HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ THỰC HIỆN CỦA NỀN KINH TẾ MỞ HƯỚNG TỚI HỘI NHẬP

29 465 0
HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ THỰC HIỆN CỦA NỀN KINH TẾ MỞ HƯỚNG TỚI HỘI NHẬP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ THỰC HIỆN CỦA NỀN KINH TẾ MỞ HƯỚNG TỚI HỘI NHẬP. Như đã được đề cập đến ở phần đặt vấn đề cho chế tài này, chương này sẽ cố gắng đưa ra các mục tiêu tổng quát cho CSTG gắn với hình CNH bền vững hướng tới hội nhập mà chúng ta đang thực hiện. Đồng thời, chương này cũng đưa ra một số ý kiến nhằm cải cách cơ chế quản lý điều hành tỷ giá trong bối cảnh khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực và áp lực ngày càng lớn của các chương trình hội nhập đã cam kết (tự do hoá). Khủng hoảng tài chính tiền tệ nổ ra đã làm thay đổi các giá trị của hình tăng trưởng Đông Á, đặt ra đòi hỏi cao hơn cho các chuẩn mực tài chính - tiền tệ khu vực, quốc tế. Mỗi quốc gia phải nỗ lực thực hiện các đổi mới cần thiết để lành mạnh hoá hệ thống tài chính - tiền tệ quốc gia nâng cao năng lực nội tại nền kinh tế góp phần tạo dựng một cơ chế tài chính lành mạnh chung cho sự thịnh vượng chung của khu vực. Chúng ta không nằm ngoài yêu cầu đó. 1-/ Về hình công nghiệp hoá bền vững hướng tới hội nhập. hình công nghiệp hoá theo hướng thay thế nhập khẩu với tư tưởng “tự lực cánh sinh” được các nước lớn với đầy đủ nguồn lực phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ áp dụng đã sụp đổ vào những năm 1960. Trung Quốc đã phải thừa nhận rằng: sự biệt lập kéo dài đã bỏ lỡ bao cơ hội có lợi, tạo hố ngăn cách về công nghệ, giảm sức cạnh tranh, chi phí đắt cho công nghiệp hoá bởi sự sử dụng lãng phí nguồn lực phát triển và thu hẹp thị trường phát triển. hình công nghiệp hoá hướng tới xuất khẩu ra đời và được các nước nhỏ như Hàn Quốc, Thái Lan, Brazil . áp dụng đã đem lại thành công rực rỡ trong gần 30 năm qua. hình này dự trên phương châm: Các nước đang phát triển có thể rút ngắn quá trình công nghiệp hoá bằng cách tận dụng các nguồn lực bền ngoài. Trước hết là thị trường, vốn và công nghệ. Tuy nhiên, sự quá coi trọng các nguồn lực, bên ngoài này của hình đã đem lại hậu quả là sự yếu kém, mất cân đối ở bên trong các quốc gia tạo ra sự sụp đổ nhanh chóng khi có sự biến động bất ngờ của nguồn lực, môi trường bên ngoài. Khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Á vừa rồi là một minh chứng cho điều này. Người ta tìm thấy trong cuộc khủng hoảng này không chỉ các sai sót, yếu kém trong lĩnh vực tài chính mà còn cả cơ cấu nền kinh tế: Sự hợp tác lỏng lẻo giữa khu vực tài chính và khu vực sản xuất, sự phân phối không lành mạnh, cân đối các nguồn lực phát triển; thiếu một nỗ lực tự lập (nội lực) và đã bỏ rơi thị trường trong nước. Những bài học được rút ra ở đây đó là: Sự chú trọng cả khu vực tiền tệ và sản xuất trong quá trình công nghiệp hoá, củng cố nội lực thông qua việc thực hiện một cơ cấu hợp lý cho bản thân nền kinh tế (phát huy được tính hiệu quả và cạnh tranh), cuối cùng là việc thực hiện tự do hoá (hội nhập) một cách có kế hoạch (linh hoạt và chắc chắn). Chính cuộc khủng hoảng trong bối cảnh quốc tế mới (toàn cầu hoá, khu vực hoá) đã đưa ra cơ hội hoàn thiện cho hình tăng trưởng thần kỳ Đông Á. hình công nghiệp hoá bền vững hướng tới hội nhập được đề xuất để thay thế cho hình Đông Á, nhưng thực chất nó là sự bổ sung vào hình này thông qua sự kết hợp giữa hướng ngoại và hướng nội. hình này cho rằng, các nước đang phát triển thiếu nhiều nguồn lực phát triển và phải tận dụng (thu hút) các nguồn lực bên ngoài để phát triển. Tuy nhiên phải trên cơ sở khai thác các nguồn lực sẵn có của bản thân thông qua sự “bổ sung kinh tế”. hình này có thể khái quát qua những nét cơ bản sau: Về cơ cấu, hình này thực hiện công nghiệp hoá theo hai giai đoạn là công nghiệp hoá khai thác thế mạnh truyền thống, tiếp thu nguồn lực, tích luỹ và nâng cao nội lực, sức cạnh tranh bản thân và hiện đại hoá tham gia hội nhập trong khu vực thế giới và phát huy vai trò nhân tố phát triển. hình thực hiện một cơ cấu công nghiệp hợp lý dựa trên nguyên tắc hiệu quả và thị trường quyết định (tức là phát huy tối đa lợi thế so sánh quốc gia về nguồn lực; xây dựng bởi nó có hiệu quả cao và phục vụ nhu cầu lớn của thị trường). Cơ cấu này có đặc điểm là: Nó là cơ cấu công nghiệp linh hoạt, mềm dẻo có thể phản ứng nhanh chóng trước những thay đổi của thị trường trong nước và quốc tế (đầu vào cũng như đầu ra) đồng thời có thể tận dụng triệt để các cơ hội tiến triển và tiếp thu được tinh hoa công nghệ từ bên ngoài. Ngoài ra, cơ cấu công nghiệp phải có tính hướng ngoại, tức là ở đây vẫn chú trọng tới việc thu hút, tận dụng nguồn lực bên ngoài. Nó có vai trò quan trọng trong thúc đẩy đất nước phát triển. Về thể chế, hình này rất coi trọng vai trò của đất nước trong việc tạo dựng ra các môi trường hợp lý và can thiệp vào các quá trình phát triển. Nó cho rằng, trong điều kiện hiện nay, việc xây dựng một thể chế theo hướng hội nhập là rất quan trọng. Thông qua cơ chế mở, tự do hoá thương mại, đầu tư, dịch vụ tài chính và lao động có thể tận dụng được các nguồn lực bên ngoài một cách hữu hiệu. Tuy nhiên để có được điều đó cần phải có sự tham gia quản lý của Nhà nước trong việc thực hiện các cân đối lớn (điều tiết) trong nền kinh tế. Họ cho rằng, việc tự do không có sự quản lý (can thiệp) của Nhà nước sẽ rất nguy hiểm cho các nước đang phát triển, vì phần lớn các lợi thế so sánh quốc tế nằm ở bên đối tác và Nhà nước sẽ là người đem lại và nuôi dưỡng các đối trọng cho quốc gia trong việc phát huy lợi thế của mình (thông qua các biện pháp bảo hộ cấp cao, tạo dựng các tập đoàn, hỗ trợ, phát triển .). hình này cho rằng, Nhà nước nên gắn bó với tư nhân (Nhà nước thân tư nhân) tạo điều kiện cho tư nhân phát triển. Nếu Nhà nước và tư nhân đều mạnh và gắn bó với nhau thì công nghiệp hoá sẽ rất nhanh chóng. Nhà nước luôn tìm cách tạo khả năng cho các đơn vị kinh tế tư nhân trong nước và tư bản nước ngoài lựa chọn các lĩnh vực và hình thức hoạt động. Thành phần kinh tế Nhà nước đảm nhận những lĩnh vực kinh tế tư nhất ít quan tâm nhất hoặc chưa thể cáng đáng nổi. Khi mà kinh tế tư nhân đủ mạnh để cáng đáng các lĩnh vực này thì Chính phủ nên nhường lại cho họ và bắt tay vào các lĩnh vực mới khó khăn hơn. Quá trình xây dựng thể chế theo hướng hội nhập, từng bước tự do hoá phải được đặt trong một kế hoạch tổng thể thông qua việc thực hiện các cam kết với các tổ chức khu vực và thế giới (AFTA, APEC, WTO). Ở hình này, vai trò của Nhà nước trong việc tạo dựng một môi trường vĩ ổn định là vô cùng quan trọng. Nó phải đảm bảo được các cân đối lớn của nền kinh tế như ngân sách, cán cân thanh toán và đặc biệt là giữa tiết kiệm và đầu tư. Chính vì vậy, vai trò của các chính sách tiền tệ - tài chính là vô cùng quan trọng. Về thực chất, nó phải phát huy các yếu tố tích cực của sự kích thích của các công cụ chính sách này trong việc duy trì một chế độ tỷ giá linh hoạt, kiểm soát lạm phát, đảm bảo lãi suất thực dương và cân đối nợ dựa trên một hệ thống tài chính lành mạnh, hiệu quả. Về động lực phát triển, hình cho rằng, các nước đang phát triển muốn đạt được trình độ cạnh tranh quốc tấ cần đầu tư vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua: kế hoạch phát triển dân số, phát triển giáo dục (phổ thông, đại học, dạy nghề) và thực hiện các chính sách phân phối, sử dụng lao động hợp lý, có ưu đãi. Về thành phần cho động lực phát triển, hình chú trọng tới thành phần kinh tế tư nhân. Tư nhân là lực lượng hùng hậu nhất trong nền kinh tế thị trường, là động lực chính để tăng trưởng kinh tế. Cần khuyến khích và hỗ trợ tư nhân phát triển. Trong giai đoạn đầu phát triển phải chú trọng tới các doanh nghiệp quy vừa và nhỏ, vì chúng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc làm cho người lao động, tăng cường các mối liên kết công nghiệp, thâm nhập thị trường và tăng giá trị xuất khẩu. Ngay bước đầu, chưa thể có các tập đoàn lớn để làm đối trọng với đối tác thì việc đẩy nhanh, hỗ trợ sự phát triển cho các doanh nghiệp vừa - nhỏ là cần thiết để thúc đẩy quá trình sáp nhập. Tuy nhiên không thể sáp nhập một cách giả tạo, gượng ép mà trên cơ sở nâng cao hiệu quả công nghệ, tích luỹ vốn, tri thức và kỹ năng quản lý. Tóm lại, hình công nghiệp hoá bền vững hướng tới hội nhập là một hình phát triển toàn diện dựa trên cơ sở nâng cao nội lực nền kinh tế để có đủ khả năng thu hút, hấp thụ các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển. hình đồng thời thực hiện nền kinh tế mở, hội nhập khu vực và thế giới để tạo môi trường thuận lợi cho các thị trường đầu vào và cả đầu ra cho quá trình phát triển. Mỗi quốc gia trở thành một nhân tố tác động qua lại trong môi trường quốc tế chung dưới những thể chế chung nhất định để đảm bảo sự thịnh vượng chung cho các quốc gia và khu vực. Đại hội Đảng toàn quốc lần VIII đưa ra chương trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá hướng ngoại cho nước ta từ 1996 đến 2020. hình chúng ta lựa chọn là hình chịu ảnh hưởng nhiều của hình Đông Á, khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực vừa qua đã để lộ những hạn chế cơ bản của hình này đòi hỏi chúng ta phải kịp thời tiếp thu và điều chỉnh hình. Nghị quyết Trung ương 4 và Nghị quyết Trung ương 6 lần I của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã chứng tỏ sự tiếp thu và điều chỉnh kịp thời phương hướng phát triển của nước ta. Xét về cơ bản thì chúng ta đang thực hiện công nghiệp hoá một cách bền vững, thực hiện hướng ngoại và từng bước hội nhập khu vực và thế giới. 2-/ Đối mặt với khủng hoảng và thách thức hội nhập. 2.1-/ Đối mặt với khủng hoảng: Những người quá sốt sắng và tin tưởng vào sự thành công mỹ mãn của hình tăng trưởng Đông Á đã chuyển sang thái cực ngược lại khi khủng hoảng nổ ra. Họ muốn tìm đến một nguyên nhân sâu sa đằng sau sự thần kỳ đó để đưa đến khủng hoảng. Giới báo chí, các nhà kinh tế, nhà đầu tư đã thảo luận nhiều về vấn đề này và ở góc độ tài chính - tiền tệ ta có thể tóm lại như sau: - Thứ nhất, đó là sự mất cân đối trong cơ cấu phát triển của các nước khủng hoảng. Họ đã quá coi trọng khu vực kinh tế thực (khu vực kinh doanh), chỉ choi khu vực tài chính là sự hỗ trợ cho khu vực kinh tế thực cho nên đã quá coi nhẹ trong việc xây dựng sự vững mạnh của khu vực này. - Thứ hai, bản thân khu vực/ hệ thống tài chính tiền tệ yếu kém đã không đáp ứng kịp sự phát triển của khu vực sản xuất và điều tiết tốt nguồn lực tài chính. Thể hiện ở chỗ: sự quản lý không đồng đều, thiếu chặt chẽ, bị sự can thiệp, bóp méo của chính trị do đó không đảm bảo sự rõ ràng. - Thứ ba, sự quản lý vĩ yếu kém: thiếu linh hoạt, nhạy bén trên cơ sở thị trường, thâm hụt ngân sách lớn, kéo dài, vay nợ tư nhân cao và không có một cơ chế quản lý nợ chặt chẽ, sự cứng nhắc trong duy trì chính sách tỷ giá cố định. - Thứ tư, thâm hụt cán cân vãng lai lớn cộng với sự mất cân bằng nội lực đã làm giảm khả năng thanh toán (tính lỏng), không có khả năng phòng ngự đối với những thay đổi. - Thứ năm, sự liên kết giữa khu vực sản xuất và khu vực tài chính không chặt chẽ không tạo ra sự hỗ trợ đắc lực. Đồng thời bản thân vào ngành công nghiệp cũng không có sự liên kết vững vàng để nâng cao nội lực. Do vậy, vĩ ổn định nhưng vi chao đảo. Khủng hoảng đã chỉ ra cho các nước này những bài học quý báu trong chương trình hoàn thiện để hội nhập, cụ thể: - Bài học về xây dựng một hệ thống tài chính lành mạnh dựa trên cơ sở cạnh tranh, thị trường. Tức là thúc đẩy hơn nữa sự tự do hoá nhưng có sự quản lý đảm bảo cơ chế an toàn vốn. - Đảm bảo cân đối giữa hai khu vực tài chính vốn - kinh doanh (chú trọng cả hai), cải cách cơ cấu công nghiệp theo hướng bền vững. - Tăng cường công tác quản lý hoạt động tài chính của Chính phủ thông qua việc thiết lập các cơ chế chung về an toàn tài chính, kiểm soát hoạt động vay và cho vay theo nguyên tắc đảm bảo cân đối nội, ngoại. Tăng tính linh hoạt và dự báo của công cụ quản lý vĩ mô. - Tìm đến một sự hiểu biết chung và cam kết tự nguyện trong khu vực để đạt được sự ổn định tương đối cho các quốc: Cuộc khủng hoảng này đã tác động trực tiếp, gián tiếp tới nước ta thông qua nhiều kênh khác nhau và các tác động này thực sự đã phát huy tác dụng thể hiện qua sự sút giảm tăng trưởng ở nước ta thời gian qua. Các tác động có thể thấy là: * Thứ nhất, sự phá giá đồng loạt của các đồng tiền làm cho đồng VND bị đánh giá cao so với khu vực và do đó hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm tính cạnh tranh. Đồng thời sự cao giá này sẽ chịu áp lực phá giá từ phía nhà đầu tư, kinh doanh. * Thứ hai, Việt Nam sẽ mất đi 30% thị trường xuất khẩu và 31% thị trường đầu vào (đầu tư vốn). Sự suy thoái đã làm cho nhu cầu tiêu dùng và khả năng đầu tư của các nước trong khu vực giảm mà chính họ là những nhà nhập khẩu và đầu tư chính của ta. * Thứ ba, sự tụt hậu lớn hơn so với các nước khu vực sau khủng hoảng. Những điều chỉnh sau khủng hoảng của các nước đã tăng khả năng chịu đựng của họ và đương nhiên là sức bật vì thế cũng tăng lên. Nếu không có sự điều chỉnh kịp thời ở ta thì thực sự ta không thể theo kịp và hơn họ. * Thứ tư, các tiêu chuẩn quốc tế, khu vực ngặt nghèo hơn sau khủng hoảng đòi hỏi ta phải nỗ lực nhiều hơn cho tiến trình hội nhập. Tuy nhiên, những nguy cơ này chưa thực sự đáng lo ngại mà điều lo ngại hơn đó là hiện trạng kinh tế - tài chính của ta đang bộc lộ những nhân tố, tiềm ẩn có thể gây khủng hoảng. Việt Nam có thể sẽ bị khủng hoảng chúng ta đã quá quen với câu nói rằng: Việt Nam không bị ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng bởi vì Việt Nam chưa có thị trường chứng khoán, đồng VND chưa có khả năng chuyển đổi, . Nhưng giờ đây thì đã hoàn toàn khác. Chúng ta đã kỳ vọng rằng sự suy giảm của các nước khủng hoảng sẽ là cơ hội cho Việt Nam bắt kịp. Những hai năm qua đã chứng tỏ rằng chính chúng ta đang gặp phải những dấu hiệu (khó khăn) tương tự như các nước khủng hoảng. Và như vậy, nếu không kịp thời chỉnh đốn, chúng ta sẽ rất có thể bị lâm vào khủng hoảng ở mức độ nào đó. Thứ nhất, trong hai năm qua, tốc độ tăng trưởng suy giảm nhanh chóng. Trong suốt giai đoạn 1992 - 1996, chúng ta duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trên 9%. Nửa cuối năm 1997, tốc độ tăng trưởng có dấu hiệu chậm lại làm tốc độ cả năm đạt 8,8%. Năm 1998, Quốc Hội đã phải điều chỉnh kế hoạch từ 6% - 7%. Nhưng thực tế chúng ta chỉ đạt 5,83%. Năm 1999 và 2000 được dự báo chỉ đạt tốc độ tăng trưởng dưới 5%. Điều này có thể dễ nhận thấy khi mà sự tăng trưởng của ta trong thời gian qua đã phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn lực bên ngoài (đầu tư nước ngoài chiếm tới 10% (hoặc hơn) vào GDP). Thứ hai, thâm hụt cán cân vãng lai ở mức báo động: luôn ở tình trạng thâm hụt kéo dài và mức thâm hụt chiếm tỷ lệ cao so với GDP. (trên 5%) (Bảng 3.1) so với của Thái Lan hay Mehico thì lớn hơn nhiều. Qua bảng ta thấy, tỷlệ thâm hụt quá cao mà đối với một nền kinh tế mở thì rất không nên tình trạng thâm hụt cao và kéo dài ở cả cán cân thương mại, tài chính và ngân sách. Thứ ba, Ngân sách thâm hụt kéo dài với tỷ lệ cao gần 3,5% GDP. Nợ nước ngoài ở mức báo động và đặc biệt làkhông có sự quản lí chặt chẽ. Đến năm 1996, số nợ đạt mức 50% GDP, là mức báo động theo tiêu chuẩn của IMFTrong các năm, tỷ lệ nợ của ta so với các nước bị khủng hoảngcung không thấp hơn. Bên cạnh đó, các khoản vay bằng LC trả chạm cuả các công ty XNK làm trầm trọng thêm tình trạng này. Cấu trúc dòng vốn vào nước ta cho thấy tỷ lệ vốn ngắn hạn tương đối lớn so với các nước bị khủng hoảng cộng với tình trạng thiếu kiểm soát sẽ gây lên tình trạng căng thẳng trên thị trường ngoại tệ trong điều kiện dự trữ ngoại tệ của chung ta còn mỏng manh. Bảng 3.2 Cấu trúc dòng vốn và nước ta: Năm 1996 1997 1998 Ngắn hạn (%) 38.5 40.5 39.1 Dài hạn (%) 21.0 24.4 25.0 FDI (%) 40.5 35.1 35.9 Dự trữ ngoại tệ (triệu USD) 1798 2260 2000 Thứ tư, cơ cáu đầu tư, tiết kiệm của ta mất cân đối. Tỷ lệ tiết kiệm thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực ( trên dưới 17 % GNP so với trên 32% GNP). Trong đầu tư, tỷ lệ đầu tư nước ngoài cao. (Bảng 3.3) Bảng 3.3 : Cơ cấu đầu tư của nước ta Chỉ tiêu 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1. Tiét kiệm / GNP 16,9 17,4 16,9 17,0 16,5 16,5 16,0 2. Đầu tư/GNP 17,3 25,0 25,5 27,0 30,1 33,44 25,5 3. Cơ cấu đầu tư * Nội địa 78 70,1 59,5 60,8 61,7 61,1 Từ ngân sách 25,2 22,8 46,0 18,7 20,9 17,5 Từ đầu tư tư nhân 46 32,3 32,8 30,8 26,7 24,2 * Nước ngoài 22 29,9 40,5 39,2 38,3 38,9 - Từ FDI 22 26,4 31,8 33,9 33,9 33,9 - Từ ODA 0 3,5 8,7 5,3 4,4 5,0 Nguồn - Vietnam Economics - TS. Lê Khoa Trong thời gian tới, nguồn FDI của ta giảm do khủng hoảng, trong khi nhu cầu vốn cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá cao (20 tỷ USD trong 42 tỷ từ 96 - 2000) Cơ cấu đầu tư dàn trải 1 tập trung và kém hiệu quả làm giảm khả năng trả nợ. Đặc biệt sự sử dụng sai mục đích ở các nguồn ODA và từ ngân sách. Thứ năm, việc phân bổ các nguồn tín dụng của ta không hiệu quả, các nguồn tín dụng ưu đãi cho các Tổng Công ty, các Công ty Nhà nước theo hình thức tín chấp đôi khi không hiệu quả trong khi khối tư nhân đang thiếu vốn trầm trọng. Người ta đã nhắc đến sự nguy hiểm của các Cheabol ở Việt Nam. Chúng ta cũng đủ biết rằng doanh nghiệp Việt Nam có tỷ lệ vốn tự có thấp (20%) thì vốn vay Ngân hàng quan trọng như thế nào. Tuy nhiên với cơ chế quản lý tín dụng hiện tại, không nhiều doanh nghiệp có thể tiếp cận được tới nguồn tín dụng Ngân hàng, trong khi vốn đi đúng tằng tại Ngân hàng, chất lượng tín dụng của ta thực sự kém và thiếu rõ ràng. Bảng 3.4 - Cơ cấu tín dụng theo đối tượng của Việt Nam Nguồn - Vietnam Banking Review, số 44 ngày 29 - 10 - 1998 Bảng 3.5 - Tình hình sự quá hạn của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam Nguồn - Ngân hàng Nhà nước - Báo cáo thường niên - Vụ tín dụng Từ những nét khái quát cơ bản trên đây, ta thấy tình hình kinh tế tài chính nước ta không mấy sáng sủa. Nếu không muốn nói là khủng hoảng như Thủ tướng Phan Văn Khải, trong kỳ họp quốc hội khoá X đã nói: Cần nhìn thẳng vào sự thật. Đương nhiên, chúng ta không thể để tình trạng này tồn tại. Nhưng vấn đề chỉ được giải quyết khi chúng ta thực sự bắt tay vào làm và đẩy mạnh hơn nữa tiến trình cải cách. 2.2-/ Thách thức của hội nhập. Hội nhập đã trở thành xu thế nổi trội nhất cuối thế kỷ 20. Những lợi ích do hội nhập mang lại là không thể bác bỏ bởi nó được chứng minh bằng những thực thể kinh tế “thần kỳ”. Tuy vậy, vấn đề hiện nay không còn là vấn đề hội nhập hay không hội nhập mà là bắt buộc phải bước vào vòng xoáy của tiến trình khu vực hoá và toàn cầu hoá. Vấn đề hiện nay ở chỗ là lựa chọn con đường, cách thức hội nhập sao cho có lợi nhất cho quốc gia. Do đó nhận thức đầy đủ xu thế, đặc trưng của quá trình này là cần thiết cho bất kỳ quốc gia nào. Ngày nay, mỗi quốc gia tồn tại sẵn cả những lợi thế và bất lợi khi tham gia vào tiến trình hội nhập. Sự khác nhau ở chỗ là tiềm lực và khả năng cạnh tranh của các quốc gia khác nhau. Do đó có quốc gia thành công và ngược lại. Tiến trình hội nhập có thể khái quát thành 3 mức. 1. Sự thống nhất về điều kiện vật chất sản xuất như tham gia phân công lao động quốc tế, công nghệ . 2. Hội nhập về các điều kiện kinh tế kỹ thuật như tự do hoá thương mại, tự do hoá tài chính thông qua các cam kết bước đầu. 3. Hội nhập ở mức cao thông qua việc xây dựng các thể chế chung. Nước ta đã chủ động tham gia quá trình này do nhận thức được lợi thế của nó và nguy cơ tụt hậu. Tuy nhiên, làm thế nào để thực hiện hội nhập thành công: tận dụng được những lợi ích của quá trình này và hạn chế tối thiểu những rối loạn của quan hệ kinh tế quốc tế. Để trả lời vấn đề này không phải dễ. Cần thiết phải có một chiến lược, kế hoạch tổng thể và cho từng lĩnh vực. Tuy nhiên, người viết cho rằng không nhảy xuống sông không thể biết bơi. Cho nên, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa tiến trình hội nhập để có thể tận dụng được các lợi thế của quá trình này. Cụ thể là thực hiện tự do hoá thương mại tiến tới tự do hoá tài chính hoà nhập vào môi trường chung của khu vực. Đương nhiên, chúng ta không thể nóng vội làm những gì vượt quá tiềm lực của nước ta. Chính vì vậy cần có một chương trình, kế hoạch chu đáo cho sự thử thách mất - còn này. Do phạm vi của bài viết, ở đây người viết xin được tập trung vào phân tích những thác thức của quá trình hội nhập (tự do hoá) tới chính sách tiền tệ nói chung và chính sách tỷ giá nói riêng trên cơ sở là chúng ta đã quyết tâm thúc đẩy tiến trình hội nhậphội nhập một cách chắc chắn và thành công. Trong những năm qua, chúng ta đạt được những bước tiến lớn trong quá trình hội nhập khu vực: thành viên ASEAN (đang thực hiện giai đoạn II chương trình AFTA), thành viên APEC và đang xúc tiến thực hiện gia nhập WTO. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tiến trình hội nhập bị chậm lại, phải chăng chúng ta đã vấp phải những thách thức thực sự của quá trình này chứ không chỉ đơn giản là những thoả thuận trên bàn đàm phán ? Thực sự là như vậy. Với chính sách tiền tệchính sách tỷ giá chúng ta có thể thấy rõ qua những nét cơ bản sau: Thứ nhất, việc tự do hoá thương mại bước đầu và tiếp tới đòi hỏi việc xóa bỏ các công cụ bảo hộ mậu dịch đi kèm với các chương trình cắt giảm thuế chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn thu quan trọng của ngân sách. Trong nhiều năm qua, ngân sách chúng ta đã bị thâm thủng và theo dự báo của WB, nếu không có sự cải cách tích cực thì ngân sách của chúng ta vẫn ở mức thâm hụt gần 2% (sau khi đã có sự tài trợ của các tổ chức quốc tế). Sự thâm hụt ngân sách kéo dài chắc chắn sẽ dẫn đến việc vay nợ trong và ngoài nước, tác động lên cân đối cung - cầu ngoại tệ, dự trữ ngoại tệ quốc gia. [...]... Nhưng ta hoàn toàn có thể thông qua nó để can thiệp vào tỷ giá Theo tôi, mặc dù tỷ giá chính thức của ta hiện nay hình thành trên thịtrường ngoại tệ liên ngân hàng nhưng vẫn còn mang nặng tính hành chính Trong thời gian tới, chúng ta nên bỏ chế độ tỷ giá chính thức và biên độ giao dịch, chuyển sang ấn định mức tỷ giá trần(mức tỷ giá cao nhất không cho phép vượt quá) Sau đó xoá trần tỷ giá. (giá đó khoảng... khu vực (hiện nay USD, CNY, JPY vẫn là những đồng có vai trò quan trọng trong khu vực) Thứ ba, tỷ giá giữa Việt Nam đồng và từng đồng sẽ được xác định và điều chỉnh theo tỷ giá thực sau đó qua trọng số để xác định tỷ giá chung của VNĐ 5-/ Các chính sách hoạt động hỗ trợ cải cách tỷ giá: Chúng ta đã thấy rõ rằng, một mình chính sách tỷ giá tự nó không làm đựoc gì và cần có sự hỗ trợ của các chính sách khác... lý" thuần tuý của nó) Điều này là tất yếu trong bất kỳ một nền kinh tế nào tồn tại Nhà nước, Chính phủ Những người coi trọng tỷ giá là một công cụ thường hướng tới một việc điều tiết tỷ giá nhằm hướng tới một sự cân bằng nào đó và duy trì sự cân bằng đó (ổn định) Họ cho rằng ổn định là yêu cầu quan trọng nhất của tỷ giá chính vì vậy họ có xu hướng tách ra khỏi bản chất (điểm ban dầu của nó) Chúng... đợi cho đến khi hệ thống của chúng ta mạnh mẽ mà theo người viết thì nên nhanh chóng tiếp cận các tiêu chuẩn khu vực ở những nghiệp vụ có thể tạo động lực thúc đẩy cải cách ở bộ phận khác Trong điều kiện hội nhập quốc tế, khu vực, mỗi quốc gia phải tự đảm bảo cân đối nền kinh tế của mình (đứng vững để cạnh tranh và nhận cạnh tranh) Khi thực hiện hội nhập (thực hiện nền kinh tế mở) thì cần phải đảm bảo... các máy móc đó hoàn toàn có thể mua, sản xuất taị Việt Nam), chúng ta nên khuyến khích nhập máy móc thiết bị thông qua kênh FDI Cản trở cơ bản nhất của mục tiêu vi là với tỷ giá cao, theo đuổi mục tiêu tỷ giá thực thì sự biến động của tỷ giá là thường xuyên và nguy cơ lạm phát cao, sẽ tạo sự bất lợi của nền kinh tế, giảm sút lòng tin của dân cư, giảm sút đầu tư Mà trong điều kiện hiện nay ổn định... hối đoái mở cửa toàn bộ 4-/ Cải cách công tác điều hành tỷ giá : 4.1-/ Nguyên tác điều hành tỷ giá Tỷ giá là một công cụ hay là mục tiêu của? Rõ ràng rằng, tỷ giá không phải là mục tiêu của CSTG Từ trước đến nay chúng ta sử dụng tỷ giá như một công cụ vĩ để điều tiết nên kinh tế Như vậy phải chăng chúng ta có thể làm xuôi ngược đều được? Tỉ giá không phải là mục tiêu nhưng khi các nhiệm vụ của công... “cải cách để hội nhập Do vậy các cải cách phải hướng tới mục tiêu hội nhập và không ngoài việc hướng tới thị trường chung Đã rất nhiều quốc gia tiến hành cải cách tài chính, tiền tệ thành công và không ít quốc gia thất bại Chúng ta có vô số bài học về cải cách Vấn đề là chúng ta vận dụng nó đến đâu Điều đó cần có sự quan tâm của những nhà chính sách, nghiên cứu kinh tế và sự nỗ lực thực hiện của các bộ... Đảng cũng như Chính phủ và NHNN đã đưa ra chiến lược cho chính sách tỷ giá của Việt Nam Các nội dung cơ bản sau : - NHNN điều hành tỷ giá một cách uyển chuyển, linh hoạt theo hướng phù hợp với tình trạng Cung - Cầu ngoại tệ, tỷ lệ lạm phát tiền Việt Nam, biến động tỷ giá của các ngoại tệ mạnh, tham khảo giá thành xuất nhập khẩu nhằm khuyến khích xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu tiến tới thăng bằng... thăng bằng cán cân vãng lai và tăng dự trữ ngoại tệ - Chính sách tỷ giá hướng tới tiếp tục ổn định tỷ giá, hướng tới VNĐ chuyển đổi Không chủ trương phá giá đồng tiền, đẩy mạnh xuất khẩu vì sẽ ảnh hưởng lớn tới nhập khẩu và giá cả trong nước - Kiểm soát được luồng ngoại tệ chu chuyển trên đất Việt Nam Chúng ta đã thực hiện được đến đâu các phương hướng cơ bản đó ? Câu trả lời đó có thể tìm thấy ở mục... để hướng tới những mục tiêu kinh tế, chính trị khác nhau Như vậy, tỷ giá không còn thuần tuý như cái vốn có ban đầu của nó Chúng ta cũng cần phải làm rõ rằng mục tiêu của CSTG bao giờ cũng được đặt ra trong một bối cảnh cụ thể nào đó ( mục tiêu, chiến lược chung của nền kinh tế) Ở đây, như từ đầu đã đề cập Chúng ta phải đặt mục tiêu CSTG của ta trong điều kiện CNH bền vững theo hướng hội nhập và có . HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ THỰC HIỆN CỦA NỀN KINH TẾ MỞ HƯỚNG TỚI HỘI NHẬP. Như đã được đề cập đến ở phần đặt. có sự quan tâm của những nhà chính sách, nghiên cứu kinh tế và sự nỗ lực thực hiện của các bộ phận liên quan. 3-/ Tỷ giá nào cho nền kinh tế Việt Nam ?

Ngày đăng: 09/10/2013, 05:20

Hình ảnh liên quan

Qua bảng ta thấy, tỷlệ thâm hụt quá cao mà đối với một nền kinh tế mở thì rất không nên tình trạng thâm hụt cao và kéo dài ở cả cán cân thương mại,  tài chính và ngân sách. - HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ THỰC HIỆN CỦA NỀN KINH TẾ MỞ HƯỚNG TỚI HỘI NHẬP

ua.

bảng ta thấy, tỷlệ thâm hụt quá cao mà đối với một nền kinh tế mở thì rất không nên tình trạng thâm hụt cao và kéo dài ở cả cán cân thương mại, tài chính và ngân sách Xem tại trang 7 của tài liệu.
Bảng 3.3 : Cơ cấu đầu tư của nước ta - HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ THỰC HIỆN CỦA NỀN KINH TẾ MỞ HƯỚNG TỚI HỘI NHẬP

Bảng 3.3.

Cơ cấu đầu tư của nước ta Xem tại trang 8 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan