cấp y tế miễn phí) bao phủ 3,5% dân số còn lại Hàn quốc chỉ mất 12 năm bắt đầu từ năm 1977 đến năm 1989 để mở rộng BHYT xã hội tới toàn bộ dân số Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, chế độ chính quyền quân

Trang 15

sự, cùng với mô hình bảo hiểm đa dạng dựa trên nhiều tổ chức bảo hiểm tách biệt cho từng loại lao động khác nhau trong nền kinh tế, tất cả những điều này đã góp phần mở rộng nhanh chóng BHYT tại Hàn quốc [32].

* BHYT ở Pháp: BHYT ở Pháp có tính bắt buộc và độc quyền kể cả

những người nước ngoài cư trú tại Pháp đều phải đóng góp vào hệ thống BHYT này Tất cả mọi người đều có thẻ khám bệnh, trẻ em trên 16 tuổi thì có thẻ riêng, trước đó đăng ký trên thẻ của cha mẹ Hiện nay, người dân đi khám bệnh hoặc mua thuốc hầu như không phải trả tiền ngoại trừ các khoản đóng góp bắt buộc bắt đầu áp dụng từ năm 2005: như chuyển từ chế độ miễn phí hoàn toàn sang chế độ đóng góp - mỗi lần khám bệnh phải trả 1euro, mỗi lọ thuốc sẽ đóng 0,5euro ; đặt ra chế độ bác sỹ theo dõi; chế độ khám chữa bệnh hay mua thuốc của bệnh nhân [38] [42].

* BHYT ở Philippines: BHYT tự nguyện ở Philippines thực hiện với các

đối tượng: người lao động tự do và người nghèo Các văn phòng Khu vực, Văn phòng các vùng đều có bộ phận “phát triển hội viên”- Đây là bộ phận có nhiệm vụ chính trong việc tổ chức thực hiện BHYT tự nguyện cho dân cư trong địa bàn phụ trách Nhà nước mua thẻ BHYT cho người nghèo nhưng do phụ thuộc vào kinh phí (của Trung ương và địa phương) nên hiện tại mới có khoảng 5 triệu người nghèo được mua BHYT trong số gần 35 triệu người nghèo của Philippines (chiếm khoảng 1/7) Do vậy, số người nghèo còn lại cùng với các bộ phận dân cư khác phải tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện Tổ chức triển khai bảo hiểm y tế chủ yếu thông qua các hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, bằng tờ gấp, các hội nghị, việc cán bộ xuống dân rất hạn chế do không đủ cán bộ Chính quyền các cấp giữ vai trò quan trọng đối với quá trình tổ chức thực hiện BHYT tự nguyện, bằng các văn bản chỉ đạo của chính quyền các cấp khẳng định chính sách BHYT xã hội do Nhà nước tổ chức và thực hiện để nhân dân yên tâm tham gia Mặt khác,

Trang 16

giá dịch vụ y tế ở Philippines khá cao cũng là yếu tố tác động quan trọng đối với việc tham gia bảo hiểm y tế người dân [44].

* BHYT ở Thái Lan: BHYT cho đối tượng là người lao động làm công

ăn lương trong các doanh nghiệp từ 1 lao động trở lên (khoảng 7 triệu người), tỷ lệ đóng là 4,5% trong đó Nhà nước đóng 1/3, chủ sử dụng đóng 1/3 và người lao động đóng 1/3 Phương thức thanh toán chi phí trong khu vực này là khoán định suất Còn lại 46 triệu dân được hưởng chế độ theo chương trình “Chăm sóc sức khỏe toàn dân” Theo chế độ này mỗi người được cấp 1 thẻ và mỗi lần đi khám bệnh hoặc vào nằm viện đều phải nộp 30 baht- còn gọi là “chương trình 30 baht” Phương thức thanh toán là khoán định suất đối với ngoại trú bằng 55% quĩ và theo nhóm chẩn đoán đối với nội trú bằng 45% quĩ Thái Lan đang phải đối mặt với một loạt thách thức như sự lạm dụng BHYT, chi phí quá tăng, hệ thống quản lí phân tán, sự khác biệt khá lớn về quyền lợi giữa các khu vực, các đối tượng Hiện tại, Thái Lan áp dụng phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT theo định suất và đang tích cực triển khai phương thức thanh toán theo chẩn đoán [27], [42].

* BHYT ở Trung Quốc: BHYT ở Trung Quốc có hai loại: BHYT ở nôngthôn (hợp tác y tế nông thôn) và BHYT ở thành phố (bảo hiểm cho nhân viênnhà nước; bảo hiểm cho các xí nghiệp nhà nước; bảo hiểm cho những ngườiăn theo công nhân xí nghiệp; bảo hiểm cho các xí nghiệp tuyến quận, huyện;BH cho các xí nghiệp tuyến xã, phường; bảo hiểm cho những người ăn theocông nhân địa phương) Có hơn 400 triệu người (40% dân số) được bảo hiểm

y tế tại Trung Quốc Cụ thể như sau: 22 triệu nhân viên nhà nước, 71 triệu công nhân xí nghiệp quốc doanh và 55 triệu người ăn theo, 136 triệu công nhân các xí nghiệp cấp huyện và 97 triệu người ăn theo, 30 triệu nông dân trong các hợp tác xã y tế nông thôn Trong số 40% dân số được bảo hiểm y tế chỉ có 20% được bảo hiểm tương đối đầy đủ, 20% còn lại chỉ được bảo hiểm

Trang 17

một phần Vấn đề làm thế nào để mở rộng bao phủ bảo hiểm y tế cả thành phố và nông thôn vẫn còn là một câu hỏi chưa có câu trả lời cụ thể.

Trung Quốc xây dựng kế hoạch thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân theo lộ trình đến 2011: Từ năm 2010, trên 90% người dân sẽ được nhận hỗ trợ 120 nhân dân tệ mỗi người để tham gia bảo hiểm y tế Đồng thời xây dựng một hệ thống sản xuất và phân phối các thuốc chủ yếu, nâng cấp các trung tâm y tế vùng sâu vùng xa cũng như thu hẹp khoảng cách về chất lượng giữa thành thị và nông thôn [30],[32].

1.4 Bảo hiểm Y tế ở Việt Nam

Bảo hiểm y tế Việt Nam là một chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, chính sách BHYT chính thức được thực hiện theo nghị định 299/HĐBT ngày 15/08/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế đánh dấu sự ra đời của BHYT ở nước ta [19] Điều lệ BHYT đã ban hành trước đây có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn đầu thực hiện, là tiền đề cho việc mở rộng phát triển BHYT ở nước ta trong những năm tiếp theo Trải qua hơn 15 năm thực hiện, BHYT đã chứng minh sự cần thiết và từng bước trở thành một nhu cầu tất yếu của đời sống xã hội Các chính sách BHYT đã có những bước phát triển đáng kể và đang dần được hoàn thiện về cơ sở pháp lý cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước, đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân trong từng giai đoạn.

* Những thay đổi về chính sách BHYT qua các giai đoạn

Giai đoạn 1: từ năm 1992 đến 28/9/1998 Giai đoạn này hệ thống BHYT

ở Việt Nam được tổ chức và quản lý theo qui định của Nghị định số 299/HĐBT ngày 15/8/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và điều lệ BHYT Bảo hiểm y tế Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động Đây là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm huy động sự đóng góp của các nhân, tập thể và cộng đồng xã hội vừa để tạo nguồn ngân sách y

Trang 18

tế ổn định theo cơ chế trả trước, vừa là một hoạt động mang tính nhân đạo, nhiều người giúp một người khi bị ốm đau phải khám và điều trị [3] Tuy nhiên do cơ cấu tổ chức và quản lý của hệ thống BHYT Việt Nam nên trong quá trình thực hiện nảy sinh một số tồn tại cơ bản là:

- Quyền lợi của người tham gia BHYT chưa được đảm bảo thống nhất trong cả nước Một số tỉnh, thành phố tự ý đặt ra những qui định riêng trong việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT.

- Một số địa phương có số thu BHYT ít phải hạn chế chi trả chi phí khám chữa bệnh trong khi một số địa phương có số thu nhiều, quĩ BHYT còn dư nhưng không thể điều tiết được từ nơi thừa sang nơi thiếu.

- Bảo hiểm y tế Việt Nam khó thực hiện chức năng giám sát, điều tiết hoạt động bảo hiểm y tế trên phạm vi toàn quốc.

Giai đoạn 2: từ 29/9/1998 đến 31/12/2002 Giai đoạn này hệ thống

BHYT Việt Nam được tổ chức và quản lý theo Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ đã ban hành điều lệ BHYT và Nghị định số 47/CP ngày 06/06/1994 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Điều lệ BHYT với những điểm mới cơ bản là: mở rộng chính sách BHYT, đa dạng hóa các loại hình BHYT để đông đảo các tầng lớp dân cư có điều kiện tham gia hoạt động vì lợi ích của cá nhân và của cộng đồng, đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người có thẻ BHYT, xác định rõ hơn trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức chế độ BHYT, thực hiện phương thức cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh BHYT (cơ quan BHYT chi trả 80% cho các cơ sở điều trị theo giá viện phí hiện hành, còn 20% người bệnh tự trả cho các cơ sở điều trị), thực hiện công bằng trong khám chữa bệnh, thống nhất công tác quản lý hệ thống BHYT theo ngành dọc để chính sách xã hội này được thực hiện đồng bộ, công bằng, hiệu quả, đảm bảo an toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm y tế [3],[21].

Trang 19

Giai đoạn 3: từ năm 2002 đến 30/6 năm 2009 Thực hiện quyết định số

20/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống BHYT Việt Nam được chuyển từ Bộ Y tế sang Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý Theo đó BHXH Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng thực hiện chính sách, chế độ BHXH, BHYT và quản lý các quỹ BHXH, BHYT theo qui định của pháp luật Trong giai đoạn này rất nhiều nghị định, thông tư hướng dẫn của Chính phủ, của ngành được ban hành nhằm mục đích đảm bảo nguồn tài chính phục vụ công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, từng bước xóa bỏ cơ chế bao cấp trong y tế, xã hội hóa việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, công chức và người lao động, đảm bảo sự ổn định và bền vững của hệ thống an sinh xã hội tại Việt Nam Các chính sách BHYT trong giai đoạn này đã và đang được thực hiện là:

- Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/05/2005 của Chính phủ ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế, từ 1/7/2005 quyền lợi của người tham gia BHYT được mở rộng đó là: người có thẻ BHYT không cùng chi trả 20% chi phí khám chữa bệnh, không thực hiện trần điều trị nội trú; được thanh toán các dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn, bệnh bẩm sinh, tai nạn giao thông, chi phí vận chuyển Mức thanh toán khám chữa bệnh tự chọn tăng lên Gần 1000 loại dịch vụ kỹ thuật được bổ xung Mở rộng các đối tượng BHYT bắt buộc [22].

- Thông tư liên tịch số 21/2005/TTLT-BYT-BTC ngày 27/07/2005 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT bắt buộc đó là: mở rộng nhóm đối tượng tham gia BHYT bắt buộc, qui định mức chi phí bình quân tại các tuyến chuyên môn kỹ thuật áp dụng thanh toán trực tiếp cho người có thẻ BHYT khám chữa bệnh theo yêu cầu riêng [13].

- Thông tư liên tịch số 22/2005/TTLT-BYT-BTC ngày 24/08/2005 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn việc triển khai thực hiện BHYT tự nguyện có sửa đổi điều kiện triển khai như sau: đối với thành viên hộ gia

Trang 20

đình phải có 100% thành viên có tên trong sổ hộ khẩu và cư trú trên địa bàn của cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đăng ký tham gia BHYT tự nguyện (trừ người đã có thẻ BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện theo các nhóm đối tượng khác, trẻ em dưới 6 tuổi) và có ít nhất 10% số hộ gia đình trong phạm vi địa bàn xã đăng ký tham gia BHYT tự nguyện Đối với học sinh sinh viên triển khai theo nhà trường với điều kiện phải có ít nhất 10% số học sinh sinh viên trong danh sách HSSV của nhà trường tham gia BHYT tự nguyện Đối với hội viên hội đoàn thể phải có ít nhất 30% số hội viên trên tổng số hội viên của hội đoàn thể tham gia [14].

- Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT- BYT- BTC ngày 30/03/2007 của Bộ y tế và Bộ tài chính qui định khám chữa bệnh nội, ngoại trú BHYT tự nguyện như sau: đối với KCB ngoại trú được thanh toán 100% chi phí khi có chi phí dưới 100.000 đồng , được thanh toán 80% chi phí khi có chi phí trên 100.000 đồng Đối với KCB nội trú được thanh toán 80% chi phí KCB [15].

- Thông tư liên tịch số 14/2007/TTLT- BYT- BTC ngày 10/12/2007 của Bộ y tế và Bộ tài chính sửa đổi: điều kiện triển khai đó là bỏ điều kiện 100% thành viên trong hộ gia đình, 10% số hộ gia đình trong phạm vi địa bàn xã và 10% số HSSV trong danh sách HSSV của nhà trường tham gia, qui định khung mức đóng và phương thức đóng BHYT tự nguyện [16].

Giai đoạn 4: từ ngày 01 tháng 07 năm 2009 đến nay Đây là giai đoạn

quan trọng nhất, Luật Bảo hiểm y tế được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14 tháng 11 năm 2008 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009 Theo qui định của Chính phủ chậm nhất là ngày 01 tháng 01 năm 2014 thực hiện Bảo hiểm y tế toàn dân Luật BHYT quy định về chế độ, chính sách BHYT, bao gồm đối tượng, mức đóng, trách nhiệm và phương thức đóng BHYT, phạm vi được

Trang 21

hưởng BHYT, thanh toán chi phí khám chữa bệnh, quyền và trách nhiệm của các bên liên quan đến BHYT [33].

* Một số kết quả hoạt động Bảo hiểm y tế đã đạt được:

Đối với ngân sách nhà nước: nguồn thu từ BHYT đối với ngân sách nhà nước tăng dần theo từng năm: năm 1993 là 111 tỷ đồng bằng 7% ngân sách y tế; năm 1997 là 540 tỷ đồng bằng 12% ngân sách y tế [41]; năm 2002 đạt 1150 tỷ chiếm gần 1/3 tổng ngân sách giành cho y tế [38] và năm 2007 là 5.800 tỷ đồng [2].

Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế: đối tượng tham gia BHYT ngày càng được mở rộng đến nay đã mở rộng đến 13 nhóm đối tượng (đối với BHYT bắt buộc) Đối với BHYT tự nguyện áp dụng cho mọi đối tượng và bỏ các điều kiện ràng buộc khi tham gia BHYT đối với hộ gia đình, hội đoàn thể, các trường học [16],[21].

Số lượng người tham gia bảo hiểm y tế ngày càng tăng: từ 3,79 triệu người năm 1993 (chiếm 5,3% dân số) đã tăng lên 9,5 triệu năm 1997 (chiếm 12,5% dân số) [41] và 12,5 triệu người năm 2002 chiếm 15,6% dân số cả nước trong đó có 4 triệu người tham gia BHYT tự nguyện đến năm 2007 là 37,8 triệu người (chiếm 42% dân số) [2].

Đối với chi phí giành cho khám chữa bệnh: năm 1993 chi phí giành cho khám chữa bệnh bảo hiểm y tế là 49 tỷ đồng và tăng lên 480 tỷ đồng vào năm 1997 [41], năm 2003 là 1.180 tỷ đồng và tăng lên 7.900 tỷ đồng vào năm 2007 [2].

Người có BHYT đi khám chữa bệnh đã tăng từ 2,2 triệu lượt người năm 1993 lên 14 triệu lượt người năm 1997 [41], 19,7 triệu lượt người năm 2002 [45], và 83,2 triệu lượt người năm 2007 [2].

Trang 22

Bảng 1.1 Một số kết quả hoạt động bảo hiểm y tế đã đạt được Số thẻ BHYT (triệu người)

Tỷ lệ đối với dân số (%) Chi phí giành cho KCB (tỷ đồng) 49 480 1.050 3.202 7.900 Quyền lợi của người tham gia bảo hiểm ytế ngày càng được mở rộng và chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được nâng cao như: không thực hiện trần điều trị nội trú, được thanh toán các dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn, bệnh bẩm sinh, tai nạn giao thông, chi phí vận chuyển , mức thanh toán KCB tự chọn tăng lên, gần 1000 loại dịch vụ kỹ thuật được bổ sung [22].

* Một số đánh giá về kết quả BHYT học sinh sinh viên ở Việt Nam:

Những thành tựu: Chính sách BHYT học sinh ở nước ta đã được

người dân chấp nhận, thể hiện ở mức độ bao phủ tăng dần hàng năm, đến cuối năm 2006, số học sinh tham gia đạt 44% số học sinh cả nước Đến nay tất cả các tỉnh, thành phố đã thực hiện bảo hiểm y tế học sinh có nề nếp Trên thế giới, không có nước nào thực hiện bảo hiểm y tế học sinh theo hình thức tự nguyện như ở Việt Nam, học sinh các nước thường tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc theo hộ gia đình người lao động Các mô hình bảo hiểm y tế tự nguyện khác cũng không triển khai riêng cho học sinh sinh viên và chưa có quỹ bảo hiểm y tế tự nguyện ở nước nào trên thế giới huy động được số tham gia đông đảo như ở nước ta bảo hiểm y tế học sinh ở nước ta là mô hình thành công nhất cả về số người tham gia, số thu vào quỹ, sự tăng trưởng nhanh và khá bền vững cũng như khả năng cân đối thu chi quỹ [29].

Trang 23

Quyền lợi của học sinh tham gia bảo hiểm y tế được mở rộng Học sinh tham gia bảo hiểm y tế từ chỗ chỉ được điều trị nội trú và chăm sóc sức khỏe tại y tế trường học đến được hưởng quyền lợi như đối tượng bắt buộc, có một số quyền lợi cao hơn các đối tượng bắt buộc như trợ cấp tử vong và có một tỷ lệ quỹ BHYT để chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trường học.

Hoạt động của y tế trường học dần dần được cụ thể hóa thông qua việc tổ chức cấp cứu, sơ cứu và khám chữa bệnh thông thường cho học sinh kịp thời, không để bệnh tiến triển nặng lên và chi phí tốn kém ở tuyến trên Phối hợp với các chương trình y tế quốc gia như nha học đường, mắt học đường, phòng chống giun sán học đường, vệ sinh học đường để tuyên truyền và giáo dục cho học sinh có kiến thức tối thiểu về phòng chống các bệnh học đường Tổ chức khám sức khỏe cho học sinh đầu cấp, phân loại thể lực, bệnh tật của học sinh, phát hiện kịp thời các bệnh cấp tính, mãn tính, bẩm sinh để phối hợp với gia đình chữa trị.

Quỹ BHYT học sinh sinh viên đã hòa nhập thống nhất trên địa bàn cả nước, sự san sẻ trong cộng đồng lớn sẽ đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người tham gia cũng như cân đối quỹ BHYT học sinh Quỹ BHYT học sinh cơ bản đã giải quyết khó khăn về mặt tài chính cho học sinh khi ốm đau bệnh tật, tai nạn, bị mắc các bệnh hiểm nghèo phải điều trị nội trú tại các cơ sở y tế từ tuyến Trung ương đến địa phương.

Tiềm năng phát triển bảo hiểm y tế học sinh ở nước ta còn rất lớn, hiện có trên 8 triệu học sinh tham gia bảo hiểm y tế, đạt 44% tổng số học sinh sinh viên cả nước, nhưng vẫn còn khoảng hơn 10 triệu học sinh nữa chưa có bảo hiểm y tế [40] Mặc dù học sinh ở các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh Tây nguyên và một số vùng khó khăn đang có bảo hiểm y tế người nghèo nhưng khi đời sống kinh tế khá lên và thoát nghèo thì số dân ở các tỉnh này trong đó có học sinh sinh viên lại trở thành đối tượng không có bảo hiểm y tế Chính vì

Trang 24

vậy, tiềm năng phát triển BHYT học sinh ở nước ta trong những năm tới còn rất lớn và công tác tuyên truyền vận động học sinh sinh viên tham gia BHYT tự nguyện trong khi Nhà nước chưa đưa vào diện tham gia bắt huộc [29].

* Bảo hiểm y tế ở Thái Nguyên

Tỉnh Thái Nguyên bắt đầu triển khai thí điểm BHYT tự nguyện HSSV tại Thành phố Thái Nguyên từ năm học 1995-1996 với tổng số học sinh tham gia là 31.621 em, năm học 1997-1998 đã có 99.803 học sinh tham gia BHYT và đạt 37% trong tổng số học sinh toàn tỉnh, đến năm học 2000-2001 số lượng HSSV tham gia BHYT tăng lên gần 110.000 em, bằng 50% tổng số học sinh sinh viên toàn tỉnh [46].

Năm học 2005-2006 có 150 nghìn HSSV tham gia đạt tỷ lệ 83% tổng số học sinh diện tham gia BHYT của toàn tỉnh và đứng trong tốp 5 địa phương dẫn đầu cả nước có tỷ lệ học sinh tham gia BHYT cao nhất [46] Năm 2007 tổng số người tham gia BHYT tự nguyện là 180.115, trong đó HSSV là 131.183 em, tổng số tiền thu được là 20,64 tỷ đồng, tổng số tiền chi cho khám chữa bệnh là 27,2 tỷ đồng [34].

Đối với các trường đại học, cao đẳng số lượng sinh viên tham gia BHYT tăng dần theo các năm, năm 2003 có 17.241 sinh viên tham gia đạt tỷ lệ 42%, năm 2005 có 29.527 sinh viên tham gia đạt tỷ lệ 51% và đến năm 2007 số sinh viên tham gia BHYT đã tăng lên là 34.712 em đạt tỷ lệ 61% [5].

Bảng 1.2 Tỷ lệ sinh viên các trường đại học, cao đẳng tham gia BHYT

Trang 25

Biểu đồ 1.1 Tỷ lệ sinh viên các trường ĐH, CĐ tham gia BHYT

Có được kết quả như trên là do có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành đặc biệt là ngành y tế và giáo dục, sự lãnh đạo và chỉ đạo, các văn bản thống nhất từ Trung ương xuống địa phương, đội ngũ cán bộ ngành BHXH tích cực, đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức như tờ rơi, báo đài công tác giám định y tế tại các bệnh viện và công tác thanh toán luôn được chú trọng cũng tác động đến sự tham gia BHYT học sinh [34].

1.5 Một số khó khăn trong việc triển khai BHYT học sinh sinh viên

BHYT học sinh có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của y tế trường học và là chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển thế hệ trẻ nhưng vẫn là BHYT tự nguyện Việc học sinh tham gia BHYT tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố: sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, công tác tuyên truyền vận động, sự hưởng ứng và đồng tình của thầy cô giáo, chất lượng và sự thuận tiện trong khám chữa bệnh BHYT của ngành y tế, nhận thức và điều kiện kinh tế của phụ huynh học sinh, sự cạnh tranh của các công ty bảo hiểm thương mại

Trang 26

Sau hơn 15 năm thực hiện, chính sách BHYT học sinh đã có tới 5 thông tư điều chỉnh vì những bất cập phát sinh Do chính sách thay đổi nhiều lần nên việc tổ chức triển khai còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện tại, đã có thông tư hướng dẫn thực hiện BHYT đối với hộ gia đình cận nghèo [17] nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên nhiều địa phương chưa triển khai thực hiện hoặc thực hiện còn chậm Ngoài ra, không có nguồn nào từ ngân sách nhà nước và các tổ chức khác hỗ trợ mức đóng cho học sinh ở vùng nông thôn khó khăn nhất là khi luật BHYT có hiệu lực với mức đóng tăng lên từ ngày 1/1/2010 Một số văn bản chỉ đạo của ngành y tế và ngành giáo dục đôi khi chưa ăn khớp với nhau làm ảnh hưởng đến việc triển khai BHYT học sinh sinh viên Bên cạnh BHYT học sinh còn có nhiều loại hình bảo hiểm thương mại khác với nhiều công ty bảo hiểm cùng tham gia với các phương thức tiếp thị hấp dẫn Do đó, có sự phân tán về chỉ đạo: hoặc để tùy thuộc nhà trường và hội cha mẹ học sinh lựa chọn, hoặc định hướng chỉ tham gia một loại hình Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa tổ chức được các hội nghị tổng kết đánh giá công tác BHYT học sinh mà chỉ lồng ghép vào đầu năm học nên kết quả BHYT học sinh còn chưa xứng với tiềm năng hiện có.

Công tác khám chữa bệnh cho học sinh sinh viên có nơi làm chưa tốt, chưa đảm bảo quyền lợi, học sinh sinh viên còn bị phân biệt đối xử, thủ tục khám chữa bệnh rườm rà.

Công tác tuyên truyền chính sách bảo hiểm y tế học sinh sinh viên chưa thường xuyên, chỉ tập trung vào đầu năm học.

Mạng lưới y tế trường học chưa đều khắp, nhiều địa phương chưa triển khai được YTTH do khó khăn, vướng mắc trong tuyển chọn cán bộ y tế vì thu nhập không đảm bảo đời sống, phụ cấp cho cán bộ YTTH chỉ dựa vào nguồn thu BHYT, mức phụ cấp còn thấp và cố định nên cán bộ YTTH không yên tâm làm việc Cán bộ có chuyên môn cao thì không muốn làm YTTH [18].

Trang 27

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu- Sinh viên.

- Cán bộ y tế.

- Ban Lãnh đạo nhà trường, cán bộ quản lý sinh viên.

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

* Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10 – 2008 đến hết tháng 8 – 2009

* Địa điểm: nghiên cứu được tiến hành ở 4 trường đại học và cao đẳng tại

Tỉnh Thái Nguyên gồm:

- Trường Đại học Sư phạm- Đại học Thái Nguyên: Đại diện cho khối văn hóa xã hội, đào tạo đa ngành, quá trình tham gia BHYT tương đối tốt Trường có trạm y tế và có nhận quĩ khám chữa bệnh ngoại trú BHYT.

- Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp- Đại học Thái Nguyên: Đại diện cho khối kỹ thuật, nhiều hình thức đào tạo chính qui, liên kết, tại chức, khả năng sinh viên tham gia BHYT cao.

- Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên: Đại diện cho ngành học có có liên quan trực tiếp đến công tác khám chữa bệnh Trường ở gần Bệnh viện A Thái Nguyên Quá trình tham gia BHYT tương đối tốt

- Trường Cao đẳng Cơ khí luyện kim Thái Nguyên: Đại diện cho hệ cao đẳng khối kỹ thuật, trường cách Trung tâm thành phố 15 km và cách Bệnh viện C gần 5 km Khả năng sinh viên tham gia BHYT tăng trong thời gian tới.

2.3 Phương pháp nghiên cứu và chọn mẫu

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang Kết hợp định lượng với định tính.

Trang 28

- Chọn chủ đích: trường, sinh viên học năm thứ nhất, thứ hai, thứ ba vì đảm bảo yêu cầu nghiên cứu thuận lợi.

- Chọn ngẫu nhiên: ngành, lớp Cách chọn như sau:

+ Sinh viên năm thứ nhất chọn 120 em, chọn 3 lớp, mỗi lớp đại diện cho một ngành học.

+ Sinh viên năm thứ hai chọn 120 em, chọn 3 lớp, mỗi lớp đại diện cho một ngành học và đảm bảo không trùng với các ngành học của sinh viên năm thứ nhất.

+ Sinh viên năm thứ ba chọn 120 em, chọn 3 lớp, mỗi lớp đại diện cho một ngành học và không trùng với các ngành học của sinh viên năm thứ nhất và thứ hai.

- Chọn sinh viên: mỗi lớp chúng tôi chọn toàn bộ.

Trang 29

2.4 Chỉ tiêu nghiên cứu

2.4.1 Một số thông tin chung

- Giới - Dân tộc:

+ Dân tộc Kinh.

+ Dân tộc Tày, Nùng, khác.

- Số sinh viên thuộc diện chính sách: sinh viên thuộc hộ nghèo, sinh viên là con gia đình thương binh liệt sỹ.

Sinh viên thuộc hộ nghèo theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 [23] như sau:

+ Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm).

+ Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm).

- Số lượng, trình độ chuyên môn của cán bộ y tế - Tổng số cán bộ công nhân viên.

2.4.2.Thực trạng sinh viên tham gia bảo hiểm y tế

- Số sinh viên tham gia bảo hiểm y tế (2006-2008).

- Số sinh viên tham gia bảo hiểm y tế phân bố theo dân tộc - Số lần sử dụng thẻ BHYT để KCB của sinh viên ( năm 2008) - Số lần sử dụng thẻ bình quân trong năm tại các trường điều tra - Nơi khám chữa bệnh thường xuyên của sinh viên có thẻ BHYT - Cơ sở y tế được sinh viên lựa chọn khám chữa bệnh BHYT:

+ Bệnh viện: tuyến huyện, tuyến tỉnh, tuyến Trung ương + Trung tâm y tế + Phòng khám.

+ Trạm y tế + Các cơ sở khác như: Bác sỹ tư

Trang 30

- Tình trạng bệnh tật của sinh viên khi mua BHYT: trong ba năm trở lại đây đã được khám và điều trị bất kỳ một bệnh nào đó (bệnh về đường hô hấp như: viêm họng, viêm phế quản, cúm ; bệnh về mắt như: viêm kết mạc, rối loạn điều tiết ; bệnh về đường tiêu hóa như: đau dạ dày, viêm đại tràng ; bệnh về đường tiết niệu như: viêm đường tiết niệu, sỏi thận ; bệnh về răng miệng như: sâu răng, viêm lợi )

- Thực trạng sử dụng quĩ y tế học đường trích từ bảo hiểm y tế học sinh Thực hiện theo các văn bản: Thông tư số 14/2007/TT-BTC ngày 8 tháng 3 năm 2007 [10], Quyết định số 1220/QĐ-BYT ngày 07/04/2008 [11], Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-BYT-BGD&ĐT ngày 01/03/2000, hướng dẫn thực hiện công tác y tế trường học [12].

Nội dung chi như sau:

+ Mua thuốc thông thường và trang thiết bị y tế theo qui định + Khám sức khỏe định kỳ.

+ Tuyên truyền, hướng dẫn HSSV phòng chống bệnh tật học đường, phòng chống HIV-AIDS, phòng chống các tệ nạn xã hội, các bệnh lây truyền Hướng dẫn HSSV những kiến thức về dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm + Hỗ trợ lương hoặc phụ cấp cho cán bộ làm công tác y tế trường học + Chi khác: thực hiện sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình và công tác quản lý sức khỏe học sinh sinh viên.

- Chất lượng dịch vụ y tế các trường điều tra.

+ Thái độ phục vụ tốt, không tốt dựa vào cách ứng xử, sự tận tình, niềm nở, cách xử trí cấp cứu, chẩn đoán, điều trị, tư vấn và giải thích các vấn đề liên quan đến sức khỏe, các chế độ chính sách về BHYT.

+ Chế độ thuốc: đầy đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, hàm lượng, phong phú về chủng loại, đủ liệu trình để điều trị bệnh, không phải mua thêm thuốc

Trang 31

2.4.3.Tìm hiểu sự hiểu biết, thái độ và nguyện vọng của sinh viên về BHYT

- Hiểu biết của sinh viên về quyền lợi khi tham gia BHYT: theo Thông tư liên tịch số 22/2005/TTLT-BYT-BTC ngày 24/08/2005 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn việc triển khai thực hiện BHYT tự nguyện có sửa đổi [14] thì HSSV có thẻ BHYT được hưởng các quyền lợi như sau:

+ Được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trường học.

+ Được khám chữa bệnh nội trú, ngoại trú tại các cơ sở KCB công lập và ngoài công lập có hợp đồng KCB BHYT với cơ quan Bảo hiểm xã hội.

+ Được thanh toán 80% chi phí KCB nội trú và chi phí KCB ngoại trú khi có chi phí từ 100.000 đồng trở lên.

+ Trong trường hợp cấp cứu, tai nạn (kể cả tai nạn giao thông) được cấp cứu và hưởng chế độ BHYT ở bất kỳ cơ sở y tế nào của nhà nước.

+ Được trợ cấp 1.000.000 đồng khi tử vong + Được bảo hiểm 24/24h.

Đánh giá

Hiểu biết 5-6 nội dung là Hiểu biết 4 nội dung là Hiểu biết 3 nội dung là Hiểu biết 1-2 nội dung là

: Tốt : Khá

: Trung bình : Kém

- Nguồn cung cấp thông tin cho sinh viên về chính sách BHYT + Các phương tiện truyền thông như đài, báo, tờ rơi, truyền hình + Các buổi sinh hoạt chính trị đầu năm.

+ Giáo viên chủ nhiệm + Cán bộ y tế.

+ Cán bộ quản lý sinh viên.

+ Các nguồn khác như bố mẹ, anh chị em, bạn bè - Thái độ của sinh viên với việc mua thẻ bảo hiểm y tế.

Trang 32

- Ý kiến của sinh viên về mức đóng bảo hiểm y tế hiện nay.

Mức đóng hiện nay thực hiện theo Thông tư liên tịch số 14/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 10 tháng 12 năm 2007 của liên Bộ Y tế- Bộ Tài Chính [16].

+ Khu vực thành thị: 120.000đồng/SV/năm (trường ĐHSP, CĐYT) + Khu vực nông thôn: 100.000đồng/SV/năm (ĐHKTCN, CĐCKLK) - Ý kiến của sinh viên về khả năng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế.

- Lý do sinh viên không tham gia bảo hiểm y tế.

- Nguyện vọng của sinh viên về mức nộp bảo hiểm y tế.

2.5 Kỹ thuật thu thập số liệu

- Phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu theo mẫu phiếu in sẵn thống nhất.

- Thảo luận nhóm với các đối tượng liên quan: có 3 cuộc thảo luận nhóm

với sinh viên và cán bộ y tế trường theo các mục tiêu nghiên cứu.

- Hồi cứu số liệu: từ sổ sổ sách, báo cáo của BHXH Tỉnh Thái Nguyên và các trường điều tra theo mục tiêu nghiên cứu

2.6 Vật liệu nghiên cứu

- Phiếu điều tra.

- Bảng hướng dẫn thảo luận nhóm - Biểu mẫu thu thập số liệu.

- Các văn bản hướng dẫn về chính sách BHYT.

- Nhân lực: Các cán bộ thực hiện đề tài là một số học viên cao học khóa 11 chuyên ngành Y học dự phòng trường Đại học Y Dược- Đại học Thái Nguyên và cán bộ y tế các trường điều tra.

- Máy tính bỏ túi.

- Máy vi tính với các phần mềm EPIINFO 6.04, SPSS 13.0

Trang 33

2.7 Khống chế sai số

- Giải thích rõ mục đích, ý nghĩa của việc điều tra cho các đối tượng nghiên cứu.

- Tiến hành tập huấn điều tra viên, thống nhất kỹ thuật các tiêu chuẩn khi tiến hành điều tra và giữ nguyên số người đã được tập huấn điều tra trong suốt quá trình thu thập số liệu.

- Hạn chế tối đa các sai số trong quá trình điều tra, thu thập số liệu bằng cách làm sạch số liệu ngay trong ngày điều tra.

2.8 Đạo đức trong nghiên cứu

- Nghiên cứu được thực hiện dưới sự đồng ý của Ban Lãnh đạo các trường điều tra.

- Các đối tượng nghiên cứu tự nguyện tham gia và đều được thông tin rõ ràng về mục tiêu, phạm vi sử dụng thông tin thu được trong nghiên cứu.

- Các thông tin được nghiên cứu đảm bảo tính trung thực, khách quan.

2.9 Xử lý số liệu

Các số liệu đã thu thập, được xử lý theo phương pháp thống kê y học trên phần mềm vi tính EPIINFO 6.04, Exel, SPSS13.0.

Trang 34

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1 Đối tượng nghiên cứu phân bố theo giới

53,78% là sinh viên nam, 46,22% là sinh viên nữ Sinh viên nam tập trung chủ yếu ở các trường kỹ thuật, cao nhất là trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp chiếm tỷ lệ 85,32%, trường Cao đẳng Cơ khí luyện kim là 81,82% Các trường Đại học Sư phạm và Cao đẳng Y tế số sinh viên nữ là chủ yếu (75,14% và 77,68%).

Trang 35

Bảng 3.2 Đối tượng nghiên cứu phân bố theo dân tộc

Sinh viên thuộc hộ nghèo chiếm tỷ lệ là 11,79%, sinh viên con gia đình thương binh liệt sỹ chiếm tỷ lệ 5,93%.

Trang 36

Bảng 3.4 Trình độ chuyên môn của cán bộ y tế

- Trường Cao đẳng Y tế và Cao đẳng Cơ khí luyện kim không có bác sỹ.

Bảng 3.5 Tỷ lệ cán bộ y tế/tổng số cán bộ công nhân viên và sinh viên

Kết quả phỏng vấn Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế:

“ .Hiện tại nhà trường có 1 cán bộ y tế, không thành lập trạm y tế là dotrường học gần với bệnh viện, hàng ngày sinh viên thực tập tại bệnh viện, nơiđăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại bệnh viện, nên chỉ những trường hợpcấp cứu hoặc mắc bệnh thông thường sinh viên mới đến y tế trường học”.

Trang 37

3.2 Thực trạng sinh viên tham gia bảo hiểm y tế

Bảng 3.6 Tỷ lệ sinh viên tham gia bảo hiểm y tế

(Nguồn BHXH tỉnh Thái Nguyên và các trường)

- Tỷ lệ sinh viên tham gia BHYT không đồng đều giữa các trường.

- Trường Cao đẳng Y tế có tỷ lệ sinh viên tham gia bảo hiểm y tế tăng dần qua các năm, cao nhất là năm 2008 (87,58%).

- Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp có tỷ lệ sinh viên tham gia BHYT thấp nhất so với các trường (năm 2008 chỉ có 37,32%) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,01).

Trang 38

Bảng 3.7 Tỷ lệ sinh viên tham gia BHYT phân bố theo dân tộc

Đối tượng SVCó BHYTKhông có BHYTTổng cộng

Trong số sinh viên dân tộc Kinh có 79,22% tham gia bảo hiểm y tế, trong số sinh viên dân tộc Tày, Nùng, khác có 86,65% tham gia bảo hiểm y tế.

Bảng 3.8 Số lần sử dụng thẻ bình quân trong năm tại các trường điều tra

- Số lần sử dụng thẻ bình quân được sinh viên sử dụng để khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu tại y tế trường học không đồng đều giữa các trường và có xu hướng tăng dần qua các năm.

- Số lần sử dụng thẻ bình quân năm 2008 cao nhất là trường Cao đẳng Cơ khí luyện kim (2,07); thấp nhất là trường Cao đẳng Y tế (0,27).

Trang 39

- 62% sinh viên sử dụng thẻ BHYT đi khám chữa bệnh ít nhất một lần trong năm Trong đó số sử dụng một lần là 31,34%; hai lần là 13,02%, trên ba lần là 12,93%.

Ngày đăng: 29/10/2012, 15:29

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.2. Tỷ lệ sinh viên các trường đại học, cao đẳng tham gia BHYT -  Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của sinh viên một số trường đại học, cao đẳng tại Tỉnh Thái Nguyên (2006-2008)

Bảng 1.2..

Tỷ lệ sinh viên các trường đại học, cao đẳng tham gia BHYT Xem tại trang 24 của tài liệu.
Bảng 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu phân bố theo giới Giới -  Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của sinh viên một số trường đại học, cao đẳng tại Tỉnh Thái Nguyên (2006-2008)

Bảng 3.1..

Đối tƣợng nghiên cứu phân bố theo giới Giới Xem tại trang 35 của tài liệu.
Bảng 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu phân bố theo dân tộc Dân tộc -  Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của sinh viên một số trường đại học, cao đẳng tại Tỉnh Thái Nguyên (2006-2008)

Bảng 3.2..

Đối tƣợng nghiên cứu phân bố theo dân tộc Dân tộc Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 3.3. Đối tƣợng nghiên cứu phân bố theo theo diện chính sách -  Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của sinh viên một số trường đại học, cao đẳng tại Tỉnh Thái Nguyên (2006-2008)

Bảng 3.3..

Đối tƣợng nghiên cứu phân bố theo theo diện chính sách Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 3.5. Tỷ lệ cán bộ y tế/tổng số cán bộ công nhân viên và sinh viên -  Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của sinh viên một số trường đại học, cao đẳng tại Tỉnh Thái Nguyên (2006-2008)

Bảng 3.5..

Tỷ lệ cán bộ y tế/tổng số cán bộ công nhân viên và sinh viên Xem tại trang 37 của tài liệu.
Bảng 3.4. Trình độ chuyên môn của cán bộ ytế Trình độ -  Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của sinh viên một số trường đại học, cao đẳng tại Tỉnh Thái Nguyên (2006-2008)

Bảng 3.4..

Trình độ chuyên môn của cán bộ ytế Trình độ Xem tại trang 37 của tài liệu.
Bảng 3.6. Tỷ lệ sinh viên tham gia bảo hiểm ytế -  Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của sinh viên một số trường đại học, cao đẳng tại Tỉnh Thái Nguyên (2006-2008)

Bảng 3.6..

Tỷ lệ sinh viên tham gia bảo hiểm ytế Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 3.8. Số lần sử dụng thẻ bình quân trong năm tại các trƣờng điều tra Năm -  Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của sinh viên một số trường đại học, cao đẳng tại Tỉnh Thái Nguyên (2006-2008)

Bảng 3.8..

Số lần sử dụng thẻ bình quân trong năm tại các trƣờng điều tra Năm Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 3.7. Tỷ lệ sinh viên tham gia BHYT phân bố theo dân tộc -  Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của sinh viên một số trường đại học, cao đẳng tại Tỉnh Thái Nguyên (2006-2008)

Bảng 3.7..

Tỷ lệ sinh viên tham gia BHYT phân bố theo dân tộc Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 3.9. Số lần sử dụng thẻ BHYT để KCB (năm 2008) -  Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của sinh viên một số trường đại học, cao đẳng tại Tỉnh Thái Nguyên (2006-2008)

Bảng 3.9..

Số lần sử dụng thẻ BHYT để KCB (năm 2008) Xem tại trang 40 của tài liệu.
Bảng 3.10. Nơi KCB thƣờng xuyên của sinh viên có thẻ BHYT Đối tƣợng -  Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của sinh viên một số trường đại học, cao đẳng tại Tỉnh Thái Nguyên (2006-2008)

Bảng 3.10..

Nơi KCB thƣờng xuyên của sinh viên có thẻ BHYT Đối tƣợng Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 3.11. Cơ sở ytế đƣợc sinh viên lựa chọn khám chữa bệnh BHYT Đối tƣợng -  Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của sinh viên một số trường đại học, cao đẳng tại Tỉnh Thái Nguyên (2006-2008)

Bảng 3.11..

Cơ sở ytế đƣợc sinh viên lựa chọn khám chữa bệnh BHYT Đối tƣợng Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 3.12. Tình trạng bệnh tật của sinh viên khi mua BHYT -  Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của sinh viên một số trường đại học, cao đẳng tại Tỉnh Thái Nguyên (2006-2008)

Bảng 3.12..

Tình trạng bệnh tật của sinh viên khi mua BHYT Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 3.13. Thực trạng sử dụng quỹ ytế học đƣờng trích từ BHYT học sinh -  Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của sinh viên một số trường đại học, cao đẳng tại Tỉnh Thái Nguyên (2006-2008)

Bảng 3.13..

Thực trạng sử dụng quỹ ytế học đƣờng trích từ BHYT học sinh Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 3.14. Chất lƣợng dịch vụ ytế các trƣờng điều tra Trƣờng -  Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của sinh viên một số trường đại học, cao đẳng tại Tỉnh Thái Nguyên (2006-2008)

Bảng 3.14..

Chất lƣợng dịch vụ ytế các trƣờng điều tra Trƣờng Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 3.15. Hiểu biết của sinh viên về quyền lợi khi tham gia BHYT -  Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của sinh viên một số trường đại học, cao đẳng tại Tỉnh Thái Nguyên (2006-2008)

Bảng 3.15..

Hiểu biết của sinh viên về quyền lợi khi tham gia BHYT Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 3.16. Nguồn cung cấp thông tin cho sinh viên về chính sách BHYT -  Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của sinh viên một số trường đại học, cao đẳng tại Tỉnh Thái Nguyên (2006-2008)

Bảng 3.16..

Nguồn cung cấp thông tin cho sinh viên về chính sách BHYT Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 3.18. Ý kiến của sinh viên về mức đóng BHYT hiện nay -  Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của sinh viên một số trường đại học, cao đẳng tại Tỉnh Thái Nguyên (2006-2008)

Bảng 3.18..

Ý kiến của sinh viên về mức đóng BHYT hiện nay Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng 3.17. Thái độ của sinh viên với việc mua thẻ BHYT Trƣờng -  Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của sinh viên một số trường đại học, cao đẳng tại Tỉnh Thái Nguyên (2006-2008)

Bảng 3.17..

Thái độ của sinh viên với việc mua thẻ BHYT Trƣờng Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng 3.19. Ý kiến của SV diện chính sách về mức đóng BHYT hiện nay -  Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của sinh viên một số trường đại học, cao đẳng tại Tỉnh Thái Nguyên (2006-2008)

Bảng 3.19..

Ý kiến của SV diện chính sách về mức đóng BHYT hiện nay Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 3.20. Ý kiến của sinh viên về khả năng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho ngƣời có thẻ  bảo hiểm y tế -  Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của sinh viên một số trường đại học, cao đẳng tại Tỉnh Thái Nguyên (2006-2008)

Bảng 3.20..

Ý kiến của sinh viên về khả năng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho ngƣời có thẻ bảo hiểm y tế Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng 3.21. Lý do sinh viên không tham gia BHYT -  Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của sinh viên một số trường đại học, cao đẳng tại Tỉnh Thái Nguyên (2006-2008)

Bảng 3.21..

Lý do sinh viên không tham gia BHYT Xem tại trang 50 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan