KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TRÀ VINH

9 413 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TRÀ VINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TRÀ VINH 3.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Trà Vinh: Trà Vinh là một tỉnh vùng sâu thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh Trà Vinh nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, một mặt giáp với biển Đông. Trà Vinh nằm trên Quốc lộ 53 – 54, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 200 km, cách Thành phố Cần Thơ khoảng 100 km, có 65 km bờ biển và hệ thống sông ngòi chằng chịt thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá và phát triển thế mạnh ngành thuỷ hải sản. Tuy nhiên cũng có những yếu tố bất lợi như bão, thuỷ triều dâng cao bất thường gây ra nhiều thiệt hại lớn về kinh tế xã hội. - Về ngư nghiệp: toàn tỉnh có 24.000 ha đất ngập mặn, 40.000 ha đất bãi bồi ven biển. - Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Chủ yếu là chế biến nông sản thực phẩm, còn lại là cơ khí. Với thế mạnh và tiềm năng của mình, Trà Vinh rất thuận lợi trong việc đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản, nông sản thực phẩm xuất khẩu … - Về nông nghiệp: + Nhằm đảm bảo cho ngành nông nghiệp phát triển bền vững, có cơ cấu hợp lý giữa trồng trọt và chăn nuôi: giống cây, con, quy trình công nghệ, quy trình chăn nuôi trồng trọt đạt năng suất cao, từng bước thực hiện nhiệm vụ hiện đại hoá nông nghiệp. + Do điều kiện tự nhiên, Trà Vinh có 69% đất phèn mặn thời gian xâm nhập kéo dài trong nội đồng, trên 80% diện tích bị nhiễm mặn thường bị thiếu nước ngọt. Mùa khô 50% diện tích đất canh tác là nhờ vào mùa mưa, cho nên thuỷ lợi hoá là biện pháp hàng đầu để thúc đẩy cho nông nghiệp phát triển. + Lĩnh vực khai thác đánh bắt thuỷ hải sản cũng cần đầu tư vốn vào các tàu có công suất lớn, có phương tiện hiện đại đánh bắt xa bờ, các dịch vụ hậu cần cho các lĩnh vực này. + Lĩnh vực lưu thông hàng hoá trong cơ chế thị trường, đây là một yếu tố rất quan trọng góp phần cho sự phát triển nền kinh tế, đặc biệt là cấp tín dụng cho thu mua hàng hoá xuất khẩu như: gạo, tôm, sản xuất mía đường,cung cấp vật tư thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống. 3.2. Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh: 3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển: Nhằm phát triển mạng lưới hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam trong cả nước, góp phần tích cực vào tập trung vốn phát triển kinh tế địa phương nói riêng và của cả nước nói chung, ngày 01.09.1994, Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam ký quyết định số 259/NHCT.QĐ về việc thành lập Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 14.11.1994, Ngân hàng Công thương Trà Vinh chính thức đi vào hoạt động. Trụ sở của Ngân hàng ban đầu được đóng tạm thời tại Ngân hàng Nhà nước tỉnh Trà Vinh, đội ngũ cán bộ còn rất ít về số lượng, cơ sở vật chất hầu như không có. Đến cuối năm 1995, lực lượng nhân sự của Ngân hàng đã ngày càng được củng cố cả về số lượng lẫn chất lượng, từ đó đã tạo ra chỗ đứng vững chắc cho hoạt động của Ngân hàng. Ngày 20.07.1996, được phép của Ngân hàng Công thương Việt Nam, trụ sở giao dịch được khởi công xây dựng tại số 15A, đường Điện Biên Phủ, thị xã Trà Vinh và hoàn thành vào ngày 30.04.1997. Từ đây Chi nhánh đã tạo ra bộ mặt mới. Trụ sở của Ngân hàng đóng trên địa bàn thị xã, gần trung tâm tỉnh và rất thuận tiện về điều kiện lưu thông, mặt bằng giao dịch rộng cùng với đội ngũ cán bộ Ngân hàng có phong cách giao tiếp lịch sự, tạo sự tin cậy cho khách hàng đến giao dịch, làm cho hoạt động của Ngân hàng ngày càng đạt hiệu quả hơn. Đến nay đội ngũ cán bộ công nhân viên của Chi nhánh đã được 52 người. Hầu hết cán bộ được bổ sung sau này đều có trình độ Đại học phù hợp với chuyên ngành, Anh văn và Tin học đúng theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Bên cạnh đó, các nhân sự cũ cũng được nâng cao trình độ, bổ sung kiến thức nghiệp vụ chuyên môn thông qua các chương trình đào tạo tại chức, các lớp tập huấn chuyên ngành Ngân hàng … 3.2.2. Chức năng và phạm vi hoạt động: Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh có đầy đủ những đặc điểm, tính chất của một Ngân hàng thương mại quốc doanh, đặc biệt là hoạt động kinh doanh đa năng tổng hợp trên lĩnh vực tiền tệ. Chi nhánh tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay trên nguyên tắc hiệu quả và thu hồi được vốn. Chi nhánh có quyền không cấp vốn hay thu hồi vốn trước kỳ hạn nếu việc sử dụng vốn không đúng mục đích. Chi nhánh Ngân hàng Công thương Việt Nam hoạt động với các nghiệp vụ sau: - Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi chuyên dùng, tiền thanh toán các đơn vị, tổ chức kinh tế, dân cư bằng tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ. - Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không có kỳ hạn. - Cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với các thành phần kinh tế. - Đầu tư xây dựng mới, cải tạo những cơ sở, xí nghiệp có dây chuyền lạc hậu. - Thực hiện các dịch vụ Ngân hàng như: thanh toán, chuyển tiền, chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ, dịch vụ thẻ … 3.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy: 3.2.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức: : Tác động trực tiếp. : Tác động gián tiếp. P. TTKQ: Phòng Tiền tệ kho quỹ. P. KT: Phòng Kế toán. P. TCHC: Phòng Tổ chức hành chánh. P. KHCN: Phòng Khách hàng cá nhân. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC P. KTKS P. TTXNK P. TTĐT P. KHDN P. KHCN P. TCHC P. KTp. TTKQ P. KHDN: Phòng Khách hàng doanh nghiệp. P. TTĐT: Phòng Thông tin điện toán. P. TTXNK: Phòng Thanh toán xuất nhập khẩu. P. KTKS: Phòng Kiểm tra kiểm soát. 3.2.3.2. Chức năng của từng bộ phận: - Ban Giám đốc: gồm một Giám đốc và hai Phó Giám đốc. + Giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất trong Ngân hàng, trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng theo đúng chủ trương, đường lối, kế hoạch của cấp trên và tuân thủ đúng pháp luật. Đồng thời chịu trách nh9iệm về kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng. Giám đốc cũng chính là người quan tâm đến việc tham khảo, bàn bạc, quan hệ với các cấp lãnh đạo, các cấp chính quyền địa phương và với các cán bộ công nhân viên của Ngân hàng để cùng vạch ra phương hướng hoạt động có hiệu quả. + Phó Giám đốc: là trợ thủ đắc lực nhất của Giám đốc. Phó Giám đốc sẽ đảm nhiệm một phần trách nhiệm của Giám đốc trong quản lý và điều hành hoạt động của Ngân hàng. Tuỳ vào năng lực chuyên môn của mình mà Phó Giám đốc sẽ được Giám đốc phân công, uỷ quyền để trực tiếp điều hành và quản lý một số công việc. Tại Chi nhánh hiện nay có một Phó Giám đốc phụ trách Phòng Kế toán, Phòng Tiền tệ kho quỹ và một Phó Giám đốc phụ trách Phòng Thanh toán xuất nhập khẩu. - Phòng Kế toán: thực hiện nhiệm vụ ghi chép, giao nhận chứng từ, sổ sách, hạch toán các nghiệp vụ phát sinh và lập các báo cáo theo định kỳ. - Phòng Tiền tệ kho quỹ: chịu trách nhiệm quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện các quy định, quy chế về thu phát, vận chuyển, đề xuất mức tiền mặt tại Chi nhánh. Phòng cũng là nơi đảm nhận nhiệm vụ thu chi tiền mặt, đảm nhận các nghiệp vụ ký gởi tài sản và chứng từ có giá của khách hàng. - Phòng Tổ chức hành chánh: chịu trách nhiệm về công tác tổ chức nhân sự và công tác tổ chức hành chánh cho Ngân hàng theo sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc. - Phòng Kiểm tra kiểm soát: chịu trách nhiệm kiểm soát kế toán và kiểm soát tín dụng, thường xuyên kiểm tra, phân tích, đánh giá về tình hình tài chính của Ngân hàng, kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ vay vốn. - Phòng Khách hàng cá nhân và Khách hàng doanh nghiệp: có chức năng quản lý thực hiện các hoạt động tín dụng của Chi nhánh, thực hiện kiểm soát quá trình sử dụng các món vay của các đơn vị vay vốn và thẩm định các phương diện của dự án đầu tư để đi đến quyết định cho vay hay không cho vay. - Phòng Thanh toán xuất nhập khẩu: thực hiện công tác thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối. Nhìn chung, cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi nhánh tương đối gọn nhẹ nhưng vẫn bao quát được tất cả hoạt động của Ngân hàng. Mỗi bộ phận trong Ngân hàng đều có chức năng và nhiệm vụ rõ ràng theo chuyên môn của mình, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận nên hoạt động của Ngân hàng ngày càng diễn ra nhanh chóng, nhịp nhàng và hiệu quả hơn. 3.2.4. Một số nội dung cơ bản về quy chế nghiệp vụ cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh: 3.2.4.1. Đối tượng khách hàng: Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh cho vay các đối tượng sau: - Các pháp nhân bao gồm: doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ điều kiện theo quy định tại điều 54 Bộ luật hình sự. - Các đối tượng khách hàng như: hộ gia đình, tổ hợp tác, các doanh nghiệp tư nhân và các cá nhân. 3.2.4.2. Các nguyên tắc tín dụng: Khách hàng vay vốn tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh phải tuân thủ các nguyên tắc sau: - Tiền vay phải được hoàn trả cả gốc lẫn lãi. - Tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích. - Việc bảo đảm tiền vay phải thực hiện đúng theo quy định của Chính phủ và của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Các nguyên tắc tín dụng được ghi rõ trong hợp đồng tín dụng nhằm ràng buộc trách nhiệm của khách hàng đối với Ngân hàng và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. 3.2.4.3. Điều kiện vay vốn: Các khách hàng vay vốn tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh phải thỏa mãn các điều kiện sau: - Phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. - Có năng lực tài chính đảm bảo đủ khả năng trả nợ vay cho Ngân hàng trong thời gian cam kết. - Mục đích sử dụng vốn vay phải hợp pháp. - Có dự án đầu tư hoặc có phương án sản xuất kinh doanh khả thi và hiệu quả. - Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay. - Có trụ sở làm việc hoặc có địa chỉ cùng địa bàn tỉnh, thành phố nơi Ngân hàng đóng trụ sở. - Đơn vị hạch toán phụ thuộc phải có giấy ủy quyền của đơn vị chính. 3.2.4.4. Đối tượng cho vay: Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh cho vay các đối tượng sau: - Giá trị vật tư hàng hóa, máy móc thiết bị và các chi phí để khách hàng thực hiện các dự án hoặc các phương án sản xuất kinh doanh hoặc đáp ứng nhu cầu vốn cho cuộc sống. - Số tiền thuế xuất khẩu khách hàng phải nộp để làm thủ tục xuất khẩu mà ngân hàng có cho khách hàng vay vốn để đầu tư vào lô hàng đó. - Số tiền lãi để trả cho Ngân hàng đối với những khoản vay đầu tư vào tài sản cố định mà tiền lãi được tính trong tài sản đó. 3.2.4.5. Thời hạn cho vay: - Đối với cho vay ngắn hạn: thời hạn cho vay được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng không quá 12 tháng. - Đối với cho vay trung và dài hạn: thời hạn cho vay được xác định phù hợp với thời gian thu hồi vốn của dự án đầu tư và khả năng trả nợ của khách hàng và tính chất của nguồn vốn cho vay. Hình 1: Qui trình nghiệp vụ cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh Khách hàng Phòng tín dụng tiếp nhận kiểm tra hồ sơ Thực hiện giải ngân - Khách hàng đến gặp cán bộ tín dụng tại Ngân hàng để trình bày nhu cầu vay vốn của mình. - Cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng về các thủ tục, các điều kiện vay vốn theo cơ chế tín dụng hiện hành. Nếu khách hàng đồng ý xin vay thì cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định khách hàng để thu thập thêm các thông tin cần thiết. Thiếu Yêu cầu Khách hàng bổ sung Nhu cầu Đủ Phòng Thanh toán xuất nhập khẩu xác định điều kiện Các phòng khác tham gia khi có đề nghị Xác định nguồn vốn lãi suất Thẩm định Tái thẩm định Trình Ngân hàng Giám đốc xét duyệt Nếu vược mức Hoặc Hội đồng xét duyệt cho vay Thông báo tới Khách hàng Từ chối Thiếu Yêu cầu bổ sung Duyệt cho vay Trình Giám đốc ký Hợp đồng tínPhòng tín dụng chuẩn bị ký Phòng tín dụng tiếp nhận Tra hồ sơ đảm bảo tiền Thực hiện đảm bảo tiền vay Giám đốc ký Hợp đồng bảo đảm tiền Trình - Cán bộ tín dụng sau khi thu thập đầy đủ các thông tin, nếu xát thấy khách hàng có đủ điều kiện vay vốn thì lập tờ trình thẩm định và lập hồ sơ cho vay trình trưởng phòng tín dụng xem xét. - Trưởng phòng tín dụng hoặc phó phòng phụ trách xem xét lại tính chính xác, tính pháp lý của hồ sơ vay vốn, nội dung của tờ trình thẩm định và đề xuất cho vay của cán bộ tín dụng, có thể đề nghị chỉnh sửa nếu cần. Sau đó trưởng phòng tín dụng trình Giám đốc hoặc phó Giám đốc phụ trách tín dụng xem xét và quyết định. - Giám đốc hoặc phó Giám đốc phụ trách tín dụng xem xét hồ sơ phòng tín dụng chuyển sang và quyết định cho vay hay không cho vay. - Cán bộ tín dụng nhận lại hồ sơ đã được duyệt, chuyển hồ sơ sang phòng Kế toán và thông báo tới khách hàng. - Cán bộ phòng Kế toán kiểm tra lại hồ sơ, mở sổ lưu cho vay và lập lệnh chi tiền chuyển sang phòng Tiền tệ kho quỹ. - Khách hàng liên hệ phòng Tiền tệ kho quỹ để nhận tiền. . đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam ký quyết định số 259/NHCT.QĐ về việc thành lập Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh trực thuộc Ngân hàng Công thương. 3.2. Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh: 3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển: Nhằm phát triển mạng lưới hệ thống Ngân hàng Công thương

Ngày đăng: 06/10/2013, 03:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan