Bài thuốc chữa gãy chân(ST)

5 284 0
Bài thuốc chữa gãy chân(ST)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Công dụng của cua đồng Mùa hè trời nóng bức, một bát canh cua nấu mồng tơi, hay nấu canh chua vừa ngon miệng, vừa bổ dưỡng. Cua đồng sống ở nước ngọt, có vị mặn, tính hàn, tác dụng tán kết hòn cục chữa bị tổn thương gân xương . Chữa tổn thương gân, xương: Cua đồng 50g, rượu trắng 20ml. Cua rửa sạch, bỏ mai, yếm, giã nhỏ, lấy 100ml nước sôi để nguội lọc lấy nước, cho rượu vào quấy đều chia làm 2 lần uống trong ngày, uống 2 - 3 ngày. Chữa sản phụ đau bụng: Cua đồng 100g, rượu 25ml, cách làm và uống như trên. Hoặc dùng 10g mai cua, 20ml rượu. Mai cua nướng vàng, tán bột, hòa với 150ml nước đun sôi, pha thêm 20ml rượu, chia 2 lần uống trong ngày, uống 2 ngày. Chữa mất ngủ, trong lòng bồn chồn: Cua đồng 200g, rau rút 100g, khoai sọ 150g, gia vị vừa đủ. Nấu canh rau rút, khoai sọ với cua đồng cho bệnh nhân ăn, ngày 1 lần vào buổi chiều, ăn trong vòng 4 ngày. Chữa trẻ em hở thóp: Cua đồng 1 con, bạch cập 10g (cây - vị thuốc đông y), rửa sạch cua, cùng với bạch cập giã nhỏ đắp vào thóp của trẻ, dùng vải mỏng buộc lại, thuốc được buộc vào thóp trẻ 10 tiếng, sau đó bỏ đi, 2 ngày sau buộc miếng thứ 2, buộc trong 5 lần. Chữa viêm vú cấp: Mai cua 10 cái. Rang mai cua cho chín, vàng sẫm, tán bột mịn ngày uống 2 lần, mỗi lần 9g, dùng 150g nước sôi pha với một nửa lượng rượu như thế, chia 2 lần uống trong ngày, uống 2 - 3 ngày. Chữa sốt sau khi đẻ: Mai cua 100g cho vào nồi đất, đậy kín, đốt lửa bên ngoài sau 60 phút, lấy mai cua tán bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 9g với 150ml nước sôi pha với một nửa lượng rượu như thế, chia làm 2 lần uống trong ngày. Chữa sai trẹo lưng: Cua 20g, đường trắng 50g, cua trộn đường giã nhỏ đắp chỗ đau, ngày 1 lần, làm 3 ngày. Ðại bi Ðại bi, Từ bi xanh - Blumea balsamifera (L.) DC, thuộc họ Cúc - Asteraceae. 1 Mô tả: Cây nhỏ, cao khoảng 1-3m, thân phân cành ở phía ngọn, nhiều lông. Lá mọc so le, phiến lá có lông, mép có răng cưa hay nguyên. Cụm hoa hình ngù ở nách lá hay ở ngọn, gồm nhiều đầu, trong mỗi đầu có nhiều hoa màu vàng. Quả bế có lông. Toàn cây có mùi thơm của Long não. Cây ra hoa tháng 3-5, có quả tháng 7-8. Bộ phận dùng: Lá, cành non, rễ và mai hoa băng phiến- Folium, Ramalus, Radix et Camphora Blumeae. Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Ấn Độ, Malaixia, mọc hoang, phân bố rộng rãi khắp các vùng núi ở độ cao dưới 1000m, ở trung du và cả ở đồng bằng, thường gặp ven đường, quanh làng, trên các savan, đồng cỏ. Cũng được trồng bằng cành hay rễ để lấy lá. Có thể thu hái lá quanh năm, chủ yếu vào mùa hạ. Thu hái toàn cây vào mùa hạ và thu, dùng tươi, hoặc phơi hay sấy khô. Có thể dùng lá non và búp để chưng cất rồi cho thăng hoa thành Mai hoa băng phiến (Long não Ðại bi). Thành phần hoá học: Lá chứa 0,2-1,88%, tinh dầu và mai hoa băng phiến. Tinh dầu chứa d-borneol, L-camphor, cineol, limonen, acid palmitic, acid myristic. Còn có sesquiterpen alcol. Thành phần chính của mai hoa băng phiến là borneol; đó là một chất có tinh thể óng ánh và trắng như hoa mai, do đó mà có tên như trên. Tính vị, tác dụng: Ðại bi có vị cay và đắng, mùi thơm nóng, tính ấm; có tác dụng khu phong, tiêu thũng, hoạt huyết, tán ứ. Ở Ấn Độ, người ta cho rằng nước hãm lá có thể làm toát mồ hôi, nước sắc lá bổ phổi và toàn cây có độc với cá. Mai hoa băng phiến có vị cay the đắng, mùi thơm nồng, tính ấm, có tác dụng tán phong hàn, tiêu đờm, sát trùng. Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường được dùng trị 1. Thấp khớp tạng khớp, dòn ngã tổn thương, sản hậu đau lưng; 2. Ðau bụng sau khi sinh, đau bụng kinh; 3. Cảm mạo, đau dạ dày do lạnh, ỉa chảy. Dùng ngoài chữa vết thương chấn thương, đinh nhọt, viêm mủ da, ngứa da. Ở Ấn Độ, người ta dùng Ðại bi làm thuốc chữa trạng thái tâm thần bị kích thích, chữa chứng mất ngủ và bệnh huyết áp cao. Liều dùng 6-12g lá, 15-30 g rễ hoặc toàn cây sắc uống. Dùng ngoài lấy lá giã đắp hoặc nấu nước tắm. Có thể làm thuốc ngâm rượu để xoa bóp chỗ đau. Ðơn thuốc: 1. Chữa cảm mạo, ho, sốt nóng dùng 5-12g lá Ðại bi nấu nước uống. Có thể nấu nước xông, dùng riêng hay phối hợp với các loại lá khác có tinh dầu. 2. Thấp khớp tạng khớp, dùng rễ Ðại bi, Kê huyết đằng mỗi vị 30g, sắc uống hoặc ngâm rượu uống. 3. Ðau bụng kinh, dùng rễ Ðại bi 30g, ích mẫu 15g sắc uống. 4. Chữa lòi dom: Lá Ðại bi giã nát với lá Câu đằng, đắp. 5. Chữa ghẻ: Lá Ðại bi tươi và lá Hồng Bì dại, mỗi thứ một nắm, rửa sạch, giã nát lấy nước đặc bôi. 6. Chữa ho: Lá Ðại bi 200g, lá Chanh 50g, rễ Cà gai leo 100g, rễ thuỷ xương bồ 100g, củ Sả 100g, Trần bì 50g, tất cả phơi khô, cắt nhỏ nấu với nước 2 lần để được 700ml dung dịch, lọc, rồi thêm 300ml xi rô để được 1 lít cao. Ngày uống 40ml, chia làm 2 lần. 7. Chữa bị ngất, hôn mê: Mai hoa băng phiến xát vào chân răng. 8. Chữa bệnh chân răng thối loét: Mai hoa băng phiến và phèn phi với lượng bằng nhau, rắc vào chỗ đau. Thông thường ta hay dùng nấu chúng với lá Sả, lá Bưởi, lá Cam làm nước xông cho ra mồ hôi. Người ta giã lá đắp ở thái dương cho đỡ nhức đầu hoặc lá nhét vào lỗ mũi khi bị chảy máu cam. Tác dụng của cây cúc tần (Eva.vn) - Tên khoa học Pluchea indica (xuất xứ từ vùng Peru, Amazone nhưng bị nhầm là từ Ấn Độ). Các tên khác là: cúc từ bi, cần dầy lá, tần canh chua. 2 Rất dễ trồng, mọc hoang (thân dày, lá to, vị hơi chát đắng), mọc ở vườn (còn nhỏ thân lá chua chát, già thân lá nồng gắt). Vị nhẫn đắng, mùi the, tinh dầu thơm hương cam, tính ấm. Lá dày 3-5mm, to cỡ 3-5cm. Khi lá già có tác dụng tiêu tán phong hàn, trị dứt tiêu thũng chỉ thống (giảm đau, xoa dịu cơn đau rất nhanh). Người cao tuổi, phụ nữ vừa hộ sản lạnh, tê hai chân dùng cúc tần rất có lợi. Một số công dụng chữa bệnh từ cúc tần: - Chữa lao lực nặng, thổ huyết: Dùng 150gr thân, cành, lá cúc tần xắt khúc nhỏ 2cm, rửa sạch, 20gr cua đồng giã nát (bỏ vỏ, yếm, lấy thịt), ½ muỗng muối hòa chung trong 30ml nước, vắt lấy nước cốt. Chia làm 3 phần uống sáng, trưa, chiều. Sau 5 ngày dứt thổ huyết. - Cảm ho dai dẳng do viêm khí quản, viêm nhiễm từ khí thải môi trường hoặc viêm phế quản sơ cấp: Dùng 20gr cúc tần già rửa sạch, băm nhỏ, 2 nắm gạo (vo 1 nước), 3gr gừng tươi xắt nhỏ, 50gr thịt nạc lợn băm nhuyễn. Nấu trong 300ml nước. Sau 20 phút, cháo nhừ, để nhỏ lửa thêm 15 phút. Ăn nóng khi đói, ngày 3 lần. Liên tục 3 ngày sẽ dứt. - Đau đầu do suy nghĩ nhiều, do căng thẳng công việc, thị mục suy yếu, viêm xoang mũi: Dùng 50gr cúc tần, 50gr hoa cúc trắng xắt sợi nhỏ, 100gr đu đủ vừa chớm chín, 100gr não lợn. Nấu trong 800ml nước (sôi khoảng 15 phút mới bỏ não lợn vào), hầm trong 20-30 phút. Ăn nóng trước bữa cơm, 2 lần/ngày, liền 7 ngày. Eva.vn (Theo Thanh niên) Chữa cảm sốt bằng cây cúc tần Cây cúc tần còn gọi là cây từ bi, cây lức . có tên khoa học Pluchea indica Less thuộc họ cúc (Compositae). Ở nước ta cây mọc hoang và được trồng khắp nơi, thường trồng làm hàng rào cây xanh và lấy lá làm thuốc. Cây nhỏ cao 2-3m, cành gầy; lá gần giống hình bầu dục, hơi nhọn đầu, gốc thuôn dài, mép lá có răng cưa, mặt dưới có lông mịn, phiến dài 4-5cm, rộng 1-2,5cm. Toàn cây (lá, cành, rễ) đều có thể dùng làm thuốc. Lá thường dùng tươi (hái lá non và lá bánh tẻ) thu hái quanh năm, cành và rễ thường dùng khô, làm thuốc. Trong toàn cây chủ yếu có tinh dầu mùi thơm đặc trưng. Theo y học cổ truyền: cúc tần có vị đắng, cay, thơm, tính ấm. Chủ trị cảm sốt ho, bụng trướng, nôn oẹ, tiêu độc, tiêu đờm, bí tiểu tiện, phong thấp, đau mỏi lưng. Dùng dưới dạng thuốc sắc (ngày uống 10-20g) hay thuốc xông. Dùng ngoài không kể liều lượng. Chữa nhức đầu cảm sốt: Lá cúc tần tươi 2 phần, lá sả một phần, lá chanh một phần (mỗi phần khoảng 8- 10g) đem sắc với nước, uống khi còn nóng. Cho thêm nước vào phần bã đun sôi, dùng để xông. Cũng có nơi nhân dân dùng lá cúc tần phối hợp với lá bàng (có tính mát) và lá hương nhu, sắc uống có công dụng chữa cảm sốt. Chữa đau mỏi lưng: Lấy lá cúc tần và cành non đem giã nát, thêm ít rượu sao nóng lên, đắp vào nơi đau ở hai bên thận. Chữa chấn thương, bầm giập: Lấy lá cúc tần giã nát nhuyễn đắp vào chỗ chấn thương sẽ mau lành. 3 Cây cúc tần. BS.Vũ Nguyên Khiết Điều kỳ diệu của ngải cứu Cập nhật : 27/04/2008 15:40 Cây ngải cứu (còn gọi là ngải diệp) thuộc họ cúc, thường mọc hoang, nhưng nay đã được trồng phổ biến ở nhiều nơi vì công dụng y học của nó. Ngải cứu có quanh năm nhưng vụ thu hoạch chính là vào tháng 6 (dương lịch), họ mang về phơi khô trong bóng mát, tán nhỏ, rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải nhung. Ngải nhung cũng chính là vị thuốc, dùng làm mồi cứu để kích thích huyệt trong phương pháp châm cứu. Công dụng Ngải cứu có vị đắng, cay, tính hơi ấm có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, an thai, cầm máu . Tăng sức khỏe cho cơ thể: Dùng nhiều lá ngải cứu tươi hoặc khô cho vào túi lọc rồi cho nước nóng chảy qua trước khi chảy vào bồn tắm. Làm theo cách này có tác dụng tẩy tế bào chết, làm mềm da và các vết chai, giúp máu lưu thông mạnh hơn, làm dịu các cơ đang bị đau và các chỗ bị sưng hay viêm. Kinh nguyệt không đều: Hàng tháng trước ngày kinh dự kiến và cả những ngày đang có kinh, lấy 10gr, lá ngải cứu khô sắc với 200ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 2 lần/ngày, nếu khó uống có thể nêm một ít đường. Giúp an thai: Những người đang mang thai, nếu thấy có hiện tượng đau bụng, ra máu, dùng 16gr lá ngải cứu, 16gr lá tía tô, sắc cùng với 600ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 3-4 lần uống/ngày. Bài thuốc này có tác dụng an thai. Những người kiệt sức hay các bà mẹ đang cho con bú: Lấy 5 cành lá ngải cứu tươi (hoặc khô), rửa sạch, băm nhỏ, pha với một cốc nước sôi, uống hàng ngày sẽ mau hồi phục sức khỏe. Trị mụn trứn cá: Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục sẽ cho bạn làn da mịn màng và trắng hồng. Trị mẩn ngứa, ghẻ lở, rôm sảy ở trẻ: Với những trẻ nhỏ thường hay bị rôm sảy, xay nát lá ngải cứu, lọc lấy nước cốt rồi hòa vào nước tắm của trẻ. Làm liên tục trong vài ngày, các nốt ngứa sẽ 4 lặn mất. Món ăn với ngải cứu Canh ngải cứu nấu thịt nạc: Bài thuốc chữa các bệnh của phụ nữ (kinh nguyệt không đều, khí hư, đau bụng do lạnh .). Thịt nạc heo băm nhỏ, ướp hạt nêm, xào qua, nêm nước, đun sôi cho rau ngải cứu. Canh sôi đều, nêm hạt nêm vừa miệng, ăn nóng. Trứng gà tráng ngải cứu: Giúp lưu thông máu lên não trị bệnh đau đầu. Lấy một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm hạt nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín. Gà tần ngải cứu: Bồi bổ sức khỏe, hoạt huyết, xương cốt dẻo dai: 1 con gà đen khoảng 500gr, 3 trái táo đỏ, ý dĩ, kỷ từ, 3 lát sâm ta, ngải cứu, hạt sen, tam thất, hạt nêm. Gà làm sạch, mổ moi, nhồi tất cả các nguyên liệu vào trong gà, cho gà vào nồi, đổ săm sắp nước, nêm hạt nêm vừa miệng, tần cho đến khi gà mềm nhừ. Theo hoinongdan.org.vn 5 . ngoài chữa vết thương chấn thương, đinh nhọt, viêm mủ da, ngứa da. Ở Ấn Độ, người ta dùng Ðại bi làm thuốc chữa trạng thái tâm thần bị kích thích, chữa. ngoài lấy lá giã đắp hoặc nấu nước tắm. Có thể làm thuốc ngâm rượu để xoa bóp chỗ đau. Ðơn thuốc: 1. Chữa cảm mạo, ho, sốt nóng dùng 5-12g lá Ðại bi nấu

Ngày đăng: 09/10/2013, 19:11

Hình ảnh liên quan

Cây nhỏ cao 2-3m, cành gầy; lá gần giống hình bầu dục, hơi nhọn đầu, gốc thuôn dài, mép lá có răng cưa, mặt dưới có lông mịn, phiến dài 4-5cm, rộng 1-2,5cm - Bài thuốc chữa gãy chân(ST)

y.

nhỏ cao 2-3m, cành gầy; lá gần giống hình bầu dục, hơi nhọn đầu, gốc thuôn dài, mép lá có răng cưa, mặt dưới có lông mịn, phiến dài 4-5cm, rộng 1-2,5cm Xem tại trang 3 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan