Việc làm mới-Một số biện pháp tổ chức bồi dưỡng HSG Toán

9 653 1
Việc làm mới-Một số biện pháp tổ chức bồi dưỡng HSG Toán

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường THCS Hải Chánh Việc làm mới có tính sang tạo ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TOÁN LỚP 8, LỚP 9 CÓ HIỆU QUẢ A. MỤC TIÊU I Cơ sở lý luận Nói đến học toán, thường người ta nghĩ ngay đến các con số, các ký hiệu, dấu toán, hình vẽ và các mối quan hệ phức tạp giữa chúng. Quả đúng thế, vì đây là môn khoa học trừu tượng. Chính vì nó rất trừu tượng nên phạm vi ứng dụng của nó càng rộng dãi. Ngày nay toán học đã xâm nhập vào mọi lĩnh vực của con người. Vì nó quan trọng nên môn toán là môn học cơ sở chủ yếu ở cấp phổ thông và chiếm thời lượng khá lớn. Khi nói đến môn toán người ta thường nói đó là “Môn 3K”, nghĩa là môn học ”Khô – Khó – Khổ”: khô khan, khó học và học thì rất khổ. Đặc biệt là đối với nhiều bạn học ban KHXH. Với mỗi người khi đi học đều mong muốn mình học giỏi, đặc biệt là học giỏi môn toán. Nhưng làm thế nào để học toán tốt thì lại là một câu hỏi lớn đối với mọi thế hệ học sinh. Đó cũng là một chủ đề lớn cần được thảo luận, trao đổi giữa các thầy, thầy với các trò và giữa các học trò, không phải chỉ ở tháng hoạt động ngoại khóa môn toán mà thường xuyên trong quá trình học tập. Trong khuôn khổ thời gian hạn hẹp hôm nay, đại diện cho tổ toán tôi sẽ trao đổi cùng các em về phương pháp tổ chức bồi dưỡng cho HS học giỏi môn toán. Dĩ nhiên để học giỏi môn toán thì điều kiện cần là phải cần cù, nỗ lực phấn đấu và yêu thích học toán đã. Ngoài ra còn phải căn cứ đặc diểm môn học mà tìm phương pháp tổ chức học sao cho phù hợp với bản thân mình nhất. II Cơ sở thực tiển -Quán triệt việc nhận thức tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung cũng như môn Toán nói riêng ở Trường ThCS Hải Chánh,đây là một biện pháp đầu tiên vô cùng quan trọng. Nó quyết định việc tổ chức bồi dưỡng môn Toán cho học sinh giỏi đi đúng hướng và có hiệu quả. Tất cả cán bộ, giáo viên cần được học tập và quán triệt để thông suốt nhiệm vụ năm học, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác bồi dưỡng nhân tài. - Đồng thời cũng cần xây dựng sự hiểu biết của các bậc phụ huynh học sinh về công tác bồi dưỡng nhân tài thông qua các sinh hoạt chính trị, vận động tuyên truyền, tuyên dương thành tích. B MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI I) Về phía GV cần: 1.Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng môn Toán cho học sinh giỏi (HSG). Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng môn Toán cho học sinh giỏi là khâu hết sức quan trọng, nó là kim chỉ nam để hoạt động bồi dưỡng môn Toán cho HSG đi GV thực hiện: Nguyễn Quốc Sinh 1 Trường THCS Hải Chánh Việc làm mới có tính sang tạo đúng hướng theo chương trình. Trong kế hoạch cần thể hiện rõ một số vấn đề như: - Mục tiêu của kế hoạch. - Thời gian thực hiện. - Chương trình thể hiện. - Cơ sở vật chất thiết bị có liên quan. - Nội dung bồi dưỡng. - Các lực lượng giáo dục tham gia. - Chỉ tiêu về số và chất lượng cần đạt. 2.Phát hịên, tuyển chọn và bồi dưỡng HSG nói chung cũng như HSG môn Toán nói riêng. - Xác định đây là quá trình lâu dài và liên tục. - Cần phải phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng ngay từ những lớp đầu cấp của bậc THCS a.Tổ chức phát hiện: Để phát hiện được những cá nhân học giỏi, nhà trường theo dõi, dấu hiệu qua giáo viên tiểu học, qua nguồn gốc xuất thân của học sinh ngay từ khi các em vào lớp 6. Sang tới các lớp 7, 8 việc tuyển chọn các em có năng khiếu môn Toán là công việc trực tiếp của Ban giám hiệu nhà trường và của giáo viên trực tiếp giảng dạy thông qua các hoạt động giáo dục chính khoá và ngoại khoá. b.Tuyển chọn học sinh giỏi Toán. Việc tuyển chọn cần được dực trên chỉ tiêu cụ thể của công tác bồi dưỡng môn Toán. Sau những vòng tổ chức khảo sát với những hình thức công khai và có hiệu quả sẽ chọn lựa những cá nhân ưu việt nhất có năng lực tư duy Toán cao. c.Tổ chức bồi dưỡng môn Toán cho HSG. Nhà trường xây dựng chương trình bồi dưỡng môn Toán cho học sinh giỏi, trên cơ sở đó giáo viên trực tiếp giảng dạy xây dựng chương trình bồi dưỡng Toán dưới sự chỉ đạo và giám sát của hội đồng giáo dục nhà trường. Từ đó nâng cao một bước cho học sinh về kiến thức, kĩ năng, phát triển năng lực, tư duy . môn Toán. Qua thực tế tiết học bồi dưỡng môn Toán phải bao gồm các bước cơ bản sau: - Bước 1: Kiểm tra, nhận xét kết quả học tập ở nhà. - Bước 2: Hệ thống hoá, mở rộng kiến thức đang học. - Bước 3: Nâng cao kiến thức Toán cần bồi dưỡng cho học sinh. GV thực hiện: Nguyễn Quốc Sinh 2 Trường THCS Hải Chánh Việc làm mới có tính sang tạo -Bước 4: Tổng kết và giao nhiệm vụ học tập ở nhà. II)Về phía học sinh cần: Để thực hiện cuộc trao đổi làm thế nào để học giỏi môn toán chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm bằng cách trắc nghiệm bằng một test trắc nghiệm khách quan với các câu hỏi nhiều lựa chọn. Chúng tôi đã tiến hành trắc nghiệm trên 18 lớp với số học sinh là 640 em ở cả ba khối (trong đó ở khối 8, 9 là gần 320 em. Bản trắc nghiệm của chúng tôi xoay quanh 4 chủ đề: Việc chuẩn bị bài môn toán trước khi đến lớp; nghe giảng môn toán trên lớp; học bài môn toán ở nhà và mong muốn chung về môn toán và thầy(cô) dạy toán của mình. 1. Việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp: Trong phần này chúng tôi đưa ra 3 câu hỏi: vai trò của việc chuẩn bị bài; thói quen chẩn bị bài và cách thức chuẩn bị bài. Theo đó: +) Khối 9: 82% Hs cho rằng việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp là rất quan trọng 11%: ít quan trọng; 2%: không quan trọng và 5% không trả lời. Về thói quen thì Có 19% thường xuyên; 58% thỉnh thoảng; 13% hiếm khi và 6% không bao giờ. +) Khối 8: Hs cho rằng việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp là rất quan trọng 11%: ít quan trọng; 2%: không quan trọng và 5% không trả lời. Về thói quen thì Có 19% thường xuyên; 58% thỉnh thoảng; 13% hiếm khi và 6% không bao giờ. Như vậy hầu hết HS nhận thức được việc chuẩn bị trước là quan trọng song đại đa số lại không thực hiện theo điều đó. Các bạn cần biết rằng việc chuẩn bị bài trước giúp ta làm quen với kiến thức mới, hiểu được nó. Quy luật nhận thức của con người không phải chỉ một lần là hoàn thành mà phải trải qua nhiều giai đoạn. Lên lớp có chuẩn bị bài trước thì khi học sẽ là lần thứ hai học kiến thức đó. Qua chuẩn bị bài bạn đã có sự hiểu biết bộ về kiến thức mới, lúc nghe giảng sẽ đỡ khó khăn, hiểu dễ dàng hơn. Thứ hai, qua chuẩn bị bài giúp ta xác định được các điểm cần chú ý lúc nghe giảng. Trong quá trình chuẩn bị thường gặp những vấn đề khó. Những chỗ khó này chính là trọng điểm để chú ý lúc nghe giảng. Chuẩn bị bài trước, lúc nghe giảng trong đầu đã "có vốn", lúc thầy gợi ý mình đã "linh tính được vấn đề". Thứ ba, chuẩn bị bài trước có thể bồi dưỡng khả năng tự học, xây dựng thói quen chủ động trong học tập, dần dần biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo. Người xưa có câu "Sư bác dẫn cửa, còn tu hành là ở ta", tức là nói thành tích học tập của mỗi người tùy thuộc vào sự nỗ lực phấn đấu và phương pháp học tập của người đó quyết định. Chúng ta không những cố gắng sau khi được thầy dẫn dắt mà còn phải chuẩn bị trước khi thầy dẫn dắt. Vậy phải chuẩn bị bài học toán như thế nào? Chúng tôi có liên hệ một chút tới môn Văn – môn mà việc chuẩn bị bài được coi là bắt buộc thông qua vở soạn văn. Nhưng chúng tôi được biết hầu hết các bạn học ban KHTN, trong đó có cả KHXH đã biến quyển sách “Để học tốt…” thành “Để học dốt…” bởi các bạn toàn biến mình thành cái máy phôtôcopy từ sách để học tốt vào vở soạn của mình. Với môn Toán không có sự bắt buộc này, tuy nhiên – như tác GV thực hiện: Nguyễn Quốc Sinh 3 Trường THCS Hải Chánh Việc làm mới có tính sang tạo dụng của nó chúng tôi vẫn khuyến cáo các bạn nên chuẩn bị bài trước. Biện pháp: Để thực hiện tốt điều này Tôi đã đề xuất cách tổ chức học tập theo phương pháp tự học -GV phải soan giáo án phần tự học cho HS, có chuẩn bị trước các BT và hướng dẫn HS làm ở nhà đồng thời giao khối lượng bài mới phù hợp để HS tự tìm hiểu và trả lời trước các câu hỏi mà GV yêu cầu. -Về phía HS Tôi khuyên các em đưa ra là phải chọn cả 4 đáp án A, B, C và D cho câu hỏi : “Khi chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp bạn thường làm gì?” A. Đọc qua toàn bài xem nội dung chính là gì. B. Tìm trọng tâm của bài. C. Ghi lại những chỗ khó, chưa hiểu. D. vừa nằm vừa đọc. D. Thử làm một số bài tập sau khi đã xem xong toàn bài. -Hai năm qua tôi đã thành công với biện pháp này với đội tuyễn HS giỏi giải toán trên mạng 2. Tổ chức cho HS nghe giảng môn toán trên lớp có hiệu quả. Trong phần này chúng tôi đưa ra 6 câu hỏi xoay quanh ba vấn đề: sự tập trung, việc ghi chép và nguyên nhân không hiểu bài. Theo đó với các anh chị lớp 9 chỉ có 38% tập trung chú ý, 49% là hay bị phân tán, 7% không thể tập trung và 3% không bao giờ tập trung. Ở khối 8 có khả quan hơn: 55% tập trung; 34% hay bị phân tán; 5% không thể tập trung và 2% không bao giờ tập trung. Rất nhiều HS giỏi toán đều cho rằng kinh nghiệm cơ bản nhất là tập trung cao độ vào sự chú ý. Để có hiệu quả thì ta nên làm rõ: thứ nhất là cần chú ý vào cái gì, tức là mục tiêu cần chú ý; thứ hai, sự tập trung chú ý phải có trọng điểm: là kiến thức trọng điểm của bài, các chỗ khó và phương pháp giải quyết vấn đề hay các quy trình (thuật toán) làm bài. Nhưng làm thế nào để biết mục tiêu chú ý, trọng điểm của bài và chỗ nào là khó? Câu trả lời lại là việc chuẩn bị bài Trong quá trình nghe giảng trên lớp, phần lớn nội dung nghe là hiểu được. Do đó vấn đề đặt ra là: sau khi đã hiểu nên nghe giảng như thế nào? Theo thống kê của các nhà Sư phạm thì đại đa số học sinh nghe hiểu xong đã không động não nữa, hoạt động tư duy dừng lại. Vị học giả người Mỹ - Haiaokhơ nói “ Khi nghe giảng hay đọc sách, bạn nên thử đoán xem phía trước sắp nói cái gì, có lúc bạn đoán đúng, có lúc sai, nhưng nếu cứ kiên trì tiếp tục thì nhất định sẽ được bù lại một cách xứng đáng”. Còn đối với chúng ta thì sao? Kết quả trắc nghiệm của Tôi cho thấy 12% các bạn thường xuyên đoán trước khi nghe giảng, 51% thỉnh thoảng, 22% hiếm khi và 11% là không bao giờ. Điều đó cho thấy thống kê của các nhà Sư phạm là đúng đắn. Biện pháp: Theo Tôi với các HS là: khi nghe giảng ta nên đón ý thầy, tích cực động não tìm tòi. Ngược lại, khi nghe giảng có những chỗ ta không hiểu nổi, nếu không kịp hỏi thì ta nên đánh dấu lại chứ không nên theo đuổi nó mãi mà ảnh hưởng đến những phần sau. Vấn đề thứ hai là việc ghi chép bài trên lớp. Theo thống kê của chúng tôi thì + Khối 9có 78% cho rằng ghi chép là quan trọng và rất quan trọng; 14% ít quan GV thực hiện: Nguyễn Quốc Sinh 4 Trường THCS Hải Chánh Việc làm mới có tính sang tạo trọng; 5%: không quan trọng. + Khối 8: 83% cho rằng ghi chép là quan trọng và rất quan trọng; 9% ít quan trọng; 3%: không quan trọng. Như vậy, đại đa số các bạn coi trọng việc ghi chép bài môn toán.Tuy nhiên, khi được hỏi về cách ghi chép thì: +) Khối 9: 43% ghi tất cả những gì thầy cô ghi trên bảng; +) Khối 8: 35% ghi tất cả những gì thầy cô ghi trên bảng. Như thế là có quá nhiều bạn chưa biết cách ghi bài. Tại sao vậy? Ghi tất cả mà lại không tốt sao? Thưa rằng, bạn ghi càng nhiều thì thời gian để suy nghĩ, lắng nghe càng ít. Vậy nên ghi chép như thế nào? Biện pháp Theo Tôi các bạn nên chọn những ý chính, ghi tóm tắt; ghi những chỗ khó, nghi ngờ; ghi những ý kiến mới của các bạn và cuối cùng là ghi những linh cảm của mình khi nghe giảng. Vấn đề thứ ba là trong quá trình nghe giảng, nguyên nhân dẫn đến bạn không hiểu bài thì: +) Khối 9: 51% cho là hổng kiến thức cũ; +) Khối 8: 42% cho là hổng kiến thức cũ. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Câu trả lời đơn giản là các bạn không học bài cũ, không chuẩn bị trước bài ở nhà. Nếu bạn chuẩn bị trước ở nhà thì kiến thức liên quan đến bài mới bạn đã xem lại, chỗ khó bạn đã có thời gian xem trước và bạn tập trung cao lúc thầy giảng chỗ đó. 3. Việc học bài ở nhà. Học bài là khâu quan trọng để học toán tốt. Trong học toán, chúng tôi phát hiện có nhiều học sinh không coi trọng ôn tập, hoặc không ôn tập đúng cách. Lên lớp về là vội làm bài tập. Kết quả là người khác chỉ làm bài tập trong nửa giờ thì anh ta phải mất gấp đôi, còn lại là sai sót hoặc không chặt chẽ. Trong bản trắc nghiệm của Tôi có đưa ra 6 câu hỏi xoay quanh các nội dung: Vai trò của việc học bài, học bài môn toán ở nhà như thế nào: dành bao nhiêu thời gian? Cách học bài là gì?Về vai trò của học bài: Thứ nhất, ôn tập giúp duy trì và tăng thêm trí nhớ. Người ta muốn nắm vững kiến thức phải trải qua các giai đoạn cơ bản: biết - hiểu (nhớ) - vận dụng (đối với tư duy bậc cao còn: phân tích – tổng hợp – đánh giá). Trong đó hiểu và nhớ là mấu chốt để vận dụng. Công trình nghiên cứu khoa học của G.S Sungyuan ở Đại học Zhupo, Nhật Bản chỉ rõ: “100% nội dung học tập trên lớp, nếu về nhà không ôn tập, qua một ngày chỉ còn lại 60%, đến ngày thứ ba thì chỉ còn 30%”. Trong khi đó các bạn trường ta thì sao? +) Ở khối 9: chỉ có 23% các bạn ôn ngay bài vừa học sau buổi học trên lớp, 37% để đến hôm có giờ mới học, 37% học lúc thích, 3% còn lại: không học. +) Ở khối 8: 38%; 37%; 18%; 7% Thứ hai, ôn tập có thể nảy ra nhận thức mới. Từ xa xưa, Khổng Tử đã căn dặn học sinh: “Ôn cố tri tân” – ôn cũ biết mới. Tức là nói thông qua ôn tập không những thuộc kiến thức cũ mà còn có thể nảy ra những nhận thức mới: kiến thức mới, hiểu GV thực hiện: Nguyễn Quốc Sinh 5 Trường THCS Hải Chánh Việc làm mới có tính sang tạo biết mới hoặc phát hiện mới… Biện pháp tổ chức, hình thức, cách thức ôn bài: - Ôn tập thông thường – sau mỗi buổi học; +) Hình dung lại bài sau mỗi buổi học. Chỉ mở sách khi không thể nhớ nổi. +) Làm các bài tập từ SGK, SBT, STK - Ôn tập từng phần, từng giai đoạn và tổng ôn tập: +) Hệ thống hóa lý thuyết dạng tiểu kết; +) Hệ thống hóa các dạng bài tập và pp giải. +) Làm bài tập từ SGK, SBT, … III Về phía nhà trường 1.Tuyển chọn và bồi dưỡng giáo viên giỏi để dạy toán cho học sinh giỏi. a.Một số tiêu chuẩn tuyển chọn. - Những giáo viên dạy bồi dưỡng Toán phải là những người có trình độ năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cao, có nhiệt huyết với công việc và phải yêu quý trẻ. - Là những giáo viên có kiến thức và kĩ năng sư phạm, kĩ năng tự tìm rtòi và học hỏi, tự bồi dưỡng và có tinh thần cầu tiến. - Là những giáo viên có sức khoẻ, tự tin, thông minmh, có kinh nghiệm dạy học Toán cho HSG. b.Nội dung bồi dưỡng giáo viên dạy Toán. c.Hình thức bồi dưỡng. - Bồi dưỡng ngắn và dài hạn. - Bồi dưỡng thông qua hội thảo, hội thi. chuyên đề. - Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt chuyên môn, rèn nghề. - Bồi dưỡng qua tham quan thực tế. - Bồi dưỡng qua tự học. 2. Xây dựng, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. Việc sử dụng thiết bị dạy học trong bồi dưỡng môn toán cho học sinh giỏi là một việc làm cực kỳ cần thiết . Vì vậy mỗi nhà trường cần có kế hoạch xây dựng, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất thiết bị dạy học sao cho có hiệu quả . Trong công việc sinh hoạt chuyên môn hàng ngày, tập thể giáo viên cùng nhau đưa ra phương án sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả và khuyến khích làm đồ dùng dạy học. 3. Huy động cộng đồng tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi còn phụ thuộc rất nhiều vào các lực lượng giáo dục trong xã hội. Vì vậy nhà trường cần có kế hoạch hoạt động để thu hút các lực lượng này quan tâm tạo điều kiện và cùng tham gia vào công tác bồi dưỡng học GV thực hiện: Nguyễn Quốc Sinh 6 Trường THCS Hải Chánh Việc làm mới có tính sang tạo sinh giỏi. Cụ thể là : + Tạo niềm tin cho các bậc phụ huynh học sinh, các cấp lãnh đạo. + Tuyên truyền sâu rộng trong xã hội . + Tham mưu với các cấp chính quyền địa phương. + Thực hiện tốt việc dân chủ hoá trong nhà trường. 4. Tổ chức đánh giá và khen thưởng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi - Với học sinh: Những học sinh có thành tích cao trong đợt thi HSG các cấp sẽ được tuyên dương và nhận phần thưởng xứng đáng với thành tích đạt được. Việc này khích lệ rất lớn tới phong trào học tập trong nhà trường . - Với giáo viên: Những giáo viên có thành tích cao trong các đợt hội thi giáo viên giỏi, các giáo viên có thành tích trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đều được nhận những phần thưởng về vật chất và tinh thần tương xứng với công sức bỏ ra dành cho công tác giáo dục. Đây là công việc cần thiết để đẩy mạnh phong trào thi đua “dạy tốt học tốt” trong tập thể sư phạm nhà trường. C. KẾT THÚC ĐỀ TÀI. Toán là môn học khó và khô khan đối với nhiều học sinh nên anh tìm tòi để có phương pháp giảng dạy sinh động, linh hoạt giúp học sinh dễ hiểu hơn. Đặc biệt, với những em trong đội tuyển HSG, Tôi đã biết cách phát hiện, giúp các em phát huy tố chất, khiến các em say mê, tự tìm tòi và tìm được cái hay trong học toán. Theo chủ quan của Tôi, ngoài những đề xuất một số biện pháp nói trên,để thu hút các em trong giờ học toán, tôi không buộc các em phải nhồi nhét kiến thức một cách rập khuôn theo công thức mà tạo cho học sinh tâm lý thoải mái, để các em mạnh dạn trao đổi và khám phá kiến thức mới, đồng thời khuyến khích những cách giải mới. Kết quả cho thấy, qua 2 năm tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi 6 em đoạt giải quốc gia, đó là giải toán qua mạng Internet trong đó có 1 huy chương Vàng, 1 huy chương Bạc, 2 huy chương Đồng và 2 bằng danh dự. Những biện pháp đề xuất này chắc chắn còn có mặt hạn chế và thiếu sót mong đồng nghiệp và bạn đọc bổ sung để đề tài này được hoàn chỉnh hơn. Xin cảm ơn. D. SAU ĐÂY LÀ TEST CỦA TÔI Bạn hãy vui lòng, thành thật khoanh tròn vào chữ cái của các câu trả lời sau nếu đồng ý. GV thực hiện: Nguyễn Quốc Sinh 7 Trường THCS Hải Chánh Việc làm mới có tính sang tạo I. Chuẩn bị bài môn toán trước khi đến lớp. 1. Bạn chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp . A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Hiếm khi D. Không bao giờ 2. Khi chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp bạn thường . A. đọc qua toàn bài xem nội dung chính là gì. B. tìm trọng tâm của bài. C. ghi lại những chỗ khó, chưa hiểu. D. vừa nằm vừa đọc. E. thử làm một số bài tập sau khi đã xem xong toàn bài. 3. Theo bạn, việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp là A. rất quan trọng. B. ít quan trọng. C. không quan trọng. II. Nghe giảng môn toán trên lớp 1. Bạn tập trung cao độ sự chú ý của mình vào bài giảng? A. Đúng B. Hay bị phân tán C. Không thể tập trung. D. Không bao giờ. 2. Bạn có bao giờ suy nghĩ đoán trước xem thầy (cô) sẽ nói cái gì không? A. Thường xuyên B. Đôi khi C. Hiếm khi D. Không bao giờ 3. Bạn có thường suy nghĩ để tìm ra cách giải mới cho mỗi bài toán không? A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Ít khi D. Không bao giờ 4. Theo bạn vai trò của việc ghi chép bài môn toán là : A. Rất quan trọng B. Quan trọng C. Ít quan trọng D. Không quan trọng 5. Các cách ghi chép mà bạn chọn là .: A. Ghi tất cả những gì thầy ghi trên bảng B. Chọn vấn đề chính để ghi, ghi tóm tắt C. Ghi những ý kiến mới của các bạn khác D. Ghi những chỗ khó, nghi ngờ E. Ghi những linh cảm của mình khi nghe giảng F. Không ghi chép bài 6. Trong một bài giảng trên lớp đôi khi bạn không hiểu bài vì .: A. Bài quá khó B. Thầy(cô) giảng khó hiểu C. Bạn hổng kiến thức cũ D. Ảnh hưởng bên ngoài III. Học bài môn toán ở nhà 1. Ở nhà, bạn coi môn Toán là môn quan trọng thứ…….nên bạn thường dành khoảng…….giờ để học. 2. Ở nhà, bạn thường GV thực hiện: Nguyễn Quốc Sinh 8 Trường THCS Hải Chánh Việc làm mới có tính sang tạo A. học kỹ lý thuyết rồi mới làm bài tập B. làm luôn bài tập. Nếu quên thì xem lại C. không thể làm được bài tập D. không làm bài tập 3. Sau mỗi buổi học trên lớp, về nhà bạn . A. ôn ngay bài vừa học B. học bài đó lúc bạn thích C. để trước hôm có giờ môn đó mới học D. không học 4. Bàn thường ôn tập sau A. mỗi bài học B. mỗi chương C. mỗi tháng, quý, học kỳ D. không ôn tập bao giờ 5. Khi ôn tập bạn thường A. ôn lý thuyết trước khi làm bài tập B. ôn lý thuyết sau khi làm bài tập C. vừa làm bài tập vừa ôn lý thuyết D. không ôn lý thuyết, chỉ làm bài tập 6. Cách bạn ôn tập là A. hệ thống lại lý thuyết cho dễ nhớ B. hệ thống dạng bài tập và phương pháp giải C. làm bài trong SGK, SBT D. tìm thêm bài tập để làm E. chỉ xem qua lý thuyết, chủ yếu làm bài tập F. chọn bài dễ để làm G. chọn bài khó để thử sức trước H. chỉ làm bài tập ở ngoài I. làm bài trong SGK, SBT từ dễ đến khó rồi mới làm bài ở ngoài IV. Mong muốn về môn toán 1. Bạn mong muốn bài học môn Toán: A. dễ hơn B. khó hơn C. thực tế hơn D. sinh động hơn 2. Bạn mong muốn về thầy(cô) dạy Toán của mình: A. giảng dễ hiểu hơn B. nghiêm hơn C. tâm lý hơn D. Cho điểm rộng hơn E: Mong muốn khác: (Các bạn bình luận những suy nghĩ của mình nhé !) GV thực hiện: Nguyễn Quốc Sinh 9 . tích. B MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI I) Về phía GV cần: 1.Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng môn Toán cho học sinh giỏi (HSG) . Việc xây dựng. việt nhất có năng lực tư duy Toán cao. c .Tổ chức bồi dưỡng môn Toán cho HSG. Nhà trường xây dựng chương trình bồi dưỡng môn Toán cho học sinh giỏi, trên

Ngày đăng: 09/10/2013, 09:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan