QĐ 2447-2003-BDG

4 211 0
QĐ 2447-2003-BDG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO —— Số: 2447/QĐ-BGD&ĐT-THPT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc ————————————— Hà Nội ngày 29 tháng 5 năm 2003 QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Về việc Ban hành Quy định tạm thời mục tiêu, kế hoạch giáo dục của trường Trung học phổ thông kỹ thuật BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Căn cứ Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 9 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; - Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 5 tháng 11 năm của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; - Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 2 tháng 3 năm 1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Căn cứ Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; - Căn cứ Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội; - Theo đề nghị của các ông Vụ trưởng vụ Trung học Phổ thông, Viện trưởng Viện khoa học Giáo dục, QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tạm thời về mục tiêu, kế hoạch giáo dục của trường Trung học phổ thông kỹ thuật. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và làm cơ sở cho việc biên soạn chương trình, tài liệu kỹ thuật nghề và xác định các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện thí điểm mô hình trường Trung học phổ thông kỹ thuật. Điều 3. Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Trung học Phổ thông, Viện trưởng Viện khoa học Giáo dục và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Nơi nhận: - Bộ trưởng - Các thứ trưởng - Như điều 3 - Lưu VP, Vụ THPT KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỨ TRƯỞNG (Đã ký) Nguyễn Văn Vọng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO —— CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc ————————————— QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ MỤC TIÊU, KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KỸ THUẬT (Ban hành kèm theo Quyết định số 2447/QĐ-BGD&ĐT-THPT ngày 29 tháng 5 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) ——— I. MỤC TIÊU Trường Trung học Phổ thông Kỹ thuật (THPT KT) là loại hình trường mới thuộc cấp trung học phổ thông. 1. Mục tiêu tổng quát: Trường Trung học Phổ thông Kỹ thuật được xây dựng nhằm giáo dục cho học sinh vừa có trình độ trung học phổ thông, vừa có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp để có thể học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, góp phần phân luồng học sinh sau trung học cơ sở. 2. Mục tiêu cụ thể: Học sinh tốt nghiệp trường THPT KT cần thiết đạt các mục tiêu sau đây: - Được củng cố các giá trị về tư tưởng, đạo đức, lối sống phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông, mục tiêu giáo dục của cấp học và thích hợp với trình độ, lứa tuổi học sinh trung học phổ thông. - Được phát triển những nội dung đã học ở trung học cơ sở, gồm những kiến thức cơ bản về Tiếng Việt, Toán, Lịch Sử, và những kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, Pháp luật, Tin học, Ngoại Ngữ, có những hiểu biết cần thiết về kỹ thuật và hướng nghiệp, đảm bảo hoàn thành nội dung học vấn phổ thông về tự nhiên, xã hội và con người, gắn với cuộc sống cộng đồng và thực tiễn địa phương. - Nắm được các kiến thức kỹ thuật tổng hợp cơ bản và kỹ thuật nghề cụ thể thuộc một trong các lĩnh vực Công nghiệp, Nông Lâm Ngư nghiệp hoặc Dịch vụ. Thực hiện được các kỹ năng thực hành Kỹ thuật nghề đã học, đạt trình độ nghề ở mức bán lành nghề để sau khi tốt nghiệp có thể tìm kiếm được việc làm. - Thực hiện được các kỹ năng học tập cơ bản và kỹ năng học tập bộ môn, đặc biệt là kỹ năng vận dụng kiến thức vào các tình huống học tập mới, vào thực tiễn sản xuất và đời sống; được củng cố thói quen và phương pháp tự học, năng lực thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, độc lập suy nghĩ, sáng tạo trong tư duy và hành động. - Hiểu biết và có thói quen rèn luyện thân thể thường xuyên, đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi; sử dụng thời gian hợp lý, biết cách nghỉ ngơi và làm việc khoa học. - Hiểu biết và có khả năng cảm thủ, đánh giá cái đẹp trong cuộc sống và văn hóa, nghệ thuật, có nhu cầu sáng tạo cái đẹp; sống hòa hợp với thiên nhiên và xã hội. II. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KỸ THUẬT Kế hoạch giáo dục quy định các môn học và các hoạt động giáo dục trong nhà trường, trình tự và thời lượng cho từng môn học, từng hoạt động trong mỗi tuần lễ và cả năm học. Kế hoạch giáo dục xác định vị trí, tính chất của mỗi năm học, hoạt động trong cấp học đó và phản ánh các nhiệm vụ giáo dục trọng tâm của nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu toàn cấp học. Kế hoạch giáo dục của trường trung học phổ thông Kỹ thuật xây dựng theo phương hướng sau: 1. Các lĩnh vực giáo dục - Giáo dục phổ thông + Giữ đủ các môn học, hoạt động giáo dục của kế hoạch giáo dục cấp trung học phổ thông theo quy định số 04/2002/QĐ – BGD&ĐT ngày 8/3/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo. Bổ sung nội dung giáo dục kỹ thuật nghề thay cho giáo dục nghề phổ thông và tiết học tự chọn. + Chuẩn chương trình được thực hiện qua chương trình các môn Ngoại ngữ, Giáo dục công dân, Thể dục, Tin học; Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý của Ban Khoa học Tự nhiên; Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học của Ban Khoa học Xã hội và Nhân văn; Công nghệ và Kỹ thuật nghề. - Giáo dục Kỹ thuật + Môn Công nghệ: 175 tiết + Học phần Kỹ thuật nghề: 612 tiết/nghề. 2. Các hoạt động giáo dục: Gồm Giáo dục ngoài giờ lên lớp, Giáo dục hướng nghiệp, Giáo dục quốc phòng 3. Qui định về thời lượng: - Số tuần học trong một năm là 35 tuần. - Thời gian cho mỗi tiết học là 45 phút. - Tổng số tiết học trong tuần của lớp 10 là 29, lớp 11 là 33 và lớp 12 là 30. Đối với lớp 11 bố trí 3 tiết/tuần học Kỹ thuật nghề vào buổi học khác trong tuần. - Môn Công nghệ giữ đủ 175 tiết như chương trình THPT đã ban hành song khi thực hiện ở trường THPT KT cần bố trí dạy song song phù hợp với lĩnh vực Kỹ thuật nghề. Cụ thể là: Đối với lớp học Kỹ thuật nghề Điện dân dụng, Kỹ thuật Điện tử dân dụng và Kỹ thuật Tin học bố trí học phần Vẽ kỹ thuật, Kỹ thuật Điện và Kỹ thuật Điện tử từ lớp 10. Đối với lớp học Kỹ thuật nghề Sửa chữa xe máy bố trí học Vẽ kỹ thuật và Động cơ đốt trong từ lớp 10. Đối với lớp học Kỹ thuật nghề Làm vườn, Kỹ thuật nghề Thú y bố trí học phần Nông Lâm Ngư nghiệp từ 3 lớp 10. Đối với Kỹ thuật nghề May công nghiệp vẫn giữ trình tự như chương trình môn Công nghê THPT. Bảng phân phối giờ cụ thể của trường THPT KT (Tiết/tuần) : Lĩnh vực giáo S T T MÔN HỌC SỐ TIẾT TỪNG MÔN TRONG TUẦN Ở MỖI LỚP LỚP 10 LỚP 11 LỚP 12 Giáo dục Phổ thông 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 0 11 Ngoại ngữ GDCD Thể dục Tin học Ngữ văn Lịch sử Địa lí Toán Vật lí Hóa học Sinh vật 3 1 2 1 3 1,5 1,5 3 2 1,5 1,5 3 1 2 1 3,5 1 1 3,5 2 1,5 1,5 3 1 2 1 3 1,5 1,5 3,5 2 2 1 Giáo dục 1 Công nghệ 2 2 1 2 Kỹ thuật Nghề 4 8 5,5 Giáo dục tập thể 1 1 1 SH trường, lớp 1 1 1 Tổng số tiết trong tuần ở mỗi lớp 29 33 30 Giáo dục ngoài giờ lên lớp 4 tiết/tháng Giáo dục hướng nghiệp 3 tiết/tháng Giáo dục quốc phòng 1 tuần/năm Số tuần của năm học 35 tuần KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỨ TRƯỞNG Nguyễn Văn Vọng – Đã ký 4 . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO —— Số: 2447/QĐ-BGD&ĐT-THPT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự do – Hạnh. CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KỸ THUẬT (Ban hành kèm theo Quyết định số 2447/QĐ-BGD&ĐT-THPT ngày 29 tháng 5 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào

Ngày đăng: 09/10/2013, 20:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan