NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CÔNG TÁC THANH TOÁN BÙ TRỪ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NO

16 336 0
NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CÔNG TÁC THANH TOÁN BÙ TRỪ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CÔNG TÁC THANH TOÁN TRỪ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NO & PTNT LÁNG HẠ Cùng với sự thành công trong công cuộc đổi mới căn bản toàn hệ thống hoạt động Ngân hàng, công tác thanh toán kinh doanh tiền mặt nói chung và thanh toán trừ qua Ngân hàng nói riêng cũng từng bước được phát triển vững chắc. Tuy nhiên để phù hợp và đáp ứng quá trình phát triển của nên kinh tế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng XHCN ở nước ta vào thời kỳ mới, thời kỳ Công nghiệp hoá- hiện đại hoá từng bước đưa công nghệ Ngân hàng hoà nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để đẩy nhanh công tác Thanh toán kinh doanh tiền mặt nói chung và thanh toán trừ nói riêng, cần có những biện pháp cho phù hợp với sự phát triển ngày càng cao, tôi xin mạnh dạn nêu ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh toán tại chi nhánh để phục vụ cho sự phát triển của toàn ngành Ngân hàng và sự phát triển của nền kinh tế đất nước . I. NHỮNG GIẢI PHÁP NHÀM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TOÁN TRỪ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NO & PTNT LÁNG HẠ. 1. Đối với Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ Hoàn thiện môi trường pháp lí cho hoạt động thanh toán qua Ngân hàng trong điều kiện mới theo hướng cải tiến, hoàn thiện hệ thống thanh toán và tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước về công tác thanh toán đó là môi trường pháp lý thông thoáng, đồng bộ cần có văn bản pháp lý ràng buộc các tổ chức. Đề nghị sớm tổ chức nghiên cứu và ban hành Nghị định về hoạt động thanh toán qua Ngân hàng để thay thế nghị định 91/ CP ngày 25/11/1998 về tổ chức Thanh toán kinh doanh tiền mặt và các văn bản liên quan khác đến nay không còn phù hợp, sớm ban hành quy chế chính thức về thanh toán thông qua chứng từ điện tử cũng như Thanh toán trừ điện tử sử dụng các máy giao dịch tự động. Mở rộng hơn nữa phạm vi thanh toán séc bằng cách nghiên cứu áp dụng từng bước các thành tựu tổ chức thanh toán bằng séc của khu vực và quốc tế, đồng thời đưa ra đạo luật riêng nhằm nâng cao tính pháp lý về thanh toán bằng séc. Bổ sung các điều khoản về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh toán Ngân hàng, do vấn đề vấn đề này chưa được đề cập trong Nghị định số 20/2000/NĐ-CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ về xử phạt vi phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động Ngân hàng. Ngân hàng có chính sách hỗ trợ, khuyến khích vốn đầu tư và thuế cho hệ thống Ngân hàng trong thời gian đầu thực hiện các dự án hiện đaị hoá hệ thống thanh toán của Ngân hàng. 2. Đối với chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ : 2.1. Tuyên truyền quảng cáo, phố biến rộng rãi các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt Ở nước ta hiện nay thói quen thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn rất phổ biến trong dân cư. Để giúp cho người dân từ bỏ thói quen này thì phải tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu các vấn đề cơ bản về cách sử dụng cũng như các tiện ích của hình thức Thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng. Để đưa ra những thông tin này đến người dân, chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ có thể sử dụng nhiều hình thức : áp phích quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, đài báo, truyền hình… các hình thức này rất hữu hiệu tới đông đảo nhân dân. Tuy nhiên việc quảng cáo này khó có thể giai thích được nhiều nên cần kết hợp tất cả các hình thức tuyên truyền như : nhân viên của Ngân hàng có thể có buối nói truyện trực tiếp với dân thông qua các tổ chức Đảng, Đoàn của phường, quận để tổ chức. Đặc biệt nhấn mạnh đến tiện ích của việc mở tài khoản giao dịch và sử dụng các hình thức thanh toán tại chi nhánh. Ngoài ra chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ cần in các cuốn cẩm nang về sử dụng séc với cách trình bày đẹp và hấp dẫn để phát cho các khách hàng đến giao dịch rút tiền, chuyển tiền hay rút tiết kiệm tại sở. Điều này cũng giúp cho các khách hàng còn chưa hiểu rõ về hình thức thanh toán này, thấy dễ dàng trong việc sử dụng séc; đây cũng là biện pháp tránh những sai sót không cần thiết khi khách hàng đến giao dịch… 2.2. Lấy ý kiến đóng góp của khách hàng : Ngoài việc lập hòm thư góp ý, hàng quý hoặc hàng năm chi nhánh nên tiến hành khảo sát lấy ý kiến của khách hàng. Khảo sát có thể dưới hình thức bảng câu hỏi qua đó có thể thấy được những mặt đã làm tốt và những mặt chưa làm tốt tại chi nhánh, cũng qua đó biết được nhu cầu mới phát sinh từ phía khách hàng để chi nhánh ngày càng hoàn thiện hơn công tác thanh toánnhanh chóng đáp ứng các dịch vụ mới. Để việc khảo sát đạt được kết quả tốt việc lựa chọn các câu hỏi đòi hỏi phải có cán bộ chuyên môn về marketing để các câu hỏi được khách hàng hứng thú trả lời và hỏi đúng trọng tâm để từ đó Ngân hàng rút ra được các kết luận cần thiết. 2.3. Đầu tư đổi mới trang thiết bị và ứng dụng công nghệ : Công tác thanh toán của Ngân hàng luôn đòi hỏi trang thiết bị hiện đại vì vậy cần phải đổi mới và hoàn thiện công tác thanh toán theo hướng hoàn thiện vi tính cục bộ tại chi nhánh, tạo tiền đề xây dựng mạng tập trung nhằm tăng hiệu năng sử dụng hệ thống truyền tải thông tin, quy định thống nhất mẫu chứng từ, các hệ thống thanh toán, điều chuyển vốn, lưu trữ chứng từ và các dữ liệu điện toán, mã khoá mật và xử lí thông tin, vấn đề thanh quyết toán nội bộ, tiến tới thực hiện thanh toán trừ qua hệ thống Ngân hàng Nhà nước và thanh toán trực tiếp các Ngân hàng trong phạm vi toàn quốc. Trong những năm qua chi nhánh đã trang bị một mạng máy vi tính phù hợp để phục vụ công tác thanh toán . 2.4. Giảm bớt những công việc mang tính thủ công trong thanh toán : Tại chi nhánh tính ký hiệu mật và kiểm soát vẫn mang tính thủ công, việc ký hiệu mật bằng tay mất rất nhiều thời gian, không tránh khỏi sai sót do nhầm lẫn nên kéo dài thời gian của một món thanh toán, gây ứ đọng vốn cho khách hàng. Chi nhánh nên giảm dần công việc mang tính thủ công bằng cách cài đặt các phần mềm vi tính ký hiệu mật trên máy. 2.5. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực : Con người là nhân tố quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển. Trong một lĩnh vực tiên tiến thường xuyên áp dụng những tiến bộ mới về kỹ thuật thông tin thì đòi hỏi con người càng phải có trình độ cao hơn, bắt kịp được với nhịp độ phát triển của công nghệ. Do đó trong công tác phát triển nguồn nhân lực chi nhánh cần chú trọng các mặt sau : − Khi cần đề ra yêu cầu tuyển lao động mới cần chú ý các mặt sau : trình độ chuyên môn, đạo đức, tác phong và cần chú ý đến khả năng thực tế ( qua kiểm tra, phỏng vấn ) chứ không nên coi trọng giấy tờ, bằng cấp. Bên cạnh việc đề ra tiêu chuẩn tuyển chọn phải đề ra mức lương hợp lí và thông báo cùng với yêu cầu tuyển chọn có như vậy chi nhánh mới tuyển được những người có năng lực thực sự. − Cần nâng cao trình độ năng lực của nhân viên bằng đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ theo hướng có trọng điểm, điều đó sẽ tạo cho đội ngũ cán bộ, nhân viên của chi nhánh thành thạo hơn trong nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại. Trên cơ sở nguồn cán bộ có sẵn và tuyển mới, một điều quan trọng có tính quyết định đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng đó chính là việc bổ sung con người có năng lực thực sự vào những vị trí thích hợp. Nếu bố trí vào những vị trí thích hợp với trình độ khả năng, tính cách của họ thì mỗi cán bộ sẽ phát huy được hết năng lực, tạo điều nâng cao hiệu quả hoạt động. Trên cơ sở bố trí nguồn nhân lực một cách hợp lí chi nhánh cần có sự khen thưởng xứng đáng và kịp thời sẽ động viên cán bộ phát huy vai trò sáng tạo của mình và hoàn thành công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao. II . MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TOÁN TRỪ TẠI CHI NHÁNH Thực trạng công tác thanh toán trừ tại chi nhánh Ngân hàng No & PTNT cho ta thấy công tác thanh toán trừ tại chi nhánh còn nhiều tồn tại và rất nhiều khó khăn cần khắc phục. Trong những tồn tại có thể nhận thấy những bất cập do đặc điểm riêng và cách thức hoạt động tại chi nhánh. Nhưng nhìn một cách tổng quát có thể thấy những tồn tại và khó khẳntong công tác thanh toán nói chung và thanh toán trừ nói riêng tại chi nhánh cũng là những khó khăn chung tại các Ngân hàng Thương mại khác. Để khắc phục khó khăn, giải quyết những tồn tại này không chỉ đòi hỏi sự cố gắng của chi nhánh cũng như toàn ngành Ngân hàng mà cần có sự quan tâm hợp tác của Chính phủ và các ngành có liên quan. 1. Kiến nghị về hình thức thanh toán trừ điện tử: 1.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước : Sớm đưa ra Trung tâm thanh toán trừ điện tử vì Trung tâm trừ này cùng với phương thức thanh toán liên hàng và phương thức trừ điện tử tạo thành một hệ thống thanh toán hiện đại và liên kết chặt chẽ trong tương lai Phương thức thanh toán trừ điện tử sẽ làm cho công tác thanh toán trừ giữa các Ngân hàng thành viên và Trung tâm chính xác hơn nhiều thanh toán trừ trước đây, từ đó đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng. Mặt khác sẽ làm tăng vòng quay của chu chuyển vốn của khách hàng và của nền kinh tế. Và sẽ tiết kiệm được vốn cũng như làm cho lượng tiền mặt lưu chuyển giảm dẫn đến tiết kiệm được cả thời gian, chi phí cho Ngân hàng và khách hàng từ đó mà mỗi phiên giao dịch sẽ nhanh chóng hơn, thủ tục giấy tờ đỡ rườm rà hơn và công việc của các thanh toán viên trong phiên giao sẽ nhành hơn. Vì hình thức thanh toán trừ điện tử là việc của các Ngân hàng chỉ phải thanh toán với nhau về số chênh lệch giữa phải thu và phải trả còn gọi là thanh toán theo lô hay theo gói. Hệ thống này có thể xử lí tự động tất cả các khoản thanh toán phát sinh giữa các Ngân hàng khác hệ thống với nhau trong cả nước. Việc thanh toán trừ theo chứng từ được thay thế dần bằng thanh toán trừ tự động bằng điện tử. Các Trung tâm xử lí thanh toán trừ bằng điện tử sẽ được xây dựng tại các tỉnh và thành phố lớn. Việc triển khai dần dần theo ý tưởng trừ tại các tỉnh thành phố tiến đến trừ theo từng khu vực ở những tỉnh thành phố lớn, mỗi khu vực có 5 hoặc 6 tỉnh lân cận tham gia. Khi đủ điều kiện và khả năng cho phép thì thực hiện thanh toán trừ cả nước vào một trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước . Ngoài việc đưa ra Trung tâm thanh toán trừ điện tử Ngân hàng Nhà nước cần sớm có văn bản cụ thể về mặt pháp lí để đưa vào sử dụng, như : - Muốn thực hiện thanh toán trừ điện tử trên mạng máy vi tính đòi hỏi phải giải quyết đồng bộ các vấn đề sau : quy trình thanh toán trừ ; quy trình giao nhận chứng từ ; quy trình xử lí nhập chứng từ máy, xủ lí số liệu thanh toán trừ nhận về của Trung tâm thanh toán trừ ; quy trình đối chiếu, xử lí sai lầm; quy trình bảo mật số liệu trên mạng; … Các bước tiến hành phải tuân theo một quy trình thống nhất trên nguyên tắc thanh toán chế độ kế toán hiện hành, đồng thời phải bảo đảm thời gian thanh toán nhanh nhất, chính xác nhất và an toàn nhất. - Trong chương trình phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, tuyệt đối an toàn trong thanh toán trừ xử lí theo nguyên tắc chặt chẽ, thận trọng. - Ngoài việc các Ngân hàng cần trang bị thiết bị tin học đồng loạt: máy tính loại 486 trở lên, điện thoại và Modem truyền nhận tin. Các chương trình phụ trợ tương thích khác như phải thống nhất cài đặt chương trình, cài đặt thông số cho máy tính, lập chương trình phần mềm để truyền nhận số liệu cho tất cả các Ngân hàng thành viên trên địa bàn. - Các Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán trừ điện tử còn phải thực hiện đúng các quy định chung trong quy chế như : về vi phạm, đối tượng tham gia, quy định về chứng từ trong thanh toán trừ điện tử cụ thể là : + Các chứng từ thanh toán . + Bảng kê các khoản phải thu phiên số … + Bảng kê các khoản phải trả phiên số … + Bảng tổng hợp các khoản phải thu, phải trả. + Bảng thanh toán số chênh lệch trong thanh toán trừ điện tử. + Bảng kết quả thanh toán trừ điện tử. + Bảng kiểm tra kết quả thanh toán trừ điện tử. Quy định về ký hiệu; mật mã truyền tin; mã khoá sử dụng trong thanh toán trừ điện tử; quy định về giờ giao dịch trên mạng và giao nhận chứng từ; quy định về việc thu phí dịch vụ trong thanh toán; quy định các tài khoản sử dụng và việc xử lí vi phạm trong thanh toán trừ điện tử. Mặt khác các Ngân hàng khi tham gia thanh toán trừ điện tử phải thực hiện các quyền và trách nhiệm; phải tuân theo các nguyên tắc đã được quy định trong quy chế. Cụ thể là : + Tổ chức hạch toán kịp thời, đầy đủ, chính xác. + Đảm bảo tính an toàn của chứng từ và tính bảo mật thông tin. + Phải tổ chức thanh toán dứt điểm số chênh lệch trong thanh toán trừ điện tử. + Các khoản thanh toán trừ điện tử sau khi thanh toán xong cuối ngày phải hết số dư. Với chức năng là Trung tâm thanh toán trừ điện tử trước khi thực hiện thanh toán trừ điện tử Ngân hàng chủ trì : + Phải thông báo kế hoạch tổ chức thanh toán trừ điện tử, điều kiện tham gia tới tất cả các Ngân hàng thành viên trong khu vực. + Phải xem xét các đơn xin tham gia thanh toán trừ điện tử và chấp thuận ( bằng văn bản ) đối với các Ngân hàng có đủ điêu kiện tham gia. + Tập huấn nghiệp vụ thanh toán trừ điện tử cho các Ngân hàng thành viên . + Phải gửi bản “Hướng dẫn cách tính ký hiệu mật thanh toán trừ “ hoặc chương trình ký hiệu mật và mã khoá, mật mã truyền tin cho từng Ngân hàng thành viên trước ngày họ tham gia chính thức. + Thực hiện nối mạng với các Ngân hàng thành viên. 1.2. Kiến nghị đối với chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ : Sau khi Ngân hàng Nhà nước cho ra đời Trung tâm thanh toán trừ điện tử, chi nhánh nên ứng dụng ngay phương thức thanh toán trừ điện tử vào hoạt động của chi nhánh . Hiện nay hệ thống chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ đã thực hiện việc thanh toán qua mạng đã thể hiện tính ưu việt đáng kể, công tác thanh toán trừ đã nhanh hơn, chính xác hơn, tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho cả khách hàng cũng như Ngân hàng. Tuy nhiên còn bộc lộ một số nhược điểm chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại như: các Ngân hàng thành viên phải trao đổi chứng từ trong phiên nên tốc độ thanh toán còn chậm bất tiện. Nếu Ngân hàng thành viên có số lượng giao dịch thanh toán không lớn mà phiên nào cuũng phải họp thì ngay chi phí đi lại cũng đã gây tốn kếm, không kinh tế . Hơn nữa quy trình thanh toán trừ do tổ chức theo phiên nên chưa đáp ứng được các giao dịch có giá trị cao cần thanh toán tức thời. Thanh toán trừ còn trong phạm vi hẹp trên địa bàn tỉnh, thành phố chưa mở rộng thanh toán trừ toàn quốc. Việc ứng dụng thanh toán trừ điện tử làm cho công tác thanh toán trừ giữa các Ngân hàng thành viên và trung tâm sẽ nhanh hơn, chính xác hơn nhiều so với thanh toán trừ hiện tại, từ đó đáp ứng được yêu câu của khách hàng. Mặt khác sẽ làm tăng vòng quay chu chuyển vốn của khách hàng và của nền kinh tế, ngoài ra xoá bỏ được những nhược điểm còn tồn tại và thủ tục chứng từ sẽ đơn giản hơn nhiều. Việc luân chuyển vào sử dụng chứng từ trong thanh toán trừ điện tử có ưu điểm hơn hẳn đó là trong phiên giao dịch mỗi Ngân hàng thành viên đều có cán bộ đại diện trực tiếp, có thể kiểm soát ngay chứng từ và số liệu, xử lí ngay các sai sót, có thể thực hiện ngay các thủ tục để hoàn tất thanh toán séc và như vậy sẽ đẩy nhanh tốc độ thanh toán . Để việc thanh toán ngày càng tốt hơn đề nghị chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ ứng dụng thanh toán trừ vào trong hệ thống thanh toán Ngân hàng. Với việc ứng dụng này Ngân hàng sẽ có riêng một kênh phục vụ cho thanh toán trừ . Sau khi vào dữ liệu, tính ký hiệu mật tự động tính ngay trên máy, nhanh và đảm bảo an toàn. Thời gian giao dịch trừ tại Ngân hàng chủ trì sẽ nhanh gọn hơn và đạt hiệu quả hơn. Ứng dụng thanh toán trừ điện tử hiện đại là môt bước để chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ cùng với các Ngân hàng Thương mại khác sẽ phát huy tốt khả năng thanh toán trong Ngân hàng đáp ứng được nhu cầu của hiện tại. Đây là một trong những mục tiêu của hệ thống Ngân hàng Việt nam trong những năm tới. 2. Kiến nghị về séc : “Quy chế phát hành và sử dụng séc “ ra đời theo nghị định số 30/CP ngày 09/05/1996 đến nay đã được sử dụng trên 4 năm.Việc sử dụng séc còn rất hạn chế tại chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ là do “quy chế phát hành và sử dụng séc” còn rất nhiều điểm chưa hợp lí. Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau đây về séc. 2.1. Cần mở phạm vi thanh toán séc : Cho dù trong tương lai sắp tới thẻ Ngân hàng sẽ được thay thế cho tiền mặt trong các thanh toán hàng ngày của dân cư nhưng séc thanh toán vẫn giữ vị trí riêng của nó. Séc tỏ ra ưu việt hơn thẻ trong các món mua vật dụng gia đình có giá trị lớn vài triệu đồng trở lên. Để phát huy được lợi thế của séc so với thẻ thì phạm vi thanh toán của séc phải được mở rộng. Quy chế phát hành và sử dụng séc quy định được dùng để thanh toán giữa các khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán ở cùng một đơn vị hoặc khác đơn vị trong cùng hệ thống tổ chức tín dụng, kho bạc Nhà nước có tham gia thanh toán trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố. Như vậy là hai khách hàngtài khoản tại 2 Ngân hàng khác hệ thống không tham gia thanh toán trừ thì không được sử dụng séc. Mặc dù việc hạch toán qua tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước rất rắc rối đối với séc, luân chuyển chứng từ cũng rất phức tạp nhưng viẹc giới hạn phạm vi sử dụng séc làm giảm đi sự tiện dụng của séc. Để séc ngày càng trở nên quen thuộc và hữu ích đối với người dân thiết nghĩ nên mở rộng phạm vi sử dụng séc. Với phương tiện thông tin liên lạc hiện đại tiến hành việc kết hợp giữa thanh toán séc với nghiệp vụ chuyển tiền và nghiệp vụ thu chi họ ngoài địa bàn thanh toán trừ. 2.2. Cần hoàn thiện về thời hạn hiệu lực của séc : Điều 15 chương 2 (Quy chế phát hành và sử dụng séc) quy định thời hạn hiệu lực thanh toán của tờ séc là 15 ngày. Thời hạn hiệu lực của tờ séc như vậy là tương đối ngắn. Thời hạn thanh toán ngắn sẽ làm cho người sử dụng, đặc biệt là người được chuyển nhượng không cảm thấy yên tâm, họ sợ tờ séc hết hiệu lực trước khi họ làm xong các thủ tục pháp lí để tờ séc có đủ điều kiện thanh toán . Với bản chất của séc chúng ta thấy theo thông lệ quốc tế séc được xem là một loại thương phiếu mà thương phiếu được định nghĩa là (một chứng khoán được chấp nhận để trả tiền trong hoạt động thương mại, thay thế tiền nhưng không có bản chất của tiền mặt mà được lưu hành dưới hình [...]... được thanh toán bằng chuyển nhượng séc mang lại hiệu qủa kinh tế cao hơn KẾT LUẬN Qua nghiên cứu và phân tích thực trạng hoạt động thanh toán trừ tại chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ, tôi nhận thấy việc chọn đề tài: “ Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh toán trừ tại chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ “ làm khoá luận là thực sự cần thiết và phù hợp tình hình thực tiễn của chi nhánh. .. những giải pháp chủ yếu và những kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thanh toán trừ tại chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ Cụ thể: Giải pháp đối với Ngân hàng Nhà nước và chính phủ, đối với chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ trong đó có giải pháp về tuyên truyền quảng cáo về các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, lấy ý kiến khách hàng, đầu tư đổi mới trang thiết bị và ứng dụng công nghệ,... Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ hiện nay Bởiviệc tổ chức thanh toán trừ tại chi nhánh còn nhiều hạn chế Do vậy trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những khó khăn vướng mắc, vấn đề đặt ra là cần tiếp tục nghiên cứu để có hướng đi và thực hiện đúng đắn Đề tài đã chỉ ra những tồn tại trong công tác thanh toán trừ của chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ Cuối cùng đề tài đã nêu ra những giải. .. Mẫu số 12 Ngân hàng thành viên Số … /KT – TB Bảng kê chứng từ thanh toán trừ vế … Ngày … tháng … năm … Kính gửi : Ngân hàng ……… Số Số chứng từ Đơn vị chuyển hay được hưởng TT Số tiền thụ Tổng cộng : Số tiền bằng chữ : ……… Ngân hàng giao chứng từ Kế toán Kiểm soát Giám đốc Ngân hàng nhận chứng từ Kế toán Kiểm soát Giám đốc Ngân hàng thành viên Mẫu số 14 Số ……/KT – TB Bảng thanh toán trừ Ngày …... thanh toán trừ Ngày … tháng ……năm … Kính gửi : Ngân hàng chủ trì thanh toán trừ Các NH đối phương tham gia TTBT 1 Tổng số tiền trên bảng kê chứng từ Số chênh lệch Phải thanh toán TTBT Số phải thu Số phải trả BK số Số tiền BK số Số tiền 2 3 4 5 Số Số phải thu 6 Phải trả 7 Ngân hàng 1 Ngân hàng 2 Ngân hàng 3 …… ……… Tổng cộng : Kết quả thanh toán trừ : Số thực phải thu = số chênh lệch phải thu... chuyển nhượng để thanh toán dễ dàng thuận tiện Như vậy để séc là công cụ thanh toán thay tiền mặt hữu ích thì phải được chuyển nhượng dễ dàng Thực tế tại chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ cho thấy hầu hết như séc không được chuyển nhượng mặc dù có điều khoản này dành sẵn mặt sau của tờ séc Nếu không chuyển nhượng thì thời hạn thanh toán 15 ngày là quá dài, thường séc bảo chi đựoc thanh toán trong... ngày cho séc thanh toán giữa các tỉnh thành phố khác nhau trong cùng một miền và 30 ngày cho séc thanh toán giữa các tỉnh thành phố ở các miền với nhau Quy định như vậy sẽ làm cho người sử dụng séc dễ dàng chuyển nhượng trong thanh toán, phát huy hơn nữa tính tiện ích của công cụ thanh toán không dùng tiền mặt và Ngân hàng cũng không phải thanh toán nhiêù khoản giao dịch giữa các khách hàng vì các giao... thu (6) Số tiền bằng chữ về kết quả TTBT…… Lập bảng Kiểm soát Giám đốc Ngân hàng chủ trì TTBT Mẫu số 15 Số ……/ KT – BT Bảng kết quả thanh toán trừ Thanh toán với Ngân hàng …… Ngày ……tháng……năm…… Số Số TT hiệu Tên Ngân hàng Doanh số phát sinh Số Số Phải thu Chênh lệch Phải thu Phải trả Phải trả Tổng cộng : Số chênh lệch phải thanh toán : Phải thu : Phải trả : Số tiền bằng chữ ……………… Lập bảng Kiểm soát... dụng công nghệ, giảm bớt những công việc mang tính thủ công trong thanh toán, chú trọng phát triển nguôn nhân lực Về kiến nghị có những kiến nghị sau: Kiến nghị về hình thức thanh toán trừ điện tử, kiến nghị về séc Mặc dù khoá luận đã được hoàn thành, song thời gian thực tập có hạn, trình độ lý luận cùng kinh nghiệm thực tiễn có nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy tôi... hiệu lực thanh toán của tờ séc Thời hạn này không nên quá dài hay quá ngắn Nếu quy định thời hạn quá ngắn sẽ gây khó khăn trong việc chuyển nhượng séc, 15 ngày như quy định hiện tạingắn Nhưng nếu quy định thời hạn hiệu lực quá dài làm tuổi thọ của tờ séc quá dài trong lưu thông dẫn đến mất séc, sửa chữa số liệu gây nên hậu quả mất mát tài sản… Thời hạn nên quy định là 20 ngày cho séc thanh toán trong . NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TOÁN BÙ TRỪ TẠI CHI NHÁNH Thực trạng công tác thanh toán bù trừ tại chi nhánh Ngân hàng No & PTNT cho ta thấy công tác. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CÔNG TÁC THANH TOÁN BÙ TRỪ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NO & PTNT LÁNG HẠ Cùng với sự thành công trong công

Ngày đăng: 09/10/2013, 10:20

Hình ảnh liên quan

Bảng thanh toán bù trừ - NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CÔNG TÁC THANH TOÁN BÙ TRỪ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NO

Bảng thanh.

toán bù trừ Xem tại trang 15 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan