Nghiên cứu về các loại hình kinh tế được phân loại theo bộ máy tổ chức. Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán độc lập, Kiểm toán nội bộ.DOC

42 1.9K 15
Nghiên cứu về các loại hình kinh tế được phân loại theo bộ máy tổ chức. Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán độc lập, Kiểm toán nội bộ.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu về các loại hình kinh tế được phân loại theo bộ máy tổ chức. Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán độc lập, Kiểm toán nội bộ.

Đề án môn học Kiểm toán Khoa kế toán LỜI MỞ ĐẦU Kiểm toán là một lĩnh vực còn hết sức mới mẻ ở Việt Nam Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán Việt Nam mới chỉ bắt đầu từ những năm đầu của thập niên 90, xuất phát từ nhu cầu tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường: đòi hỏi các hoạt động kinh tế - tài chính diễn ra một cách bình đẳng, minh bạch, công khai Điều này thực sự cần thiết đối với các nhà đầu tư, các doanh nhân, thương nhân và cả Nhà Nước Những người quan tâm rất cần độ tin cậy cao của những thông tin kinh tế - tài chính để sử dụng, xem xét cân nhắc khi đưa ra quyết định đầu tư, kinh doanh, hoặc quyết định những vấn đề về kinh tế, tài chính, ngân sách của địa phương, Nhà Nước Và họ chỉ có thể yên tâm, mạnh dạn đưa ra các quyết định kinh tế tài chính khi các thông tin do các nhà kế toán cung cấp được đánh giá và xác nhận một cách khách quan, trung thực bởi một tổ chức hoặc các chuyên gia hành nghề độc lập Đó chính là các hoạt động kiểm toán do các kiểm toán viên thực hiện Vì thế hiện nay kiểm toán đang phát triển rất mạnh mẽ với nhiều loại hình kiểm toán và được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau Vì lí do này nên em đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu về các loại hình kiểm toán được phân loại theo bộ máy tổ chức: Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán độc lập, Kiểm toán nội bộ” Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề án bao gồm ba phần như sau: Phần một: Những cơ sở lý luận chung về các loại hình kiểm toán Phần hai: Thực trạng tình hình hoạt động của ba loại hình kiểm toán: Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán độc lập và Kiểm toán nội bộ tại Việt Nam Nguyễn Tiến Phong 1 Kiểm toán 46B Đề án môn học Kiểm toán Khoa kế toán Phần ba: So sánh với kiểm toán của một số nước khác và các biện pháp hoàn thiện các bộ máy kiểm toán ở Việt Nam Vì thời gian và trình độ có hạn nên trong quá trình viết đề án của em không tránh khỏi những thiếu sót, em mong thầy cô góp ý để đề án của em được hoàn thiện hơn Để hoàn thiện đề án này em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của TS Nguyễn Phương Hoa và các thầy cô trong khoa Kế toán Nguyễn Tiến Phong 2 Kiểm toán 46B Đề án môn học Kiểm toán Khoa kế toán Phần I NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC LOẠI HÌNH KIỂM TOÁN 1.1 Sự hình thành và phát triển của kiểm toán Kiểm toán được bắt nguồn từ hoạt động kiểm tra, kiểm soát Đây là yêu cầu tất yếu của quản lý và có thể thực hiện ngay trong các hoạt động quản lý hoặc tách thành hoạt động độc lập Lịch sử phát triển của kiểm toán có thể chia thành ba thời kỳ sau: Thời kỳ cổ đại: Trong giai đoạn đầu của thời kỳ cổ đại, xã hội còn chưa có của cải thừa, kế toán được thực hiện chủ yếu bằng những dấu hiệu riêng trên sợi dây, thân cây, lá cây… Do đó, nhu cầu kiểm tra trong quản lý còn ít và ở mức độ đơn giản Vào cuối thời kỳ này, sản xuất đã phát triển, của cải thừa ngày càng nhiều, người sở hữu tìa sản và người quản lý, cất trữ tài sản đã tách rời nhau Thời kỳ trung đại: Trong thời kỳ này, do có sự hoàn thiện và phát triển dần của kế toán, đặc biệt sự xuất hiện của kế toán kép nên người kế toán có thể tự đối chiếu việc ghi chép của mình đúng hay sai Do đó, hoạt động kiểm tra độc lập không còn tồn tại Những năm 30 của thế kỷ XX, hàng loạt tổ chức tài chính trên thế giới lâm vào tình trạng phá sản và khủng hoảng kinh tế, suy thoái về tài chính diển ra Người ta nhận thấy việc tự kiểm tra của kế toán không còn đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển Vì vậy, hoạt động kiểm tra độc lập xuất hiện trở lại, các quy Nguyễn Tiến Phong 3 Kiểm toán 46B Đề án môn học Kiểm toán Khoa kế toán chế về kiểm toán viên bên ngoài được thành lập, việc kiểm tra của các kiểm toán viên nội bộ cũng bắt đầu phát triển Năm 1941, Trường đào tạo Kiểm toán viên nội bộ (IIA) được thành lập cũng công bố việc xác định chính thức về chức năng của kiểm toán nội bộ Ở Việt Nam, kiểm toán bắt đầu xuất hiện từ trước những năm 75: Các văn phòng kế toán với giám định viên kế toán và cả văn phòng kiểm toán quốc tế như SGV, Arthur Andersen… đã thực sự là những trung tâm thực hành kế toán, kiểm toán Sau ngày giải phóng, với cơ chế kế hoạch hoá tập trung, kiểm toán độc lập cũng không tồn tại Từ những năm 90, sau khi chuyển đổi cơ chế kinh tế, kiểm toán độc lập trở thành một đòi hỏi cấp thiết Trước đòi hỏi đó, ngày 13 tháng 05 năm 1991, Bộ Tài chính đã ký hai quyết định thành lập hai công ty: Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) và Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài Chính, Kế toán và Kiểm toán (AASC) Tiếp theo đó là sự xuất hiện của các công ty kiểm toán Ernst and Young, KPMG, PWC, A&C, DAC… Năm 1994, cơ quan kiểm toán Nhà nước đầu tiên của Việt Nam được thành lập Ban đầu nó là cơ quan trực thuộc của chính phủ Đến ngày 01 tháng 01 năm 2006, cơ quan này chuyển từ trực thuộc chính phủ sang trực thuộc Quốc hội và Luật kiểm toán Nhà nước bắt đầu có hiệu lực Năm 1997, cùng với việc ban hành quyết định số 832/TC/QĐ/CĐKT ngày 28 tháng 10 của Bộ Tài chính về Quy chế kiểm toán nội bộ, Kiểm toán nội bộ chính thức xuất hiện Tuy nhiên, kiểm toán nội bộ ở nước ta cho đến nay chưa thực sự phát triển mà mới chỉ đang trong giai đoạn hình thành và hoàn thiện dần Nguyễn Tiến Phong 4 Kiểm toán 46B Đề án môn học Kiểm toán Khoa kế toán 1.2 Khái niệm kiểm toán Kiểm toán là một lĩnh vực còn khá mới mẻ ở Việt Nam, nó thực sự mới xuất hiện và du nhập vào nước ta từ hơn một chục năm cuối thế kỷ XX Do đó hiện nay trong quá trình áp dụng và phát triển kiểm toán, chúng ta vẫn chưa có sự thống nhất chung trong việc hiểu và dùng các khái niệm chuyên ngành đặc biệt đối với thuật ngữ “ Kiểm toán” Tuy nhiên có thể khái quát khái niệm kiểm toán theo ba loại quan điểm chính như sau: - Quan điểm truyền thống về kiểm toán: Theo quan điểm này, kiểm toán được đồng nghĩa với kiểm tra kế toán, một chức năng của bản thân kế toán, một thuộc tính cố hữu của kế toán Nội dung của hoạt động này là rà soát các thong tin từ kế toán đến tổng hợp cân đối kế toán Quan điểm này chỉ phù hợp trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung Trong điều kiện kiểm tra chưa phát triển, nhà nước vừa là chủ sở hữu, vừa là người lãnh đạo trực tiếp nền kinh tế Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường hiện nay, những đối tượng quan tâm đến thông tin kế toán không chỉ có Nhà nước mà còn có các nhà đầu tư, nhà quản lý, khách hang, người lao động… Do đó, công tác kiểm tra cần phải được thực hiện rộng rãi, đa dạng song thật khoa học, khách quan, trung thực, đủ sức thuyết phục và tạo niềm tin cho những người quan tâm Trong điều kiện đó, tách kiểm toán thành một môn khoa học độc lập ra khỏi hoạt động kế toán là một xu hướng phát triển tất yếu của lịch sử - Quan điểm về kiểm toán theo thời điểm phát triển: phát sinh cùng thời với cơ chế thị trường Theo quan điểm đó, “Kiểm toán là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về các bảng khai tài chính của các thực thể kinh Nguyễn Tiến Phong 5 Kiểm toán 46B Đề án môn học Kiểm toán Khoa kế toán tế do các kiểm toán viên độc lập thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực - Quan điểm hiện đại về kiểm toán Theo quan điểm này, kiểm toán bao gồm 4 lĩnh vực: 1 Kiểm toán về thông tin hướng vào việc đánh giá tính trung thực và hợp pháp của các tài liệu (thông tin) làm cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các mối quan hệ về kinh tế và tạo niềm tin cho những người quan tâm đến tài liệu kế toán 2 Kiểm toán tính quy tắc hướng vào việc đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, thể lệ, luật pháp của đơn vị kiểm tra trong quá trình hoạt động 3 Kiểm toán hiệu quả có đối tượng trực tiếp là các yếu tố, các nguồn lực trong từng loại nghiệp vụ kinh doanh: mua bán, sản xuất hay dịch vụ… Kiểm toán loại này giúp ích trực tiếp cho việc hoạch định chính sách và phương hướng, giải pháp cho việc hoàn thiện hoặc cải tổ hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán 4 Kiểm toán hiệu năng được đặc biệt quan tâm ở khu vực công cộng (kể cả các xí nghiệp công và các chương trình đầu tư từ ngân sách Nhà nước) nơi mà lợi ích và hiệu quả không còn giữ nguyên vẹn ý nghĩa của nó như trong nghiệp, nơi mà năng lực quản lý cần được đánh giá toàn diện và bồi bổ thường xuyên nhằm không ngừng nâng cao hiệu năng quản lý của đơn vị kiểm toán Tất nhiên loại kiểm toán này cũng cần và có thể ứng dụng đối với quản lý toàn bộ doanh nghiệp hoặc với từng bộ phận quản lý của mọi đơn vị kiểm toán Nguyễn Tiến Phong 6 Kiểm toán 46B Đề án môn học Kiểm toán Khoa kế toán Các quan điểm nêu trên đều có mặt đúng xét trên khía cạnh nó phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của từng giai đoạn Tuy nhiên để đảm bảo tính thống nhất trong việc sử dụng thuật ngữ và sự đầy đủ, chính xác về mặt ý nghĩa chúng ta có thể đi đến một kết luận như sau: “Kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động cần được kiểm toán bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cở sở hệ thống pháp lý có hiệu lực” (Giáo trình Lý thuyết kiểm toán) 1.3 Khái quát các cách phân loại kiểm toán Để tìm hiểu về một sự việc hay một hiện tượng nào đó ta cần xem xét nó trên các góc độ khác nhau và với mỗi góc độ đó ta có thể phân loại được sự vật, hiện tượng ấy Do vậy khi tìm hiểu về kiểm toán chúng ta có thể phân loại theo một số tiêu thức sau: - Theo đối tượng cụ thể, kiểm toán có thể phân thành kiểm toán (báo cáo) tài chính, kiểm toán nghiệp vụ (hoạt động) và kiểm toán liên kết - Theo lĩnh vực cụ thể của kiểm toán, có thể phân kiểm toán thành kiểm toán thông tin, kiểm toán quy tắc (tuân thủ), kiểm toán hiệu năng và kiểm toán hiệu quả - Theo phương pháp áp dụng trong kiểm toán, có thể phân kiểm toán thành kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ - Theo quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán có thể phân kiểm toán thành nội kiểm và ngoại kiểm Nguyễn Tiến Phong 7 Kiểm toán 46B Đề án môn học Kiểm toán Khoa kế toán - Theo phạm vi tiến hành kiểm toán có thể phân kiểm toán thành kiểm toán toàn diện và kiểm toán chọn điểm (điển hình) - Theo tính chu kỳ của kiểm toán có thể phân kiểm toán thành kiểm toán thường kỳ, kiểm toán định kỳ, kiểm toán bất thường (đột xuất) - Theo quan hệ về thời điểm kiểm toán với thời điểm thực hiện nghiệp vụ, kiểm toán bao gồm kiểm toán trước, kiểm toán hiện hành, kiểm toán sau - Theo quan hệ pháp lý của kiểm toán có thể có kiểm toán bắt buộc và kiểm toán tự nguyện - Theo tổ chức bộ máy kiểm toán, có thể phân kiểm toán thành kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ - Theo tính chất và phạm vi của kiểm toán có thể phân kiểm toán thành kiểm toán ngân sách và tài sản công, kiểm toán dự án và các công trình, kiểm toán các đơn vị dự toán… - V.v… 1.4 Phân loại kiểm toán theo hệ thống bộ máy tổ chức 1.4.1 Kiểm toán Nhà nước 1.4.1.1 Khái niệm Sự hình thành, ra đời và phát triển của kiểm toán Nhà nước gắn liền với sự hình thành, ra đời và phát triển của tài chính công mà chủ yếu là ngân sách nhà nước, xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi của việc kiểm tra, kiểm soát việc chi tiêu ngân sách và công quỹ quốc gia từ phía Nhà nước Do vậy có thể hiểu: “Kiểm toán Nhà nước là hệ thống bộ máy chuyên môn của Nhà nước thực hiện các chức năng kiểm toán tài sản công” Nguyễn Tiến Phong 8 Kiểm toán 46B Đề án môn học Kiểm toán Khoa kế toán 1.4.1.2 Đặc trưng của kiểm toán Nhà nước - Chủ thể kiểm toán: Kiểm toán nhà nước được thực hiện bởi các kiểm toán viên nhà nước Họ là những công chức, viên chức nhà nước làm nghề kiểm toán nên được tuyển chọn và hoạt động do tổ chức kiểm toán nhà nước phân công Đồng thời, họ được xếp vào các ngành bậc chung của công chức (theo tiêu chuẩn cụ thể của từng nước trong từng thời kỳ):  Kiểm toán viên  Kiểm toán viên chính  Kiểm toán viênc cao cấp Chức năng và quyền hạn cụ thể của từng ngành bậc cũng được quy định cụ thể tuỳ theo từng nước song noi chung cũng có sự gần gũi giữa các quốc gia và có mối quan hệ tương ứng với cá chức danh của kiểm toán viên Riêng kiểm toán viên cao cấp thường giữ cương vị lãnh đạo cơ quan kiểm toán nhà nước hoặc là những chuyên gia cao cấp có chức năng và quyền hạn trong kiểm toán, trong tư vấn (kể cả soạn thảo luật pháp) thậm chí trong phán xử (như một quan toà)… tuỳ quy định cụ thể của từng nước - Hiệp hội của các tổ chức kiểm toán viên nhà nước: Đây là hiệp hội do các kiểm toán viên nhà nước tập hợp lại; là tổ chức quốc tế (hoặc khu vực) của tất cả các tổ chức kiểm toán nhà nước khác nhau - Khách thể kiểm toán: Khách thể của kiểm toán nhà nước thường bao gồm tất cả các đơn vị, cá nhân có sử dụng Ngân sách nhà nước (NSNN) như:  Các dự án, công trình do Ngân sách đầu tư  Các doanh nghiệp nhà nước: 100% vốn NSNN Nguyễn Tiến Phong 9 Kiểm toán 46B Đề án môn học Kiểm toán Khoa kế toán  Các xí nghiệp công cộng thuộc sở hữu nhà nước (100% vốn NSNN)  Các cá nhân có nguồn từ NSNN… - Lĩnh vực kiểm toán: Lĩnh vực kiểm toán của kiểm toán nhà nước là kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân thủ Ngoài ra, kiểm toán nhà nước còn tiến hành các cuộc kiểm toán nghiệp vụ nhằm đánh giá và góp phần nâng cao tính kinh tế, tính hiệu lực, tính hiệu quả trong quá trình quản lý, sử dụng NSNN 1.4.1.3 Mô hình của kiểm toán Nhà nước Bộ máy kiểm toán nhà nước là hệ thống tập hợp những viên chức nhà nước để thực hiện chức năng kiểm toán ngân sách và tài sản công Như vậy, trong quan hệ với hệ thống bộ máy nhà nước, kiểm toán nhà nước là một phân hệ thực hiện chức năng kiểm toán Xét trong hệ thống kiểm toán nói chung, kiểm toán nhà nước lại là phân hệ thực hiện chức năng này với một đối tượng cụ thể là tài sản nhà nước trong đó có ngân sách Nhà nước Xét trong quan hệ với kiểm toán viên nhà nước, kiểm toán nhà nước là một hệ thống tập hợp các kiểm toán viên này theo một trật tự xác định… Trong hàng loạt mối liên hệ phức tạp đó đã hình thành những mô hình tổ chức khác nhau tuỳ theo phạm vi các mối liên hệ Trước hết khi xem xét trong quan hệ với bộ máy nhà nước, kiểm toán nhà nước có thể độc lập với hệ thống lập pháp và hệ thống hành pháp hoặc trực thuộc một phía hành pháp hoặc lập pháp Mô hình tổ chức độc lập giữa cơ quan kiểm toán nhà nước với các cơ quan lập pháp và hành pháp (sơ đồ 1.1) được ứng dụng ở hầu hết các nước có Nguyễn Tiến Phong 10 Kiểm toán 46B ... tốn có kiểm tốn bắt buộc kiểm tốn tự nguyện - Theo tổ chức máy kiểm tốn, phân kiểm toán thành kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập kiểm tốn nội - Theo tính chất phạm vi kiểm tốn phân kiểm toán. .. 1.4.2.3 Mơ hình kiểm tốn độc lập Mơ hình kiểm toán độc lập tổ chức kiểm toán viên chuyên nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán dịch vụ khác có liên quan Là tổ chức kinh doanh, đơn vị kiểm toán độc lập... trưng kiểm toán Nhà nước - Chủ thể kiểm toán: Kiểm toán nhà nước thực kiểm toán viên nhà nước Họ công chức, viên chức nhà nước làm nghề kiểm toán nên tuyển chọn hoạt động tổ chức kiểm tốn nhà nước

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan