Kinh Tế Vĩ Mô.docx

25 694 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Kinh Tế Vĩ Mô.docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kinh Tế Vĩ Mô

Trang 1

1 Khái quát chung về độc quyền

1.1 Nguyên nhân dẫn tới độc quyền

+ Chính phủ nhượng quyền khai thác một thị trường nào đó: chính quyền

địa phương có thể nhượng quyền khai thác rác thải cho một công ty nào đóhay nhà nước tạo ra cơ chế độc quyền nhà nước cho một công ty như trườnghợp chính phủ Anh trao độc quyền buôn bán với Ấn độ cho Công ty Đông Ấn.

+ Nếu chi phí vận chuyển quá cao, thị trường có thể bị giới hạn trong một

khu vực địa lý nào đó và nếu trong khu vực đó có một doanh nghiệp cung cấpsản phẩm thì sẽ dẫn đến tình trạng gần như độc quyền

+ Chế độ bản quyền đối với phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ: một

mặt chế độ này khuyến khích những phát minh, sáng chế nhưng mặt khác nótạo cho người nắm giữ bản quyền có thể giữ được vị trí độc quyền trong thờihạn được giữ bản quyền theo quy định của luật pháp

+ Do người sản xuất sở hữu được một nguồn lực rất khan hiếm: điều này

giúp cho người nắm giữ có vị trí gần như độc quyền trên thị trường Một ví dụđiển hình là Nam Phi được sở hữu những mỏ kim cương chiếm phần lớn sảnlượng của thế giới và do đó quốc gia này có vị trí gần như độc quyền trên thịtrường kim cương.

1.2 Độc quyền là gì ?

Độc quyền, cơ bản được hiểu là sự chi phối thị trường của một hay nhiềucông ty, hoặc một tổ chức kinh tế nào đó về một loại sản phẩm trên một đoạnthị trường nhất định.

Trong nền kinh tế, các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá luôn muốn tựmình quyết định đến việc sản xuất và tiêu thụ hàng hoá - dịch vụ của mình.

Trang 2

Nhưng cạnh tranh trên thị trường đã không cho phép họ làm như vậy Do đócác doanh nghiệp luôn muốn xoá bỏ cạnh tranh và độc quyền đã ra đời để đápứng yêu cầu của họ Độc quyền trong kinh doanh là việc một hay nhiều tậpđoàn kinh tế với những điều kiện kinh tế chính trị, xã hội nhất định khống chếthị trường sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá dịch vụ.

Trong kinh tế học, độc quyền là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất mộtngười bán và sản xuất ra sản phẩm, không có sản phẩm thay thế gần gũi.

Tiếng Anh là monopoly Từ này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp monos nghĩa làmột và polein nghĩa là bán Đây là một trong những dạng của thất bại thị

trường, là trường hợp cực đoan của thị trường thiếu tính cạnh tranh.

Mặc dù trên thực tế hầu như không thể tìm được trường hợp đáp ứng hoànhảo hai tiêu chuẩn của độc quyền và do đó độc quyền thuần túy có thể coi làkhông tồn tại nhưng những dạng độc quyền không thuần túy vẫn tồn tại và đềudẫn đến sự phi hiệu quả của lợi ích xã hội

1.3 Đặc điểm của độc quyền

Có nhiều cách phân chia độc quyền Độc quyền được phân loại theo nhiềutiêu thức: mức độ độc quyền, nguyên nhân của độc quyền, cấu trúc của độcquyền nhưng cách phân chia các loại độc quyền dựa vào nguyên nhân gây rađộc quyền là cách chia phổ biến Theo tiêu chí này, độc quyền được chia làm:

+ Độc quyền về tài nguyên chiến lược+ Độc quyền về bằng phát minh, sáng chế+ Độc quyền do luật định

+ Độc quyền tự nhiên

Trang 3

Những dạng độc quyền trên tồn tại trong bất cứ quốc gia nào và các quốcgia trên thế giới khó có thể tránh khỏi dù độc quyền là mặt trái của nền kinh tếnhưng xã hội bắt buộc phải chấp nhận.

Dù trong nền kinh tế độc quyền, công ty độc quyền hoàn toàn tự do trongviệc quyết định giá Tuy nhiên nó vẫn bị giới hạn trong sức mạnh chi phối củathị trường.

2 Tác động của độc quyền đối với nền kinh tế

2.1 Sự tác động của độc quyền

Độc quyền được coi như là mặt trái của kinh tế thị trường Nó đứng trênmọi công bằng của nền kinh tế, làm hạn chế rất nhiều đối với cạnh tranh vàphát triển kinh tế Độc quyền gây ra mức giá cao hơn và lượng cung trên thịtrường ít hơn so với giá và lượng cung va lượng cung trên thị trường bìnhthường Vì thế người tiêu dùng thường chỉ trích và không thích thị trường này.Độc quyền chính là rào cản sự cạnh tranh dẫn tới phát triển, nó triệt tiêumọi sự cố gắng vươn lên, triệt tiêu mọi sự đổi mới sáng tạo Chừng nào còn cóđộc quyền thì còn có sự áp đặt, và chúng ta đang phải cố gắng để thoát khỏi sựáp đặt đó Độc quyền thường dẫn đến xu hướng “cửa quyền”, bạo lực và trongmột số trường hợp nó cản trở sự phát triển của khoa học kĩ thuật, làm chậmthậm chí lãng phí các nguồn lực xã hội Bởi lẽ với thế độc quyền các doanhnghiệp sản xuất không cần quan tâm đến việc cải tiến máy móc kĩ thuật,không cần tìm cách nâng cao năng suất lao động mà vẫn thu được lợi nhuậncao nhờ vào độc quyền mua và độc quyền bán Độc quyền là sự thống trị tuyệtđối trong lưu thông và sản xuất nên dễ nảy sinh giá cả độc quyền, giá cả lũngđoạn cao, Do vậy, sự phục vụ của người tiêu dùng nói riêng và cho xã hội

Trang 4

nói chung là kém hiệu quả hơn so với cạnh tranh tự do Trong nhiều trườnghợp độc quyền áp đặt sự tiêu dùng làm cho xã hội Chính do cung cách ấy màđộc quyền thường làm cho xã hội luôn luôn ở tình trạng khan hiếm hàng hoá,sản xuất không đáp ứng được nhu cầu ảnh hưởng đến nhịp độ tăng trưởngkinh tế Vì thế có thể nói, độc quyền hình thành biểu hiện sự thất bại của thịtrường.

Dưới chế độ định giá độc quyền, các doanh nghiệp độc quyền vì lợi íchriêng có thể gây ra thiệt hại cho xã hội khi đưa ra mức giá quá cao hoặc sảnxuất ra một sản lượng quá ít không đủ đáp ứng cho nhu cầu của thị trường Dođó chính phủ phải tốn nhiều kinh phí để can thiệp vào thị trường thông quacác chính sách, quy định dành cho danh nghiệp độc quyền.

Độc quyền gây ra trở ngại cho việc sử dụng lao động, kỹ thuật, sử dụngkhông hiệu quả tối đa các nguồn lực từ đó dẫn đến không đạt hiệu quả sảnxuất Do đó người ta coi độc quyền như mặt trái của quy luật thị trường Nósẽ sử dụng không hết năng suất sản xuất và làm giảm thặng dư tiêu dùng dogiá bàn độc quyền cao hơn giá cạnh tranh và sản lượng độc quyền nhỏ hơn sảnlượng cạnh tranh Ngoài ra, trong nền kinh tế độc quyền, thị trường hoạt độngkém hiệu quả hơn so với thị trường cạnh tranh hoàn toàn vì các công ty khôngluôn thiết lập quy mô sản xuất tối ưu nên chi phí sản xuất cao hơn so với thịtrường cạnh tranh hoàn toàn Lợi nhuận chỉ tập trung vào một số ít người, tàosự chênh lệch thu nhập ngày càng lớn giữa các thành phần dân cư.

Ví dụ như trong độc quyền tự nhiên, do chi phí sản xuất ra một đơn vị sảnphẩm giảm dần theo quy mô nên chi phí biên của doanh nghiệp độc quyền cóxu hướng giảm và luôn thấp hơn chi phí sản xuất trung bình Cũng do tối đahóa lợi nhuận, doanh nghiệp độc quyền sẽ cung ứng sản phẩm sao cho doanh

Trang 5

hơn so với trạng thái cân bằng của thị trường cạnh tranh khi mà giá bán haylợi ích biên bằng chi phí biên Lúc này hàng hóa sẽ khan hiếm, người dân phảichịu mức giá cao hơn so với thị trường cạnh tranh, từ đó gây tổn thất phúc lợixã hội.

Song song với quá trình tồn tại độc quyền, do muốn tối đa hóa lợi nhuậnnên doanh nghiệp độc quyền sẽ sản xuất hàng hóa ở mức sản lượng mà tại đó

chi phí biên bằng với doanh thu biên thay vì sản xuất ở mức sản lượng mà ở

đó giá sản phẩm bằng chi phí biên như trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo

(cân bằng cung cầu).

Khác với thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nơi mà giá bán sản phẩm khôngphụ thuộc vào số lượng sản phẩm do một doanh nghiệp sản xuất ra, trong tìnhtrạng độc quyền giá bán sẽ giảm xuống khi doanh nghiệp độc quyền tăng sảnlượng Vì thế doanh thu biên sẽ nhỏ hơn giá bán sản phẩm và cứ một đơn vịsản phẩm sản xuất thêm doanh nghiệp độc quyền sẽ thu thêm được một khoảntiền nhỏ hơn giá bán sản phẩm đó Điều này có nghĩa là nếu cứ sản xuất thêmsản phẩm thì doanh thu thu thêm được không đủ bù đắp tổn thất do giá báncủa tất cả sản phẩm giảm xuống Mặt khác, nếu áp dụng nguyên tắc biên củatính hiệu quả nghĩa là sản xuất sẽ đạt hiệu quả khi lợi ích biên bằng chi phíbiên, tất nhiên lợi ích biên và chi phí biên ở đây xét trên góc độ xã hội chứkhông phải đối với doanh nghiệp độc quyền ta thấy rằng: ở mức sản lượng màdoanh nghiệp độc quyền sản xuất thì lợi ích biên (chính là đường cầu) lớn hơnchi phí biên đồng nghĩa với tình trạng không hiệu quả Tóm lại, doanh nghiệpđộc quyền sẽ sản xuất ở sản lượng thấp hơn và bán với giá cao hơn so với thịtrường cạnh tranh Tổn thất mà xã hội phải gánh chịu do sản lượng giảm súttrừ đi tổng chi phí biên để sản xuất ra phần sản lượng đáng lẽ nên được sảnxuất ra thêm đó chính là tổn thất do độc quyền

Trang 6

2.2 Thực trạng độc quyền ở Việt Nam

Một nghịch lý đang diễn ra là các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược trongnước chịu sự kiểm soát chặt của cơ quan quản lý nhà nước nhưng chưa thểkiểm soát giá cả thuốc của các cơ sở sản xuất, kinh doanh Bản thân các cơquan quản lý muốn công bố giá trần thuốc để minh bạch đấu thầu giá nhưngvẫn không thể Giá một loại số loại thuốc nhập khẩu, thuốc biệt dược, thuốcchuyên dụng tăng cao, có loại lên đến 150% - 300% so với giá gốc.

Việc quản lý giá thuốc tại các cơ sở bệnh viện công lập bằng phương phápđấu thầu đã được thực hiện từ năm 2006 Qua 4 năm triển khai, áp dụng giáthuốc cạnh tranh không thấy đâu, chỉ lộ ra nhiều bất cập Bệnh nhân vẫn phảimua thuốc giá cao, giá thuốc vẫn lũy tiến theo từng tháng Một câu hỏi đượcđặt ra là “Đến bao giờ, các cơ quan chức năng mới có sự chủ động về giáthuốc, tránh sự lệ thuộc từ bên ngoài? Đến bao giờ, người bệnh mới được muagiá thuốc không độc quyền?”

Theo quy định của Bộ Y tế và Bộ Tài chính, các nguồn thuốc khi cung cấpvào các cơ sở y tế công lập bắt buộc phải qua công tác đấu thầu Giá các mặthàng thuốc trong gói đấu thầu không được cao hơn giá tối đa của các mặt hàngthuốc đó được công bố tại thời điểm gần nhất của Bộ Y tế Trong trường hợp,những mặt hàng thuốc chưa được công bố giá tối đa, khi xây dựng kế hoạchđấu thầu, các đơn vị phải tham khảo giá những mặt hàng thuốc đã trúng thầutrong vòng 12 tháng trước của các cơ sở y tế công lập do Cục Quản lý DượcViệt Nam cập nhật và thông báo trên trang thông tin điện tử của ngành y tế.Bởi doanh số bán thuốc của bệnh viện chiếm tới 70% thị phần bán lẻ nên vớinhững quy định như vậy, Bộ Y tế hi vọng sớm đưa được thuốc trị bệnh vào

Trang 7

guồng quản lý, hi vọng kéo được giá thuốc xuống chống dược tình trạng độcquyền về giá thuốc.

Thế nhưng, qua những đợt thanh kiểm tra của Bộ Y tế cho thấy, giá thuốctrong nhiều bệnh viện bán giá cao hơn giá bán lẻ bên ngoài Các lượt thuốctăng giá vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn so với mặt hàng giảm giá Theo Hiệp hộikinh doanh dược Việt Nam, vào tháng 10, khi tiến hành khảo sát 7390 lượtmặt hàng, bao gồm cả thuốc nội và thuốc nhập ngoại, có 7 lượt mặt hàngthuốc ngoại tăng giá, chiếm tỉ lệ chưa đầy 0,1%, tỉ lệ tăng trung bình 5,0%(ngoài ra có 13 lượt mặt hàng giảm giá chiếm tỉ lệ 0,14% với tỉ lệ giảm trungbình khoảng 4,3%) Với thuốc sản xuất trong nước: có 37 lượt mặt hàng tănggiá, chiếm tỉ lệ 0,40% so với tổng số lượt mặt hàng khảo sát, mức tăng trungbình 3,8% và 11 lượt mặt hàng giảm giá chiếm tỉ lệ 0,12%.

Một nghịch lý đang diễn ra là các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược trongnước chịu sự kiểm soát chặt của cơ quan quản lý nhà nước nhưng chưa thểkiểm soát giá cả thuốc của các cơ sở sản xuất, kinh doanh Bản thân các cơquan quản lý muốn công bố giá trần thuốc để minh bạch đấu thầu giá nhưngvẫn không thể Giá một loại số loại thuốc nhập khẩu, thuốc biệt dược, thuốcchuyên dụng tăng cao, có loại lên đến 150% – 300% so với giá gốc.

Đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bà Nguyễn Thị Kim Phượng, chorằng, tổng chi cho y tế của Việt Nam hiện ngang bằng với các nước thu nhậptrung bình cao và Việt Nam đang đối mặt với sự gia tăng chi phí y tế, đối vớicả hộ gia đình và nhà nước Chi phí y tế cao nhưng hiệu quả thấp Không chỉquỹ BHYT mà hộ gia đình phải gánh chịu khoảng 20% chi phí bất hợp lý từviệc cung ứng các dịch vụ không cần thiết, giá thuốc không hợp lý và sử dụngthuốc không hợp lý.

Trang 8

Việc đấu thầu giá thuốc đã thật sự không mang lại những hiệu quả nhưmong muốn Lý do được bộ Y Tế cho rằng, trên thị trường đang lưu hànhkhoảng 22.000 mặt hàng thuốc với trên 1500 hợp chất, mỗi loại hợp chất cónhiều chủng loại, hàm lượng quy cách đóng gói, nhà sản xuất, nơi sản xuấtkhác nhau nên việc xác định mức giá tối đa cho tất cả các mặt hàng trên thựcchất là rất khó khả thi Trong thực tế, có những loại thuốc giống nhau, nồng độnhư nhau, nhưng thuốc nhập ngoại sẽ đắt hơn thuốc nội sản xuất Nếu CụcQuản lý dược công bố giá thì các doanh nghiệp trong nước sẽ đẩy giá củamình lên cao dù chi phí rất thấp Việc này dẫn tới, các bệnh viện không muađược giá đúng Còn nếu công bố mức giá cao nhất đã trúng thầu để làm cơ sởgiá tối đa thì cũng không có ý nghĩa, cơ chế công bố giá tối đa có thể dẫn tớităng giá thuốc đồng loạt trên thị trường Vậy, câu hỏi đặt ra, quyền định giáthuốc đang của cơ quan nào?

Theo khẳng định của nhiều chuyên gia, muốn quản lý minh bạch thì nênmời các chuyên gia độc lập tham gia xây dựng giá trần, chuyển quản lý giáthuốc sang Bộ Tài chính, nghiên cứu việc đấu thầu thuốc tập trung, triển khaithí điểm trước tại một số tỉnh Đây là cách chống độc quyền về giá thuốc.

Theo thừa nhận của Bộ Y Tế, Bộ vẫn gặp nhiều vướng mắc trong việcquản lý giá thuốc Hiện nay, Bộ đang tính toán tới cơ chế không công bố giátrần mà công bố thặng số bán buôn tối đa đối với các thuốc do ngân sách vàBHYT chi trả, chọn lọc một số loại thuốc có tỷ trọng tần suất cao trong điềutrị

Ngành điện là một ngành kinh doanh dịch vụ, mà đã là dịch vụ thì phải cóchú ý quan tâm , chăm sóc khách hàng Nhưng thật ngược đời, khách hàngphải đi lo "chăm sóc" ngành điện thì mới có cơ hy vọng được cấp điện ổn

Trang 9

định, đây mới chỉ là ổn định thôi, chứ chưa nói tới việc nguồn điện có đảmbảo chất lượng hay không

Việt Nam chúng ta đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, một nềnkinh tế của những sự cạnh tranh và sự đề cao chất lượng phục vụ khách hàng.Ngành điện Việt Nam ỷ thế độc quyền, coi thường khách hàng như hiện nay làmột hiện tượng không thể chấp nhận được Đã đến lúc chúng ta phải có mộtsự xem xét lại tư cách độc quyền kinh doanh điện.

Trao đổi về việc tăng giá điện, nhiều ý kiến cho rằng không nên tănggiá điện trong lúc nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn và nếu tăng từ 8-9,8%vẫn là quá cao

Thông tin về việc sẽ tăng giá điện trong năm 2011 khiến nhiều người dânlo lắng Rất nhiều ý kiến cho rằng không nên tăng giá điện trong thời buổi lạmphát vì sẽ kéo theo giá rất nhiều mặt hàng khác tăng theo, gây khó khăn chocuộc sống của người dân

Trong tình hình kinh tế hiện nay, mục tiêu là kích cầu Chính phủ đã tungra những khoản tiền để giúp kích cầu cho nền kinh tế Nhưng việc tăng giáđiện có tác dụng ngược lại chính sách trên Việc tăng giá điện như thế có thểlàm cho cầu đầu tư giảm sút trầm trọng.

Nếu tăng giá điện phải đảm bảo chất lượng điện Tuy nhiên, chất lượngdịch vụ của ngành điện lại kém, vào những thời gian cao điểm như mùa hè,dân và doanh nghiệp vẫn phải chịu thiếu điện, bị cắt điện luân phiên gây thiệthại cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, gây khó khăn cho đời sống Điều nàythể hiện việc tái đầu tư của ngành điện rất kém và cũng thể hiện sự độc quyền,thiếu tính cạnh tranh trong lĩnh vực này

Trang 10

Nếu coi người sử dụng điện là khách hàng và phải chịu mua điện theo giácả thị trường thì họ được quyền yêu cầu người bán cung cấp dịch vụ tốt nhất,được quyền lựa chọn nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt nhất Tuy nhiên,việc này là không thể có, vì chúng ta chỉ có một đơn vị duy nhất cung cấp điệncho cả nước và khách hàng không bao giờ có cơ hội lựa chọn.

Tăng giá điện thì cũng là việc cần thiết nhưng trong tình hình kinh tế đượcdự báo là khó khăn trong năm nay thì liệu đã phù hợp chưa? Đó là một vấn đềđáng quan tâm, đặc biệt là các tầng lớp nhân dân có mức sống còn thấp nhưnglại chính là những tầng lớp rất "nhạy cảm" với những biến động của thị trườngbởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống thường ngày của họ

Chưa biết tình hình năm nay thế nào nhưng nếu nghe đến việc tăng giá bấtcứ cái gì chắc hẳn họ sẽ không khỏi giật mình Nguyên nhân đơn giản bởingay việc trả một lượng tiền điện sinh hoạt hàng tháng cũng đã cần phải tínhtoán bởi nó chiếm một khoản thu nhập nhất định của họ Đấy là chưa kể hàngloạt các mặt hàng khác sẽ tăng giá và đời sống của họ sẽ càng vất vả, khó khănhơn

Một ví dụ nữa đó là các sinh viên ở trọ, hiện nay tại Hà Nội, sinh viên ởtrọ đã phải trả tiền điện với mức giá 2.500đ/1 số điện Nếu tăng giá điện, cácchủ nhà trọ sẽ còn thu của sinh viên với mức giá như thế nào Hơn nữa, cùngvới tăng giá điện, các mặt hàng tiêu dùng cũng sẽ theo đó tăng lên càng làmcho đời sống vốn đắt đỏ nơi thị thành trở nên khó khăn hơn đặc biệt đối vớimột bộ phận không nhỏ sinh viên từ nông thôn Còn không ít ví dụ khác

nhưng đó là 2 ví dụ dễ thấy nhất"

Bắt đầu từ tháng 7/2011, thị trường phát điện cạnh tranh sẽ chính thứcđược vận hành thí điểm, mở đầu cho việc tiến tới thị trường điện cạnh tranhhoàn chỉnh vào năm 2022

Trang 11

Kỳ vọng của người tiêu dùng là thông qua cạnh tranh, giá điện và chấtlượng phục vụ sẽ theo hướng có lợi cho khách hàng Còn với nhà đầu tư, việctiến hành theo cơ chế thị trường, có sự cạnh tranh bình đẳng cũng là cơ hộicho họ “chen chân” vào lĩnh vực vốn từ trước tới nay vẫn được cho là độcquyền của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Trước đây, không phải tự nhiên mà ngành điện được xem là độc quyền “tựnhiên” Nó độc quyền “tự nhiên” bởi ôm cả ba khâu phát điện, truyền tải vàphân phối cùng ở trong một công ty mẹ là EVN Tuy nhiên, đến nay ngànhđiện đã nảy sinh nhiều bất cập, do vậy nên mới có chủ trương thị trường hóa.Để đầu tư một dự án hay một nhà máy điện lớn thường phải tốn từ 300-500triệu USD Với số vốn trên, ngay các doanh nghiệp tư nhân lớn của Việt Namcũng không đủ tiền để đầu tư một dự án điện Do đó, giả dụ chúng ta có “thả”ra từ những năm trước thì chưa chắc họ đã làm được.

Chính vì vậy, việc hô hào cạnh tranh để tiến đến cạnh tranh bán buôn,cạnh tranh bán lẻ là cả một quá trình dài Vấn đề là làm sao để người tiêu dùngđược hưởng một mức giá hợp lý, và không để một doanh nghiệp nào độcquyền thao túng thị trường, đẩy giá lên Điều này đồng nghĩa nếu việc đầu tưvào ngành điện gặp rào cản về vốn, tức là dù có cho phép cạnh tranh thì EVNvẫn là “anh cả” với nhiều lợi thế và đặc quyền vượt trội?

Thực ra, EVN cũng đã phải tính đến việc không sớm thì muộn thị trườngđiện cũng phải vận hành theo cơ chế thị trường Chính vì vậy, họ cũng đãthành lập ban thị trường điện từ mấy năm nay để lo chuyện này Bên cạnh đó,chúng ta còn có Cục Điều tiết điện lực nữa nên rõ ràng mục tiêu xóa độcquyền là khá rõ ràng.

Trang 12

Hiện tại chúng ta đang bắt đầu triển khai giai đoạn cạnh tranh phát điện,đồng thời cũng đã tách độc lập khối truyền tải và cho thành lập các tổng côngty phân phối, tổng công ty phát điện…

Đặc biệt, Chính phủ cũng đã có chỉ đạo yêu cầu EVN phải tái cơ cấunhằm nâng cao hiệu quả của tập đoàn này và đưa ngành điện phát triển bềnvững, ổn định thì những quan ngại về hai chữ “độc quyền” sẽ theo đó mà giảmđi nhiều.

Tuy nhiên, trong việc chống độc quyền, vẫn còn một số hạn chế, bất cập.Hạn chế, bất cập còn thể hiện trên hai mặt Một mặt, một số lĩnh vực còn độcquyền, như điện, than, xuất bản sách giáo khoa, trong đó đáng lưu ý là điệnvà sách giáo khoa Điện tuy đã có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp hơn(ngoài Tổng công ty điện lực), nhưng cũng vẫn chỉ là những doanh nghiệp nhànước và vẫn chỉ là lĩnh vực sản xuất điện Đây là một trong những nguyênnhân quan trọng làm cho điện sản xuất tuy tăng với tốc độ khá, nhưng vẫn cònmất cân đối so với yêu cầu sử dụng, hiện đang là "nút cổ chai" của nền kinh tế.

Độc quyền định giá xăng dầu

Tại Việt Nam, kinh tế thị trường đã vận hành từ hơn 20 năm nay Thếnhưng đến tận bây giờ sự độc quyền thời bao cấp trong một số lĩnh vực vẫncòn duy trì, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu Luật cạnh tranh hiệnnay vẫn chưa phát huy tác dụng trong việc chống độc quyền.

Hiện nay có 11 đơn vị đầu mối tham gia kinh doanh xăng dầu Con số nàyai cũng tưởng rằng nhà nước đã xóa bỏ độc quyền trong ngành xăng dầu, thực

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:33

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan