Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của nhà máy

28 283 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của nhà máy

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của nhà máy I. Định hướng phát triển của Tổng công ty và của nhà máy 1. Định hướng phát triển của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam Để giữ vững vai trò là ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước khi bước vào thế kỷ XXI, Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam đã đề ra một số mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu trong những năm tới như sau: Tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng bưu chính- viễn thông- tin học với công nghệ hiện đại, đa dạng hoá hệ thống dịch vụ và các hệ thống hỗ trợ, chăm sóc khách hàng đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của toàn xã hội với chất lượng cao. Nâng cao năng lực công nghiệp bưu chính viễn thông, tin học, hướng tới làm chủ công nghệ, sản phẩm đáp ứng yêu cầu phát triển của mạng lưới dịch vụ. Nâng cao chất lượng, giảm giá thành để đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài. Khai thác mọi tiềm năng thị trường của hợp tác quốc tế, huy động mọi nguồn nội lực để kinh doanh có hiệu quả, đạt lợi nhuận cao, nâng cao tiềm lực của Tổng công ty. Kết hợp tốt nhiệm vụ phát triển bưu chính viễn thông phục vụ phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh, quốc phòng, thông tin phục vụ lãnh đạo Đảng,Nhà nước phát triển kinh tế xã hội. Thực hiện các nhiệm vụ chính trị và nghĩa vụ xã hội đã được Đảng và Nhà nước giao. Hoàn thiện phương án tổ chức khối sản xuất công nghiệp, kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất-công nghiệp-thương mại-xây dựng cơ bản để đáp ứng có hiệu quả hơn nhu cầu của mạng lưới và hướng tới xuất khẩu. Giữ vai trò và nâng cao chất lượng, hạ giá thành của sản phẩm để hoà nhập vào AFTA giai đoạn 2003-2006. Cải tiến mẫu mã, đa dạng hoá các loại sản phẩm, tăng cường hơn nữa các dịch vụ kỹ thuật, bảo dưỡng thiết bị viễn thông và phát triển các dịch vụ tin học. Tăng cường đầu tư chiều sâu cho dây chuyền hiện có để tăng hàm lượng công nghệ, tăng giá trị mới, tăng tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm như: sản xuất tổng đài, cáp đồng,cáp quang, máy điện thoại, các sản phẩm về nhựa, sản phẩm cơ khí điện tử. Đồng thời đầu tư mới cho dây chuyền sản xuất thiết bị truy cập, thiết bị nguồn điện Hoàn thiện kế hoạch và triển khai xây dựng các đề án tham gia các khu công nghệ cao của Nhà nước. Tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin, xây dựng trung tâm khai thác bưu chính viễn thông tại các khu công nghệ cao. Ban hành quy chế về quảng cáo tiếp thị của Tổng công ty. Tăng cường công tác quảng cáo khuyến mại phục vụ mục tiêu phát triển máy điện thoại, phát triển dịch vụ. Trước mắt, Tổng công ty đưa ra một số chỉ tiêu chủ yếu trong năm 2001 như sau: -Phát triển máy điện thoại 635.897 máy, nâng tổng số máy thuê bao toàn mạng lên 3.635.785 máy, đạt mật độ 4,5 máy /100 dân. -Phấn đấu đến cuối năm 2002: trên 80% số xã trên cả nước có điểm bưu điện văn hoá xã, 95% tổng số xã có máy điện thoại. -Phát triển thuê bao Interet: chiếm 80% thị phần toàn quốc. 2. Định hướng phát triển của nhà máy Thiết Bị Bưu Điện Để hoà nhập với phương hướng phát triển chung của Tổng công ty, nhà máy đã đề ra một số định hướng và mục tiêu phát triển thị trường như sau trong năm 2001: Thứ nhất, tiếp tục phát huy và nâng cao khả năng cạnh tranh của các nhóm sản phẩm mũi nhọn chiến lược của nhà máy. Duy trì tốc độ gia tăng sản lượng hàng năm của nhóm sản phẩm này đạt 15%. Thứ hai, tăng cường khả năng xâm nhập thị trường và giành lại những thị trường đã mất trong thời gian vừa qua. Thứ ba, đầu tư nghiên cứu và tổ chức một số mặt hàng mới theo yêu cầu của thị trường, trong đó chú ý tới các mặt hàng dân dụng. Theo kế hoạch năm nay nhà máy chi cho nghiên cứu phát triển sản phẩm mới là 3 tỷ đồng. Thứ tư, tìm cách mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm thế mạnh của nhà máy. Trước tiên, năm nay nhà máy có kế hoạch mở rộng sang thị truờng ở Nga. - Doanh thu đạt 150 tỷ; lợi nhuận là 9,5 tỷ Trong đó: Chi nhánh 1 (HN)- 50 tỷ Chi nhánh 2 (ĐN)- 20 tỷ Chi nhánh 3 (TP HCM) –70 tỷ -Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm chủ yếu năm 2001 như sau: Biểu 12: Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2001 STT Tên sản phẩm KH-2001 1 2 Nhóm sản phẩm bưu chính sản xuất Nhóm đề án bưu chính 6,954,500,000 15,676.500,000 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Nhóm thiết bị nội đài Nhóm phụ kiện cáp quang Nhóm thiết bị nguồn điện Nhóm thiết bị phụ trợ nội đài Nhóm thiết bị ngoài đài Nhóm phụ kiện mạng ngoại vi Nhóm măng sông cáp và connector Nhóm thiết bị đo, thi công mạng khác Nhóm thiết bị đầu cuối Nhóm sản phẩm ống nhựa dẫn cáp Nhóm sản phẩm gia công công nghiệp Các khoản thu khác 11,293,000,000 2,483,000,000 3,810,000,000 6,230,000,000 21,920,500,000 3,688,500,000 2,496,400,000 2,820,000,000 21,242,000,000 36,440,000,000 13,749,000,000 1,205,600,000 Tổng cộng 150,000,000,000 ( Đơn vị tính: đồng) Trên đây là những nhiệm vụ nặng nề đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả và nỗ lực của toàn bộ nhà máy để hoàn thành. 3. Những thách thức và thời cơ. Xu hướng phát triển của ngành cùng với xu thế phát triển của đất nước và thế giới trong giai đoạn tới đã đặt nhà máy trước những thời cơ và thách thức sau: *) Về thời cơ: Hiện nay, vô tuyến viễn thông và thông tin liên lạc đang là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất không chỉ trên thế giới mà cả trong nước. Năm 2000 vừa qua, Tổng công ty Bưu chính viễn thông đã đạt tốc độ tăng trưởng ở mức 9,01%. Trong tương lai đây là lĩnh vực mũi nhọn, một ngành công nghiệp mới đầy triển vọng của nước ta và thế giới. Theo dự báo của Tổng công ty Bưu chính viễn thông, đến khoảng năm 2005 quy mô nhu cầu của các sản phẩm thiết bị bưu điện sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay đặc biệt là nhu cầu về sản phẩm điện thoại sẽ tăng mạnh với tốc độ trung bình 25% một năm thể hiện qua số liệu ở bảng sau: Biểu 13: Dự báo tổng số và mật độ điện thoại đến năm 2005 Đơn vị tính: tổng số – triệu máy mật độ- máy /100 dân Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Mức TS MĐ TS MĐ TS MĐ TS MĐ TS MĐ Cao 4,84 5,8 6,52 6,4 7,5 8,7 9,33 10,7 11,6 13 Thấp 4,4 5,3 5,39 5,8 6,8 7,9 8,02 9,1 9,9 11 ( Nguồn: Dự báo của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam ) Như vậy, thị trường mục tiêu của nhà máy sẽ được mở rộng đáng kể và do đó sẽ mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho nhà máy. Năm 1999,Tổng cục bưu điện ứng cử lần đầu tiên và trúng cử vào hội đồng liên minh bưu chính thế giới, là cơ quan đầu tiên của Chính Phủ xây dựng và trình Thủ Tướng Chính Phủ lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Những sự kiện quan trọng này đã khẳng định vị trí, uy tín của ngành bưu điện Việt Nam trên trường quốc tế và chủ trương đúng đắn của ngành qua hướng chiến lược quan trọng với những kế hoạch chuẩn bị nhằm “đọ sức” trên thị trưởng trong nước và quốc tế. Điều đó tạo ra những thuận lợi bước đầu cho định hướng xuất khẩu của nhà máy. Ngoài ra khi khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) chính thức có hiệu lực vào năm 2003 và Việt Nam tham gia đầy đủ và năm 2006 thì phạm vi thị trường của nhà máy cũng được mở rộng sang các nước trong khối ASEAN do đó khối lượng sản phẩm tiêu thụ không ngừng gia tăng. *) Thách thức: Nhìn chung, thách thức lớn nhất là cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường. Khi AFTA có hiệu lực, nhà máy cũng phải đương đầu với một số khó khăn. Lúc đó, do hàng rào thuế quan bị bãi bỏ nên sản phẩm của nhà máy sẽ phải cạnh tranh mạnh mẽ với hàng hoá các nước trong ASEAN ngay trên thị trường nội địa. Khi tham gia vào AFTA giá thành sản phẩm sẽ rẻ hơn do thuế xuất, nhập khẩu bị bẫi bỏ và đây là nhân tố cạnh tranh rất tích cực. Hiện nay, nhà máy đang phải nhập một số vật tư không thuộc trong khối ASEAN do đó nhà máy cũng sẽ khó giảm được giá thành nên sản phẩm của các nước thành viên sẽ giảm hơn so với sản phẩm của nhà máy. Đồng thời, chúng ta cũng nhận thấy rằng ngành công nghiệp điện tử, bưu chính viễn thông của Việt Nam còn non trẻ sẽ phải đương đầu với cú sốc mạnh khi có sự nhập khẩu ồ ạt các sản phẩm từ ASEAN. Đây là thách thức rất lớn đòi hỏi sự cố gắng hết mình của nhà máy nói riêng và toàn ngành nói chung để đứng vững vươn lên. Trước đây, Tổng công ty Bưu chính viễn thông là cơ quan duy nhất trực thuộc Tổng cục bưu điện. Nhưng từ năm 2000, Tổng cục đã chủ trương tạo cơ chế bình đẳng cho các công ty viễn thông- tin học khác cùng có điều kiện phát triển như: công ty viễn thông quân đội, nội vụ, đường sắt, công ty cổ phần Sài Gòn .Điều này dẫn tới kết quả tất yếu là cạnh tranh trong ngành sẽ tăng lên. Trên đây là những thời cơ và thách thức có thể dự đoán được trong thời gian tới. Song tương lai đang tiềm ẩn những yếu tố bất ngờ nên chắc chắn sẽ có nhiều thời cơ và thách thức khác mà nhà máy phải đối mặt. II.Những giải pháp thúc đẩy tiêu thụ của nhà máy. Từ hoạt động thực trạng của công tác tiêu thụ sản phẩm của nhà máy và xu hướng phát triển trong thời gian tới, có thể đề xuất một số biện pháp nhằm tận dụng các thời cơ hấp dẫn, phát huy những mặt làm được cũng như giảm bớt nguy cơ và khắc phục những gì nhà máy chưa làm được như sau: 1.Chú trọng hơn nữa hoạt động nghiện cứu thị truờng. Như đã đề cập ở chương I, công tác nghiên cứu thị trường có vái trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động tiêu thụ sản phẩm nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung. Thế nhưng nhà máy lại chưa quan tâm đúng mức tới hoạt động này. Là một doanh nghiệp nhà nước, nhà máy có tới 85% sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của ngành còn chỉ khoảng 15% phục vụ cho nhu cầu ngoài ngành. Cho nên hoạt động nghiên cứu thị trường tại nhà máy chủ yếu là bám sát các nguồn nhu cầu của các đơn vị như từ các viện thiết kế, kế hoạch phát triển của Tổng công ty, phân tích và tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Nhưng thực tế cho thấy bộ phận nghiên cứu thị trường chưa có khả năng bám sâu, bám sát các nguồn nhu cầu để khai thác, mới chỉ nghiên cứu thị trường thông qua các nguồn tư liệu sẵn có, chưa chủ động khai thác . nên nhiều khi dự báo, phân tích chưa sát với thực tế, dẫn đến việc xây dựng kế hoạch không bám sát thị trường, sản xuất và tiêu thụ không khớp với nhau gây lãng phí nhiều chi phí không hợp lý .Các nguyên nhân chủ yếu làm cho công tác này yếu kém là: - Trình độ người thực hiện còn hạn chế, toàn cán bộ trẻ năng động nhưng thiếu kinh nghiệm trong việc phân tích, dự báo. Qua thực tế cho thấy, tại phòng đầu tư phát triển có tới 80-90% cán bộ trẻ từ 25-32 tuổi, mới ra trường làm công tác nghiên cứu, dự báo thị truờng. -Nguồn thu thập thông tin kém phong phú, mới chỉ có từ các nguồn sẵn có chứ ít có thường xuyên từ các nguồn khác như thông qua điều tra, thăm dò từ khách hàng, từ những nhà trung gian . Để phát triển thị trường, lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên và thị phần được mở rộng hơn, nhà máy cần đầu tư nhiều hơn cho hoạt động nghiên cứu thị trường. Phòng đầu tư- phát triển nên cử một số nhân viên có kinh nghiệm, am hiểu về sản phẩm, thị truờng của nhà máy chuyên làm công tác nghiên cứu thị trường và có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các trung tâm tiếp thị. Những người này, thường phải có kinh nghiệm về nghiệm trong nghiên cứu thị trường, phải hiểu biết về đặc điểm sản phẩm, thị trường của nhà máy, có thể lấy những người làm lâu năm trong phòng marketing hoặc những nhân viên mới làm trong phòng có chuyên môn nhưng chưa có kinh nghiệm đi bồi dưỡng thêm kiến thức để làm. Để khắc phục tình trạng thiếu thông tin, nhà máy có thể lấy thông tin qua các nguồn sau: - Lực lượng bán hàng: các đại diện bán hàng chính là “ tai mắt” của nhà máy. cương vị công tác của họ rất thuận lợi cho việc thu lượm những thông tin mà các phương tiện khác bỏ sót. Nhà máy phải xác định cho lưc lượng bán hàng biết rõ vai trò quan trọng của họ trong việc thu thập thông tin về thị trường. -Nhà máy có thể lấy thông tin qua điều tra, nghiên cứu thường xuyên, định kỳ khách hàng truyền thống của nhà máy. Thông qua phiếu điều tra, thăm dò khách hàng các sản phẩm của nhà máymột số sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, nhà máy cũng có thể biết thêm từ khách hàng về đối thủ của mình. Nhiệm vụ này giao cho phòng marketing, trung tâm tiếp thị đảm nhiệm. -Nhà máy có thể mua thông tin từ những người cung cấp bên ngoài. Hiện nay ở Việt Nam có những dịch vụ tư vấn kinh doanh, thị trường và tiếp thị, phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, viện nghiên cứu chiến lược phát triển thuộc bộ công nghiệp. Đặc biệt đối với những sản phẩm của nhà máy, để biết rõ về tình hình chung của thị trường trong và ngoài nước một cách nhanh chóng, kịp thời thì nhà máy cần đến dịch vụ này. Trên cơ sở các thông tin thu thập được, nhà máy phải tăng cường khảo sát nghiên cứu và phân đoạn thị trường có hiệu quả. Với đặc điểm khách hàng của nhà máy thì tiêu thức nên sử dụng để phân đoạn là các tiêu thức phản ánh nhu cầu theo mức tiêu thụ: tiêu thụ nhiều, tiêu thụ ít, tiêu thụ trung bình. Từ đó, nhà máy phải chú trọng xây dựng và phát triển cho mình một thị trường trọng điểm để phat huy mọi năng lực của nhà máy, ngày càng nâng cao mức độ hoàn thiện của sản phẩm. Điều này đòi hỏi nhà máy cần phải đi sâu vào nghiên cứu thái độ, thói quen .của người tiêu dùng ở thị trường đó và thường xuyên cập nhật theo sự phát triên rmới của sản phẩm do đặc thù của sản phẩm. Nhưng tôi thấy, số lượng người làm công việc này ít chưa tương xứng vơi số lượng công việc đề ra. Chính vì vậy năng lưc để bao quát tất cả các thông tin và xử lý thông tin cả nước trên mạng tiếp thị còn hạn chế. Nói tóm lại, để giải quyết vấn đề này cần phải: - Tăng thêm số lượng nhân viên đặc biệt những người có kinh nghiệm - Phân công công việc trách nhiệm rõ ràng và chặt chẽ. - Xây dựng các mối quan hệ với các công ty dọc để nhanh chóng nắm bắt các nhu cầu của họ. - Tổ chức các cuộc điều tra, thăm dò thị trường. -Nâng cao năng lực và trách nhiệm của cán bộ công nhân viên làm công tác thị trường. Phải thường xuyên cung cấp các lý thuyết marketing, các phương pháp tiếp thị và hoạt động của người làm công tác nghiên cứu thị trường. Phải làm cho họ hiểu rằng họ là khâu cuối cùng và là khâu đầu tiên quyết định đến sự tồn tại và phát triển của nhà máy đặc biệt là trong giai đoạn tới nhà máy phải đứng trước nhiều thách thức đã nêu vì vậy công việc này hết sức quan trọng. 2. Giải pháp hoàn thiện chính sách sản phẩm. 2.1. Cải tiến mẫu mã của sản phẩm thiết kế sản phẩm mới. Các sản phẩm của nhà máy (đặc biệt là máy điện thoại) đang được lưu thông trên thị trường còn đơn điệu về mẫu mã, màu sắc và một số mang dáng dấp sản phẩm của hàng khác. Tất cả các loại điện thoại cố định đưa ra trên thị trường đều chủ yếu là màu trắng, còn kiểu dáng giống các hãng cung cấp công nghệ: máy POSTEE V701 tương tự như máy Alphatel 700 của AT&T, máy Việt nam 2020 và Việt Nam 2040 giống với Casio 1020 và Casio 1040 . Mà nguyên nhân chính là công nghệ, khuôn mẫu đều do các hãng này cung cấp. Khuôn mẫu là cải tạo ra kiểu dáng của sản phẩm nhưng nhà máy chưa tự sản xuất mà phải nhập với giá cao (hàng chục tỉ đồng ) nên số lượng còn hạn chế . Để vấn đề đa dạng hoá sản phẩm giải pháp đầu tiên là khuôn mẫu, với tình hình hiện tại có thể thực hiện 2 phương án sau : Phương án 1: Ban đầu giữ nguyên kiểu dáng sản phẩm, đa dạng hoá màu sắc, dần dần nội địa hoá khuôn mẫu . Phương án này có ưu điểm sau: phù hợp với mục tiêu nội địa hoá sản phẩm mà vẫn khai thác được năng lực của các máy ép nhựa hiện có đồng thời giải quyết được vấn đề đa dạng hoá về màu sắc, sẽ tạo cho khấch hàng được lựa chọn những sản phẩm hợp với không gian và sở thích của họ. Phương án này không những đảm bảo cho các hoạt động sản xuất không bị xáo trộn mà còn tạo điều kiện phát huy tính sáng tạo trong việc pha màu nhựa. Thứ hai là nó phù hợp cho mục tiêu phát triển hướng nội của ngành. Nội địa hoá khuôn mẫu tạo thế chủ động trong việc đa dạng hoá sản phẩm, nó cho phép thiết kế những mẫu phù hợp với văn hoá và phong tục tập quán của người Việt Nam và tạo ra những đặc trưng riêng cho sản phẩm, đặc trưng này rất có lợi đối với uy tín của nhà máy trên thị trường. [...]... nhằm đẩy mạnh phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm và hoạt động sản xuất kinh doanh Những phương pháp tiêu thụ đã lỗi thời cần phải được thay thế bằng phương pháp mới năng động cho phép nhà máy mở rộng thị trường hiện có và đang xuất hiện Trên đâymột số điều kiện cơ bản để đảm bảo cho các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của nhà máy thực hiện được và đem lại hiệu quả cao Kết luận Tiêu thụ sản. .. phát triển sản phẩm mới, cụ thể như sau: Quy trình thiết kế sản phẩm mới Hình thành Lựa chọn ý tưởng ý tưởng Soạn thảo dự án và kiểm tra Soạn thảo chiến lược marketing Phân tích khả năng sản xuất và tiêu thụ Thiết kế sản phẩm Thử nghiệm trên thị trường Thương mại hoá sản phẩm Triển khai sản xuất đại trà Trong những giai đoạn chính của quá trình thiết kế sản phẩm mới, có một số giai đoạn mà nhà máy thực... tiến quy trình thiết kế sản phẩm mới Hiện nay, nhà máy rất coi trọng, quan tâm tới vấn đề nghiên cứu sản phẩm mới Tuy nhiên chưa có quy trình thiết kế thống nhất đảm bảo hiệu quả Vì vậy các sản phẩm mới còn phát triển chậm, hầu như chưa được thương mại hoá như các sản phẩm thiết bị máy đo, máy điện thoại Thậm chí một số sản phẩm mới trước khi quyết định sản xuất hàng loạt sản phẩm đó lại không được... này, sản xuất ra sản phẩm đã khó nhưng tiêu thụ được nó lại càng khó hơn Thực tế kinh doanh cho thấy, không thiếu những sản phẩm của một số doanh nghiệp rất tốt nhưng vẫn không tiêu thụ được, bởi không biết cách tổ chức tốt tiêu thụ, không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng xã hội Thế mới biết sự nghiệt ngã của cơ chế thị trường, sản xuất “cái đầu” đã xuôi nhưng chưa chắc “cái đuôi” đã lọt Vì thế để tiêu thụ. .. dựng một số kế hoạch hành động cụ thể để tung sản phẩm ra thị trường) 3 Đưa ra chính sách giá hợp lý Hiện nay, nhà máy đã xây dựng được chính sách giá tương đối linh hoạt và có hiệu quả Tuy nhiên trong quá trình tính giá của nhà máy thiếu mất một khâu quan trọng đó là khâu lựa chọn mục tiêu định giá Khi định giá một sản phẩm thì trước tiên công ty phải quyết định xem mình muốn đạt điều gì với sản phẩm. .. 4 Giải pháp hoàn thiện chính sách phân phối Hệ thống kênh phân phối của nhà máy đã tương đối hoàn chỉnh và hoạt động có hiệu quả Phần này chỉ đưa ra một số giải pháp hoàn thiện việc khai thác các kênh phân phối trong hệ thống kênh của nhà máy Hầu hết, các sản phẩm của nhà máy được bán thông qua kênh 1 và kênh 3 trong khi các sản phẩm công nghiệp và dân dụng lại rất phù hợp với kênh 2 Cho nên vấn đề... chưa chú trọng đến thời điểm của quảng cáo cũng như cường độ của quảng cáo Vì vậy trong thời gian tới nhà máy cần chú ý tới hoạt động này hơn cụ thể thông qua các hoạt động sau: -Tăng lưu lượng quảng cáo: hiện nay sản phẩm của nhà máy đang bị cạnh tranh ngày càng gay gắt vì vậy cần phải quảng cáo để gây tiếng vang, đề cao hình ảnh của nhà máy trong trí nhớ khách hàng mục tiêu hay các đối tượng khác... bảo sản phẩm được đưa tới tận nơi khách hàng yêu cầu một cách an toàn và nhanh chóng Về dịch vụ lắp đặt thì các nhân viên kỹ thuật phải thành thạo đẻ khách hàng có thể sử dụng sản phẩm nhanh chóng và an toàn Ngoài ra, nhà máy cũng nên nghiên cứu để mở rộng một số dịch vụ khác như bảo trì, nâng cấp các thiết bị bưu điện 6.3 Nâng cao chất lượng kiểm tra chất lượng sản phẩm Các sản phẩm của nhà máy đa số. .. năng của nhà máy Vì vậy, nhà máy cần phải tăng cường hiệu quả của công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm bằng cách nâng cao tinh thần trách nhiệm của công nhân sản xuất và nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm; có quy định thưởng phạt rõ ràng đối với những người làm tốt và những người để lọt lưói sản phẩm kém chất lượng và phế phẩm; hoàn thiện hệ thống máy móc, kiểm tra chất lượng và cho hoạt động thử... lực có năng lực mà nhà máy hiện có -Động viên thúc đẩy nhân viên, tạo điều kiện cho họ bộc lộ , thăng hoa và cống hiến tài năng vì sự nghiệp phát triển của nhà máy Để công tác quản trị nhân lực đạt được mục tiêu trên, nhà máy cần chú ý tới các vấn đề sau đây: * Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Mục tiêu của hoạt động này nhằm nâng cao chất lượng của cán bộ công nhân viên trong nhà máy Trước khi đào . Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của nhà máy I. Định hướng phát triển của Tổng công ty và của nhà máy 1. Định hướng phát triển của. khác mà nhà máy phải đối mặt. II.Những giải pháp thúc đẩy tiêu thụ của nhà máy. Từ hoạt động thực trạng của công tác tiêu thụ sản phẩm của nhà máy và xu

Ngày đăng: 07/10/2013, 22:20

Hình ảnh liên quan

Hình th nhà - Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của nhà máy

Hình th.

nhà Xem tại trang 11 của tài liệu.
Hình thành ý tưởng là giai đoạn đầu tiên của quy trình. Phát triển sản phẩm mới ở nhà máy chậm là do ít có nguồn hình thành ý tưởng - Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của nhà máy

Hình th.

ành ý tưởng là giai đoạn đầu tiên của quy trình. Phát triển sản phẩm mới ở nhà máy chậm là do ít có nguồn hình thành ý tưởng Xem tại trang 12 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan