On thi tieng Viet vao L10

15 978 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
On thi  tieng Viet vao L10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ôn tập Tiếng Việt A. Lý thuyết: I. Từ tiếng Việt: 1. Từ đơn: Từ đơn là từ chỉ có 1 tiếng. VD: Cha, mẹ, biển, núi, sông . 2. Từ phức: Từ phức là từ có 2 hoặc nhiều tiếng. VD: Học sinh, viện nghiên cứu, vô tuyến truyền hình . Từ phức chia làm 2 loại là từ ghép và từ láy. a. Từ ghép: Từ ghép là từ đợc tạo thành bằng cách ghép 2 hoặc nhiều tiếng có nghĩa. VD: Núi + sông = núi sông; Học + hỏi= Học hỏi; Hoa + hồng = Hoa hồng. Ca + múa = Ca múa . b. Từ láy: Từ láy là 1 kiểu từ phức có sự hoà phối âm thanh và có tác dụng tạo nghĩa giữa các tiếng. Có 3 hình thức láy: + Láy phụ âm đầu: VD: thánh thót, rì rào, rung rinh, mênh mông . + Láy vần: Âm thầm, bối rối, chơi vơi , lim dim . + Láy tiếng : nhè nhẹ, xanh xanh, vui vui . 3. Từ tợng thanh, từ tợng hình : * Từ tợng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con ngời. VD : Véo von, rì rầm, ào ào, róc rách . * Từ tợng hình: Là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật, sự việc, hiện t- ợng, con ngời. 4. Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa: a. Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhng nghĩa khác nhau. VD: + Cái bàn. + Việc này đã đợc bàn khá kỹ rồi. + Cậu thua tớ hai bàn nhé. b. Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. VD: + Mẹ, má, u, bầm, bủ . + Tổ quốc, giang sơn, đất nớc, sơn hà xã tắc . + Trăng, nguyệt, chị Hằng. c. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngợc nhau. VD: Đen trắng; Tốt xấu; vui buồn . II. Từ thuần Việt; Từ mợn; Từ Hán Việt: 1. Từ thuần Việt còn gọi là tiếng Nôm, do tổ tiên, ông cha ta, nhân dân sáng tạo ra. VD: Con mèo, cái kim sợi chỉ, ngôi nhà . 2. Từ mợn là là những từ mà nhân dân ta mợn của ngôn ngữ nớc ngoài nh Tquốc, Pháp, Anh, Nga trong đó chủ yếu mợn từ Hán Vịêt. 3. Từ Hán Việt là những từ gốc Hán (Trung Quốc) nhng đọc theo cách đọc của ngời Vịêt. VD: Vĩ nhân, quyết tử, nhân tài, sơn hà . III. Nghĩa của từ: Nghĩa của từ là nội dung (Sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ .) mà từ biểu thị. VD: + Mẹ : Ngời phụ nữ có con. + Đi : Chỉ hoạt động di chuyển khỏi mặt đất của con ngời, vật . a. Nghĩa gốc: Là nghĩa đầu tiên mà từ đó biểu thị. b. Nghĩa chuyển: + Chuyển theo phơng thức ẩn dụ. + Chuyển theo phơng thức hoán dụ. IV. Từ loại : Gồm thực từ và h từ. 1. Thực từ ( Danh từ; Động từ; Tính từ) a. Danh từ: Là những từ chỉ ngời, vật, sự vật, sự việc, hiện tợng. * Đặc điểm: DT thờng giữ chức vụ là CN trong câu. Nếu làm CN thì trớc DT phải có từ là. Ví dụ: + Em là đội viên. + Bây giờ là mùa xuân. b. Động từ: - Là những từ chỉ hành động, hoạt động, trạng thái của ngời, vật, sự vật, sự việc, hiện tợng. * Đặc điểm: ĐT thờng giữ chức vụ làm VN trong câu. Ví dụ: + Bác nông dân/ đang gặt lúa. + Sóng lúa vàng/ nhấp nhô. + Những ngôi sao/ đang nhấp nháy trên bầu trời. + Tôi/ vừa viết xong một lá th. c. Tính từ: - Là những từ chỉ tính chất, đặc điểm, màu sắc, kích thớc, mùi vị của ng ời, vật, sự vật, sự việc, hiện tợng. * Đặc điểm: - TT có thể làm CN trong câu. Ví dụ: + Lá cờ đỏ chói/ tung bay phấp phới. + Thông minh/ là phẩm chất trí tuệ của con ngời. - TT có thể làm VN trong câu (Khả năng làm VN của TT hạn chế hơn so với ĐT) Ví dụ: + Ông bà ngoại em /rất hiền lành. + Cô ấy/ rất xinh đẹp. + Đàn ông/ nông nổi giếng khơi Đàn bà/ sâu sắc nh cơi đựng trầu. 2. H từ (9) a. Số từ: Là những từ chỉ số lợng và thứ tự của ngời, vật, sự vật, sự việc, hiện tợng. VD: + Một, hai, ba, bốn + Thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ t b. L ợng từ : Là những từ dùng để chỉ lợng ít hay nhiều của ngời, vật, sự vật, sự việc, hiện tợng. VD: Những, các, mọi, cái, con, mỗi c. Đại từ: Là những từ dùng để trỏ ngời vật, sự vật, sự việc, hiện tợng. VD: + Đại từ nhân xng: Tôi, tớ, tao, mày + Đại từ phiếm chỉ: Bao nhiêu, bấy nhiêu, mấy d. Phó từ: Là những từ chuyên đi kèm với ĐT, TT để bổ sung ý nghĩa cho ĐT, TT. Có 7 loại phó từ: + Chỉ hớng: Ra, vào + Chỉ kết quả: Đợc. + Chỉ sự cầu khiến: Hãy, đừng, chớ, nên + Chỉ sự tiếp diễn tơng tự: Vẫn, cứ, còn + Chỉ thời gian: . Quá khứ: Đã, rồi, mới. . Hiện tại: Đơng, đang. . Tơng lai: Sẽ, sắp. + Chỉ sự khảng định, phủ định: Không, cha, chẳng, đâu, nào + Chỉ mức độ: Rất, quá, lắm, hơi, thế. e. Chỉ từ: Là những từ dùng để trỏ ngời vật, sự vật, sự việc, hiện tợng nhằm xác định vị trí của ngời vật, sự vật, sự việc, hiện tợng trong không gian. VD: Này, đó, nọ, kia, ấy, đấy (Đứng núi này trông núi nọ) g. Quan hệ từ: Là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ nh sở hữu, so sánh, nhân quả giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn. VD: Và, với, của, nhng, tuy, bởi vậy, vì thế, cho nên, nh, bằng, cùng . h. Trợ từ: Là những từ ngữ chuyên đi kèm với một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá, nhìn nhận sự vật, sự việc đợc nói đến ở từ ngữ đó. VD: Có lẽ, có thể, dờng nh, hình nh, chắc chắn, chắc hẳn, chỉ, cả . i. Thán từ: Là những từ dùng để bộc lộ t/c, cảm xúc của ngời nói, ngời viết. VD: Trời, trời ơi, ôi, than ôi, ối, ơi, hỡi ơi . k. Tình thái từ: Là những từ đợc thêm vào trong câu để tạo ra các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và bộc lộ, biểu thị sắc thái t/c, cảm xúc của ngời nói, ngời viết. VD: à, , nhỉ, nhé, hở, hử, gì, thế, nào, chẳng, cha, nào, đâu, thôi, đi 5. Các biện pháp tu từ tiếng Việt a. Nhân hoá: Nhân hoá là một biện pháp tu từ trong tiếng Việt biến các con vật, sự vật, hiện tợng mang phẩm chất, tính cách, hoạt động, trạng thái nh con ngời để tăng tính gợi hính gợi cảm. VD: + Khi thuyền im, bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. + Đêm thở, sao lùa nớc Hạ Long. b. So sánh: So sánh là một biện pháp tu từ trong tiếng Việt dùng hình ảnh hay sự việc có t/c tơng đồng nào đó để đối chiếu, so sánh nhằm gây ấn tợng với ngời đọc, ngời nghe. VD: + Mặt trời xuống biển nh hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa. + c. ẩ n dụ ( ẩn: kín, ngầm; dụ: Lối nói) : ẩn dụ là sự so sánh kín đáo trong đó ẩn đi sự vật đợc so sánh mà chỉ nêu hình ảnh so sánh. VD: + Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. + Thuyền ơi có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. d. Hoán dụ ( hoán: đổi, thay thế; dụ: lối nói) : Hoán dụ là phép tu từ trong đó ng- ời ta dùng hình ảnh mang ý nghĩa chi tiết, cụ thể để thay thế cho một ý nghĩa khác mang tính khái quát liên tởng. VD: + Anh ấy xứng đáng là một tay đua siêu hạng. + Nhà văn Nam Cao là một cây bút chuyên viết truyện ngắn. + Bàn tay ta làm nên tất cả - Có sức ngời sỏi đá cũng thành cơm. c. Liệt kê: Là biện pháp sắp đặt những từ, cụm từ theo quan hệ đẳng lập (Cùng giữ 1 chức vụ ngữ pháp) để diễn tả đầy đủ những khía cạnh khác nhau của 1 sự vật, hiện tợng, ý tởng, t/c VD: + Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gơng Bác Hồ vĩ đại. + Râu hùm, hàm én, mày ngài Vai năm thớc rộng, thân mời tấc cao. d. Đối ngữ: Là biện pháp sắp đặt theo hình thức sóng đôi 2 từ, 2 cụm từ, 2 câu có mặt ngữ âm có cấu tạo và ý nghĩa tơng xứng nhau, có tác dụng làm câu văn đoạn văn cân đối, nhịp nhàng, nổi bật ND cần diễn đạt. VD: + Gặp em anh nắm cổ tay Khi xa em trắng sao rày em đen? + Việc gì có lợi cho dân, thì ta phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân, thì ta phải hết sức tránh. e. Đảo ngữ (Đảo trật tự cú pháp): Là cách thay đổi trật tự thông thờng của câu, cụm từ nhằm nhấn mạnh, làm nổi bật ý cần diễn đạt, tăng tính gợi hình gợi cảm. VD: + Trong nh tiếng hạc bay qua Đục nh tiếng suối mới sa nửa vời => Nhấn mạnh âm thanh tiếng đàn của Kiều. + Bạc phơ mái tóc ngời Cha Ba mơi năm Đảng nở hoa tặng ngời. g. Câu hỏi tu từ : Là loại câu hỏi mà ND của nó đã bao hàm ý trả lời và biểu thị một cách tế nhị cảm xúc của ngời phát ngôn. VD: + Thở còn thơ ngày hai buổi đến trờng Yêu quê hơng qua từng trang sách nhỏ Ai bảo chăn trâu là khổ? ( Quê hơng Giang Nam) => Phủ định. + .Lợm ơi còn không? => Bộc lộ cảm xúc mạnh mẽ: Nỗi tiếc thơng đau xót. h. Nói quá: Là cách nói khoa trơng phóng đại về t/c, mức độ của ngời, sự vật, sự việc, hiện tợng. VD: + Đêm nằm lng chẳng tới giờng Mong trời mau sáng ra đờng gặp em. + Ngáy nh sấm. i. Nói giảm nói tránh: Là cách nói uyển chuyển, tế nhị, lịch sự để giảm đi sự thô tục, ghê sợ. VD: + Bác đã đi rồi sao Bác ơi Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời. Ii. Bài tập từ ngữ: Câu 1: Chỉ ra các từ láy và các BPTT trong đoạn thơ sau và phân tích ngắn gọn giá trị biểu cảm của chúng: a. Dới trăng quyên đã gọi hè Đầu tờng lửa lựu lập loè đơm bông. ( Truyện Kiều Nguyễn Du) => Đây là 2 câu thơ tuyệt hay trong Truyện Kiều của đại thi hào dân tộc Ndu về tả cảnh đầu hè. Mùa hè đến với âm thanh khắc khoải của chim quyên dới trăng. Tác giả khéo léo kết hợp NT nhân hoá gọi hè khiến thêm phần giục giã, thôi thúc. Câu thơ không chỉ có âm thanh rộn rã, náo nhiệt mà còn gợi màu sắc, hình ảnh rất đẹp và độc đáo: Đầu tờng lửa lựu lập loè đơm bông. Khóm hoa lựu đầu tờng đã trổ hoa rực rỡ nh ngọn lửa. lửa lựu là h/a ẩn dụ kết hợp từ láy lập loè gợi màu sắc khi loé lên khi lại tắt đi trong màu xanh thẫm của lá. Từ láy này đi sau từ lửa lựu tạo nên sự hình dung liên tởng độc đáo đầy thi vị. Bốn phụ âm l liên kết trong 1 mạch thơ diễn tả sự phong phú về vần điệu, khiến câu thơ có h/a, màu sắc. NDu không viết là nở hoa mà viết là đơm bông. Đơm bông gợi tả sự chuyển động nhẹ nhàng, từ từ, khe khẽ. Cách dùng từ rất tinh tế, đâmk đà bản sắc DT. Hai câu thơ đã cho ta cảm nhận vẻ đẹp rất riêng của cảnh TN đầu hè qua sự sáng tạo thiên tài của NDu. b. Trong làn nắng ửng, khói mơ tan Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng Sột soạt gió trêu tà áo biếc Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang. (Mùa xuân chín Hàn Mặc Tử) => Hai câu thơ trích trong bài thơ Mùa xuân chín của nhà thơ Hàn Mặc Tử đã miêu tả rất hay về mùa xuân. Với sự cảm nhận tinh tế và cách lựa chọn từ ngữ độc đáo, nhà thơ đã vẽ ra trớc mắt ta một bức tranh xuân với các hình ảnh không gian rộng tràn ngập sắc vàng: Nắng, khói mơ, mái tranh. Từ láy lấm tấm là từ láy tợng hình, dùng để mtả những sự vật nhỏ, hình chấm, rải rác trên bề mặt. Câu thơ T1 đã tái hiện vẻ đẹp của những giọt nắng rải qua vòm lá, in trên mái nhà tranh. Mùa xuân không chỉ có vẻ đẹp dịu dàng, êm ả của các h/a thiên nhiên đầy gợi cảm mà còn có cả âm thanh. Sột soạt là âm thanh của những sự vật nhỏ, khô va chạm vào nhau phát ra tiếng động. Từ láy này gợi tả tiếng động nhỏ liên tục thu hút sự chú ý và tò mò. Cùng với hình ảnh nhân hoá trêu tà áo biếc, câu thơ đã mang đến sự cảm nhận về sự chuyển động sức sống của mùa xuân. Đoạn thơ đã gợi vẻ đẹp giản dị của một buổi mai ấm áp, bình yên của mùa xuân nơi làng quê VN. Câu 2: Chỉ ra các từ và các cụm từ đồng nghĩa trong những câu thơ đới đây: a. Bác đã đi rồi sao Bác ơi! Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời. (Bác ơi Tố Hữu) b. Bác đã lên đ ờng theo tổ tiên Mác, Lênin thế giới ng ời hiền . (Theo chân Bác Tố Hữu) c. Bác nằm trong giấc ngủ bình yên. (Viếng lăng Bác Viễn Phơng) d. Bảy mơi chín tuổi xuân trong sáng Vào cuộc tr ờng chinh nhẹ cánh bay. (Theo chân Bác Tố Hữu) => Các từ và các cụm từ đồng nghĩa: Đi, lên đờng, theo tổ tiên, Mác Lênin thế giới ngời hiền, nằm, giấc ngủ bình yên, vào cuộc trờng chinh. (Chết: chỉ sự ngừng hoạt động của cơ thể con ngời) Câu 3: Thế nào là BPTT so sánh? => So sánh là một biện pháp tu từ trong tiếng Việt, là dùng hình ảnh hay sự việc có t/c tơng đồng nào đó để đối chiếu nhằm gây ấn tợng với ngời đọc, ngời nghe. * Phân tích hiệu quả của các phép so sánh trong các câu ca dao sau đây: a. Thân em nh tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai? => Đây là lời than thân của ngời phụ nữ trong xã hội phong kiến xa kia. Ngời con gái nhận thức rõ đợc giá trị của mình và ví thân mình nh tấm lụa đào Một chất liệu quý giá có màu sắc rực rỡ, đẹp đẽ song lại không thể tự quyết định đợc số phận, cuộc đời mình. Câu ca dao thể hiện tâm sự với nỗi xót xa, chua xót, cay đắng ngậm ngùi về thân phận của ngời phụ nữ xa kia. b. Bạn về có nhớ ta chăng Ta về nhớ bạn nh trăng nhớ trời. => Hai câu ca dao đã diễn tả tình cảm gắn bó của nhân vật trữ tình: Ta và bạn. Tâm trạng xúc động đầy ngậm ngùi, lu luyến trớc giây phút chia tay đã khiến nhân vật trữ tình bâng khuâng một câu hỏi Bạn về có nhớ ta chăng. Liệu khi xa nhau rồi, t/c của bạn có vẹn nguyên, tròn đầy nh t/c của ta không? Còn nỗi nhớ củata đã đợc khảng định thông qua một hình ảnh so sánh rất ấn tợng nh trăng nhớ trời. Trăng và trời là 2 h/a có t/c gần gũi về không gian, thời gian luôn gắn bó bền chặt với nhau không thể tách rời. Câu thơ đã khảng định t/c thuỷ son sắt của nhân vật trữ tình. c. Ngó lên nuộc lạt mái nhà Bao nhiêu nuộc lạt, nhớ ông bà bấy nhiêu! => Câu ca dao dùng từ địa phơng miền Trung là hình ảnh nuộc lạt (Mối dây) để diễn tả, bộc lộ t/c với gia đình, ông bà, tổ tiên. Một ngôi nhà tranh xa kia có biết bao là nuộc lạt, có lẽ không thể nào mà đếm hết đợc cũng nh làm sao ta có thể kể hết đợc công sinh thành, dỡng dục của mẹ cha? Câu ca dao là lời bày tỏ chân thành và giản dị về lòng biết ơn sâu sắc với với ông bà cha mẹ, với cội nguồn dân tộc. Câu 4: Gạch chân các từ Hán Việt trong đoạn văn sau, giải thích nghĩa của những từ ngữ ấy? . Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vơng: ở vào nơi trung tâm trời đất; đợc cái thế rồng cuộn hổ ngồi . Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phơng đất nớc; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế v ơng muôn đời. (Chiếu dời đô - Lý Công uẩn) => Giải nghĩa các từ Hán Việt: + Kinh đô: Thủ đô của một nớc trong thời phong kiến. + Trung tâm: Nơi chính có vị trí và vai trò quan trọng. + Thắng địa: Chỗ đất có phong cảnh và địa thế đẹp. + Tụ hội: Tập hợp, dồn lại. + Trọng yếu: Hết sức quan trọng, có t/c cơ bản, mấu chốt. + Đế vơng: Vua của một nớc thời phong kiến. Câu 5: Điền các từ trái nghĩa thích hợp (Với các từ đợc gạch chân) vào dấu ba chấm trong những câu sau đây? a. Ngồi buồn mà trách ông xanh Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại (cời) (Nguyễn Công Trứ) b. Sáng (ra) bờ suối, tối vào hang. (Hồ Chí Minh) c. Một mình âm ỉ đêm chầy Đĩa dầu vơi, nớc mắt (đầy) năm canh. (Nguyễn Du) d. Mẹ già ở chốn lều tranh Sớm thăm . (tối) viếng mới đành dạ con. (Ca dao) Câu 6: Chỉ ra các BPTT trong các ví dụ sau. Nêu ngắn gọn hiệu quả NT của từng biện pháp: a. Đầu xanh đã tội tình gì Má hồng đến nửa quá thì cha thôi (Truyện Kiều Nguyễn Du) => Nhà thơ sử dụng h/a hoán dụ trong 2 câu thơ. Đầu xanh là để chỉ ngời con gái đang ở độ tuổi trẻ trung, mới bớc vào đời. Má hồng chỉ ngời đàn bà có nhan sắc sống kiếp lầu xanh. Hai câu thơ không chỉ cất tiếng than cho một nàng Kiều của nàng Kiều Một thiếu nữ tài sắc mà bạc mệnh, đang phải sống héo hon, bị đầy đoạ ở chốn lầu xanh mà nhà thơ đã thể hiện kín đáo niềm cảm thông, sự xót xa cho số phận, thân phận bất hạnh của con ngời nhất là ngời phụ nữ dới chế độ phong kiến xa kia. b. Một giọt máu đào hơn ao nớc lã. (Tục ngữ) => Câu tục ngữ sử dụng h/a ẩn dụ. Máu đào là h/a chỉ mối quan hệ thân thiết, gắn bó về huyết thống, cùng học hàng. Nớc lã là h/a chỉ những ngời không có quan hệ chung dòng máu, chỉ ngời dng, ngời xa lạ. Qua câu tục ngữ, nhân dân ta muốn nhắc nhở con ngời phải biết đoàn kết, giúp đỡ, yêu thơng, đùm bọc nhau. c. Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng. Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. (Ca dao) => Bài ca dao đa ngời đọc đến sự cảm nhận về những phẩm chất tốt đẹp của con ngời VN, dân tộc VN. Bằng h/a so sánh gì đẹp bằng sen Một loài cây thân thuộc, gần gũi với ngời dân VN, bài ca dao tái hiện lại vẻ đẹp thuần khiết của loài hoa này. Các từ ngữ giàu sức gợi tả màu sắc: xanh, trắng, vàng đã tạo nên 1 bức tranh hoa sinh động, trong sáng. NT điệp ngữ vòng ở cuối câu 2 Nhị vàng đợc điệp lại ở đầu câu thơ T3 có tác dụng nhấn mạnh màu sắc thanh khiết hoà quyện vào nhau của loài hoa độc đáo này. Song ý nghĩa sâu sắc lại nằm ở hình ảnh ẩn dụ độc đáo: Bùn. Đó là h/a tợng trng cho sự thay đổi, cái xấu xa, tàn ác trong cuộc đời. Loài hoa không hề bị vấy bẩn bởi sự đen đúa, hôi tanh của bùn. Bài ca dao muốn khuyên nhủ chúng ta hãy gữi gìn những phẩm chất tốt đẹp của con ngời và DT Việt Nam dù trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào. Chính vì thế hoa sen đã trở thành biểu tợng cao đẹp của con ngời VN, dân tộc VN từ bao đời nay. d. Chúng ta luôn nằm trong chiếc nôi xanh của cây cối, đó là cái máy điều hoà khí hậu của nớc ta. (Sức khoẻ thanh niên Nguyễn Bá Cát) => Cuộc sống của loài ngời trên hành tinh sẽ ra sao nếu không có màu xanh của cây cối? Tác giả khéo léo sử dụng h/a ẩn dụ chiếc nôi xanh để nhấn mạnh và khảng định vai trò, ý nghĩa của TN trong cuộc sống con ngời. Cây cối tạo ra ô xi và hút hết khí Cácbonníc, tạo ra một bầu không khí trong lành, giúp điều hoà và cân bằng hệ sinh thái trên trái đất. Cây cối giống nh một chiếc nôi xanh khổng lồ vỗ về đa ta vào giấc ngủ êm đềm, dịu ngọt. e. Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim. (Viếng lăng Bác Viễn Phơng) => Đoạn thơ diễn tả cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng viếng Bác. Viễn Phơng sử dụng NT nói giảm nói tránh trong cụm từ nằm trong giấc ngủ bình yên để làm giảm đi mức độ đau thơng, xót xa khi phải lìa xa Ngời mãi mãi. Bác nằm trong một khung cảnh êm đềm, thanh bình với ánh sánh hiền hoà của vầng trăng. Nhà thơ sử dụng h/a ẩn dụ Trời xanh để diễn tả nỗi xót xa, bàng hoàng, thảng thốt trớc sự ra đi mãi mãi của ngời. Vẫn biết Bác sống mãi nh trời đất của ta mà sao nhà thơ không thể tin đợc trớc một sự thật quá phũ phàng, trớc một nỗi đau thơng mất mát quá lớn của nhân dân VN, của dân tộc VN, nên câu thơ cất lên nh một tiếng nấc nghẹn ngào. g. Những đờng Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập nh là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan. (Việt Bắc Tố Hữu) => Khổ thơ trích trong bài Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu đã phần nào diễn tả và tái hiện cuộc k/c chống thực dân Pháp ở chiến khu Việt Bắc của quân dân ta. Nhà thơ đã sử dụng một loạt các từ láy kết hợp` hình ảnh so sánh nh là đất rung hình ảnh hoán dụ, nhân hoá ánh sao đầu mũ . câu thơ đã cho ta thấy trên khắp các nẻo đờng chiến trờng, bộ đội ta hành quân với khí thế chủ động, hào hùng, sôi nổi hừng hực ý chí chiến đấu làm rung chuyển cả núi rừng. Câu 7: Nguyễn Khuyến viết đôi câu đối hộ ngời vợ khóc chồng làm nghề thợ nhuộm: Thiếp kể từ lá thắm xe duyên, khi vận tía, lúc cơn đen, điều dại điều khôn nhờ bố đỏ. Chàng ở dới suối vàng nghĩ lại, vợ má hồng, con răng trắng, tím gan tím ruột với ông xanh . Hãy cho biết nhà thơ đã dựa vào hiện tợng nào của từ ngữ để chơi chữ? Nêu tác dụng của lối chơi chữ này? => + Dựa vào hiện tợng đồng nghĩa của từ ngữ để chơi chữ: Lá thắm = còn trẻ trung; vận tía = vận may; cơn đen = vận không may mắn; Bố đỏ = ngời đàn ông trẻ tuổi; suối vàng = chết; má hồng = ngời phụ nữ trẻ; con răng trắng = con thơ dại, nhỏ tuổi; tím gan tím ruột = nỗi đau đớn khôn nguôi; ông xanh = ông trời. + Khéo léo lựa chọn và sử dụng một trờng từ vựng chỉ màu sắc đều có liên quan đến nghề thợ nhuộm : Thắm, vàng, tía, hồng, đen, trắng, tím, đỏ, xanh. => Tác dụng: Bày tỏ t/c xót xa, đau đớn, tiếc thơng muôn vàn của ngời vợ đối với chồng và đồng thời cũng là lời hứa thuỷ chung son sắt không bao giờ phai màu. Câu 8: Cho câu thơ sau : Nhớ câu kiến ngãi bất vi Làm ngời thế ấy cũng phi anh hùng (Truyện Lục Vân Tiên Nguyễn Đình Chiểu) Hãy giải thích ý nghĩa cụm từ kiến ngãi bất vi và nêu quan niệm của NĐC về ng- ời anh hùng. => * Giải thích nghĩa của cụm từ kiến ngãi bất vi (Kiến: thấy ; ngãi: việc tốt, việc phải, việc đúng; bất vi:không làm, bỏ qua) : Thấy việc nghĩa mà không làm. * Hai câu thơ đã thể hiện quan niệm sâu sắc của NĐC về ngời anh hùng. Đã là đấng nam nhi, một trang quân tử hảo hán ở đời thì đó phải là ngời sẵn sàng ra tay cứu giúp, san bằng mọi sự bất công, diệt trừ cái ác, xả thân để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ công lý. Câu 9: Liệt kê các từ láy tợng hình và nêu giá trị biểu cảm của chúng trong đoạn thơ sau: Năm gian nhà cỏ thấp le te Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè Lng giậu phất phơ màu khói nhạt Làn ao lóng lánh ánh trăng loe. (Thu ẩm Nguyễn Khuyến) => Đoạn thơ có 4 câu đã tái hiện khung cảnh rất đỗi thân quen của làng quê VN. Mỗi một từ láy tợng hình đợc tác giả lựa chọn và khéo léo đan cài vào các câu thơ gợi không gian, âm thanh, ánh sáng, cử động của các hình ảnh. Ngôi nhà tranh thấp, nhỏ, đơn sơ, mộc mạc, giản dị với lối ngõ quanh co, dài sâu hun hút ẩn hiện trong ánh sáng của đom đóm cùng những làn khói nhạt vơng vất khẽ nhẹ lay động hàng cây bờ rào và mặt ao thu sáng lên những vòng sóng lăn tăn mang theo ánh trăng lan toả vào không gian, thời gian. Đọc đoạn thơ, ta nh gặp lại một không gian thu êm đềm, thân thuộc mà đẹp đẽ của làng quê VN. Câu 10: Cho câu ca dao sau: Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều Từ chiều trong chiều chiều với từ chiều trong chín chiều là các từ đồng âm hay đồng nghĩa? Tại sao? => Đó là các từ đồng âm. * Từ chiều trong câu T1 (Nghĩa gốc): Chỉ TG (có ý nghĩa là buổi chiều) ý muốn nói chiều nào ngời con gái khi đứng trông về quê mẹ cũng đều có cảm giác buồn bã, nhớ thơng. * Từ chiều trong câu thơ T2(Nghĩa chuyển): Mang ý nghĩa chỉ phía, chỉ hớng, chỉ bề ý muốn nói khi mỗi buổi chiều đáng ngóng về quê mẹ thì trong lòng cô gái lấy chồng xa đều thức dậy biết bao nhiêu nỗi niềm nh : Lo lắng, nhớ nhung, mong mỏi, cô đơn . Câu 11: Tìm và phân tích giá trị của những h/a ẩn dụ trong những câu ca dao sau: a. Thuyền ơi có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền => Câu ca dao dùng h/a ẩn dụ Thuyền và bến. Dựa vào đặc điểm, tính chất, hoạt động của sự vật sự việc để gợi ra sự liên tởng. Thuyền di chuyển thờng xuyên trên sông nớc, còn bến thì là địa điểm cố định có t/c bền vững. Thuyền là h/a tợng tr- ng cho ngời con trai đợc tự do bay nhảy, tự do đi đây đi đó. Bến tợng trng cho ng- ời con gái chỉ biết thơng nhớ và thuỷ chung đợi chờ. Hai câu thơ là lời than thân của ngời con gái trong xã hội phong kiến đồng thời cũng là lời khảng định về lòng thuỷ chung son sắt chờ đợi ngời yêu. b. Cầm vàng mà lội qua sông Vàng rơi chẳng tiếc, tiếc công cầm vàng. => Câu ca dao là lời than của cô gái trong xã hôi phong kiến xa. Vàng là 1 h/a ẩn dụ độc đáo. Vàng là một tài sản lớn có giá trị cao về kinh tế . Cô gái đã dám mạnh dạn và báo bạo so sánh tình cảm chân thành, tình yêu thiết tha trong sáng của mình quý nh vàng. Song t/c ấy đã không đợc nâng niu, trân trọng. Cô cảm thấy hối hận và tiếc t/c của mình đã trao nhầm chỗ. Câu ca dao thể hiện thái độ mạnh mẽ, cơng quyết, dứt khoát của ngời phụ nữ và là tiếng nói tố cáo, phê phán quan niệm Trọng nam, khinh nữ, Năm thê bảy thiếp trong chế độ phong kiến xa kia Câu 12: Xác định và phân tích ngắn gọn giá trị của các BPTT trong những đoạn thơ sau đây: a. Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu (Ông đồ - Vũ Đình Liên) => Hai câu thơ trích trong bài thơ Ông đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên. Nhà thơ đã nhân hoá vật thể giấy đỏ, mực, nghiên gắn bó với đời sống nho học ngày xa. Hai câu thơ nói về cảnh ngộ của ông đồ thời thất thế, bị ngời đời vô tình, lãng quên. Khi Hán học bị Âu hoá, bút sắt thay cho bút lông. Tác giả sử dụng hai h/a nhân hoá Giấy đỏ buồn; Nghiên sầu để hoạ lại nỗi buồn tủi, bẽ bàng của ông đồ. Nỗi buồn ấy của ông nh thấm đẫm vào không gian, vào cảnh vật, vào cả những vật vô tri vô giác. Hai câu thơ là tâm sự hoài cổ là thể hiện lòng thơng ngời của nhà thơ Vũ Đình Liên. b. Tiếng chim vách núi nhỏ dần Rì rầm tiếng suối khi gần, khi xa Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi rất mỏng nh là rơi nghiêng. ( Đêm Côn Sơn Trần Đăng Khoa) => Đoạn thơ trích trong bài Đêm Côn Sơn của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Nhà thơ cảm nhận bức tranh TN trong trẻo, sinh động của đêm Côn Sơn. Cảnh vật hiện ra với âm thanh, hình ảnh, không gian và thời gian. Với hình ảnh nhân hoá âm thanh tiếng suối chảy rì rầm ấy giống nh một lời tâm sự nhỏ to, xa gần, mở ra một không gian êm đềm, thanh tĩnh . Kết hợp đảo ngữ rì rầm đặt lên trớc CN tiếng suối nhà thơ gợi sự sống của cảnh vật vào đêm. Nhà thơ muốn nhấn mạnh vào âm thanh nhẹ nhàng mà văng vẳng của tiếng róc rách từ xa vọng lại. Khổ thơ điệp lại 2 lần từ Tiếng có tác dụng nhấn mạnh những cảm nhận về thính giác khi nhà thơ đang lắng nghe, đón nhận âm thanh sự sống của đêm Côn Sơn. Đặc biệt nhất là ở câu thơ cuối, nhà thơ so sánh Tiếng rơi rất mỏng nh là rơi nghiêng. Sự so sánh độc đáo đã gợi sự hình dung cái chạm đất thật nhẹ nhàng, khẽ khàng của chiếc lá đa và có lẽ phải thả hồn mình vào TN, cảnh vật thì nhà thơ mới có đợc những phút lắng sâu đến vậy. Trong câu thơ này, TĐKhoa tinh tế đến vô cùng khi miêu tả tiếng rơi của lá bằng NT ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Lấy từ mỏng(Là tính từ chỉ hình khối, dáng dấp của thị giác) để miêu tả âm thanh của sự vật hữu hình mà lại vô hình vì không thể nhìn thấy đợc trong màn đêm (Cảm giác của thính giác). Từ mỏng đã đ- ợc cảm nhận không chỉ bằng âm thanh mà còn bằng hình ảnh. Đoạn thơ đã gợi ra một bức tranh đầy tính liên tởng, chỉ dùng các âm thanh mà gợi bao hình ảnh, chuyển động âm thầm, kín đáo mà tinh tế duyên dáng đến lạ kì của TN. [...]... óng ả của ngời con gái Tâm hồn nhà thơ đợc so sánh nh Buổi tra hè gợi vẻ đẹp trong sáng, hồn nhiên của một tâm hồn trẻ thơ yêu quý và gắn bó với dòng sông quê hơng Câu 13: Cho đoạn thơ sau: Sơng trắng rỏ đầu cành nh giọt sữa Tia nắng tía nhảy hoài trong ruộng lúa Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh Đồi thoa son nằm dới ánh bình minh (Chợ tết - Đoàn Văn Cừ) a Hãy xác định các BPTT trong đoạn thơ trên... vết cuộc sống con ngời Câu 16: Hãy giải nghĩa từ mua trong từng câu và xác định trờng hợp nào đợc dùng với nghĩa gốc, nghĩa chuyển? a Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi => Nghĩa gốc: Hoạt động giao lu, hình thức trao đổi hàng hoá bằng các phơng thức trong xã hội b Bán anh em xa, mua láng giềng gần => Nghiã chuyển (Phơng thức ẩn dụ): Sự giao lu, gắn bó trong đời sống t/c của con ngời trong cộng đồng... tỏ tình rất kín đáo, ý nhị của họ trong công việc lao động thờng nhật Bổ sung thêm một số câu hỏi: Câu 1: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Ngày xuân con én đa thoi Thi u quang chín chục đã ngoài sáu mơi Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa => 4 câu thơ trên trích trong đoạn Cảnh ngày xuân Đây là đoạn thơ miêu tả cảnh TN đặc sắc của Ndu trong kiệt tác Truyện Kiều Chỉ với 4 câu... con ngời Hai câu thơ cuối là lời nhắc nhở với con ngời thông qua tiếng gọi thi t tha Sự đối lập tơng phản của cặp từ dẻo thơm - đắng cay ở 2 vế của câu thơ cuối đã nhấn mạnh thêm sự vất vả của ngời nông dân đồng thời khảng định vai trò, đề cao giá trị tầm quan trọng của con ngời lao động Thấm thía lời dạy nhẹ nhàng mà sâu sắc của bài ca dao chúng ta càng biết ơn những ngời đã làm ra của cải v/c trong... ánh trăng một sắc vàng Và do đó trong cảm giác của con ngời đã tởng chừng nh là đang múc ánh trăng vàng Song điều quan trọng hơn là một cách nói rất tài hoa: múc ánh trăng vàng đổ đi Điều đó đa lại cảm giác về sự giàu có, phong phú nh thừa thãi của báu vật đất trời Từ đó cho thấy một vẻ đẹp hào phóng, say sa, lạc quan và ngời lên vẻ đẹp tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của con ngời lao động Đây cũng là lời... sống mới đang hồi sinh mãnh liệt sau chiến tranh d Quê hơng tôi có con sông xanh biếc Nớc gơng trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi tra hè Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng (Nhớ con sông quê hơng Tế Hanh) => Cảm xúc về quê hơng luôn dào dạt trong tâm hồn của nhà thơ Tế Hanh T/c ấy đã đợc thể hiện qua nỗi nhớ về con sông quê Bằng h/a nhân hoá soi tóc những hàng tre, câu thơ đã diễn... trong trẻo, khoáng đạt và mơ mộng Đó cũng là nét đặc trng của tiết trời cuối xuân Hai câu đầu: Ngày xuân con én đa thoi Thi u quang chín chục đã ngoài sáu mơi Vừa thể hiện thời gian vừa gợi không gian Bầu trời rực rỡ ánh sánh trên cao Từng đàn chim én bay liệng rộn ràng Hình ảnh én đa thoi là 1 h/a nhân hoá gợi ra sự trôi chảy rất nhanh thời gian thấm thoắt nh chiếc thoi đa trong sự tiếc nuối của con... khắc trong ngày (c) Ca dao VN có hai câu thơ miêu tả rất hay về cảnh tát nớc đêm trăng : Hỡi cô tát nớc bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi Tại sao không nói là múc nớc mà lại viết là Múc ánh trăng vàng? Hình ảnh cô gái múc ánh trăng gợi cho em cảm nhận gì về vẻ đẹp của lao động và tâm hồn con ngời lao động => Cách nói trong 2 câu ca dao tởng chừng nh phi lí nhng thực ra lại rất thật Trong đêm,... xuân nên bầu trời mới rực rỡ ánh sáng nh thế Cái thần thái tuyệt đẹp của mùa xuân lại nằm trong 2 câu tiếp theo: Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa Bức hoạ mùa xuân với những đờng nét thanh tú, màu sắc hài hoà, trong trẻo Một không gian mênh mông trải rộng tới tận chân trời 1 màu xanh non mơn mởn của cỏ giống nh 1 tấm thảm khổng lồ Trên cái phông nền xanh ấy điểm xuyết 1 vài... đẹp mới mẻ, tinh khôi , thanh khiết giàu sức sống Thi nhân đã thả hồn mình vào cảnh vật khiến cho bức tranh xuân thật sinh động Câu 2: Vận dụng KT về từ vựng đã học để phân tích 6 câu thơ cuối trong đoạn trích Cảnh ngày xuân => 6 câu thơ lục bát trích trong đoạn cuối Cảnh ngày xuân miêu tả cảnh chị em Kiều du xuân trở về Cảnh mang nét thanh tao, trong trẻo của mùa xuân êm dịu.ánh nắng nhạt nhoà, khe . định vai trò, ý nghĩa của TN trong cuộc sống con ngời. Cây cối tạo ra ô xi và hút hết khí Cácbonníc, tạo ra một bầu không khí trong lành, giúp điều hoà và. câu thơ là lời than thân của ngời con gái trong xã hội phong kiến đồng thời cũng là lời khảng định về lòng thuỷ chung son sắt chờ đợi ngời yêu. b. Cầm vàng

Ngày đăng: 06/10/2013, 21:11

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan