THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHCT HK TRONG THỜI GIAN QUA

21 257 0
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHCT HK   TRONG THỜI GIAN QUA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHCT HK TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 VàI nét chung về NHCTHK 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Công thương Hoàn kiếm (NHCTHK) là một chi nhánh của NHCTVN, có trụ sở chính đặt tại 37 Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trước tháng3/1988, NHCTHK thuộc về NHCT thành phố Hà Nội thực hiện nhiệm vụ chính được giao là vừa kinh doanh tiền tệ, tín dụng và thanh toán, đồng thời vừa đảm bảo nhu cầu về vốn cho các đơn vị ngoài quốc doanh và các tập thể trên địa bàn quận Hoàn kiếm. Nhưng kể từ sau khi chỉ thị số 218/CT ban hành ngày 13/7/1987 của HĐBT, thực hiện Điều lệ của NHCTVN, ngày 26/3/1988, NHCTHK chính thức tách ra khỏi NHCT thành phố Hà nội để trở thành NHCTHK như ngày nay Không giống như các chi nhánh, thoạt tiên chi nhánh NHCTHK được hình thành trên cơ sở là quỹ tiết kiệm. Như vậy là xuất phát điểm của chi nhánh là tương đối thấp. Điều này ban đầu cũng là một khó khăn không nhỏ đối với chi nhánh. Do NHCTHK là một chi nhánh của NHCTVN nên bên cạnh việc thực hiện đầy đủ các chức năng của một chi nhánh thì ngoài ra NHCTHK còn thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ như một NHTM. NHCTHK là một đơn vị hạch toán độc lập nhưng tương đối phụ thuộc vào NHCTVN, có quyền tự chủ kinh doanh, có con dấu riêng và được mở tài khoản giao dich tại NHNN cũng như các tổ chức tín dụng khác trong cả nước. Kể từ khi thành lập cho đến nay, NHCTHK đã và đang hoạt động trên kinh doanh trên cơ sở tự kinh doanh, tự bù đắp và có lãi. Trải qua quá trình hoạt động trên 15 năm, NHCTHK đã hoà nhập vào hoạt động chung của cả hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, NHCTHK không những chỉ đứng vững trong cạnh tranh mà còn không ngừng mở rộng và phát triển với hiệu quả ngày càng cao. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức Hiện nay, Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm có hơn 250 cán bộ trên tổng số 12.000 cán bộ của toàn hệ thông NHCT Việt Nam. Trong đó có 40,8% có trình độ đại học và trên đại học, còn lại đều được đào tạo qua hệ cao đẳng, trung học chuyên Giám đốc Phó giám đốc 2Phó giám đốc 1 Phó giám đốc 3 Phòng t i trà ợ thương mại Phòng khách h ng sà ố 1 Phòng kế toán giao dịch Phòng khách h ng cá à nhân Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng kế toán t i à chính Phòng khách h ng sà ố 2 Phòng thông tin điện toán Phòng giao dịch Đồng Xuân Phòng tổng hợp tiếp thị Phòng tổng hợp tiếp thị Phòng tổng hợp tiếp thị ngành ngân hàng.Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm có 12 phòng, trong đó riêng phòng khách hàng cá nhân là có quy mô lơn nhất( trên 60 cán bộ ) bao gồm cho vay cá nhân và bộ phận huy động vốn( 16 quỹ tiết kiệm ), các phòng hoạt động theo chức năng riêng đã được phân công theo sự chỉ đạo điều hành của Ban giám đốc gồm một Giám đốc và ba Phó giám đốc. 2.1.3 Môi trường kinh doanh 2.1.3.1 Khách hàng, đối thủ cạnh tranh NHCTHK có địa bàn hoạt động chính tại quận Hoàn kiếm, là một quận thuộc khu trung tâm thương mại lớn nhất Hà nội gồm 18 phường với hơn 25 vạn dân và diện tích 425 km2. Mặt khác, nằm trong khu trung tâm kinh tế- văn hoá- xã hội của cả nước, NHCTHK có nhiều thuận lợi trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của mình. Tuy nhiên, do đặc điểm dân cư trong địa bàn và lại hoạt động trong lĩnh vực thương mại là chủ yếu nên hầu hết khách hàng của NHCTHK là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở sản xuất và các cá nhân. Bên cạnh đó, NHCTHK không tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác trong hệ thống. Hơn nữa, trong địa bàn quận còn có Hội sở chính của NHCTVN,nên các cơ quan, xí nghiệp lớn của các Bộ, Sở và các doanh nghiệp có tầm cỡ khác thường mở tài khoản và giao dịch tại Hội sở chính này.Nhìn chung, khách hàng chủ yếu của NHCTHK là các đối tượng khách hàng thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, còn lại là một số rất ít các đơn vị kinh tế quốc doanh. Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây, ngân hàng đã chú trọng và tìm mọi biện pháp nhằm thu hút và lôi kéo khách hàng thông qua việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm thiểu những thủ tục hành chính rườm rà… 2.1.3.2 Các nghiệp vụ chính - Huy động vốn - Cho vay - Thanh toán quốc tế - Kinh doanh ngoại hối - Thanh toán điện tử - Tư vấn và quản lý tài chính tiền tệ - Đầu tư, uỷ thác 2.1.4 KháI quát hoạt động kinh doanh của NH trong những năm vừa qua 2.1.4.1 Huy động vốn Năm 2003 công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn với sự cạnh tranh của nhiều Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn và sự biến động bất ổn cảu lãi suất và những khó khăn trên đã đặt công tác huy động vốn của chi nhánh trước nhiều thách thức lớn. Tuy nhiên, chi nhánh đã cố gắng duy trì, phát triển nguồn tìên gửi của các khách hàng truyền thống, tăng cường mở rộng mạng lưới, lập thêm Quỹ tiết kiệm tại các khu vực có tiềm năng lớn. Nhờ vậy, nguồn vốn huy động của chi nhánh ngày càng tăng lên, cơ cấu nguồn vốn được cải thiện theo hướng tích cực. Tổng nguồn vốn huy động đạt 4.986 tỷ đồng, tăng 6% so với năm trước. Trong đó: - Nguồn vốn VNĐ đạt 4.723 tỷ đồng, chiếm 95%, nguồn vốn ngoại tệ đạt 263 tỷ đồng, chiếm 5% tổng nguồn vốn. - Nguồn vốn của dân cư đạt 774 tỷ đồng chiếm 15.5 %, nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 4.212 tỷ đồng chiếm 84.5% tổng nguồn vốn. - Nguồn tiền gửi không kỳ hạn đạt 663 tỷ đồng chiếm 13%, có kỳ hạn đạt 4232 tỷ đồng chiếm 87% tổng nguồn vốn Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 DCK (tỷ đồng) % DCK (tỷ đồng) % DCK (tỷ đồng) % Tổng nguồn vốn 4986 100 4768 100 4591 100 I. Theo loại tiền 1. VNĐ 4723 95 4484 94 4223 92 2. Ngoại tệ 263 5 284 6 368 8 II. Theo kỳ hạn 1. Không kỳ hạn 663 13 782 16.4 803 17.5 2. Có kỳ hạn 4232 87 3968 83.6 3788 82.5 III. Theo thành phần KT 1. Dân cư 774 15.5 789 16.5 734 16 2. Các tổ chức KT khác 4212 84.5 3979 83.5 3857 84 Nguồn: phòng tiếp thị tổng hợp ngân hàng công thương Hoàn Kiếm Công tác huy động vốn năm 2004 gặp nhiều khó khăn. Do sự cạnh tranh manh mẽ của các ngấn hàng khác trên địa bàn, sự phát triển ngày càng đa dạng của hệ thống các NHTMCP, là tác động ngược chiều của chính sách thắt chặt tín dụng và sàng lọc khách hàng, là sự thay đổi cơ chế chính sách của Chính phủ đối với một số ngành, tổ chức kinh tế- xã hội .Riêng đối với NHCT Hoàn Kiếm, khó khăn càng nhiều do khối lượng nguồn vốn lớn lại nằm ở một số khách hàng lớn, bị tập trung cạnh tranh, khai thác. Tuy nhiên, Chi nhánh đã chủ động tiếp cận, khai thác nguồn tiền gửi của các doanh nghiệp, đa dạng hoá dịch vụ và nâng cao chất lượng phục vụ tại các điểm giao dịch, các QTK .Nhờ vậy, nguồn vốn huy động tại chỗ không ngừng tăng lên. Đến 31/12/2004, nguồn vốn huy động tại chỗ đạt 2.768 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm.Tổng nguồn vốn giữ ở mức 4.768 tỷ đồng, giảm 4% so với đầu năm do nguồn vốn vay giảm 500 tỷ đồng. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động bình quân năm 2004 đạt 4.950 tỷ đồng, bằng năm trước. Cơ cấu nguồn vốn ổn định so với năm trước, trong đó: - Nguồn vốn VNĐ đạt 4.484 tỷ đồng, chiếm 94%, nguồn vốn ngoại tệ đạt 284 tỷ đồng, chiếm 6% tổng nguồn vốn. - Nguồn vốn tiền gửi dân cư đạt 789 tỷ đồng chiếm 16.5%, nguồn tiền gửi của các TCKT đạt 3.979 tỷ đồng chiếm 83,5% tổng nguồn vốn. - Nguồn tiền gửi không kỳ hạn 782 tỷ đồng chiếm 16,4%, có kỳ hạn đạt 3.986 tỷ đồng chiếm 83,6% tổng nguồn vốn. Cơ cấu này đảm bảo tính chất ổn định của nguồn vốn và tính an toàn ,hiệu quả của cơ cấu tín dụng tại Chi nhánh. Tổng nguồn vốn đến 31/12/2005 đạt 4.591 tỷ đồng.Trong đó, nguồn vốn huy động tại chỗ đạt 2.761 tỷ đồng, tăng 1% so với đầu năm; tiền gửi dân cư đạt 884 tỷ đồng, tăng 16%. Trong năm, cơ cấu nguồn vốn có sự thay đổi tích cực; tỷ trọng tiền gửi dân cư chiếm 19%, tăng 3% và tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn chiếm 91%, tăng 8% so với đầu năm. Nguồn vốn này đảm bảo cho Chi nhánh chủ đọng trong hoạt động kinh doanh. 2.1.4.2 Cho vay Đến ngày 31/12/2003, tổng dư nợ đầu tư và cho vay đạt 822 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: - Dư nợ ngắn hạn 35%, trung và dài hạn 65% tổng dư nợ. - Dư nợ đối với doanh nghiệp nhà nước chiếm 69%. Ngoài quốc doanh chiếm 31% tổng dư nợ. Chi nhánh đã quán triệt nghiêm túc sự chỉ đạo của NHNN và NHCTVN về việc nâng cao chất lượng tăng trưởng tín dụng, khắc phục tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng. Ngay từ đầu năm, chi nhánh đã đưa ra quan điểm định hướng cụ thể nhằm minh bạch hoá chất lượng tín dụng va nâng cao chất lượng tăng trưởng tín dụng, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp cới khả năng quản lý của Chi nhánh. Để đạt được định hướng đó, Chi nhánh đã thực hiện rà soát, sàng lọc 100% đội ngũ khách hàng và dư nợ đã có, lựa chọn tiếp tục đầu tư đối với các khách hàng làm ăn có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, có tín nhiệm với Ngân hàng. Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 DCK (tỷ đồng) % DCK (tỷ đồng) % DCK (tỷ đồng) % Tổng dư nợ 822 100 930 100 1089 100 I. Dư nợ theo thời gian 1. Ngắn hạn 287.7 35 205 22 185 17 2. Trung và dài hạn 534.3 65 725 78 904 83 II. Dư nợ theo TPKT 1. TPKT quốc doanh 567.18 69 828 89 937 86 2. TPKT ngoài quốc doanh 254.82 31 102 11 152 14 Nguồn: phòng tiếp thị tổng hợp ngân hàng công thương Hoàn Kiếm Với hệ thống các giải pháp đồng bộ, tích cực đó, tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2004 đạt 930 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước, chất lượng tín dụng không ngừng được nâng cao. Đặc biệt trong năm, chi nhánh không để phát sinh nợ quá hạn, nợ dài hạn. Cơ cấu dư nợ được chú trọng thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng. Đến nay, dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng 45% với số lượng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tăng gần gấp đôi so với đầu năm. Dư nợ cho vay đến 31/12/2005 đạt 1.089 tỷ đồng, tăng 17% so với đầu năm. Với đặc thù hoạt động tín dụng tập trung vào nhiều dự án lớn, khách hàng lớn truyền thống nên tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn đạt 83%; tỷ trong cho vay không có đảm bảo bằng tài sản đạt 64%, tỷ trọng cho vay DNNN đạt 86%. Dư nợ quá hạn là 1.081 triệu đồng, chiếm 0,1% tổng dư nợ, trong đó, nợ xấu là 69 triệu đồng. Không để phát sinh nợ gia hạn, nợ quá hạn khó thu hồi. Trong năm, đã xử lý tài sản thu hồi nợ đuợc 402 triệu đồng, thu hồi nợ đã xử lý rủi ro ngoại bảng được 383 triệu đồng, xử lý rủi do các khoản nợ tồn đọng cũ được 12.040 triệu đồng. Dư nợ bảo lãnh đến 31/12/2005 đạt 54 tỷ đồng, tăng 32% so với đầu năm. Doanh số phát hành bảo lãnh năm 2005 đạt 33 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2004. 2.1.4.3 Hoạt động dịch vụ Doanh số thanh toán và tài trợ thương mại cho hoạt động xuất nhập khẩu đạt 50 triệu USD. Doanh số mua bán ngoại tệ đạt 96 triệu USD. Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt 400 triệu đồng. Doanh số các dịch vụ ngoại hối đạt trên 6 triệu USD, tăng 125% so với năm trước. Doanh số thanh toán trong nước đạt 36.643 tỷ đồng, tăng 19% so với năm trước. Doanh số phát hành thẻ đạt 5.140 thẻ các loại, bằng 12 lần năm trước. Tổng thu từ dịch vụ đạt 2,6 tỷ đồng, tăng 9% so với năm trước, chiếm 2,3% tổng hạot động của Chi nhánh, chất lượng dịch vụ được không ngừng dược nâng cao. 2.1.4.4 Các hoạt động khác - Công tác quản lý điêù hành được đổi mới, phù hợp với điều kện kinh doanh, yêu cầu quản lý của chi nhánh và đã đạt hiệu quả cao - Công tác kế hoạch, tổng hợp ngày càng đuợc hoàn thiện, là công cụ quan trọng giúp cho công tác điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh của Chi nhánh kịp thời, có hiệu quả. - Công tác thông tin, điện toán: đảm bảo hệ thông máy, mạng tại các phồng. các điểm giao dịch hoạt động ổn định, thông suốt. - Hoạt động Ngân quỹ đảm bảo thu chi tiền mặt nhanh chóng, chính xác. Các nhân viên kiểm ngân luôn phát huy tinh thần trách nhiệm, trung thực, liêm khiết. Trong năm đã trả tiền thừa cho khách 205 món với tổng số tiến gần 300 triệu đồng, tạo niềm tin cho khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh. - Công tác tổ chức nhân sự, lao động, tiền lương đã thực hiện tốt, kịp thời, có hiệu quả; bố trí sắp xếp cán bộ hợp lý, phân công, phân nhiệm theo đúng quy định của nghành; cơ chế tiền lương, phân phối thu nhập tiếp tục được thực hiện bài bản, đúng quy định. - Công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học luôn được coi trọng để nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực cho Hiện đại hoá và hội nhập kinh tế. Trong năm đã có 15 cán bộ được cử đi đào tạo cao học trong va ngoài nước, hơn 100 lượt cán bộ tham gia hỗ trợ các chi nhánh bạn triển khai chương trình Hiện đại hoá Incas. - Công tác hoạch toán thu chi nội bộ được thực hiện kịp thời, chính xác, đúng quy chế tài chính. - Các hoạt động đoàn thể, các phong trào thi đua luôn được quan tâm đúng mức nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho CBCNV. Trong năm, đã tổ chức các Đại hội đảng bộ. Đoàn thanh niên thành công tốt đẹp. Ban giám đóc hối hợp với các tổ chuc công đoàn, đoàn thanh niên đã phát đọng được nhiều phong trào trong cơ quan như phong trào huy động vốn, phong trào phát triển thẻ .góp phần quan trọng hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh 2.1.4.5 Thu nhập ròng Lợi nhuận hoạch toán nội bộ năm 2005 đạt gần 68 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2004, vượt 195% kế hoạch NHCT VN giao. Với kết quả đạt được, chi nhánh được đánh giá xếp loại xuất sắc trong hệ thông NHCT. Đây là sự đánh giá cao của ban lãnh đạo NHCT Chi nhánh và cũng là niềm động viên lớn để chi nhánh phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh năm 2006. 2.2 RRTD tại Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm 2.2.1 Hoạt động tín dụng 2.2.1.1 Cơ cấu dư nợ TD - Dư nợ TD theo thời gian Dư nợ tín dụng của chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm tập trung cho vay trung và dài hạn là chủ yếu. Năm 2003 tổng dư nợ trung- dài hạn là 534.3 triệu chiếm 65%. Năm 2004 là 725 triệu chiếm 78% và trong năm 2005 là 904 triệu chiếm 83% Bảng 3: Cơ cấu dư nợ theo thời gian Đơn vị: tỷ đồng Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng dư nợ 822 100% 930 100% 1089 100% Cho vay NH 287.7 35% 205 22% 185 17% Cho vay T & DH 534.3 65% 725 78% 904 83% Nguồn: phòng tiếp thị tổng hợp ngân hàng công thương Hoàn Kiếm Biểu đồ biểu thị dư nợ theo thành phần kinh tế Nguyên nhân của tình hình trên chủ yếu là do nhu cầu vay trung và dài hạn trong nền kinh tế nước ta tăng trưởng mạnh, sản xuất phát triển và gặp nhiều thuận lợi; khách hàng vay vốn tại chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm trước đây chủ yếu là hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ thương mại và buôn bán nhỏ, nhu cầu vay vốn chủ yếu trong ngắn hạn, đến nay, lượng khách hàng kinh doanh lớn đã tăng đáng kể. Trong 3 năm qua, cho vay T & DH của chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm liên tục tăng. Đặc biệt trong năm 2005 tổng dư nợ cho vay T & DH tăng gấp gần 2 lần so với năm 2003. Cùng với sự tăng lên về số lượng thì tỷ trọng cho vay T & DH cũng không ngừng tăng lên trong 3 năm qua. Năm 2003 cho vay T & DH chỉ chiếm khoảng 65% thì tính đến cuối năm 2005 con số này đã tăng lên trên 83%. Trong khi đó, cho vay ngắn hạn lại giảm cả về số lượng lẫn tỷ trọng mặc dù cho vay ngắn hạn có tỷ lệ rủi ro thấp hơn cho vay T & DH, kèm theo đó là lãi suất cho vay thấp hơn. Năm 2003 tổng dư nợ ngắn hạn là 287.7 triệu chiếm 35%. Năm 2004 là 205 triệu chiếm 22% và trong năm 2005 là 185 triệu chiếm 17%. Nếu quá tập trung vào cho vay ngắn hạn mà coi nhẹ cho vay T & DH sẽ ảnh hưởng không tốt tới lợi nhuận của Ngân hàng. hơn nữa việc cho vay ngắn hạn đòi hỏi khách hàng cần phải có khả năng thu hồi vốn nhanh để trả nợ cho Ngân hàng. [...]... khác nhau có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý và hạn chế rủi ro tín dụng Nó giúp cho công tác quản lý rủi ro tín dụng sát thực hơn và Ngân hàng có thể thấy được khả năng thu nợ của mình từ đó mà có cách xử lý chúng, đề phòng nợ quá hạn hay mất vốn Hiện nay, chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm chỉ phân loại các khoản vay của mình theo thành phần kinh tế và theo thời gian mà chưa thực hiện được việc phân... động tiêu cực tới mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng khiến cho họ có thể sử dụng vốn vay vào các lĩnh vực có lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh và mức độ rủi ro lớn Qua đây ta có thể thấy rằng hoạt động tín dụng của NHCT Hoàn Kiếm có độ an toàn khá cao, tuy còn không ít rủi ro, đặc biệt là rủi ro đối với các khoản cho vay ngắn hạn Nhận thức được vấn đề này, chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm đã chủ động tăng... nặng nề Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm đã thực hiện đồng thời nhiều biện pháp như: phát mại tài sản thế chấp để thu hồi vốn: quản lý và khai thác các tài sản thế chấp Thời gian qua công tác tín dụng tại chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm đã được tăng cường, dù rằng nợ quá hạn mới ít phát sinh và còn một số tồn tại: - Việc triển khai bán đấu giá còn nhiều phức tạp, trình tự thủ tục rườm rà, thời gian lâu, chi phí bán... thì nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng sẽ giảm sút, làm giảm khả năng thanh khoản của Ngân hàng và tác động tiêu cực tới kế hoạch huy động và cho vay mới của NHCT Hoàn Kiếm Qua đây có thể tháy, hoạt động tín dụng của chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm chứa đựng không ít rủi ro Tình hình nợ quá hạn 2.2.1.2 - Nợ quá hạn theo thời gian Qua bảng số liệu dưới đây ta thấy nợ quá hạn của chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm giảm... nợ quá hạn chiếm 0.6% Trong khi đó đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thì tỷ lệ nợ quá hạn/ dư nợ lại chiếm tới 3.3% Trong năm 2004, tỷ lệ nợ quá hạn/ dư nợ đối với thành phần kinh tế quốc danh chỉ chiếm 0,3% và tỷ lệ này được giữ nguyên vào cuối năm 2005 ràng là hiệu quả sử dụng vốn vay tại NHCT Hoàn Kiếm của doanh nghiệp quốc doanh là rất cao, mức độ rủi ro tín dụng là rất thấp 2.2.2... khó khăn, việc Chính Phủ tăng giá xăng dầu trong nước làm tăng chi phí sản xuất kéo theo việc tăng giá của hàng loạt các mặt hàng Thị trường bất động sản vẫn trong giai đoạn trầm lắng đã dẫn đến rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng Tình hình thiên tai trong nước thời gian qua diễn ra hết sức phức tạp gây thiệt hại... đạo trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, không ngừng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới Trong bối cảnh đó chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm cần đề cao việc cho vay đầu tư mua sắm trang thiết bị công nghệ mới, mặc dù nó như là một con dao hai lưỡi, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro Ngoài ra, đối với thành phần kinh tế quốc doanh, chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm chủ yếu cho vay theo hình thức tín dụng. .. theo khả năng thu hồi vốn là một trong những tiêu thức phân loại rất có hiệu quả, giám sát chặt chẽ, đảm bảo khoản cho vay thu được cả gốc và lãi đúng hạn, khoản vay nào cần phải chấm dứt giải ngân 2.3.2.4 Về nghiệp vụ phân tán rủi ro Đa dạng hoá đầu tư cũng là biện pháp rất có hiệu quả trong công tác ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng Phần lớn thu nhập của chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm là thu nhập từ hoạt... chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động tín dụng Do vậy, hoạt động kinh doanh của NHCT Hoàn Kiếm sẽ bị tác động rất lớn khi hoạt động tín dụng gặp rủi ro, khách hàng không trả nợ đầy đủ cho Ngân hàng đúng hạn Thu nhập từ lãi tiền gửi của chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm chủ yếu là lãi tiền gửi từ các tổ chức kinh tế khác nên nói chung là mức an toàn cao nhưng lãi suất lại thấp Trong khi đó... phòng rủi ro lớn, làm giảm nguồn vốn của mình và gây tác động lớn tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.Như vậy một tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ thấp nhưng chủ yếu lại là nợ khó đòi cũng không phải là một dấu hiệu tốt Đây là một trong những khó khăn mà chi nhánh NHCT cần khắc phục trong thời gian tới - Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế Nợ quá hạn đối với thành phần kinh tế quốc doanh tăng vọt trong . THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHCT HK TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 VàI nét chung về NHCTHK 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát. nhau có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý và hạn chế rủi ro tín dụng. Nó giúp cho công tác quản lý rủi ro tín dụng sát thực hơn và Ngân hàng

Ngày đăng: 09/10/2013, 04:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm - THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHCT HK   TRONG THỜI GIAN QUA

Bảng 1.

Tình hình huy động vốn tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm Xem tại trang 4 của tài liệu.
Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm - THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHCT HK   TRONG THỜI GIAN QUA

Bảng 2.

Tình hình sử dụng vốn tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm Xem tại trang 6 của tài liệu.
Bảng 3: Cơ cấu dư nợ theo thời gian - THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHCT HK   TRONG THỜI GIAN QUA

Bảng 3.

Cơ cấu dư nợ theo thời gian Xem tại trang 10 của tài liệu.
Bảng 4: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế - THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHCT HK   TRONG THỜI GIAN QUA

Bảng 4.

Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế Xem tại trang 11 của tài liệu.
2.2.1.2 Tình hình nợ quá hạn - THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHCT HK   TRONG THỜI GIAN QUA

2.2.1.2.

Tình hình nợ quá hạn Xem tại trang 13 của tài liệu.
Bảng 6: Cơ cấu nợ quá hạn theo thành phần kinh tế - THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHCT HK   TRONG THỜI GIAN QUA

Bảng 6.

Cơ cấu nợ quá hạn theo thành phần kinh tế Xem tại trang 14 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan