câu hỏi ôn tập chương II lý 10 cơ bản

2 984 2
câu hỏi ôn tập chương II lý 10 cơ bản

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thầy chúc các em học tốt, các em ơi: “ Hôm nay là bắt đầu của ngày mai ” Thầy mong rằng các em từ nay hãy chăm chỉ học hành để nụ cười của người thân các em được rạng rỡ. Lúc thầy nóng giận gì không phải các em đừng để bụng và hãy góp ý với thầy nhé! Thầy Tân Câu hỏi ôn tập chương II Câu 1. Muốn tổng hợp hai lực F 1 , F 2 thì hai lực này phải thỏa mãn điều kiện gì? Khi tổng hợp hai lực này thì phải tuân theo quy tắc nào không? Câu 2. Muốn phân tích 1 lực thành hai hay nhiều lực thành phần thì các lực thành phần này phải thỏa mãn những điều kiện gì? Câu 3. Lực là gì? Lực là 1 đại lượng vectơ, vậy vectơ những đặc điểm gì? Đơn vị của lực là gì? Câu 4. Thế nào là hai lực cân bằng? Lấy ví dụ về hai lực cân bằng. Câu 5. Nếu hợp lực tác dụng lên vật bằng không thì vật thể sẽ ở trạng thái nào? Từ đó, hãy phát biểu định luật I Niu-ton. Câu 6. Quán tính là gì? Hãy lấy ví dụ lien quan tới quán tính. Câu 7. Khối lượng là gì? Khối lượng của vật càng lớn thì quán tính của vật sẽ như thế nào? Câu 8. Nếu hợp lực tác dụng lên vật không đổi, và khác không thì vật sẽ chuyển động như thế nào? Với gia tốc bằng bao nhiêu? Em nhận xét gì về mối quan hệ giữa lực, gia tốc và khối lượng của vật. Từ đó, hãy phát biểu định luật II Niu-ton. Câu 9. Trọng lực là gì? Trọng lực những đặc điểm gì? Tại sao ở cùng 1 nơi thì tỉ số: P 1 .m 2 = P 2 .m 1 ? Câu 10. Hiện tượng tương tác là gì? Lấy ví dụ về sự tương tác của 1 số vật mà kết quả là gây ra gia tốc, hoặc biến dạng cho vật. Câu 10. Viết biểu thức của định luật III Niu_ton. Từ đó, em nhận xét gì về hai lực đó? Câu 11. Cặp “lực và phản lực” xuất hiện hoặc mất đi đồng thời khi nào? Lấy ví dụ minh họa. Câu 12. Cặp “ lực và phản lực “ phải là hai lực cân bằng không? Tại sao? Câu 14. Hãy chỉ ra các lực tác dụng lên vật với dây treo, giá đỡ như hình vẽ: A C B Trong đó thì những lực nào cân bằng nhau, những lực nào không cân bằng, những lực nào là cặp “lực và phản lực “. Hãy biểu diễn lực ngay trên hình vẽ. Câu 15. Mọi vật trong vũ trụ đều hút với nhau 1 lực gọi là lực gì? Hãy phát biểu nội dung định luật vạn vật hấp dẫn và viết công thức tính độ lớn của lực hấp dẫn, và cho biết ý nghĩa và đơn vị của từng đại lượng. Câu 16. Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm phụ thuộc vào những yếu tố nào? Lực hấp giữa hai chất điểm sẽ tăng(giảm) bao nhiêu lần nếu khoảng cách giữa chúng tăng lên 5 lần? Câu 17. Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm thay đổi hay không nếu ở giữa hai chất điểm người ta đặt 1 vật chắn đủ lớn? Tại sao? Câu 18. Lực hấp dẫn giữa hai quả cầu đồng chất đạt giá trị lớn nhất khi nào, và bằng bao nhiêu? Khi đó, khoảng cách giữa hai quả cầu trên được xác định như thế nào? “Cần mà không kiệm như thùng không đáy. Kiệm mà không cần lấy gì mà kiệm “ “ Chủ tịch: Hồ Chí Minh” Thầy chúc các em học tốt, các em ơi: “ Hôm nay là bắt đầu của ngày mai ” Thầy mong rằng các em từ nay hãy chăm chỉ học hành để nụ cười của người thân các em được rạng rỡ. Lúc thầy nóng giận gì không phải các em đừng để bụng và hãy góp ý với thầy nhé! Thầy Tân Câu 19. Tại sao quả táo trên cây khi rụng thì nó lại rơi về phía Trái đất mà không bay vào vũ trụ, biết rằng quả táo cũng chịu lực hấp dẫn từ vũ trụ. Câu 20. Dựa vào những sở nào để người ta tính được gia tốc trọng rơi tự do của 1 vật ở độ cao h là: g h = G.M/(R+h) 2 . Từ đó, em hãy giải thích tại sao trọng lượng và gia tốc rơi tự do của 1 vật càng lên cao thì càng giảm? Câu 21. Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện khi nào? Khi đó, lực đàn hồi của lò xo điểm đặt, hướng và độ lớn như thế nào? Hãy biểu diễn minh họa. Câu 22. Độ biến dạng của lò xo được xác định bởi công thức nào? Từ đó, em hãy cho biết độ biến dạng đó phụ thuộc vào những yếu tố nào? Câu 23 a) Thế nào là giới hạn đàn hồi của là xo? Từ giới hạn đó, thì em hiểu biết được điều gì? b) Sự xuất hiện lực đàn hồi của lò xo và dây cao su, thép gì giống và khác nhau? Hãy chỉ ra điểm đặt, hướng và độ lớn của lực đàn hồi của dây cao su, thép. Câu 24. Phát biểu định luật Húc và viết công thức tính độ lớn lực đàn hồi. Từ đó, em hãy cho biết độ lớn của lực đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào? Độ cứng của lò xo cho ta biết điều gì? Độ cứng đó phụ thuộc vào yếu tố nào? Câu 25. Lực ma sát trượt(lăn) xuất hiện khi nào, ở đâu, hướng thế nào? Lực ma sat trượt sinh ra để làm gì? Độ lớn của lực ma sát trượt phụ thuộc vào những yếu tố nào và không phụ thuộc vào yếu tố nào? Hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào yếu tố nào? Nêu 1 số tác hại cũng như vai trò của lực ma sát trượt&lăn Câu 26. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi nào, ở đâu, hướng như thế nào? Lực ma sát nghỉ những đặc điểm gì? Khi nào thì lực ma sát nghỉ đạt giá trị lớn nhất. Hãy nêu vai trò của lực ma sát nghỉ trong đời sống và khoa học kỹ thuật. Câu 27. So sánh: sự xuất hiện của lực ma sát lăn và ma sát trượt với sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ. Câu 28. Hãy định nghĩa và viết công thức lực hướng tâm. Từ đó, em nhận xét gì về mối quan hệ giữa F ht với m, V, R và ω? Lực hướng tâm sẽ tăng hay giảm bao nhiêu lần nếu vận tốc tăng lên 1,5 lần, bán kính giảm 3 lần? Câu 29. Hãy lấy một số ví dụ mà các lực tác dụng lên vật đóng vai trò là lực hướng tâm. Câu 30. Một vật ném ngang thể tham gia mấy chuyển động. Hãy kể tên các chuyển động đó và cho biết các chuyển động đó những đặc điểm gì? Làm thế nào để xác định được quỹ đạo thực của vật ném ngang, và tính thời gian chuyển động, tầm ném xa và vận tốc của vật ở thời điểm nào đó? Bài tập: 5, 6, 8 sgk tr 58 ;9, 12, 13, 14 sgk trang 65; 4, 5, 7 sgk trang 69&70; 4, 5,6 sgk tr 74; ví dụ tr 77; 5, 6, 7, 8 sgk tr79 4, 5, 6 sgk tr 82&83; 5 sgk tr88 “Cần mà không kiệm như thùng không đáy. Kiệm mà không cần lấy gì mà kiệm “ “ Chủ tịch: Hồ Chí Minh” . rỡ. Lúc thầy nóng giận có gì không phải các em đừng để bụng và hãy góp ý với thầy nhé! Thầy Tân Câu hỏi ôn tập chương II Câu 1. Muốn tổng hợp hai lực F. gia tốc, hoặc biến dạng cho vật. Câu 10. Viết biểu thức của định luật III Niu_ton. Từ đó, em có nhận xét gì về hai lực đó? Câu 11. Cặp “lực và phản lực” xuất

Ngày đăng: 10/10/2013, 02:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan