TỪ HÁN-VIỆT THÔNG DỤNG

14 9K 107
TỪ HÁN-VIỆT THÔNG DỤNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Á. 1: thứ hai, như á hậu - người đoạt ngôi vị thứ hai trong cuộc thi hoa hậu; á quân - người chiếm vị thứ hai trong các cuộc thi. 2: tên một châu trong năm châu. ÁI. 1 : yêu thích, như : ái mộ - yêu mến. 2 : quý trọng. Như : tự ái - tự trọng mình, yêu mình. 3 : thân yêu, như : nhân mạc bất tri ái kì thân - người ta chẳng ai chẳng biết yêu thương người thân. ẤU : nhỏ bé, non nớt. Ấu trĩ: trẻ bé non nớt; học thức còn ít, trình độ còn non nớt. BÁC. 1: rộng, như : bác ái - tấm lòng yêu người rộng lớn. 2: thông suốt, như : uyên bác – nghe thấy nhiều lắm. BẤT: chẳng. Bất khả: chẳng khá, bất nhiên: chẳng thế. BẢO. 1: gánh vác, gánh lấy trách nhiệm, như : bảo chứng - nhận làm chứng; bảo hiểm - nhận giúp đỡ lúc nguy hiểm; trung bảo - người đứng giữa nhận trách nhiệm giới thiệu cả hai bên. 2: giữ, như : bảo hộ, bảo vệ - giữ gìn. 3: kẻ làm thuê, như : tửu bảo - kẻ làm thuê cho hàng rượu. 4: bầu, như bảo cử - bầu cử ai lên làm chức gì. BI. 1 : đau, khóc không có nước mắt gọi là bi. 2 : thương xót, đạo Phật lấy từ bi làm tôn chỉ, nghĩa là thương xót chúng sinh mà ra tay tế độ. BIỂU : chia cho. Ta đem cái gì cho ai gọi là biếu, có lẽ cũng xuất phát từ chữ này. BỈ : đổ nát. BỊ. 1: đủ. 2 : dư sẵn, như : dự bị - dự trữ sẵn cho đủ dùng. BỐ: khắp. Bảo cho mọi người đều biết gọi là bố cáo. BỐ. 1: sợ hãi, sợ hãi cuống quýt lên gọi là khủng bố. 2: dọa nạt. BỘI. 1: đeo. Đeo vàng ngọc làm đồ trang sức là bội, như bội ngọc – đeo ngọc, bội đao – đeo đao. 2: nhớ mãi, như bội phục - phục mãi. Phục mãi như đeo vào mình không thể nào quên. BỘI. 1: gấp, như : bội nhị - gấp hai, bội tam - gấp ba. 2: phản bội, là trái lại, như : sư tử nhi toại bội chi - thầy chết mà phản ngay lại. BỔNG: bổng lộc (tiền lương của quan). CÁI. 1.xin, như: khất cái (người ăn mày, ăn xin). 2.cho, như: thiên cái hậu nhân- để ơn lại cho người sau. CẢNH : răn. CÁO. 1: bảo, bảo người trên gọi là cáo, như : Cáo tật thị chúng – có bệnh bảo với mọi người. 2: cáo, như : cáo lão – cáo rằng già yếu phải nghĩ; cáo bệnh cáo ốm. CÁT : cắt đứt. Như : cát cứ - cắt ra từng vùng đất. CÁT : tốt lành. Phàm việc gì vui mừng đều gọi là cát, đối lại với chữ hung. CẦN. 1: siêng năng. 2: ân cần, tiếp đãi thân thiết tỏ ý hậu đãi, cũng có khi dùng chữ ân cần. CHIÊM: dòm xem, xem coi điều gì để biết xấu tốt gọi là chiêm.Chiêm tinh – dòm, xem sao. 1 CHU. 1: khắp, như chu đáo, chu chí, chu toàn – nghĩa là trọn vẹn trước sau, không sai suyễn tí gì. 2: vòng, khắp một vòng tròn gọi là chu, như: chu vi phạm vi của vòng tròn, chu du – đi dạo chơi khắp một vòng. 3: chu cấp, như : quân tử chu cấp bất kế phú – quân tử chu cấp kẻ túng thiếu chẳng thèm làm giàu cho kẻ giàu. 4: nhà Chu, vua Vũ vương đánh giết vua Trụ nhà Thương, lên làm vua gọi là nhà Chu, cách đây hơn ba nghìn năm. Về đời Nam Bắc Triều, Vũ Văn Giác nổi lên gọi là Bắc Chu. Về đời Ngũ đại, Quách Uy lên làm vua cũng gọi là Hậu Chu. CHƯƠNG : rực rỡ, lấy văn chương thêu dệt cho rực rỡ thêm gọi là chương. 2: rõ rệt. CHƯỚNG : ngọn núi như cái bình phong gọi là chướng. CÔ. 1: mẹ chồng (Giặc đánh bên Ngô không bằng bà cô bên chồng). 2: chị dâu gọi em gái là tiểu cô. 3: chị em với bố cũng gọi là cô. 4: tục gọi người con gái chưa chồng là cô. CỐ. 1: bền chắc, như: kiên cố - chắc chắn khó phá vỡ. 2: cố chấp, chấp nhất. CUNG: lời cung. Tra hỏi kẻ khác, kẻ khác xưng hết sự mình gọi là cung, như ; khẩu cung – tra hỏi kẻ khác để lấy lời khai. CÙ : nhọc nhằn, như : cù lao – công cha mẹ sinh thành, nuôi nấng con khó nhọc. CỬU. 1: lâu, như cửu mộ (mến đã lâu), cửu ngưỡng (kính đã lâu). 2: đợi, như: quả nhân dĩ vi minh chủ chi cố thị dĩ cửu tử - tôi vì làm người chủ thể nên phải chờ đợi anh. CỬU: chín (số điếm). CỪU. 1: thù địch. Như: phục cừu – báo thù lại. 2: giận tức, như cừu thị - coi lấy làm tức giận, coi như kẻ thù hằn. DẠ. 1: ban đêm. 2: đi đêm. DẬT. 1: an lạc, như : an dật – yên rồi. 2: trốn, ẩn, như: ẩn dật - người trốn đời không cho đời biết, di dật nhi bất oán - bỏ sót mình ở ẩn mà không oán. DI. 1: mọi rợ. 2: công bằng, như : di khảo kì hành - lấy lòng công bằng mà xét hành vi của con người. 3: bị thương. 4: giết hết, ngày xưa ai có tội nặng thì giết hết cả chín họ gọi là di. 5: đẹp lòng. 6: ngang, bằng. 7: bày biện. DŨNG. 1: mạnh, như : dũng sĩ, dũng phu. 2: gan tợn hơn người cũng gọi là dũng, như dũng cảm – gan góc mạnh tợn, việc nguy hiểm cũng không chùng. 3: binh lính, như : hương dũng – lính làng ( lính dõng). DUYỆT : đẹp lòng, vui thích, như : bất duyệt - niềm vui không bao giờ hết. ĐÊ. 1: thấp, đối lại với chữ cao. 2: cúi, như đê đầu – cúi đầu. 3: khẽ, như đê ngữ - nói khẽ. ĐAM: gánh vác, bây giờ thường dùng chữ đảm. ĐÁO. 1: đến nơi. 2: khắp đủ, như : chu đáo. ĐIÊN: rồ dại. ĐIÊU: điêu ác, khéo dối lừa, như; điêu ngoa. ĐIÊU. 1 : chạm trổ. 2: tàn rạc. Như : điêu linh - rời rạc, tan tác. ĐIỆU. 1 : thương. 2 : thương tiếc, viếng người đã qua đời đều gọi là điệu. Như: truy điệu - chết rồi mới làm lễ viếng theo. ĐINH : đinh ninh - dặn đi dặn lại. 2 ĐOẠ. 1: rơi xuống, đổ, những người mỗi ngày một hư hỏng gọi là đoạ lạc, sa đọa. 2 : lười. ĐOẠT. 1: cướp lấy, chiếm lấy của người ta gọi là đoạt. Như: chiếm đoạt - chiếm lấy. 2: quyết định, như : định đoạt - quyết định điều gì đó. ĐỐ : ghen, đàn bà ghen gọi là đố, mình không bằng người mà sinh lòng ghen ghét cũng gọi là đố. Ví dụ: đố kị - ghen ghét. ĐỒ. 1: cái tranh vẽ. Như : đồ hoạ - tranh vẽ, địa đồ - tranh vẽ hình đất. 2: mưu toan, như : mưu đồ - mưu toan. ĐƯỜNG. 1: nói khoác, nói không có cơ sở gì gọi là hoang đường, không chăm nghề nghiệp chính đáng cũng gọi là hoang đường. 2: họ Đường. Vua Nghiêu họ là Đào Đường. 3: nước Đường. GIÁ : lấy chồng, Kinh Lễ định con gái hai mươi tuổi đi lấy chồng gọi là xuất giá. 2: vẩy cho, đổ tiếng ác cho người gọi là giá hoạ. GIAI. 1: tốt. 2: đẹp, như giai nhân - người con gái đẹp, người đẹp. GIAO. 1: chơi, như: giao du – đi lại chơi với nhau; tri giao - chỗ chơi tri kỷ; giao tế - hai bên lấy lễ mà giao tiếp với nhau; giao thiệp – nhân có sự quan hệ về việc ; công; bang giao - nước này quan hệ với nước kia; ngoại giao - nước mình đối với nước ngoài. 2: liền tiếp, như giao điểm – các điểm giao nhau. 3: có mối cùng quan hệ với nhau, như: giao dịch – mua bán với nhau. 4: nộp cho, như nói giao nộp tiền lương gọi là giao nạp. (X.tr 13). GIỚI. 1: cõi, ở vào khoảng giữa hai cái gọi là giới. Ngày xưa giao tiếp với nhau, chủ có người thân mà khách có người giới để giúp lễ và đem lời người bên này nói với người bên kia biết. Như một người ở giữa nói cho người thứ nhất và người thứ ba biết nhau gọi là giới thiệu hay môi giới… 2; giúp, như: dĩ giới my thọ - lấy giúp vui việc thọ. HÁCH : doạ nạt. HÀM. 1: ngậm, ngậm ở trong mồm không nhả không nuốt gọi là hàm. Hàm huyết phún nhân - ngậm máu phun người. 2: dung được, nhẫn được. Như: hàm súc, hàm dong – nghĩa là bao dung nhịn nhục được, không vội giận vội cười. HÃN. 1 : mạnh tợn. 2 : hung tợn, như : hung hãn – hung tợn. HẢO. 1: tốt, hay. 2: cùng thân. Bạn bè chơi thân với nhau gọi là tương hảo. 3: xong. Thường làm xong một việc gọi là hảo. Một âm là hiếu, nghĩa là yêu thích, như : thị hiếu – ham thích, yêu thích điều gì đó. HẤP: hít hơi vào, đối lại với chữ hô. Hô hấp – hít vào thở ra. HẦU: tước hầu. Các nhà đế vương đặt ra năm tước để phong cho bầy tôi, tước hầu là tước thứ hai trong năm tước. Thời phong kiến, thiên tử phong họ hàng công thần ra làm vua các xứ, gọi là vua chư hầu, đời sau nhân thế, mượn làm tiếng gọi các quan sang, như : quân hầu, ấp hầu… HẬU. 1: chiều dày. 2: hậu, đối lại với chữ bạc. Phẩm bình sự vật cái gì tốt hơn, nhiều hơn đều gọi là hậu. 3: hậu đãi hơn, như : tương hậu – đãi người thân trọng hơn. 3 HIỀM. 1: ngờ, như hiềm nghi – cái gì hơi giống sự thực khiến cho người ta nghi ngờ. 2: không được thích ý. HIỆP : hào hiệp. Lấy quyền, lấy sức giúp người gọi là hiệp. Những người vì nghĩa mà cứu giúp người gọi là hiệp, như : hiệp sĩ, nghĩa hiệp. HOÁN: kêu, gọi. Hô hoán – kêu lên.Hoàn. 1: viên, tất cả những vật gì nhỏ mà tròn đều gọi là hoàn, như: đạn hoàn (viên đạn). 2: thẳng thắn, như: tùng bách hoàn hoàn (cây tùng cây bách thẳng thắn). HOẠCH : vạch, lấy dao vạch da. 2: vạch rõ, như : hoạch nhất bất nhị - định giá nhất định. (kế hoạch). HOẠI. 1: huỷ nát. 2: thua. 3: phá hoại. HOÀNG : sợ hãi, như : kinh hoàng – kinh sợ vô cùng. HÔN: lấy vợ, con dâu. HÔN. 1 : tối, như : hoàng hôn - mờ mờ tối, hôn dạ : đêm tối. 2: tối tăm, như : hôn hội hồ đổ - tối tăm hồ đồ, không hiểu lí sự gì. 3 : lễ cưới, ngày xưa cứ xin cứ đến tối mới đón dâu nên gọi là hôn lễ. 4 : mở. 5 : con sinh ra chưa đặt tên mà chết gọi là hôn. HỐNG : rống, tiếng gầm của các loại thú mạnh kêu (sư tử, cọp). HỖ: đắp đổi, hai bên cùng thay đổi với nhau, như: hỗ trợ - trợ giúp cho nhau. HỢI: chi hợi, một chi cuối cùng trong mười hai địa chi. Từ 9 giờ đêm đến 11 giờ đêm gọi là giờ hợi. HUÂN : công. Có công thưởng cho một cái dấu hiệu để nói lên sự vẻ vang gọi là huân chương, có nơi gọi là “Mề đay”. HUNG. 1: ác, như : hung bạo – ác dữ. 2: giết người, như : hung thủ - kẻ giết người; hung khí : đồ dùng để giết người. 3: mất mùa. 4: xấu, sự gì không tốt lành đều gọi là hung. HUNG. 1: điềm xấu. 2: dữ tợn, như: hung đồ - quân dữ tợn. HƯỞNG. 1: dâng. Đêm đồ tế lễ dâng lên người trên hay đem cúng tế gọi là hưởng, thết đãi khách khứa cũng gọi là hưởng. 2: hưởng thụ, như: hưởng phúc - được hưởng thụ phúc trời. HY : vui mừng. KHẢI. 1: vui hoà, như : khải phong – gió nam, khải hoàn – đánh trận trở về. 2 : khúc nhạc hát khi chiến thắng trở về gọi là khải ca. KHAM: chịu được, như : bất kham – không chịu được. KHẮC : chế phục được, như : kim khắc mộc – loài kim khắc chế được loài mộc. KhẤT: xin, như khất thực – xin ăn; hành khất – đi xin ăn. KHẨN : khai khẩn, dùng sức vỡ các ruộng hoan ra mà cày cấy gọi là khẩn. KHẤU. 1: kẻ cướp, như : thảo khấu - giặc cỏ. 2: ăn cướp. 3: giặc thù. KHẾ. 1: ước, làm văn tự để làm tin gọi là khế. 2: hợp, một cái giấy viết làm hai mảnh, xé đôi mỗi người giữ một mảnh gọi là khế, tức như hợp đồng bây giờ. KHUÊ: sao Khuê, một ngôi sao trong nhị thập bát tú. Nhà thiên văn ngày xưa cho sao Khuê là chủ về văn hoá cho nên nói về văn hay dùng chữ Khuê. Ví dụ: Ức Trai lòng dạ sáng sao Khuê (Ức Trai tâm thượng quang khuê đẩu). 4 KHỦNG. 1 : sợ. 2: doạ nạt. KHUYNH. 1: nghiêng, như : khuynh nhĩ nhi thính – nghiêng tai mà nghe. 2: nghiêng đổ. Người con gái đẹp gọi là khuynh thành – nghĩa là cái đẹp có thể làm nghiêng nước đổ thành. KHỨ. 1: đi, như : khứ hồi – đi và về. 2: đã qua, như : khứ niên kim nhật thử môn trung (Đề tích sở kiến xứ - Thôi Hộ)– năm ngoái cũng ngày này ở tại chốn này. 3: một tiếng trong bốn tiếng, chữ nào đọc âm như đánh dấu sắc gọi là khứ thanh. KHỨU : ngửi. KHOẢ: trần tục. Người không mặc quần áo gọi là khoả thân. KHỐC : khóc to. KHÔI. 1: to lớn. 2 : lấy lại được. Việc gì đã mất lấy lại được gọi là khôi phục. KHỐN : khốn cùng, việc gì nói đến sự mệt nhọc, quẫn bách đều gọi là khốn. KHƯỚC . 1: từ giã. Người ta cho gì mình không nhận gọi là khước. Như: khước từ - từ chối không nhận. 2: lùi về, như : khước địch – đánh được giặc lùi. KĨ. 1: tài, như kĩ xảo – tài khéo. 2: con nhà nghề, như kĩ nữ - con hát. KỊCH. 1: quá lắm, như : kịch liệt - dữ quá; kịch đàm – bàn dữ, bệnh kịch - bệnh nặng lắm. 2: trò đùa, như : diễn kịch - diễn trò. KIỀU: ở nhờ, đi ở nhờ làng khác hay nước khác gọi là kiều cư, kiều dân. KIỀU: có ý mềm mại đáng yêu, nên ngày xưa hay gọi con gái là a kiều. KIỆM. 1: tằn tiện, có tiết chế mà không phung phí quá gọi là kiệm. KIÊN. 1: bền chặt. 2: đầy chắc. 3: cố sức. 4: thân mật. 5: không lo sợ. KIỆN. 1: khoẻ, như : dũng kiện - khoẻ mạnh; 2: khoẻ khoắn, như : khang kiện - sức vóc khoẻ khoắn. KIỆT : giỏi lạ. Trí khôn gấp mười người gọi là kiệt, như : hào kiệt chi sĩ - kẻ sĩ hào kiệt. Phàm cái gì khác hẳn đều gọi là kiệt. Như : kiệt xuất – nói người hay vật gì sinh ra khác hẳn mọi loài. KIM: hiện nay, bây giờ. KINH: to. Chỗ vua đóng đô gọi là kinh sư – nghĩa là chỗ đất rộng mà nhiều người. PHI: lớn lao. Như: phi cơ (nghiệp lớn). THẾ. 1.Đời, ba mươi năm là một đời, hết đời cha đến đời con cũng gọi là một đời, như: nhất thế (một đời), thế hệ (nối đời). 2.Nối đời, như bác ruột gọi là thế phụ, con trưởng vua chư hầu gọi là thế tử. 3.Chỗ quen cũ, như thế giao (đời chơi với nhau), thế nghị: nghĩa cũ với nhau, hết thảy ai có tính chơi với hàng trên mình trước đều gọi là thế cả, như con thầy học mình gọi là thế huynh. Khâu. 1.cái gò, tức là đống đất nhỏ. 2. phép tỉnh điền ngày xưa chia bốn tỉnh là ấp, bốn ấp là khâu. 3. hợp, ngày xưa gọi sách địa dư là cửu khâu nghĩa là các thứ trong chín khâu đều hợp vầo đấy cả. 4: lớn, xưa gọi chị dâu trưởng là khâu tẩu. 5: tên đức Khổng tử vì thế chữ Hán đổi thành LAI. 1: lại. 2: về sau, như : tương lai - về sau này. 5 LẠI. 1: sửa trị. Chức xử sự trị dân gọi là lại, vì thế nên quan cũng gọi là lại. Các việc chức phận của quan địa phương phải làm gọi là lại trị. 2: kẻ lại, các chứcdưới quyền quan gọi là lại. Như : thông lại, đề lại… LAM: tham lam. LAM : khí núi, khí núi bốc lên nghi ngút ẩm ướt gọi là lam khí. LANG : mái hiên, hành lang. LÃNH. 1: lạnh. 2: nhạt nhẽo, như lãnh tiếu - cười nhạt. 3: thanh nhàn, như : lãnh quan - chức quan nhàn, ít bổng lộc. 4: lặng lẽ, như lãnh lạc – đìu hiu, lãnh tĩnh - lạnh ngắt. LAO. 1: nhọc, như : lao lực - nhọc nhằn. 2: công lao, như : huân lao – công lao. LỆ. 1: đá mài. 2: gắng gỏi, như : khích lệ - chọc tức cho gắng lên. Một âm khác là lại: bệnh hủi. LỆ : lệ, ví. Lấy cái này làm mẫu mực cho cái kia gọi là lệ, như : thể lệ, điều lệ, luật lệ… LỆ. 1 : đẹp, như : diễm lệ - tươi đẹp (đẹp một cách lộng lẫy). 2 : dính, bám. Như : nhật nguyệt lệ hồ thiên - mặt trời, mặt trăng dính bám vào trời. LIỆT. 1: hàng lối, cái gì xếp một hàng thẳng gọi là hàng, xếp ngang gọi là liệt. 2: số nhiều, như liệt quốc – các nước. LIÊU : chỗ hư không như : tịch liêu - lặng lẽ, mênh mông. Liêu lạc - lẻ tẻ, vắng vẻ. Phàm vật gì ít ỏi đều gọi là liêu. LIỄU. 1: hiểu biết, như: liễu nhiên ư tâm – lòng đã hiểu biết. 2: xong, như: liễu sự - xong việc. LUYẾN : mến. Trong lòng vương vít vào cái gì không thể rứt ra được gọi là luyến. Như : lưu luyến - quyến luyến không nữ rời. LƯỢC. 1 : cướp lấy, như : xâm lược – xâm cướp. 2 : phảy ngang, nét phảy chữ gọi là lược. 3 : đánh đòn (đánh bằng roi). (tr 237) MAI. 1: chôn, đám ma chôn không hợp lễ là mai. Mai táng – chôn cất. 2: vùi xuống đất. 3: che lấp. MẠO. 1: trùm, đậy. 2: phạm, cứ việc gì tiến đi không e sợ gì gọi là mạo, như : mạo hiểm – xông pha nơi nguy hiểm. 3: hấp tấp, như : mạo muội - lỗ mãng, không xét sự lí cứ làm bừa. 4: giả mạo , như : mạo danh - mạo tên giả. MẶC. 1: sắc đen. 2: mực, ví dụ: cận mặc giả hắc cận đăng giả minh - gần mực thì đen gần đèn thì sáng. 3: hình mặc, một thứ hình pháp ngày xua thích chữ vào mặt rồi bôi mực vào. MẬU. 1 : khuyên cố gắng, như : mậu thưởng - lấy phần thưởng mà khuyên gắng lên. 2 : tốt tươi (hàm có ý lớn lao tốt đẹp). 3 : đổi chác cho nhau, như : mậu dịch – mua bán. MỆNH. 1: sai khiến. 2: truyền lệnh. Truyền bảo những việc lớn gọi là mệnh, truyền bảo những việc nhỏ gọi là lệnh. Lời của Tổng thống tuyên cáo cho quốc dân biết gọi là mệnh lệnh. 3: lời vua ban thưởng tước lộc gì gọi là cáo mệnh. 3: mệnh trời. Phàm những sự cùng, thông, được, hỏng, hình như có cái gì chi phối, sức người không sao làm được gọi là mệnh. 5: mạng, được chết lành gọi là khảo chung mệnh, không được chết lành gọi là tử ư phi mệnh. 6: tên, kẻ bỏ xứ sở mình trốn đi xứ khác 6 gọi là vong mệnh (mất tên trong sổ đinh). 7: đạo, như : duy thiên chi mệnh – bui chưng đạo trời. MỊ. 1: tươi đẹp. Con gái lấy nhan sắc làm cho người yêu dấu gọi là mị. Cảnh vật đẹp cũng gọi là mị, như : xuân quang minh mị - bóng sáng mùa xuân sáng đẹp. 2: nịnh nọt, kẻ dưới nịnh nọt kẻ trên để hy đồ vinh hiển. 3: yêu, thân gần.MỘ: tìm rộng ra. Treo một cái bảng nói rõ cách thức của mình muốn tuyển để cho người ta đến ứng nhận gọi là mộ, như : mộ binh - mộ lính. 2: xin, như : mộ hóa - thầy tu đi xin ăn, mộ quyên – quyên tiền gạo phát chuẩn. MUỘN : buồn bực, như : sầu muộn - buồn sầu trong lòng. NA: a na – mũm mỉm, dáng đẹp mềm mại. NẶC : trốn, giấu. Như : nặc danh - giấu danh tính. NGA: tốt đẹp, cho nên con gái hay đặt tên nga. NGẠC : hớt hãi, như : kinh ngạc - sợ hãi đến cuống cuồng. NGẠO: láo xấc. NGẠO. 1: khoẻ, cứng, cứng cáp. 2: ngạo ngược. NGẬP : nguy, như : nguy ngập – nguy hiểm đang cận kề. 2: lạp ngập - bụi bặm chồng chất. NGẪU. 1: chợt, như : ngẫu nhiên - chợt vậy. Không hẹn thế mà lại thế gọi là ngẫu nhiên. 2: đôi, là số chẵn, những gì số chẵn gọi là ngẫu, như biền ngẫu - , đối ngẫu - NGHÊ. 1: bé nhỏ. Trẻ con gọi là nghê. NGHI. 1: dáng, như : uy nghi – có cái dáng nghiêm trang đáng sợ. NGUY : tả cái dáng cao lớn (lồng lộng). Như : nguy nguy hồ duy thiên vi đại - lồng lộng vậy chỉ trời là lớn. Nguy nga. NGUYÊN. 1: mới, đầu năm vua mới lên ngôi gọi là nguyên niên – năm đầu. Lịch tây, lấy năm chúa Gia Tô giáng sinh, để ghi số năm nên năm ấy gọi là kỷ nguyên –nghĩa là số một bắt đầu từ đấy. Tất cả đầu số gì cũng gọi là nguyên. Như tháng Giêng gọi là nguyên nguyệt, ngày mồng một gọi là nguyên nhật. 2: to lớn, như nguyên lão – già cả. Nước lập hiến có nguyên lão viện - để các bậc già cả tôn kính dự vào bàn việc nước. 3: cái đầu, như : dũng sĩ bất vong tán kì nguyên - kẻ sĩ mạnh thường nghĩ chết mất đầu cũng không sợ. Vì thế nên người đại biểu cả một nước gọi là nguyên thủ. Những người thứ nhất đều gọi là nguyên. Như trạng nguyên - người thi đỗ đầu khoa thi đình. 4: đồng tiền, như: ngân nguyên - đồng bạc. NGUYÊN. 1: cánh đồng. Chỗ đất bằng phẳng gọi là nguyên. Như : bình nguyên - đồng bằng, cao nguyên - đồng cao… 2: suy nguyên, suy cầu cho biết cho biết cái cớ nó thế nào gọi là nguyên. Như : nguyên cáo - kẻ tố cáo trước, nguyên chất - vật chất thuần tuý không thể phân tách ra được, nguyên lý – chân lý lúc nguyên thuỷ…NGỤY. 1: giả dối. 2: trộm giữ lấy, như kẻ loạn thần lên cướp ngôi của chúa gọi là ngụy triều. NHA: xoè, tất cả những vật gì trên phân từng trạnh xoè ra gọi là nha. Tục gọi người hầu gái là nha hoàn vì đầu có hai trái đào. NHÂN. 1: nhân. Nhân là cái đạo lý làm người phải thế mới gọi là người. Yêu người không mưu lợi riêng cho mình gọi là nhân. 2: cái nhân trong hạt quả. 3: tê liệt, chân tay không cử động được gọi là bất nhân. 7 NHIÊN : đốt. Như : nhiên liệu - chất đốt. NHO. 1: học trò, tên chung của những người có học, như : thạc học thông nho - người học trò giỏi hơn người. 2 : nho nhã, cái gì có văn vẻ nền nếp đều được gọi là nho. Như: nho phong, nho nhã… 3: Đạo Nho, người ta thường gọi đạo học của đức Khổng Tử là Nho giáo để phân biệt với Đạo giáo và Phật giáo. NHƯỠNG. 1: đất mềm. 2: quả đất, như : thổ nhưỡng - đất dai nói chung. 3: giàu có, đầy đủ. 4: bị hại. NIỆM. 1: nghĩ, nhớ. Như tâm niệm – tim luôn nghĩ đến, nhớ đến điều gì đó. 2: ngâm, đọc, như : niệm thư - đọc sách; niệm kinh - đọc kinh. NOÃN : cái trứng, như : thế như noãn thạch - thế như trứng với đá, nghĩa là cứng mền không chịu nổi nhau. NỖ : gắng, như : nỗ lực - gắng sức. PHÀM. 1: gồm, lời nói tóm hết thảy. 2: hèn, như : phàm dân – dân hèn, phàm nhân - người phàm. 3: cọi phàm, khác nơi tiên cảnh. PHẢNG: phảng phất - thấy không được rõ ràng. Một âm khác là phỏng: bắt chước. PHẠT. 1: đánh. Đem binh đi đánh nước người gọi là phạt. 2: nện, như phạt cổ - nện trống. 3: chặt, như phạt mộc - chặt cây. PHẨM. 1: nhiều thứ. Vật có nhiều thứ nên gọi là vật phẩm hay phẩm vật. 2: phẩm hàm, ngày xưa đặt ra chín phẩm, từ nhất phẩm cho đến cửu phẩm để phân biệt phẩm tước cao thấp. 3: phẩm giá, như : nhân phẩm - phẩm giá người. 4 : cân lường, như : phẩm đề, phẩm bình – nghĩa là cân lường đúng rồi mới đề, mới nói. PHẨU : phanh ra, như : phẩu giải - mổ sả ra. PHỈ. 1: chẳng phải. 2: tập làm sự bất chính. Như : thổ phỉ - giặc cỏ. PHONG: sắc cỏ tươi tốt, sau được mượn để tả sắc đẹp, như: phong thần (thần đẹp), phong thái (vẻ đẹp)… PHÓ. 1: thứ hai, như : phó hiệu trưởng - hiệu trưởng thứ hai. 2: thứ, kém, như : chính hiệu - hạng nhất, phó hiệu - hạng nhì, nghĩa là cùng một thứ đồ mà hơi kém. PHÓ. 1: giao phó cho. PHỎNG : bắt chước. Như : mô phỏng - bắt chước làm theo. PHU. 1: đàn ông. Con trai đã trở nên người khôn lớn gọi là trượng phu.Kẻ đi làm công cũng gọi là phu. 2: người chồng. PHỤ. 1: vợ. 2: nàng dâu. 3: đàn bà con gái lấy chồng gọi là phụ. PHỤC. 1: nép, nằm phục xuốmg. 2: nấp, giấu. Như: phục binh - giấu binh một chỗ để rình giặc đến thì đánh. PHÚN. 1: xì ra, dùng mũi xì hơi ra, như : phún thạch – núi lủa phun đá bị nóng chảy ra. 2: phun nước. PHỤNG. 1: vâng, kính vâng mệnh ý của người trên gọi là phụng. 2: dâng, đem vật gì dâng biếu cho người trên gọi là phụng. 3: hầu hạ, cung phụng; tôn sùng. TRƯỢNG: 1.Mười thước ta gọi là một trượng. 2. Đo: như thanh trượng nghĩa là đo xong số ruộng đất nào đó. 3: già cả, như lão trượng, trượng nhân (người già cả). Bố vợ gọi là nhạc trượng. 8 THỪA: giúp đỡ, như thừa tướng là chức quan giúp vua. Các nha có đặt người giúp việc cũng gọi là thừa, như : phủ thừa, huyện thừa… Trung .1: giữa, chỉ vào bộ vị trong vật thể như trung ương (chỗ giữa); trung tâm (giữa ruột)… 2: trong, như đối với các tỉnh ngoài thì gọi chỗ kinh đô là trung ương … 3: ở khoảng giữa hai bên. Như: thượng, trung, hạ (trên, giữa, dưới). Trung nhân là người đứng giữa giới thiệu cho hai người khác. 4: ngay, không lệch vẹo, không thừa không thiếu. Như: trung dung (đạo phải); trung hành (làm phải); trung đạo (đạo chân chính không thiên về bên nào). 5: nửa, như trung đồ (nửa đường), trung dạ (nửa đêm)… 6: chỉ chung các chỗ, như Ngô trung (trong đất Ngô), Thục trung (trong đất Thục)… QUAN : cái mũ. Một âm là quán. 1: lễ đội mũ. Ngày xưa, con trai hai mươi tuổi thì làm lễ đội mũ, cho nên con trai mới hai mươi tuổi gọi là nhược quán, chưa đến hai mươi tuổi gọi là vị quán. 2: đầu sổ, cầm đầu trong cả mọi người gọi là quán. Như : quán quân - đỗ đầu sổ. Bất cứ thi về khoa học gì, người đỗ đầu đều gọi là quán quân. QUẬT : quật cường - cứng cỏi (ương ngạnh). QUẬT : một mình trỗi lên, như : quật khởi - một mình trỗi lên hơn cả. QUÝ. 1: nhỏ, em bé gọi là quí đệ. 2: cuối, tháng cuối mùa gọi là quí. Như tháng ba gọi là tháng quí xuân. Đời cuối cùng cũng gọi là quí thế. 3: mùa, ba tháng một quí nên bốn mùa gọi là tứ quí. QUYỆN : mỏi mệt . Quyện điểu qui lâm tầm túc thụ - Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ. SÁM. 1 : ăn năn, như : sám hối - tự thú tội ra để xin sửa đổi. 2 : kinh của nhà sư làm lễ cầu cũng gọi là sám. SẢNH : mát, như : đông ôn hạ sảnh – mùa đông ấp ấm, mùa hè quạt mát. SỈ. 1: xấu hổ. 2: lấy làm hổ thẹn. 3 : làm nhục. SĨ: quan. Như : xuất sĩ – ra làm quan, trí sĩ - về hưu. SUNG: đầy. Như sung túc - đầy đủ. TĂNG: sư nam, người đàn ông đi tu đạo phật. TẬT : ghen ghét, thấy người khác đức hạnh tài trí hơn mình mà sinh lòng ghen ghét gọi là tật. THÀNH. 1: cái thành, ở trong gọi là thành, ở ngoài gọi là quách. 2: đắp thành. THẮNG. 1: được, đánh được quân giặc gọi là thắng, như : bách chiến bách thắng – trăm trận đánh được cả trăm. 2: hơn, như danh thắng, thắng cảnh – cảnh non nước đẹp hơn cảnh khác. THẶNG : thừa, như : sở thặng vô kỉ - thửa thừa không mấy. (Thặng dư). THẤT. 1: cái nhà, như : nội thất – trong nhà. 2: vợ, con trai lấy vợ gọi là thụ thất, con gái chưa chồng mà trinh khiết gọi là thất nữ. THỊ : ham thích. THÔI: thúc giục. THÔN. 1: nuốt, ăn ngay không nhai cứ nuốt ngay xuống gọi là thôn. Phạm Ngũ Lão trong bài “Thuật hoài” có viết : “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” (Ba quân thế mạnh như hổ nuốt trôi trâu). 2: diệt mất. Đánh lấy đất nước người ta thu làm nước mình gọi là tinh thôn, thôn tính. 9 THÚ : lấy vợ. THỤ : bán đi, bán ra (tiêu thụ). THỤC : cái chái nhà. Gian nhà hai bên cửa chính gọi là thục. Là chỗ để cho con em vào học, cho nên gọi chỗ chái là gia thục. Đời sau nhân thế mới gọi trường học thục. THUỶ: mới, trước. Thuỷ chung – có trước có sau . THỰ : ruộng nhà, ngoài chỗ nhà ở lại làm riêng một chỗ để nghỉ ngơi gọi là biệt thự. THƯƠNG. 1: đắn đo, như : thương lượng – bàn bạc đắn đo với nhau. 2: buôn, như : thương nhân - người buôn bán, thương gia – nhà buôn. 3: sao Thương tức là sao Hôm. 5 : nhà thương. Vua Thang thay nhà Hạ lên làm vua gọi là nhà thương.TI. 1: thấp. 2: hèn. Như : tự ti - tự thấy mình thấp hèn hơn người khác. 3: cách nói nhún nhường với người trên, như : ti nhân - người hèn mọn này, ti chức – chức hèn mọn này.TIẾM : mạo dùng, lấn, kẻ dưới lấn ngôi người trên. Như: tiếm quyền - lấn quyền, thu bính quyền thế về tay mình. TỊCH. 1: buổi tối. 2: đêm. 3: tiếp kiến ban đêm. TIÊN. 1: trước. 2: người đã chết gọi là tiên. Như: tiên đế - vua đời trước, tiên nghiêm – cha xưa. 3: tổ tiên, đời trước. TIỄU: chặn, như : tiễu diệt - chặn quân giặc lại mà giết hết, vì vậy truy quét giặc cũng gọi là tiễu. Như : tuần tiễu – đi tuần để ngăn chặn, tiễu phỉ - truy kích bọn thổ phỉ, phiến loạn. TÍNH : họ. Con cháu gọi là tử tính, thứ dân gọi là bách tính. TRÁC. 1: cao, như : trác thức - kiến thức cao hơn người, trác tuyệt – tài trí tuyệt trần. 2: đứng vững. TRANG. 1: to lớn. 2: tên người, đời Đường có ngài Huyền Trang pháp sư. TRANG : trang sức, dùng các thứ phấn sáp, vàng ngọc mà chải chuốt cho đẹp TRÁNG. 1: mạnh mẽ. Người đến ba mươi tuổi gọi là tráng, nghĩa là lúc tinh lực đang mạnh mẽ. Tất cả những gì bên trong đầy đủ, bề ngoài có vẻ lớn lao đều gọi là tráng, như : hùng tráng, bi tráng, hoành tráng… 2: nhanh chóng. TRẮC. 1: nghiêng. Như: phản trắc – lòng nghiêng ngã, tráo trở. 2: tiếng trắc, đối lại với tiếng bằng. TRẮC. 1 : xót xa, bùi ngùi. Như : trắc nhiên bất lạc – bùi ngùi không vui. 2 : thương xót. Như : trắc ẩn – trong lòng thương xót không nỡ làm khổ ai hay trông thấy sự khốn khổ của người khác. TRIẾT : khôn, người hiền trí gọi là triết như : tiên triết, tiền triết – nghĩa là người hiền trí từ trước. TRIỆT . 1 : suốt. Như: quán triệt – thông suốt. 2 : bỏ, như : triệt khử - bỏ đi. 3 : phá huỷ. 4 : sửa, làm. TRIỆU : vời, lấy tay mà vẫy lại là chiêu, lấy lời mà gọi lại là triệu. TRINH: rình xét, như : trinh thám – dò xét. TRÌNH. 1: bảo, tỏ ra. 2: Kẻ dưới nói cho người trên biết gọi là trình. Tờ kêu với quan trên cũng gọi là trình. 10 [...]... Việt, chúng ta đã có sự giao lưu tiếp xúc với ngôn ngữ tiếng Hán từ lâu đời Vì vậy chúng ta đã tiếp nhận và Việt hoá một số lượng lớn từ gốc Hán để làm giàu có thêm vốn ngôn ngữ của mình Trong học tập và sinh hoạt hàng ngày của mỗi người, từ Hán Việt được sử dụng khá nhiều, tuy nhiên không phải ai cũng sử dụng thuần thục và đúng nghĩa những từ này, đôi lúc nói và viết không chuẩn mực sẽ dẫn đến tình trạng... sinh không nắm được nghĩa của một số từ ngữ Hán Việt nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc giảng dạy, học tập Có những trường hợp học sinh hỏi một từ Hán Việt nào đó rất thông dụng mà giáo viên không lí giải được sẽ dễ làm mất niềm tin vào vốn kiến thức của các thầy cô giáo Là một người đã từng đứng lớp và cũng đã gặp không ít khó khăn khi phải “vật lộn” với vốn từ này, tôi nghĩ nếu các thầy cô giáo... có được một cuốn tiểu từ điển từ Hán Việt thì chắc chắn sẽ tự tin hơn khi giao tiếp và giảng dạy cũng như học tập Nhân đọc cuốn “Tự điển Hán Việt” của tác giả Thiều Chửu do NXB Thành phố Hồ Chí Minh tái bản năm 1997, tôi đã trích ra những từ Hán Việt thường dùng trong nhà trường để các thầy cô giáo và đặc biệt là các em học sinh tham khảo Với đề tài “Một số từ Hán Việt thông dụng ở trường THPT”, tôi... tài “Một số từ Hán Việt thông dụng ở trường THPT”, tôi hy vọng sẽ giúp được một số thầy cô giáo trẻ và các em học sinh sẽ giảm bớt gánh nặng khi sử dụng vốn từ này Do thời gian ít ỏi và khuôn khổ của đề tài có hạn, 12 cho nên tôi không thể trích dẫn nhiều từ ngữ được Mong được sự góp ý chân thành của đồng nghiệp và các em học sinh 13 SỞ GD – ĐT QUẢNG NGÃI TRƯỜNG THPT TRẦN KỲ PHONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM . hàng ngày của mỗi người, từ Hán Việt được sử dụng khá nhiều, tuy nhiên không phải ai cũng sử dụng thuần thục và đúng nghĩa những từ này, đôi lúc nói và viết. một số từ ngữ Hán Việt nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc giảng dạy, học tập. Có những trường hợp học sinh hỏi một từ Hán Việt nào đó rất thông dụng mà

Ngày đăng: 10/10/2013, 13:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan