Bai Tap N-P

8 443 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Bai Tap N-P

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NITƠ - AMONIAC - AXIT NITRIC - MUỐI NITRAT Câu 1: Viết phương trình phản ứng theo sơ đồ sau: a) NH 3 → N 2 → NH 3 → NH 4 Cl → HCl → NaCl → AgCl b) H 2 SO 4 → H 2 → NH 3 → NO → NO 2 → HNO 2 → NH 4 NO 2 c) Al → H 2 → NH 3 → (NH 4 ) 2 SO 4 → NH 3 → NO → NO 2 → HNO 3 d) NH 4 NO 3 → N 2 → NH 3 → NO → NO 2 → HNO 3 → NH 4 NO 3 → KNO 3 → KNO 2 e) NH 3 → NO → NO 2 → NaNO 3 f) Fe → H 2 → NH 3 → NH 4 Cl → NH 3 → NO → NO 2 → HNO 3 → Cu(NO 3 ) 2 → CuO g) N 2 → NH 3 → N 2 → NO → NO 2 → HNO 3 → Mg(NO 3 ) 2 → MgO → MgCl 2 → HCl h) Natri nitrat → oxi → oxit nitric → peroxit nitơ → axit nitric → đồng nitrat → sắt nitrat ↓ sắt (III) clorua ← sắt (III) hidroxit ← sắt (II) hidroxit i) Amoni clorua → axit clohidric → kali clorua → bạc clorua ↑ Nitơ → amoniac → diamoni sunfat → amoniac → nhôm hidroxit ↓ Amoni nitrat → axit nitric → chì nitrat → nitơ → nitơ (IV) oxit Câu 2: Bổ túc và cân bằng các phản ứng sau đây bằng phương pháp thăng bằng electron và viết phương trình ion rút gọn của chúng a) Mg + HNO 3 → … + N 2 + …… b) Al + HNO 3 → … + NH 4 NO 3 + … c) Fe + HNO 3đặc nóng → d) FeO + HNO 3loãng → … + NO + … e) Fe 3 O 4 + HNO 3loãng → … + NO + … f) Fe 2 O 3 + HNO 3 → g) Fe + HNO 3đặc nguội → h) Na 2 CO 3 + HNO 3 → i) C + HNO 3loãng → NO + … j) P + HNO 3đặc → NO 2 + … k) H 2 S + HNO 3 → S + NO + … l) SO 2 + HNO 3 + … → H 2 SO 4 + NO m) HI + HNO 3 → I 2 + NO 2 + … n) FeS + HNO 3 → Fe(NO 3 ) 3 + H 2 SO 4 + N 2 O + … o) Cu 2 S + HNO 3 → … + CuSO 4 + NO 2 + … Câu 3: Viết phương trình phản ứng nhiệt phân các muối nitrat sau: a) Ca(NO 3 ) 2 , Cu(NO 3 ) 2 , Hg(NO 3 ) 2 , Mg(NO 3 ) 2 b) KNO 3 , Fe(NO 3 ) 3 , Pb(NO 3 ) 2 , AgNO 3 Câu 4: Chỉ dung một hóa chất hoặc một kim loại để phân biệt các dung dịch a) NH 4 NO 3 , (NH 4 ) 2 SO 4 , MgSO 4 , NaCl b) (NH 4 ) 2 SO 4 , AlCl 3 , FeSO 4 , NH 4 NO 3 c) NH 4 NO 3 , AlCl 3 , CuSO 4 , Fe(NO 3 ) 3 , KCl d) Diamoni sunfat, natri sunfat, amoni clorua, kali nitrat e) Diamoni sunfat, amoni nitrat, sắt (II) sunfat, magie clorua 1 Câu 5: Phân biết hóa chất đựng trong các lọ mất nhãn: a) Các dung dịch: HNO 3 , HCl, H 2 SO 4 , H 2 S b) Các dung dịch: HNO 3 , HCl, H 3 PO 4 Câu 6: Trong một bình kín dung tích 10 lít chứa 21 gam nitơ. Tính áp suất của khí trong bình, biết nhiệt độ của khí bằng 25 o C. Câu 7: Oxit nitơ (A) có tỉ khối hơi đối với hidro là 23. Oxit nitơ (B) có tỉ khối hơi đối với heli là 11. Xác định công thức phân tử A và B. Câu 8: Hỗn hợp N 2 và H 2 có tỉ khối hơi so với H 2 là 3,6. Tính thành phần % về thể tích hỗn hợp. Câu 9: A là hợp chất nitơ với oxi. Hỗn hợp A và CO 2 có tỉ khối hơi đối với heli là 9,25. a) Tính công thức A. b) Tính thành phần % theo thể tích khí trong hỗn hợp. Câu 10: Một hỗn hợp khí A gồm 2 oxit của nitơ X và Y với tỷ lệ thể tích V X : V Y = 1 : 3 có tỉ khối hơi so với hidro là 20,25. Xác định 2 oxit trên. Câu 11: Cho 2 lít N 2 và 8 lít H 2 vào bình phản ứng. Hỗn hợp thu được sau phản ứng có thể tích bằng 8 lít (thể tích các khí đo trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất). Tính thể tích khí amoniac tạo thành và hiệu suất phản ứng. Câu 12: Cho 20 lít hỗn hợp khí N 2 và H 2 (theo tỉ lệ 1:4) vào bình kín. Sau khi phóng tia lửa điện để phản ứng xảy ra rồi đưa về điều kiên ban đầu, hỗn hợp thu được có V = 18 lít. a) Tính thể tích NH 3 trong hỗn hợp sau phản ứng. b) Tính hiệu suất N 2 và H 2 tham gia phản ứng. Câu 13: Dẫn 1 lít hỗn hợp NH 3 và O 2 theo tỉ lệ 1:1 đi qua ống đựng Pt nung nóng. Khí nào không phản ứng hết, còn thừa bao nhiêu lít. Câu 14: Có 8,4 lít amoniac (đktc). Tính số mol H 2 SO 4 đủ để phản ứng hết với lượng khí này? Câu 15: Cần lấy bao nhiêu lít khí N 2 và H 2 (đktc) để điều chế được 51 gam NH 3 , biết hiệu suất của phản ứng là 25%? Câu 16: Cho 56g N 2 tác dụng với 18g H 2 . Sau phản ứng ta thu được 8,5g NH 3 . Tính thành phần % theo thể tích hỗn hợp khí sau phản ứng. Câu 17: Cho 1,5 lít NH 3 (đktc) đi qua ống đựng 16 gam CuO nung nóng thu được một chất rắn X. a) Viết phản ứng giữa NH 3 và CuO biết số oxi hóa của nitơ tăng lên bằng 0. b) Tính khối lượng CuO đã bị khử. c) Tính thể tích dung dịch HCl 2M đủ để tác dụng với X. Câu 18: Cho 26,06g hỗn hợp A gồm amoni cacbonat và amoni clorua tác dụng hoàn toàn với 80g, dung dịch NaOH 30% thu được 11,648 lít khí (đktc) và một dung dịch B. a) Tính khối lượng các muối có trong A. b) Tính nồng độ % các chất có trong dung dịch B. Câu 19: Cho 44,8 lít khí nitơ (đktc) tác dụng với 18g hidro. Sau phản ứng thu được 8,5g amoniac. a) Tính thành phần % theo thể tích hỗn hợp khí sau phản ứng. b) Tính thể tích dung dịch H 2 SO 4 2M đủ tác dụng với lượng khí NH 3 ở trên. c) Quì tím thay đổi màu như thế nào trong dung dịch sau phản ứng ở câu b. Câu 20: Cho 27,4g kim loại Ba vào 500g dung dịch hỗn hợp (NH 4 ) 2 SO 4 1,32% và CuSO 4 2%. Sau khi kết thúc phản ứng thu được khí A, kết tủa B và dung dịch C. a) Tính thể tích khí A (đktc). b) Lấy kết tủa B rửa sạch, đem nung ở nhiệt độ cao thu được bao nhiêu gam chất rắn. c) Tính nồng độ % các chất trong dung dịch C. 2 Câu 21: Cho hỗn hợp Cu và Al tác dụng với dung dịch HNO 3 đặc, nguội thấy thoát ra 4,48 lít khí nâu (ở 0 o C, 1 atm). a) Tính khối lượng đồng và nhôm. Biết khối lượng của nhôm kém đồng 1 gam. b) Nếu cho hỗn hợp kim loại trên tác dụng vừa đủ với 126 gam dung dịch HNO 3 đặc nóng. Tính nồng độ % dung dịch axit nitric. Câu 22: Cho dung dịch HNO 3 31,5% (d = 1,2 g/ml) tác dụng với hỗn hợp Cu và CuO chứa 50% khối lượng mỗi chất thì thu được 0,56 lít khí NO thoát ra ở 0 o C và 2 atm. a) Tìm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. b) Tính thể tích dung dịch HNO 3 31,5%. Câu 23: Một lượng 60g hỗn hợp Cu và CuO tan hết trong 3 lít dung dịch HNO 3 1M cho 13,44 lít (đktc) khí NO bay ra. a) Tính hàm lượng % của Cu trong hỗn hợp. b) Tính C M muối và axit trong dung dịch thu được. V dung dịch thay đổi không đáng kể. Câu 24: Cho 11 gam hỗn hợp Al và Fe vào dung dịch HNO 3 loãng lấy dư thì có 6,72 lít (đktc) khí NO bay ra. Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp. Câu 25: Cho 1,86g hợp kim Mg và Al vào dung dịch HNO 3 loãng lấy dư thì có 560ml (đtc) khí N 2 O bay ra. Tính thành phần % khối lượng của mỗi kim loại trong hợp kim. Câu 26: Cho 3,12g hỗn hợp Mg và Al phản ứng vừa đủ với dung dịch HNO 3 1M thu được dung dịch Y và 0,896 lít N 2 O (đktc). a) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. b) Nhỏ từ từ dung dịch NaOH 1M vào dung dịch Y. Tính V dung dịch NaOH để tạo kết tủa cực đại và cực tiểu. Câu 27: Hòa tan hoàn toàn 23,6g hỗn hợp A gồm Zn và Fe 2 O 3 vào dung dịch HNO 3 đủ thu được 3,584 lít khí NO (đktc) và dung dịch B. a) Tính % khối lượng trong hỗn hợp A. b) Cho dung dịch B tác dụng với V ml dung dịch KOH 4M thu được m (g) kết tủa. Tính V và m khi m (g) đạt giá trị cực đại, cực tiểu? Câu 28: Dung dịch HNO 3 loãng tác dụng với hỗn hợp Zn và ZnO tạo ra dung dịch có chứa 8g NH 4 NO 3 và 113,4g Zn(NO 3 ) 2 . Tính thành phần % khối lượng của hỗn hợp. Câu 29: Cho 8,32g Cu tác dụng đủ với 240ml dung dịch HNO 3 cho 4,928 lít (đktc) hỗn hợp gồm 2 khí NO và NO 2 bay ra. a) Tính số mol của mỗi khí đã tạo ra. b) Tính C M của dung dịch axit đầu. Câu 30: Một lượng 13,5g Al tác dụng vừa đủ với 2,2 lít dung dịch HNO 3 ta thu được hỗn hợp khí NO và N 2 O. Biết tỷ khối hơi của hỗn hợp khí đối với H 2 là 19,2. a) Tính số mol của mỗi khí đã tạo ra. b) Tính nồng độ mol/l của dung dịch axit ban đầu. Câu 31: Cho 62,1g Al tan hoàn toàn trong dung dịch HNO 3 2M ta thu được muối nhôm nitrat và 16,8 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm 2 khí N 2 O và N 2 . a) Tính thể tích mỗi khí trong hỗn hợp X. b) Tính thể tích của dung dịch HNO 3 2M cần dung. Câu 32: Hòa tan hoàn toàn a (g) Cu vào dung dịch HNO 3 2M. Sau phản ứng thấy dung đúng 600ml dung dịch HNO 3 và thu được 8,96 lít hỗn hợp khí X gồm NO và NO 2 (đktc) và dung dịch Y. a) Tìm a và tính % thể tích mỗi khí. b) Mang dung dịch Y cô cạn và nhiệt phân hoàn toàn. Tính khối lượng rắn thu được. Câu 33: Cho 3,04g hỗn hợp sắt và đồng tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO 3 20% loãng thì thu được 896ml (đktc) khí không màu, khí này hóa nâu ở ngoài không khí. 3 a) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. b) Tính khối lượng dung dịch HNO 3 cần dung. c) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng. Câu 34: Cho 11g hỗn hợp Al và Fe tác dụng vừa đủ với 200g dung dịch HNO 3 loãng thấy có 6,72 lít khí NO (đktc) thoát ra và dung dịch A. a) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. b) Tính C% dung dịch HNO 3 cần dùng. c) Tính C% các muối trong dung dịch A. Câu 35: Cho 4,72g hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch HNO 3 20% thì phản ứng vừ đủ thu được dung dịch B và 1,568 lít khí NO (đktc). a) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. b) Tính C% dung dịch muối B. c) Thổi khí NH 3 dư vào dung dịch B thì thu được bao nhiêu gam kết tủa? Câu 36: Hòa tan hoàn toàn 2,22g hỗn hợp Al và Zn vào 200 ml dung dịch HNO 3 thì thu được 0,9g khí NO và 1 lít dung dịch A. Để trung hòa dung dịch A phải cần 20ml dung dịch NaOH 0,1M và thu được dung dịch B. a) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu/ b) Tính C M của dung dịch HNO 3 ban đầu và C M dung dịch B. Câu 37: Cho 8,43g hỗn hợp Zn và Ag tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO 3 loãng thu được 896 cm 3 khí (đktc) và 50ml dung dịch A. a) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. b) Tính C M của các ion trong dung dịch A. c) Cô cạn dung dịch A và đem nung đến khối lượng không đổi. Tính thể tích khí thu được (ở 0 o C. 2 atm). Câu 38: Chia hỗn hợp Cu và Al làm hai phần bằng nhau. - Phần 1: Cho tác dụng với HNO 3 đặc nguội (vừa đủ) thì có 8,96 lít khí màu nâu đỏ bay ra (đktc) và dung dịch X. - Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch HCl thu được 6,72 lít khí (đktc). a) Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. b) Cô cạn dung dịch X, lấy lượng muối rắn (khan) đem nhiệt phân. Sau một thời gian dừng lại, để nguội và đem cân thì thấy khối lượng giảm 10,8g. Tính % khối lượng muối rắn đã bị nhiệt phân. Câu 39: Chia a gam hỗn hợp A gồm Fe và Zn làm 2 phần bằng nhau: - Phần 1: Cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO 3 đặc nguội. Sau phản ứng thu được 224 ml khí N 2 O (đktc). - Phần 2: Cho tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 1,344 lít khí H 2 (đktc) và dung dịch B. a)Tính a gam hỗn hợp A. b) Cho dung dịch B tác dụng hoàn toàn với 200ml dung dịch KOH 0,9M. Tính khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng. Câu 40: Người ta dùng hết 56 m 3 NH 3 (đktc) để điều chế HNO 3 . a) Tính khối lượng dung dịch HNO 3 40% thu được biết rằng chỉ có 92% NH 3 chuyển hóa thành HNO 3 . b) Tính nồng độ % của dung dịch axit. Câu 41: Nhận biết các dung dịch sau: a) (NH 4 ) 2 SO 4 , NH 4 Cl, Na 2 SO 4 . b) Na 2 CO 3 , NH 4 NO 3 , Fe(NO 3 ) 3 , Mg(NO 3 ) 2 . c) CuCl 2 , Ca(NO 3 ) 2 , K 2 SO 3 , (NH 4 ) 2 SO 4 , Al(NO 3 ) 3 . 4 d) Na 2 CO 3 , BaCl 2 , HCl, H 2 SO 4 (chỉ dùng giấy quỳ) e) HCl, Na 2 SO 4 , NaCl, Ba(OH) 2 (chỉ dùng giấy quỳ) f) HCl, H 2 SO 4 , NaOH, KCl, BaCl 2 (chỉ dùng giấy quỳ) g) (NH 4 ) 2 SO 4 , NH 4 Cl, NaCl, K 2 SO 4 (chỉ dùng một thuốc thử) h) HCl, Na 2 SO 3 , (NH 4 ) 2 SO 4 , Ba(OH) 2 (chỉ dùng một thuốc thử) i) NH 4 NO 3 , K 2 SO 4 , (NH 4 ) 2 SO 4 , CuCl 2 , AlCl 3 (chỉ dùng một thuốc thử) j) NH 4 Cl, Na 2 SO 4 , (NH 4 ) 2 SO 4 , FeCl 3 , ZnCl 2 (chỉ dùng một thuốc thử) k) Dung dịch HCl đặc, dung dịch H 2 SO 4 đặc, dung dịch HNO 3 (chỉ dùng một thuốc thử) Câu 42: Cho kim loại Ba vào các dung dịch NH 4 Cl, (NH 4 ) 2 CO 3 , NaCl. a) Giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng b) Viết phương trình nhiệt phân NH 4 Cl, (NH 4 ) 2 CO 3 rắn. Câu 43: Cho 4,48 lít NH 3 (đktc) vào nước thì thu được 100ml dung dịch A. a) Tính C M dung dịch A. b) Cho 150ml dung dịch H 2 SO 4 vào lượng dung dịch A trên thu được 250 ml dung dịch B. Tính C M các ion NH 4 + , SO 4 2- trong dung dịch và muối amoni sunfat thu được. Câu 44: Một dung dịch Y có chứa các ion Cl - , SO 4 2- , NH 4 + . Khi cho 100ml dung dịch Y phản ứng với Ba(OH) 2 thì thu được 6,99 gam kết tủa và thoát ra 2,24 lít khí (đktc). a) Tính C M các ion trong dung dịch Y. b) Tính C M dung dịch Ba(OH) 2 đã dùng. Câu 45: Một dung dịch A có chứa các ion Na + , CO 3 2- , SO 4 2- , NH 4 + . Chia A thành hai phần bằng nhau: - Phần 1: Phản ứng với dung dịch Ba(OH) 2 dư, đun nóng thu được 4,66 gam kết tủa và 470,4 ml khí (ở 13,5 o C và 1 atm). - Phần 2: Phản ứng với dung dịch HCl dư thì thu được 235,2 ml (ở 13,5 o C và 1 atm). Tính tổng khối lượng các muối có trong ½ dung dịch A Câu 46: Cho m gam NH 4 Cl vào nước, tác dụng với dung dịch NaOH thu được 0,224 lít khí (đktc). a) Tính m b) Nếu cho dung dịch NH 4 Cl trên tác dụng với dung dịch AgNO 3 thì thu được bao nhiêu gam kết tủa. Câu 47: Cho V lít (đktc) khí NH 3 tác dụng với dung dịch AlCl 3 vừa đủ thì thu được 1,95 gam kết tủa sau phản ứng. Tính V. Câu 48: Cho 50 ml dung dịch NH 3 6M tác dụng với 200 ml dung dịch CuSO 4 1M. a) Viết các phương trình phản ứng và tính khối lượng kết tủa tạo thành sau phản ứng b) Lượng NH 3 trên phản ứng vừa đủ với bao nhiêu ml dung dịch HNO 3 2M. Câu 49: Cho 200 ml dung dịch gồm MgCl 2 0,15M và CuCl 2 0,2M. a) Tính C M các ion trong dung dịch b) Tính V dung dịch NH 3 1,5M để lượng kết tủa thu được khi phản ứng với dung dịch trên là nhỏ nhất? Câu 50: Dẫn 1,344 lít NH 3 vào bình chứa 0,672 lít Cl 2 (đktc). a) Tính % theo thể tích của các khí trong hỗn hợp sau phản ứng, giả sử hiệu suất các phản ứng đều đạt 100%. b) Tính khối lượng muối NH 4 Cl tạo thành. Câu 51: Cho 1,5 lít khí NH 3 (đktc) qua ống đựng 12 gam CuO nung nóng, được chất rắn X. a) Tính khối lượng Cu tạo thành. b) Tính V dung dịch HCl có pH = 1 vừa đủ để tác dụng với hỗn hợp chất rắn X. 5 Câu 52: Có các chất rắn Na 2 O, NH 4 NO 3 , Ba(NO 3 ) 2 với số mol mỗi chất là 0,1. Hòa tan hỗn hợp các chất rắn này vào nước, cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam sản phẩm. Câu 53: Xác định công thức phân tử của A và viết các phương trình hóa học dưới dạng phân tử và ion thu gọn biết: - Khi đun nhẹ A với kiềm thì thu được khí có mùi khai. - Khi đun nóng A với H 2 SO 4 đặc và vụn đồng thì tạo thành khí có màu nâu và mùi hắc. Câu 54: Xác định công thức phân tử của B và viết các phương trình hóa học dưới dạng phân tử và ion thu gọn biết: - B là muối khi đun nhẹ với kiềm thì thu được khí có mùi khai. - Khi đun nóng B với H 2 SO 4 loãng thì tạo ra khí không mùi, không màu, nhưng khi dẫn qua dung dịch nước vôi trong thì nước vôi bị đục. Câu 55: So sánh thể tích khí NO (đktc) thoát ra trong hai trường hợp sau: a) Cho 6,4 gam Cu tác dụng với 120 ml dung dịch HNO 3 1M loãng b) Cho 6,4 gam Cu tác dụng với 120 ml dung dịch HNO 3 1M + H 2 SO 4 0,5M loãng. Câu 56: Cho 0,368 gam hỗn hợp Al, Zn tác dụng vừa đủ với 25 lít dung dịch HNO 3 0,001M, sau phản ứng thu được 3 muối, không có khí thoát ra. Tìm % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. Câu 57: Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO 3 thu được V lít (đktc) hỗn hợp X gồm NO và NO 2 có tỉ khối hơi với H 2 bằng 19. Tính V và khối lượng muối tạo thành sau phản ứng. Câu 58: Cho 13,5 gam Al tác dụng vừa đủ với 2,2 lít HNO 3 loãng, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí NO và N 2 O. Biết tỉ khối hơi của hỗn hợp khí so với H 2 là 19,2. a) Tính số mol khí tạo ra b) Tính C M dung dịch axit ban đầu c) Tính khối lượng muối tạo thành. Câu 59: Khi nung nóng 15,04 gam đồng nitrat, sau một thời gian thấy có 8,56 gam chất rắn A. Tính lượng đồng nitrat bị phân hủy và xác định thành phần % chất rắn A. Câu 60: Nhiệt phân 6,62 gam muối nitrat của một kim loại nặng hóa trị II thấy thoát ra 1,12 lít hỗn hợp khí O 2 và NO 2 . Tìm công thức của muối. Câu 61: Cho hỗn hợp khí tạo nên khi nung nóng 27,25 gam hỗn hợp natri nitrat và đồng nitrat đi vào 89,2 ml H 2 o thì thấy có 1,12 lít khí không hấp thụ. Tìm C% dung dịch thu được và thành phần % của hỗn hợp các muối nitrat. Giả sử độ hòa tan của oxi là không đáng kể. Câu 62: Tìm khối lượng natri nitrat chứa 10% tạp chất trơ và H 2 SO 4 98% để dùng điều chế 300 gam dung dịch HNO 3 6,3%. Giả thiết hiệu suất của quá trình là 90%. Câu 63: Từ NH 3 điều chế được axit HNO 3 qua 3 giai đoạn: a) Hãy viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong từng giai đoạn b) Tìm khối lượng dd HNO 3 60% điều chế được 112000 lít khí NH 3 ở đktc. Giả thiết hiệu suất của cả quá trình là 80%. Câu 64: Cho 2,4 gam C tác dụng với dung dịch HNO 3 đặc nóng, hỗn hợp khí thu được dẫn qua dung dịch NaOH 2M. Tính V dung dịch NaOH 2M tối thiểu để tác dụng với hỗn hợp khí trên, biết các sản phẩm tạo thành là muối trung hòa. Câu 65: Cho 8 gam S tác dụng với 500 ml dung dịch HNO 3 3,5M a) Cần bao nhiêu ml dung dịch Ba(OH) 2 2M để trung hòa dung dịch sau phản ứng trên b) Tính khối lượng kết tủa sau phản ứng với dung dịch Ba(OH) 2 2M. Câu 66: Nung nóng 66,2 gam Pb(NO 3 ) 2 thu được 55,4 gam chất rắn a) Tính hiệu suất phản ứng nhiệt phân b) Tính số mol khí thoát ra. 6 Câu 67: Nung một lượng muối Cu(NO 3 ) 2 sau một thời gian dừng lại để nguội đem cân thì thấy khối lượng giảm 54 gam. a) Tính khối lượng Cu(NO 3 ) 2 đã bị phân hủy b) Tính số mol khí thoát ra. Câu 68: Nung 6,58 gam Cu(NO 3 ) 2 trong bình kín không chứa không khí sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào H 2 O để được 300ml dung dịch Y. Tính pH dung dịch Y. Câu 69: Cho 34 gam một muối nitrat của kim loại M hóa trị n không đổi vào bình kín. Nung muối đến một lượng không đổi thì thu được 21,6 gam chất rắn. Xác định M. Câu 70: Hòa tan 62,1 gam kim loại M trong dung dịch HNO 3 loãng, sau phản ứng thu được 16,8 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm hai khí không màu, không hóa nâu ngoài không khí. Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí X đối với hidro là 17,2. Tìm M. Câu 71: Cho 7,2 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng dư thu được 6,72 lít khí Y (đktc) và dunh dịch Z. Làm bay hơi dung dịch Z thì thu được 47,4 gam chất rắn khan. Xác định công thức của Y, biết Y là sản phẩm khử của HNO 3 . Câu 72: Cho một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO 3 loãng thu được 940,8 ml khí N x O y (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Xác định khí N x O y và kim loại M. Câu 73: Hòa tan 9,6 gam Mg trong một lượng axit HNO 3 dư thì thu được 2,464 lít khí A (27,3 o C; 1 atm). Xác định A. Câu 74: Hòa tan 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO 3 loãng dư thu được dung dịch X và 1,344 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí N 2 và N 2 O. Tỉ khối hơi của Y so với H 2 bằng 18. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Tính m. Câu 75: Hòa tan hoàn toàn 0,368 gam hỗn hợp Al, Zn cần vừa đủ 25 lít dung dịch HNO 3 0,001M. Sau phản ứng thu được 3 muối. Tính thành phần % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp. Câu 76: Cho một lượng bột đồng dư vào dung dịch chứa 0,5 mol KNO 3 sau đó thêm tiếp dung dịch chứa 0,2 mol HCl và 0,3 mol H 2 SO 4 cho đến khi phản ứng kết thúc. Tính thể tích khí không màu, hóa nâu ngoài không khí thoát ra (đktc). Câu 77: Cho 19,2 gam Cu vào 500 ml dung dịch NaNO 3 1M, sau đó thêm 500 ml dung dịch HCl 2M. a) Cu có tan hết hay không? Tính thể tích khí NO bay ra (đktc) b) Tính nồng độ mol các ion trong dung dịch A thu được sau phản ứng biết thể tích dung dịch A là 1 lít. c) Phải thêm bao nhiêu lít dung dịch NaOH 0,2M để kết tủa hết Cu 2+ chứa trong dung dịch A? Câu 78: Hòa tan hết 4,431 gam hỗn hợp Al và Mg trong dung dịch HNO 3 loãng thu được dung dịch A và 1,568 lít (đktc) hỗn hợp hai khí (đều không màu) có khối lượng 2,59 gam, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí a) Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp. b) Tính số mol HNO 3 phản ứng. c) Khi cô cạn dung dịch A thì thu được bao nhiêu gam muối khan. Câu 79: Hòa tan hoàn toàn 9,41 gam hỗn hợp hai kim loại Al và Zn vào 530 ml dung dịch HNO 3 2M thu được dung dịch A và 2,464 lít hỗn hợp hai chất khí N 2 O và NO không màu đo ở đktc có khối lượng 4,28 gam. a) Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp. b) Tính số mol HNO 3 phản ứng. c) Tính thể tích dung dịch NH 3 2M cho vào dung dịch A để: • Thu được khối lượng kết tủa lớn nhất 7 • Thu được khối lượng kết tủa bé nhất 8

Ngày đăng: 10/10/2013, 18:11

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan