THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI TRONG NHỮNG NĂM QUA

33 446 1
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI TRONG NHỮNG NĂM QUA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 THỰC TRẠNG ĐẦU PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI TRONG NHỮNG NĂM QUA I-/ THỰC TRẠNG NGÀNH THUỶ LỢI THỜI GIAN QUA. Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VIII và các nghị quyết của Ban chấp hành trung ương Đảng: “ Phát triển nông lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển toàn diện kinh tế vùng nông thôn và xây dựng vùng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định kinh tế xã hội đặt trọng tâm vào chương trình lương thực thực phẩm nhằm đảm bảo vững chắc nhu cầu trong nước và xuất khẩu nhất là gạo và sản phẩm chăn nuôi”. Để thực hiện được các mục tiêu trên thì thuỷ lợi đóng vai trò quan trọng, là điểm tựa thúc đẩy sản xuất lương thực phát triển. Thuỷ lợi đã phát huy khai thác có hiệu quả các công trình thuỷ lợi đã có, xây dựng thêm nhiều công trình mới trên các vùng lãnh thổ, bảo vệ an toàn hệ thống đê điều, khắc phục và hạn chế thiên tai phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu kế hoạch sản xuất lương thực và đã đạt 31 triệu tấn lương thực năm 1999, vượt hơn 1 triệu tấn so với kế hoạch năm 1999, tăng 1,9 triệu tấn so với năm 1998 Nhờ những thắng lợi trong sản xuất nông nghiệp, bộ mặt nông thôn được cải thiện, môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng cũng phát triển theo, vấn đề lương thực đảm bảo tiêu dùng của người dân được đảm bảo trong thời gian giáp hạt, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt. Những chương trình lớn về phát triển thuỷ lợi phục vụ phát triển kinh tế xã hội nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng như chương trình khai thác Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Tây sông Hậu, Bán đảo Cà Mau, Miền trung và Tây Nguyên, nâng cấp các hệ thống thuỷ nông, chống lũ và chống úng ở đồng bằng sông Hồng, cấp nước ăn vùng cao đã đạt được những kết quả khả quan. Một số công trình thuỷ lợi lớn ở miền Trung, Tây Nguyên và miền núi phía Bắc vừa thi công vừa phát huy hiệu quả sớm tích nước để phục vụ sản xuất như công trình Truồi, An Mã, Tràng Vinh, Ayun Hạ . nhiều công trình đang xây dựng đã phát huy hiệu quả điển hình như các công trình đồng bằng sông Cửu long: kênh Vĩnh Tế giai đoạn 2, công trình kiểm soát lũ Châu Đốc_ Tịnh Biên, Ba Hòn, Vàm Rầy . đã đảm bảo mục tiêu ngăn lũ, thông nước trước mùa lũ. Với những kết quả đó nó sẽ tiếp tục tạo thế để phát triển thuỷ lợi trong năm 2000 và sau năm 2000 Dưới đây là tóm tắt thực trạng thuỷ lợi thông qua hệ thống công trình thuỷ lợi và công tác quản lý sử dụng. 1.1 Thực trạng hệ thống công trình thuỷ lợi Việt Nam là một trong một số nước trong khu vực có hệ thống công trình thuỷ lợi phát triển, đặc biệt là thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đến năm 1999 Việt Nam đã 1 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 có hệ thống công trình tưới tiêu 3.9 triệu ha, trên 1triệu ha rau màu, ngăn mặn cho 0.9 triệu ha và chống lũ cho gần 3triệu ha. Các công trình thuỷ lợi ở Việt Nam gồm 75 hệ thống thuỷ nông lớn và vừa, 750 hồ chứa có dung tích từ 1 triệu m3 trở lên, 10000 hồ chứa nước nhỏ với tổng dung tích gần 30 tỷ m3, tức gần bằng 18% dòng chảy mùa kiệt của cả nướcvà nếu trừ đồng bằng sông Cửu Long thì dung tích các hồ chiếm tới 36% dòng chảy mùa kiệt của toàn lãnh thổ. Trên 1000 cống tưới và tiêu lớn, 3514 trạm bơm lớn và vừa với tổng công suất bơm tưới là 200 MW, tổng công suất bơm tiêu là 250 MW, có 300.000 máy bơm dầu. Tổng giá trị tài sản cố định phần Nhà nước đầu là trên 25.000 tỷ đồng (giá năm 1995). Đó là chưa kể đến công đóng góp của nhân dân trong phần công trình nội đồng ước tính 30 - 40% giá trị xây dựng công trình đầu mối. Hệ thống đê điều đã được hình thành có 7700 km gồm 5700 km đê sông, 2000 km đê biển, 3000 km bờ bao chống lũ đầu vụ ở đồng bằng sông Cửu Long. Trên các tuyến đê có 590 kè và 2900 cống dưới đê. Các hệ thống thuỷ lợi được coi là biện pháp hàng đầu trong nhiều năm phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển nông nghiệp. Tính đến năm 1999 đã có 6 triệu ha gieo trồng lúa được tưới bằng công trình thuỷ lợi, chiếm gần 80%, tăng trên 1,4 triệu ha so với năm 1985. Trong đó: - Tưới: Lúa Đông Xuân: 2,41 triệu ha. Lúa Hè Thu: 1,56 triệu ha. Lúa Mùa: 1,73 triệu ha. Hoa Màu: 0,3 triệu ha. - Tiêu: 1 triệu ha. Tuy nhiên do đầu không đồng bộ, Nhà nước chỉ đầu công trình đầu mối, kênh trục, một số công trình được Nhà nước đầu tới kênh cấp 2, kênh cấp 3 và công trình nội đồng do nhân dân tự làm. Do đó nhiều công trình sau khi hoàn thành công trình đầu mối phải sau 5 - 7 năm thậm chí có công trình sau 10 năm mới phát huy hết khả năng tưới hoặc tiêu thiết kế. Nhiều công trình diện tích tưới hoặc tiêu chỉ đạt 50 - 60% (đối với hồ chứa) hoặc 70 - 90% (đối với cống, trạm bơm) diện tích thiết kế. Thực hiện nghị quyết 22 của Bộ chính trị, nghị quyết 72 HĐBT, quyết định 69 HĐBT và chỉ thị 525 TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngành thuỷ lợi đã xây dựng chương trình cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho đồng bào vùng cao đến năm 2000. Bước đầu đã xây 2 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 dựng được một số công trình thuỷ lợi giải quyết nước ăn cho trên 30 vạn đồng bào các dân tộc miền núi phía bắc và như dự kiến thì đến cuối năm nay chương trình này sẽ kết thúc. Trong điều kiện rất khó khăn về ngân sách Nhà nước đã dành cho phát triển thuỷ lợi trong kế hoạch 1995 - 1999 là 9872,957 tỷ đồng. Trong đó 55% do Bộ quản lý, 45% do các tỉnh quản lý. Riêng các công trình lớn mà Bộ đầu trong năm năm mở ra 241 công trình đã hoàn thành 85 với năng lực tưới thêm 451.000 ha và trên 180.000 ha. Các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ được phát triển đều khắp các vùng, góp phần quan trọng nâng độ đồng đều phát triển kinh tế giữa các vùng đồng thời cũng thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Các công trình trọng điểm đưa lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển kinh tế với mức tăng trưởng 2,5 - 3 lần sau mỗi thập kỷ, với mức bảo đảm lương thực 500 kg/ người/ năm, thực hiện đổi mới cơ cấu kinh tế trong nông thôn thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đảm bảo mức tăng trưởng GDP trong nông nghiệp 4 - 5% thì nhiệm vụ ngành thuỷ lợi còn khá nặng nề. Sau đây là thực trạng thuỷ lợi từng vùng cụ thể như sau: 1.1.1 Tại vùng đồng bằng và trung du sông Hồng. Là trọng điểm lương thực miền Bắc, được thuỷ lợi hoá sớm và cao hơn cả. Riêng vùng này có 33 hệ thống thuỷ nông, trong đó 16 hệ thống tưới tiêu lớn. Năng lực thiết kế của các hệ thống thuỷ nông đảm bảo tưới cho 860.000 ha, tiêu 700.000 ha. Do các hệ thống tưới tiêu trước đây thiết kế với hệ số tiêu thấp (2,5 - 3,0 l/ s/ ha) và năng lực tiêu của các cống tiêu tự chảy bị suy giảm nên diện tích úng gặp năm mưa lớn diện tích úng còn tới 240.000 ha. Trong mấy năm qua đã bổ sung thêm các công trình tiêu để đảm bảo tiêu với hệ số 3,5 - 4,5 l/ s/ ha (thậm chí có vùng phải tăng hệ số tiêu lên tới 5,5 - 6,0 l/ s/ ha) như các công trình cống Lân 2, trạm bơm Vân Đình, Quế, Lạc Tràng, Minh Lân, Gia Viễn, Triều Dương đã đưa năng lực tưới tiêu trên 800.000 ha, giảm diện tích còn bị úng xuống 60.000 ha. Hiện nay ở đồng bằng sông Hồng tiêu bằng bơm điện chiếm trên 50% diện tích tiêu úng. Do lượng mưa ngày càng tăng, diện tích đô thị hoá và hạ tầng cơ sở cũng tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là các khu đô thị như Hà Nội và vùng phụ cận, nên tiêu nước còn là nhiệm vụ nặng nề. Vấn đề lũ sông Hồng vẫn còn là hiểm hoạ thường xuyên đe doạ. Nhiệm vụ hộ đê, củng cố, bồi trúc, nâng cao trình đê ra khơi thông dòng chảy, đặc biệt là hạ lưu sông Thái Bình cần được đầu thoả đáng. Đồng thời cần sớm xúc tiến xây dựng công trình trên sông Lô Gâm để hạ mức chống lũ ở Hà Nội xuống thấp hơn nữa. 3 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Các công trình tưới ở châu thổ sông Hồng được thiết kế với mức bảo đảm 75%. Sau khi có hồ Hoà Bình và hồ Thác Bà điều tiết có những diễn biến thuận lợi cho các công trình lấy nước tự chảy, do đó mức bảo đảm tưới cũng có thể cũng tăng thêm, vì vậy các hệ thống tưới tiêu cũng phải thích nghi với các diễn biến mới. Phù Sa sông Hồng có lượng N, P và K đáng kể nên việc lấy sa để thâm canh là yêu cầu mới cần được nghiên cứu thực hiện. 1.1.2 Đồng bằng sông Cửu Long. Công tác thuỷ lợi ở đồng bằng Sông Cửu Long đã làm bật dậy tiềm năng của đồng bằng sông Cửu Long và tiềm năng này còn tiếp tục được mở rộng và phát huy nếu các công trình thuỷ lợi được tiếp tục đầu ngày càng cao. Với 3 chương trình trọng điểm Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên và Tây sông Hậu đã biến vùng này từ một vụ lúa mùa nổi năng suất thấp nhất thành hai vụ Đông xuân và Hè thu năng suất cao. Thành công của công tác thuỷ lợi ở đồng bằng sông Cửu Long là đã định hình được hệ thống kênh trục tạo nguồn nước ngọt, tiêu chua, xả phèn với 6700 km kênh chính, 3000 km kênh nội đồng, 3000 km đê ngăn mặn và hàng chục vạn máy bơm dầu của dân. Đó chính là cơ sở hạ tầng quan trọng để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá cây trồng đóng góp một cách có hiệu quả vào chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn. Giải pháp chống lũ đồng bằng sông Cửu long mới được phê duyệt đầu năm nay, chưa đi vào thực hiện cho nên đây là một hạn chế lớn đối với kế hoạch phát triển đồng bằng sông Cửu Long. Khả năng tăng vụ ở vùng lũ ngập sâu là khó thực hiện. Lũ không những hạn chế khả năng phát triển sản xuất mà còn gây khó khăn cho tổ chức đời sống văn hoá xã hội ở các vùng ngập sâu. Ngoài lũ vấn đề sạt lở các vùng dân cư dọc sông cũng được coi như thiên tai có thể gây tổn thất lớn về người và của gây tâm lý bất ổn định cho các vùng dân cư dọc sông. Những thành tích của thuỷ lợi ở đồng bằng sông Cửu Long mới chỉ là bước đầu, bước thử nghiệm giữa con người và thiên nhiên có thể có những diễn biến phức tạp cần được theo dõi và tiếp tục giải quyết. Đặc biệt là những tác động từ thượng lưu đổ xuống chưa được xem xét đầy đủ. 1.1.3 Các tỉnh miền Trung. Miền Trung là vùng xảy ra thiên tai thường xuyên (hạn hán, gió nóng, bão lũ .) Đảng và Nhà nước tập trung đầu với tỷ lệ cao, có những công trình có quy mô lớn. Đến nay năng lực thiết kế của các tỉnh là 665049 ha đã huy động được 445.100 ha. Sông suối miền Trung ngắn dốc trực tiếp đổ ra biển nên mùa lũ, lũ ác liệt lên nhanh, mùa kiệt thì khô hạn và kéo dài 8 tháng, nguồn nước mùa kiệt không đủ cấp để làm hai vụ Đông xuân 4 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 và Hè thu. Vì vậy nhiều hồ chứa và đập dâng đã được xây dựng cùng với hệ thống kênh mương phục vụ nông nghiệp. Đập Bái Thượng, hồ sông Mực, hồ Yên Mỹ (Thanh Hoá), Đô Lương, vực Mẫu, Diễn Thành (Nghệ An), Kẻ Gỗ, Nghi Xuân, Linh Cảm (Hà Tĩnh), Mỹ Trung, Cẩm Ly, Vực Tròn ,vệ Vừng (Quảng Bình) .Hệ thống bơm điện đồng bằng sông Thu Bồn, An Trạch, hồ Phú Ninh, khe Tân (Quảng Nam - Đà Nẵng), Liệt Sơn, Thạch Nhan (Quảng Ngãi), Tân An, Đập Đá, hồ Núi Một (Bình Định) Đồng Can (Phú Yên), Đá Bàn (Khánh Hoà), sông Ông, Nha Trinh, Lân Cấm (Ninh Thuận), sông Quao (Bình Thuận). Như vậy hầu như ở hệ thống sông nào ở miền Trung cũng có hệ thống công trình thuỷ lợi hoặc là hồ chứa, hoặc là đập dâng hoặc hệ thống trạm bơm. Nước cho mùa kiệt là yêu cầu bức thiết cho phát triển nông nghiệp miền Trung nhất là từ sau khi chuyển phần quan trọng diện tích lúa Mùa sang lúa Hè thu. Công tác thuỷ lợi ở miền Trung có ý nghĩa không chỉ cho sản xuất nông nghiệp mà còn tạo sự chuyển biến toàn diện nhất là cải thiện điều kiện sống, cấp nước sinh hoạt, cải tạo môi trường. Tuy nhiên do thiếu vị trí xây dựng các hồ để trữ nước theo mùa kiệt, nhiều con sông dòng chảy cơ bản vào mùa kiệt không còn làm cho vùng cửa sông bị suy thoái, mặn xâm nhập sâu vào nội địa làm suy thoái hệ sinh thái vùng cửa sông. Ở các tỉnh Quảng Bình trở vào chưa có hệ thống đê, giải pháp chính là tránh lũ và thích nghi với lũ ở mức độ khác nhau. Nhưng đối với hạ tầng cơ sở, nhất là các tuyến giao thông sắt, bộ Bắc Nam phải đầu nâng cấp các công trình thoát lũ mới có thể giảm được tổn thất hàng năm do tắc nghẽn hoặc bị lũ làm hư hại. Điển hình là trận lũ lịch sử cuối năm 1999 vừa qua đã làm hư hại nặng nề một đoạn đường dài thuộc tuyến đường Bắc Nam gây tắc nghẽn về giao thông. Vậy việc đầu cho thuỷ lợi và phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai ở miền Trung còn đòi hỏi nhiều cố gắng và tập trung hơn nữa. 1.1.4 Miền núi phía Bắc. Miền núi phía Bắc là vùng có ý nghĩa chiến lược về kinh tế quốc phòng và an ninh, song cũng là vùng nghèo nhất và khó khăn nhất. Trong nhiều năm đầu mới đảm bảo tưới được 135000 ha Đông xuân và 240000 ha vụ Mùa. Những hệ thống thuỷ lợi lớn như hồ Núi Cốc (Bắc Thái) tưới 9000 ha, hồ Pa Khoang (Lai Châu) tưới 3000 ha, hệ thống Chờ Lồng (Sơn La) tưới 400 ha, hồ Bảo Linh (Bắc Thái) tưới 1000 ha, Trúc Bãi Sơn ( Quảng Ninh) 2200 ha, hồ Yên Lập (Quảng Ninh) tưới 2000 ha, các hồ Cấm Sơn (Hà Bắc). Hàng loạt các hồ chứa nước nhỏ đang được xây dựng như Như Xuyên (Tuyên Quang), Nậm Công (Sơn La) Năng Phai (Yên Bái) Đầm Bài (Hoà Bình), Hồng Đạc (Cao Bằng), Cao Lan (Lạng Sơn). 5 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Chương trình nước ăn vùng cao có một bước tích cực, đã giải quyết được một số vùng như Lục Khu (Cao Bằng), một số huyện ở Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu song mới chỉ giải quyết được trên 30 vạn người trên số 1,2 triệu người. Đặc điểm của thuỷ lợi miền núi là rất khó khăn, công trình nhỏ, phân tán, tạm bợ nên xuống cấp nhanh, sau mỗi mùa lũ bị hư hỏng nặng nề. Do rừng bị phá nhiều nên đã tạo ra lũ quét gây cạn kiệt, xói mòn, gây tổn thất lớn về người và của ở một số vùng. Hiện chưa có giải pháp hữu hiệu để khắc phục. 1.1.5 Tây Nguyên. Tây Nguyên có tiềm năng phát triển nông nghiệp đa dạng, có tập đoàn cây công nghiệp tập trung giá trị cao. Công trình thuỷ lợi ở đây chủ yếu là hồ chứa nước vừa và nhỏ. Đến nay đã có 400 hồ chứa nước vừa và nhỏ đủ tưới cho 30.000 ha lúa Đông xuân, 50.000 ha lúa Mùa, 20.000 ha cây công nghiệp. Do diện tích cà phê mấy năm nay tăng lên nhanh chóng, hiện nay toàn Tây Nguyên có hơn 150.000 ha cà phê nên việc sử dụng nước ngầm để tưới cho cây cà phê phát triển một cách tự phát dẫn đến hiệu quả ở một số vùng dân cư, mực nước ngầm suy giảm, suy giảm cả dòng chảy kiệt, làm cho thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng. Muốn phát triển và thâm canh cà phê phải có nước, phải làm thuỷ lợi. Nhiều công trình hồ chứa đang được gấp rút hoàn thành phục vụ phát triển Tây Nguyên như Yaun Ha (Gia Lai) 13500 ha, Đa Tể (Lâm Đồng) 2300 ha, Easup (Đắc Lăc) 2000 ha, Đắc Cấm, Đắc Hmiêng . Tiềm năng đất của Tây Nguyên rất lớn, đặc điểm khí hậu thuận lợi hơn nhiều vùng khác, tài nguyên nước không ít, mùa hạn ngắn nhưng khắc nghiệt, khô hạn do địa hình cao và chia cắt, mực nước ngầm thấp, vùng phát triển cây cà phê chủ yếu nằmđầu nguồn, các sông suối nhỏ nên mùa khô dễ thiếu nước, các loại cây trồng có nhu cầu nước cao đều tập trung vào vụ Đông xuân, tổn thất do thấm và bốc hơi cao. Vì vậy xây dựng các hồ chứa nhỏ và vừa để trữ nước cho mùa khô là cần thiết. 1.1.6 Đông Nam Bộ. Đông Nam Bộ hiện nay cũng như trong tương lai sẽ là vùng kinh tế phát triển nhất nước, GDP bình quân đầu người cao nhất và tích luỹ nội bộ cũng như tái đầu cũng sẽ cao nhất nước. Lưu vực Đồng Nai cũng như các chi lưu có vị trí đặc biệt quan trọng trong cấp nước cho nông nghiệp, công nghiệp, sản xuất năng lượng, bảo vệ môi trường sinh thái cho một vùng đông dân. Kinh tế công nông nghiệp và dịch vụ phát triển nhất nước. Hồ Dầu Tiếng, Trị An và Thác Mơ là những hồ chứa nước lớn điều tiết nước mùa khô cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là tam giác công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa, Vũng Tàu. Tới nay đã tưới được 215.000 ha lúa, 62000 ha cây công nghiệp và màu. 6 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Hồ Dầu Tiếng đang tiếp tục phát huy hiệu quả vùng mía đường Tây Ninh. Quy hoạch tổng thể sông Đồng Nai đã được nghiên cứu, hàng loạt hồ chứa thuỷ điện được xây dựng vừa phát điện vừa điều tiết dòng chảy mùa kiệt, vừa chuyển nước cho các vùng phụ cận phía Đông (Ninh Thuận và Bình Thuận) và phía Tây (Long An, Sài Gòn). Vấn đề chất lượng nước đối với sông Đồng Nai sẽ là vấn đề lớn nhất là khi công nghiệp và đô thị phát triển. Đây cũng là tiềm năng đất trồng cây rất lớn, vì vậy quy hoạch nông lâm, thuỷ sản và công nghiệp ở đây phải cân đối và xem xét kỹ. Nước cho công nghiệp, đô thị và bảo vệ môi trường sinh thái phải là vấn đề số 1. Nói tóm lại cả 6 vùng công tác thuỷ lợi đã được triển khai đúng hướng phục vụ kịp thời cho sản xuất nông nghiệp và là biện pháp hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp, góp phần xứng đáng vào việc thực hiện mục tiêu sản xuất lương thực, góp phần giải quyết cấp nước sinh hoạt đô thị, công nghiệp và nông thôn, phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai, phục vụ kịp thời các chương trình lớn của đất nước. 1.2 Thực trạng quản lý sử dụng các công trình thuỷ lợi. Hệ thống công trình thuỷ lợi đi vào hoạt động muốn đem lại hiệu quả cao thì nhất thiết phải cần có cơ quan quản lý sử dụng các công trình với công tác quản lý sử dụng công trình thuỷ lợi ở nước ta ngày được nâng cao nên đã góp phần lớn thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp như hiện nay. Tuy nhiên công tác quản lý công trình còn nhiều hạn chế, công trình xuống cấp nhanh, làm việc kém an toàn, kém hiệu quả. Trong công tác quản lý khai thác công trình còn nặng về khai thác chưa chú trọng đúng mức đến việc sửa chữa nâng cấp thường xuyên, công tác quản lý theo các quy trình quy phạm kỹ thuật chưa được coi trọng đúng mức. Công tác bảo vệ công trình cũng còn nhiều thiếu sót, tình hình xâm hại các công trình thuỷ lợi còn xảy ra nhưng chưa có sự phối chặt chẽ với chính quyền địa phương quan tâm xử lý. Việc quản lý phân phối nước còn yếu kém, tình hình lãng phí nước xảy ra nghiêm trọng làm cho năng lực của công trình giảm (hiện nay chỉ đạt 60% công suất so với nhiệm vụ thiết kế). Điều này càng làm tăng chi phí quản lý vận hành của các khu tưới. Quản lý kinh tế: Nguồn thu chủ yếu của các Công ty thuỷ nông là thuỷ lợi phí, tuy nhiên thực tế thu được chỉ đạt gần 30% yêu cầu. Vì vậy tình hình tài chính của các Công ty này rất khó khăn. Cách chi hiện nay ở các Công ty không theo tiêu chuẩn định mức mà theo kiểu “gọt chân theo giầy”, số tiền từ các nguồn thu chỉ đủ chi các chi phí bắt buộc như: Tiền lương, tiền điện, hư hỏng tại chỗ, chi quản lý, còn các khoản chi đại tu, sửa chữa thường xuyên, chống xuống cấp khó thực hiện được. Vì thế công trình hoạt động càng kém hiệu quả. Đời sống của cán bộ công nhân viên quản lý các công trình ngày càng gặp khó khăn. 7 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Hiện nay chúng ta có 146 Công ty quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, 166 trạm quản lý và 491 cụm quản lý với tổng số 16000 người. Theo nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng, hiện nay các công ty được tổ chức quản lý theo hệ thống thuỷ nông, có hệ thống được tổ chức theo đơn vị, huyện, tỉnh. Nhìn chung do mới trải qua một thời kỳ dài bao cấp nên khi chuyển sang cơ chế mới, các Công ty hoạt động kém năng động và sáng tạo. II-/ TÌNH HÌNH ĐẦU PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI NHỮNG NĂM QUA. 1-/ Tình hình đầu vào thuỷ lợi. Lịch sử hình thành và phát triển ngành thuỷ lợi nước ta gắn liền với lịch sử dựng nước và phát triển của dân tộc đã đạt được những thành tựu quan trọng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, tạo cơ sở bảo đảm ổn định và phát triển nền nông nghiệp trên phạm vi cả nước. Ngày miền Nam mới giải phóng ngành thuỷ lợi đứng trước những thử thách rất lớn. Các hệ thống thuỷ lợi quan trọng ở miền Bắc đều bị đánh phá, phải khôi phục để đảm bảo sản xuất của vùng đồng bằng sông Hồng và các tỉnh khu bốn cũ, với diện tích tưới gần 500.000 ha, tiêu úng trên 300.000 ha. Ở miền Nam đồng ruộng bị tàn phá, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên, nhu cầu bức bách của hàng triệu nông dân trở về với ruộng đồng đòi hỏi công tác thuỷ lợi phải tìm giải pháp kịp thời khôi phục sản xuất, vừa phải định ra các bước phát triển kinh tế đất nước. Với chủ trương “Thuỷ lợi là biện pháp kỹ thuật hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp” ngay những lúc gặp thử thách gay go nhất của nền kinh tế nhưng đầu thuỷ lợi vẫn duy trì được mức 8 - 10% ngân sách đầu chung. Cụ thể trong thời kỳ 1976 - 1995 chúng ta đã đầu vào thuỷ lợi là 6989,493 tỷ đồng, trong đó vốn do Trung ương quản lý là 4234,844 tỷ đồng, vốn địa phương là 2754,649 tỷ đồng. Như vậy trong các thời kỳ này vốn ngân sách quản lý chiếm 60,58% tổng vốn đầu vào thuỷ lợi. Với tổng số vốn đầu này được phân cho từng giai đoạn nhỏ tuỳ thuộc vào nhu cầu cần đầu từng giai đoạn. Số liệu được biểu hiện cụ thể ở biểu 1: 8 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 BIỂU 1 - TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VỐN ĐẦU XÂY DỰNG CƠ BẢN CHO THUỶ LỢI THỜI KỲ 1976 - 1995 Đơn vị: Tỷ đồng Các thời kỳ Tổng số vốn đầu Chia theo cấp quản lý Trong tổng số Tốc độ phát triển qua các thời kỳ Trung ương Tỷ trọng so với tổng vốn đầu Địa phương Tỷ trọng so với tổng vốn đầu Thuỷ nông Tỷ trọng so với tổng vốn đầu Đê điều Tỷ trọng so với tổng vốn đầu 81-85/ 76-80 (%) 86-90/ 76-80 (%) 91-95/ 76-80 (%) 1976 - 1995 6989,493 4234,844 60,58 2754,649 39,42 5372,285 76,86 1128,679 16,15 88 76 390 1976 - 1980 1067,36 536,57 50,27 530,79 49,73 834,39 78,22 56,68 5,31 1981 - 1985 939,76 553,11 58,86 386,65 41,74 809,39 86,13 77,73 8,27 1986 - 1990 814,349 467,392 57,39 346,957 42,61 713,395 87,6 71,089 8,73 1991 - 1995 4168,024 2677,772 64,25 1490,252 35,75 3014,6 72,33 923,19 22,15 Nguồn: Số liệu thống kê thuỷ lợi Việt Nam 1976 - 1995 9 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Qua biểu 1 ta thấy trong thời kỳ 1976 - 1995 được chia ra thành những khoảng thời gian 1976 - 1980, 1981 - 1985, 1986 - 1990, 1991 - 1995, với mỗi khoảng thời gian này có mức vốn đầu khác nhau. Trong giai đoạn 1976 - 1980 do đất nước vừa giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cơ sở vật chất thuỷ lợi bị chiến tranh tàn phá lên để khôi phục lại Đảng và Nhà nước đã quan tâm đầu vốn rất cao là 1067,36 tỷ đồng, tiếp theo là các giai đoạn 1981 - 1985, 1986 - 1990 với số vốn đầu là 939,76 tỷ đồng và 814,349 tỷ đồng giảm đi so với giai đoạn 1976 - 1980. Đến giai đoạn 1991 - 1995 thì vốn đầu vào thuỷ lợi là 4168,024 tỷ đồng chiếm 59,63% tổng vốn đầu thời kỳ 1976 - 1995. Chính vì vậy mà tốc độ phát triển vốn trong giai đoạn 1991 - 1995 so với 1976 - 1980 tăng 2,9 lần với số vốn đầu đó thì chủ yếu tập trung đầu vào thuỷ nông chiếm 76,86% trong cả thời kỳ, đầu vào đê điều chiếm 16,15% tổng vốn đầu tư. Với phương châm nông nghiệp vẫn là ngành mũi nhọn cho nên vốn xây dựng cơ bản trong nông nghiệp vẫn được tập trung đầu cao trong đó vốn đầu cho thuỷ lợi chiếm một phần lớn được thể hiện ở biểu 2. BIỂU 2 - TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VÀ CƠ CẤU VỐN ĐẦU XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP. Mục 1990 1995 1996 1997 1998 VĐT (tỷ đ) Tỷ trọng (%) VĐT (tỷ đ) Tỷ trọng (%) VĐT (tỷ đ) Tỷ trọng (%) VĐT (tỷ đ) Tỷ trọng (%) VĐT (tỷ đ) Tỷ trọng (%) Tổng số 409,2 100 1140 100 1241,3 100 2981,2 100 3267,4 100 1. Trồng trọt 92,2 22,6 314 27,5 279,5 22,5 294,4 9,9 378,3 11,6 2. Chăn nuôi 16,9 4,1 40 3,5 84,6 6,8 241,3 8,1 323,6 9,9 3. Trạm máy kéo 0,36 0,008 - - 36,9 2,97 230,8 11,6 254,3 7,8 4. Thuỷ lợi 299,74 73,3 786 69 840,6 67,7 2214,7 70,4 2311,2 70,7 Nguồn: Số liệu nông lâm ngư nghiệp Việt Nam 1998. Qua bảng trên ta thấy với sự quan tâm đến phát triển thuỷ lợi, coi thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu để phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn nên với vốn đầu vào nông nghiệp thì thuỷ lợi chiếm tỷ trọng rất cao. Năm 1990 chiếm 73,3% vốn đầu vào nông nghiệp với số vốn là 299,74 tỷ đồng, tiếp theo các năm 1995 - 1998 số tuyệt đối vốn đầu tiếp tục tăng lên so với năm 1990, như năm 1998 tăng so với năm 1990 là 2011,5 tỷ đồng. Cơ cấu vốn đầu vào thuỷ lợi trong nông nghiệp là cao mặc dù những năm 1995 - 1998 tỷ trọng của nó có giảm đi so với năm 1990, năm 1995 chiếm 69%, năm 1996 chiếm 67,7%, năm 1997 chiếm 70,4%, năm 1998 chiếm 70,7%. Vốn đầu cho công tác thuỷ lợi hàng năm nêu trên chủ yếu nhằm khôi phục hệ thống công 10 10 [...]... liệu thực trạng và quy hoạch phát triển thuỷ lợi- Bộ NNPTNT 2.2 Đồng bằng sông Cửu Long Trong 5 năm 1995 - 1999 đã đầu 1428,718 tỷ đồng cho thuỷ lợi tại đồng bằng sông Cửu Long trong đó năm 1995 đầu 205,348 tỷ đồng chiếm 13,41% vốn đầu cả năm, năm 1996 đầu 231,15 tỷ đồng chiếm 16,49% vốn đầu năm 1999 Như vậy vốn đầu tại đồng bằng sông Cửu Long được tăng lên qua các năm với tốc độ phát. .. đó năm 1995 đầu 300,84 tỷ đồng chiếm 19,64 % tổng vốn đầu năm 1995, đến năm 1999 vốn đầu vào thuỷ lợi là 511,25 tỷ đồng chiếm 17,26 tổng vốn đầu năm 1999, vậy tốc độ phát triển vốn đầu ở đồng bằng trung du Bắc Bộ 1999/ 1995 là 169,94% Với tổng vốn đầu 1782 tỷ đồng đã được đầu vào xây dựng mới và khôi phục công trình xem chi tiết tại biểu 4 Nhờ các dự án đầu hoàn thành và phát. .. nguồn vốn tín dụng đầu vào thuỷ lợi cũng tăng lên qua các năm nhưng chủ yếu là vốn tín dụng ưu đãi, còn vốn tín dụng thương mại đầu vào thuỷ lợi là không đáng kể Trong công tác thuỷ lợi với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm nên tỷ trọng vốn đầu của nhân dân vào thuỷ lợi ng đối cao, 1995 chiếm 11,8% tổng vốn đầu tư, đến năm 1999 chiếm 13,6% Với tỷ trọng vốn đầu trong nước như trên... chiếm 43,7%, năm 1998 chiếm 42,1%, năm 1999 chiếm 41% Đối với công tác thuỷ lợi thì nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao trong vốn ngoài nước là vốn ODA luôn có tỷ trọng đầu cao hơn so với FDI và các nguồn vốn đầu nước ngoài khác Để chi tiết hơn về cơ cấu nguồn vốn đầu phát triển thuỷ lợi xem biểu 7 BIỂU 7: CƠ CẤU NGUỒN VỐN ĐẦU PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI Đơn vị: % Mục Tổng vốn đầu 1 Vốn trong nước -... 11% tổng vốn đầu trong cả nước sang tới năm 1995 vốn đầu xây dựng cơ bản là 1322,850 tỷ đồng chiếm 8,6% vốn đầu trong cả nước Như vậy vốn đầu năm 1995 tăng 2,8 lần so với năm 1991 Trong hai năm 1996 - 1997 tổng số vốn đầu vào thủy lợi là 3646,300 tỷ đồng trong đó vốn đầu do Trung ương quản lý là 3015,600 tỷ đồng, địa phương quản lý là 630,7 tỷ đồng Như vậy chỉ trong hai năm 1996 - 1997... công trình thuỷ lợi: Với số vốn đầu hợp lý nên nhiều công trình thuỷ lợi đã hoàn thành và đi vào hoạt động đã đem lại hiệu quả ngay cho hoạt động sản xuất và đời sống Vậy qua đây đã thể hiện Nhà nước đã tập trung lượng vốn đầu cho thuỷ lợi là rất lớn chiếm tỷ trọng lớn trong đầu vào nông nghiệp lượng vốn đầu mỗi năm được tăng lên (ví dụ năm 1999 đầu 2962,657 tỷ đồng, năm 1998 đầu 1742,15... khó khăn những với chủ trương ưu tiên hàng đầu cho mọi vùng phải là thuỷ lợi cho nông nghiệp, nước sạch cho con người và các công trình phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường chính vì vậy thuỷ lợi được đầu tương đối cao nên trong những năm qua chúng ta đã thu được những kết quả và hiệu quả do công cuộc đầu đem lại 5.1 Những kết quả đạt được Như trong phần tình hình thực đầu vào thuỷ lợi, đã... các năm như trong năm 1995 vốn đầu là 149.971 tỷ đồng, chiếm 9.79% vốn đầu trong năm, đến năm 1999 vốn đầu vào thuỷ lợi lên đến 352,24 tỷ đồng chiếm 11,89% vốn đầu năm 1999, tốc độ phát triển vốn 1999/ 1995 là 234,87% Vậy so với 2 vùng trọng điểm đồng bằng và trung du sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long thì khu vực miền núi phía Bắc được đầu thấp hơn không đáng kể 2.4 Bắc Trung Bộ Trong. .. vậy vốn đầu năm 1999 bằng 170% năm 1998) Ngoài ra còn thể hiện rõ vốn đầu từ ngân sách Nhà nước cho thuỷ lợi hàng năm chiếm từ 8 - 10% ngân sách đầu của cả nước (năm 1995 chiếm 9,7% năm 1996 chiếm 8,1% năm 1997 chiếm 8,03%, năm 1998 chiếm 11,6% năm 1999 chiếm 10,4%) Vậy để đầu vào thuỷ lợi thì vốn cần huy động phần lớn từ ngân sách, vốn tín dụng, nguồn vốn nhân dân đóng góp đầu vào hệ... nên gặp khó khăn trong điều hành chỉ đạo, một số đơn vị thiếu nghiêm túc trong báo cáo, có một số Ban quản lý dự án đến tháng 2/2000 mới báo cáo thừa vốn, gây bị động trong điều hành Tóm lại, trên đây là toàn bộ thực trạng đầu phát triển thủy lợi tại Việt Nam trong những năm gần đây Bên cạnh những việc đã làm được thì nó còn có những mặt yếu Tuy nhiên công tác đầu phát triển thuỷ lợi đã đóng góp . lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI TRONG NHỮNG NĂM QUA I-/ THỰC TRẠNG NGÀNH THUỶ LỢI THỜI GIAN QUA. Thực hiện nghị quyết đại. II-/ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI NHỮNG NĂM QUA. 1-/ Tình hình đầu tư vào thuỷ lợi. Lịch sử hình thành và phát triển ngành thuỷ lợi nước ta gắn

Ngày đăng: 08/10/2013, 14:20

Hình ảnh liên quan

BIỂU 1- TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CHO THUỶ LỢI THỜI KỲ 197 6- 1995 - THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI TRONG NHỮNG NĂM QUA

1.

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CHO THUỶ LỢI THỜI KỲ 197 6- 1995 Xem tại trang 9 của tài liệu.
BIỂU 2- TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VÀ CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP. - THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI TRONG NHỮNG NĂM QUA

2.

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VÀ CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP Xem tại trang 10 của tài liệu.
BIỂU 3- TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NGÀNH THUỶ LỢI GIAI ĐOẠN 1995-1999 - THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI TRONG NHỮNG NĂM QUA

3.

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NGÀNH THUỶ LỢI GIAI ĐOẠN 1995-1999 Xem tại trang 14 của tài liệu.
Như trong phần tình hình thực đầu tư vào thuỷ lợi, đã nêu rất rõ số lượng vốn đầu tư vào thuỷ lợi - THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI TRONG NHỮNG NĂM QUA

h.

ư trong phần tình hình thực đầu tư vào thuỷ lợi, đã nêu rất rõ số lượng vốn đầu tư vào thuỷ lợi Xem tại trang 24 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan