Tham luan nang cao chat luong mon anh

3 7.7K 113
Tham luan nang cao chat luong mon anh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

THAM LUẬN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN TIẾNG ANH I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, môn tiếng Anh đã được đưa vào dạy học ở các cấp học. Với mục tiêu dạy học của bộ môn là giúp học sinh sử dụng Tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ cơ bản dưới các dạng nghe, nói, đọc, viết; có kiến thức cơ bản, tương đối hệ thống và hoàn chỉnh về Tiếng Anh, phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm lí lứa tuổi; có hiểu biết khái quát về đất nước, con người và nền văn hoá của một số nước nói Tiếng Anh.Từ đó hình thành tình cảm và thái độ tốt đẹp đối với đất nước, con người, nền văn hoá và ngôn ngữ của các nước nói Tiếng Anh; biết tự hào, yêu quý và tôn trọng nền văn hoá và ngôn ngữ của dân tộc mình. II. THỰC TRẠNG Mặc dù môn Tiếng Anh được xếp vào một trong 3 môn chính, nhưng một thực tế là chất lượng dạy học môn Tiếng Anh trong huyện Bình Gia nói chung và trường THCS Hưng Đạo nói riêng còn thấp (nếu không nói là quá thấp), chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội trong thời kỳ hội nhập. Qua kết quả khảo sát đầu năm, tỉ lệ học sinh đạt trên trung bình của môn Tiếng Anh tai trường THCS Hưng Đạo rất thấp, thấp nhất so với các môn khác. Tỷ lệ này ở các khối có sự chênh lệch, song tình hình chung rất đáng quan ngại. Nhiều học sinh rơi vào tình trạng “mù” ngoại ngữ. Vì học sinh học quá yếu, lại không chịu khó học nên nhiều khi lên lớp giáo viên giống như đang “độc thoại” với mình. Biểu hiện của học sinh yếu kém về môn tiếng Anh phổ biến nhất là vốn từ nghèo nàn, không nắm được ngữ pháp, phát âm không chuẩn, kĩ năng tạo lập văn bản (nói, viết) chưa đạt yêu cầu và kĩ năng nghe kém. Đâu là nguyên nhân cho thực trạng trên? II. NGUYÊN NHÂN Tình trạng chất lượng dạy học môn ngoại ngữ còn thấp do nhiều nguyên nhân. Trước hết là do môn Tiếng Anh là một môn học hoàn toàn “mới mẻ”, trong khi đó 100% học sinh thuộc đối tượng dân tộc, vùng sâu, vùng xa, khả năng giao tiếp băng tiếng phổ thông còn hạn chế. Việc tiếp cận với ngôn ngữ nước ngoài gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, phụ huynh và học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn học. Do đó chưa có sự đầu tư thời gian, công sức, chưa nỗ lực vượt khó học tập. Nhiều học sinh đến giờ học không chú ý tập trung, về nhà không chịu làm bài tập, không chịu khó rèn luyện học hỏi nên không thể tiến bộ được. Môn tiếng Anh đòi hỏi người học phải chịu khó, đầu tư nhiều thời gian, phải có phương pháp. Thế nhưng, một số học sinh hầu như chỉ tập trung vào học các môn khác, ít chú ý trau dồi môn Tiếng Anh hoặc có tâm lí ngại khó, dựa vào các môn khác để kéo môn tiếngAnh lên. Bên cạnh đó, điều kiện giảng dạy trong trường còn thiếu thốn, học sinh không được tiếp cận với những phương tiện thiết yếu như băng hình, đài cát xét, máy vi tính . Trường còn nhiều khó khăn nên chưa có các phòng học ngoại ngữ chuyên dụng .Học sinh ít có điều kiện thực hành, làm quen với ngôn ngữ tiếng Anh chính thống . Hiện nay, chương trình và SGK đổi mới rất hay, song độ khó cũng cao hơn, đối với những học sinh đã “mất gốc” thì không thể theo được. Vì vậy, nhiều học sinh không kham nổi chương trình, nhất là những học sinh học yếu, kém .Mặt khác, học sinh phải học quá nhiều môn, lại còn học tự chọn, học yếu kém, học bù Do vậy mà thời gian dành cho môn TiếngAnh càng bị san sẻ. Một nguyên nhân nữa là trình độ giáo viên còn hạn chế. Thời gian đầu tư cho soạn giảng còn chưa nhiều, khả năng làm đồ dùng dạy học và ứng dụng các phương tiện dạy học vào giảng dạy chưa cao. Vậy làm cách nào để cải thiện và nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh trong trường? III. GIẢI PHÁP 1.Về phía giáo viên - Tăng cường phụ đạo, ôn tập cho học sinh yếu kém - Soạn bài theo phương pháp đặc trưng của bộ môn. - Quan tâm, giúp đỡ học sinh một cách chân tình nhằm khuyến khích các em học tập. - Tăng cường thăm lớp, dự giờ, rút kinh nghiệm - Tổ chức các giờ ngoại khoá về môn học. Thông qua đó hình thành ở HS niêm yêu thích môn học - Tổ chức trao đổi giữa học sinh khá giỏi và học sinh yếu kém để học sinh yếu kém hình thành phương pháp học tập đúng đắn - Khắc phục tình trạng thiếu cơ sở vật chất, đồ dùng thiết bị phục vụ bộ môn. Tận dụng những thiết bị sẵn có và làm thêm đồ dùng dạy học phục vụ bộ môn. - Sử dụng phương pháp dạy học tích cực phù hợp với đặc trưng bộ môn nhằn giúp các em hiểu bài và khắc sâu kiến thức. - Thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm và gia đình học sinh về tình hình học tập của các em. 2. Về phía học sinh: Học ngoại ngữ phải tích luỹ dần, không thể chuyện trong thời gian ngắn mà khá lên được. Đã học đuối môn ngoại ngữ từ đầu thì sẽ đuối mãi. Chình vì vậy, HS cần phẩi nhận thức rõ tầm quan trọng của môn Tiếng Anh. Từ đó hình thành động cơ, hứng thú học tập. Học sinh cần phải: - Trong lớp chú ý nghe giảng, khắc sâu kiến thức. - Về nhà nghiêm túc thực hiện giờ tự học, làm đầy đủ bài tập được giáo, học ôn lại bài cũ, chuẩn bị bài mới. - Biết liên hệ thực tế với những bài đã học. 3. Về phiá phụ huynh - Thưỡng xuyên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để nắm vững tình hình học tập của con em mình. - Tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, đồ dùng học tập, sách hoc, sách tham khảo để giúp các em học tốt hơn. IV. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 1. Đối với nhà trường - Tăng cường dự giờ, trao đổi, rút kinh nghiệm sau mỗi bài. Thảo luận cụ thể, chi tiết mục tiêu cụ thể, tiến trình và nội dung bài dạy, tính hiệu quả của từng hoạt động, cách tổ chức hoạt động, việc sử dụng đồ dùng dạy học, và hiệu quả bài dạy theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. - Tổ chức các lớp ngoại ngữ và tin học cho tất cả giáo viên, ngoài tác dụng nâng cao trình độ nhiều mặt của giáo viên còn có ý nghĩa nêu gương cho học sinh noi theo. - Tổ chức các câu lạc bộ, những cuộc thi, những buổi thảo luận, trao đổi về phương pháp dạy học ngoại ngữ, nêu những tấm gương và kinh nghiệm học ngoại ngữ. 2. Đối với Phòng Giáo dục - Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, xây phòng chức năng phục vụ bộ môn. - Tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề thường xuyên hơn để giáo viên nâng cao trình độ, năng lực sư phạm và học hỏi thêm về kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục của các trường bạn. Hưng Đạo, ngày 2 thang 10 năm 2010 Người viết tham luận La Thị Thu . THAM LUẬN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN TIẾNG ANH I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, môn tiếng Anh đã được đưa vào dạy học ở các. phương tiện dạy học vào giảng dạy chưa cao. Vậy làm cách nào để cải thiện và nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh trong trường? III. GIẢI PHÁP 1.Về

Ngày đăng: 09/10/2013, 20:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan