TÌNH HÌNH THỰC HIỆN SẢN LƯỢNG CỦA CẢNG CẦN THƠ NĂM 2005

32 239 0
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN SẢN LƯỢNG CỦA CẢNG CẦN THƠ NĂM 2005

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN SẢN LƯỢNG CỦA CẢNG CẦN THƠ NĂM 2005-2007 4.1. Đánh giá chung tình hình thực hiện sản lượng của Cảng Cần Thơ năm 2005-2007 4.1.1. Đánh giá chung kết quả sản xuất kinh doanh về sản lượng của Cảng Cần Thơ năm 2005 - 2007 Bảng 4: BẢNG BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN SẢN LƯỢNG CỦA CẢNG CẦN THƠ NĂM 2005 -2007 S T T Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện năm 2005 Thực hiện năm 2006 Thực hiện năm 2007 1 Sản lượng thông qua Tấn 879.386 875.531 1.305.952 2 Sản lượng xếp dỡ Tấn 1.082.532 1.075.118 1.606.548 3 Sản lượng chuyển thẳng Tấn 768.944 781.046 1.150.492 4 Sản lượng lưu kho bãi Tấn 143.085 147.432 236.831 ( Nguồn: Phòng kế hoạch và đầu tư) Bảng 5: BẢNG SO SÁNH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN SẢN LƯỢNG CỦA CẢNG CẦN THƠ NĂM 2005 - 2007 1 1 S T T CHỈ TIÊU Chênh lệch năm 2006 so với năm 2005 Chênh lệch năm 2007 so với năm 2006 (Tấn) (%) (Tấn) (%) 1 Sản lượng thông qua -3.855 -0,44 430.421 49,16 2 Sản lượng xếp dỡ -7.414 -0,68 531.430 49,43 3 Sản lượng chuyển thẳng 12.102 1,57 369.446 47,3 4 Sản lượng lưu kho bãi 4.347 3,04 89.399 60,64 4.1.2. Đánh giá chung về từng chỉ tiêu. Sản lượng thông qua Sản lượng hàng hóa thông qua năm 2007: thực hiện 1.305.952 tấn đạt 131% kế hoạch năm 2007, so với năm 2006 đạt 149,16%, tăng 49,16% số tuyệt đối là tăng 430.421 tấn. Nguyên nhân sản lượng hàng hoá thông qua năm 2007 tăng khá cao so với năm 2006 nguyên nhân là do sản lượng gạo xuất ngoại tuy có giảm nhưng bù lại năm 2007 sản lượng cát xuất khẩu và gỗ tràm xuất khẩu tăng mạnh, mặt khác tuy sản lượng lương thực xuất ngoại giảm nhưng sản lượng lượng lương thực xuất nội tăng đáng kể so với năm 2006 do áp dụng chính sách của nhà nước để đảm bảo an toàn lương thực trong cả nước. Mặt khác các hàng hoá nhập nội xề sắt thép, than đá và clinker cũng tăng mạnh do năm 2007 là năm có nhiều dự án, công trình sẽ và đang khởi công xây dựng, nhu cầu về xây dựng để đáp ứng cơ sở hạ tầng, cơ sở hợp tác đầu tư trong thời kỳ hội nhập như hiện nay. Sản lượng hàng hoá năm 2006 so với năm 2005 đạt 99,56% giảm 0,44%, số tuyệt đối là giảm 3.855 tấn. Nguyên nhân là do thời tiết lũ lụt, dịch bệnh trên lúa nên sản lượng gạo sản xuất ra bị giảm dẫn đến sản lượng gạo xuất ngoại và xuất nội giảm, ngoài ra mặt hàng thức ăn gia súc cũng giảm. Năm 2006 hàng hoá nhập ngoại clinker giảm mạnh đây là một trong những nguyên nhân là cho lượng hàng hoá trong năm 2006 giảm so với năm 2005. 2 2 Tuy nhiên, nhu cầu vận chuyển hàng hoá của đồng bằng sông Cửu Long ngày càng tăng, nhưng thật sự hệ thống cảng biển của đồng bằng sông Cửu Long chưa thể đáp ứng được nhu cầu vận chuyển này, các cảng không hoạt động hết công suất và Cảng Cần Thơ cũng vậy do nhiều yếu tố khác nhau nhưng luồng vào cảng là một yếu tố rất quan trọng. Năm 2007 khối lượng hàng hóa vận chuyển thông qua cảng của đồng bằng sông Cửu Long khoảng 10 triệu tấn/năm. Với khối lượng lớn như vậy, nhưng vùng này chỉ có 12 cảng biển và mới đảm nhận được khoảng 30% nhu cầu hàng hóa của khu vực (nguồn: báo Cần Thơ). Với khoảng 30% nhu cầu hàng hoá của khu vực thì sản lượng hàng hoá vận chuyển thông qua cảng là khoảng 3 triệu tấn trong đó Cảng Cần Thơ đã vận chuyển được 1.305.952 tấn chiếm khoảng 45,53%, cảng Mỹ Thới là 936.026 tấn chiếm khoảng 31,2 %, cảng Mỹ Tho 317.735 tấn chiếm khoảng 10,59 % , cảng Vĩnh Long 187.000 tấn chiếm khoảng 6,23 %, các cảng còn lại tại đồng bằng sông Cửu Long chiếm khoảng 8,45 %. Bảng 6: BẢNG ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN SẢN LƯỢNG CỦA CẢNG CẦN THƠ SO VỚI CÁC CẢNG TRONG KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2007 STT Tên cảng Sản lượng (tấn) Tỷ trọng (%) 1 Cảng Cần Thơ 1.305.952 43,53 2 Cảng Mỹ Thới 936.026 31,20 3 Cảng Mỹ Tho 317.735 10,59 4 Cảng Vĩnh Long 187.000 6,23 5 Cảng khác 253.251 8,45 Tổng sản lượng 3.000.000 100 Biểu đồ thực hiện sản lượng của các cảng đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Cửu Long có 3 cảng đầu mối là Cảng Cần Thơ, Cảng Mỹ Thới và Cảng Mỹ Tho trong đó Cảng Cần Thơ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng hàng hoá thông qua các cảng ở đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên hầu hết các cảng đều 3 3 không hoạt động hết công suất do luồng vào không đảm bảo cho tàu có trọng tải lớn ra vào. Các cảng ở đồng bằng sông Cửu Long chỉ có thể đáp ứng được khoảng 30% tổng sản lượng hàng hoá có nhu cầu thông qua cảng như vậy là quá thấp trong khi đó cảng không hoạt động hết công suất. Khoảng 70% lượng hàng hoá xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long phải qua các cảng ở thành phố Hồ Chí Minh trước khi ra ngoài . Điều này không những làm cho tăng thời gian, giá thành, giao thông thành phố quá tải, mà còn làm giảm chất lượng cũng như giảm tính cạnh tranh của hàng hoá đồng bằng sông Cửu Long bởi vì chi phí vận chuyển lên thành phố Hồ Chí Minh rồi mới xuất đi có khi lên đến 200 USD/tấn. Năng lực của cảng Cần Thơ là không nhỏ nhưng khó hấp dẫn các chủ hàng và chủ tàu bởi sự hạn chế về độ sâu của cửa Định An. Việc khai thông luồng vào cảng ở đồng bằng sông Cửu Long không những giúp cho các cảng hoạt động hết công suất tránh lãng phí trong việc đầu tư có sở hạ tầng cho các cảng, ngoài ra còn giảm áp lực cho Cảng Sài Gòn, giao thông thành phố thông thoáng hơn và nhất là nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường thế giới điều này đặc biệt quan trọng nhất là khi nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Hệ thống giao thông vận tải đường thuỷ nhất là cảng biển hoạt động tốt cũng góp phần vào việc khẳng định vị trí của Việt Nam trên thị trường thế giới. Sản lượng xếp dỡ: Sản lượng xếp dỡ bằng sản lượng thông qua cộng với sản lượng bốc xếp hàng hoá từ kho bãi lên phương tiện của khách hàng và từ phương tịên của khách hàng xuống kho bãi của cảng nên sản lượng hàng hoá xếp dỡ phụ thuộc nhiều vào sản lượng hàng hoá thông qua. Sản lượng hàng hoá thông qua tăng nên sản lượng hàng hoá xếp dỡ cũng tăng theo ngược lại sản lượng hàng hoá thông qua giảm sẽ dẫn đến sản lượng hàng hoá xếp dỡ cũng giảm theo, sản lượng hàng hoá xếp dỡ năm 2006 so với năm 2005 đạt 99,32% giảm 0.68% số tuyệt đối là giảm 7.414 tấn. Sản lượng hàng hoá xếp dỡ năm 2007 so với năm 2006 đạt 149,43% tăng 49,43 %, số tuyệt đối là tăng 531.430 tấn. Tuy sản lượng hàng hoá xếp dỡ tăng mạnh trong năm 2007 so với năm 2006, tuy nhiên Cảng Cần Thơ vẫn chưa thực sự hoạt động hết công suất thiết kế. Trong khi 4 4 năng suất xếp dỡ của Cảng Cần Thơ cơ thể xếp dỡ được 2.187.500 tấn năm 2007 tuy nhiên trong năm 2007 Cảng Cần Thơ chỉ xếp dỡ được 1.606.548 tấn, cảng Cần Thơ chỉ đạt được 73,44 % công suất thiết kế. Nguyên nhân là do luồng vào Cảng Cần Thơ chưa được khai thông nên không thu hút được nhiều chủ hàng, chủ tàu cập cảng. Sản lượng chuyển thẳng Sản lượng chuyển thẳng năm 2006 so với năm 2005 đạt 101,57 % tăng 1,57 % số tuyệt đối là tăng 12,102 tấn. Sản lượng chuyển thẳng năm 2007 so với năm 2006 đạt 147,3 % tăng 47,3 % số tuyệt đối là tăng 366.446 tấn. Nguyên nhân là do lượt tàu ra vào cảng ngày càng tăng, cụ thể số lượt tàu ra vào cảng năm 2007 là 1420 lượt phương tiện, so với cùng kỳ năm 2006 đạt 125% tăng 25%. Trong đó: Tàu nội: 160 lượt so với năm 2006 đạt 182% Tàu ngoại: 111 lượt so với năm 2006 đạt 156% Ghe và sà lan: 1149 lượt so với năm 2006 đạt 117% Tất cả các lượt tàu ghé vào cảng đều tăng đáng kể điều này cho thấy thương hiệu Cảng Cần Thơ ngày càng có uy tín trong nước và quốc tế, được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm và đặt niềm tin thực sự. Tuy Cảng Cần Thơ chưa thực sự hoạt động hết công suất và khả năng trang bị hiệncủa cảng do các tác động bên ngoài đặt biệt là luồng cửa Định An ngày càng bị bồi lắng, luồng bị cạn, nhà nước có đầu tư nạo vét nhưng thực sự không hiệu quả bởi cửa Định An bị bồi lắng bởi dòng sông Hậu. Do đó luồng lạch chưa đảm bảo an toàn cho tàu bè ra vào cảng, luồng thực sự không ổn định, theo thông báo của hàng hải đôi khi cốt luồng chỉ đạt 2,5 m thì gây tâm lý trở ngại cho các hãng tàu, thực tế Cảng Cần Thơ hiện nay chỉ tiếp nhận tàu có mớn nước dưới 7 m. Nhưng đây là một dấu hiệu đáng mừng để Cảng Cần Thơ có thể phát huy khả năng thực sự của mình khi luồng vào cảng được khai thông. Sản lượng lưu kho bãi Sản lượng lưu kho bãi năm 2006 đạt 103,04 % tăng 3,04 %, số tuyệt đối là tăng 4.347 tấn so với năm 2005. Nguyên nhân là do năm 2006 tuy sản lượng nhập kho 5 5 thấp hơn năm 2005 nhưng sản lượng tồn kho cao hơn so với năm 2005 nên sản lượng hàng hóa tồn kho năm 2006 tăng nhẹ so với năm 2005 Sản lượng lưu kho bãi năm 2007 đạt 160,64 % tăng 60,64 % so với năm 2006, số tuyệt đối là tăng 89.399 tấn. Nguyên nhân là do trong năm 2007 phòng giao nhận kho hàng thực hiện việc kiểm đếm giao nhận hàng hoá đầy đủ, chính xác, không có xảy ra nhầm lẫn, thiếu hụt hay mất mát hàng hoá, luôn luôn cải tiến để sắp xếp điều động để cán bộ kiểm đếm làm việc có hiệu quả. Mặt khác hàng hóa lưu kho bãi được bảo quản tốt, việc giao nhận kiểm đếm hàng hoá trong kho và bãi luôn đầy đủ chính xác, kịp thời, sắp xếp hàng hóa thứ tự ngăn nắp và khoa học đảm bảo tốt công tác giao nhận và đảm bảo an toàn hàng hoá nên uy tín cũng như thương hiệu của Cảng Cần Thơ ngày càng được nâng cao hơn, sản lượng hàng hoá lưu kho bãi ngày càng nhiều hơn. Sản lượng hàng hoá nhập kho năm 2007 tăng mạnh hơn năm 2006 và lượng hàng hoá tồn kho cũng cao hơn lượng hàng lượng hàng hoá tồn kho năm 2006. Do vậy lượng hàng hoá lưu kho năm 2007 tăng mạnh so với năm 2006. Điều này cho thấy kho bãi của Cảng Cần Thơ được quản lý và khai thác tương đối tốt toàn bộ diện tích. 4.2. Phân tích tình hình thực hiện sản lượng của Cảng Cần Thơ theo chiều hàng 4.2.1. Ý nghĩa và mục đích 4.2.1.1. Ý nghĩa Công ty có thể hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu về việc thực hiện sản lượng hay không phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân, nhiều khía cạnh khác nhau trong đó thực hiện sản lượng theo chiều hàng cũng là một khía cạnh cần phải quan tâm. Cảng Cần Thơ hoạt động chủ yếu mang tính chất dịch vụ và là nơi trao đổi mua bán của các công ty trong nước và nước ngoài hay trong nước với nhau. Vì vậy sản lượng của Cảng Cần Thơ phụ thuộc rất nhiều vào chiều hàng. Phân tích tình hình thực hiện sản lượng theo chiều hàng để thấy được chiều nào tăng, chiều nào giảm từ đó đưa ra biện pháp để cũng cố như bố trí lại nguồn nhân lực, các trang thiết bị, cơ sở hạ tầng,…. cho hợp lý theo chiều hàng đó. 6 6 Ngày nay việc trao đổi mua bán thông thương giữa các công ty nước ngoài vào Việt Nam ngày càng dễ dàng hơn nhất là khi chúng ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Công ty Cảng Cần Thơ thực hiện sản lượng theo chiều hàng gồm có chiều hàng: xuất ngoại, nhập ngoại, xuất nội, nhập nội. 4.2.1.2. Mục đích - Đánh giá tình hình thực hiện sản lượng theo chiều hàng nhằm tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thực hiện sản lượng của công ty. - Đưa ra các biện pháp khắc phục những khó khăn, phát huy điểm mạnh nhằm tăng sản lượng cho công ty theo chiều hàng đó. Bảng 7: BẢNG ĐÁNH GIÁ TỶ TRỌNG ĐÓNG GÓP VÀO TỔNG SẢN LƯỢNG THEO CHIỀU HÀNG CỦA CẢNG CẦN THƠ NĂM 2005-2007 Thực hiện 2005 Thực hiện 2006 Thực hiện 2007 S T T Chiều hàng Sản lượng (tấn) Tỷ trọng (%) Sản lượng (tấn) Tỷ trọng (%) Sản lượng (tấn) Tỷ trọng (%) 1 Xuất ngoại 54.712 6,22 52.606 6,00 413.017 31,63 2 Nhập ngoại 272.627 31,00 285.836 32,65 211.123 16,17 3 Xuất nội 185.374 21,08 155.460 17,76 193.927 14,85 4 Nhập nội 366.673 41,70 381.629 43,59 487.885 37,35 5 Tổng cộng 879.386 100 % 875.531 100% 1.305.952 100% ( Nguồn: Phòng kế hoạch và đầu tư) 7 7 Biểu đồ đánh giá tỷ trọng đóng góp vào tổng sản lượng theo chiều hàng của Cảng Cần Thơ Qua biểu đồ trên ta thấy có sự chuyển dịch cơ cấu hàng hoá thông qua theo chiều hàng qua các năm từ năm 2005 đến năm 2007, hàng hoá thông qua cảng xuất ngoại giảm nhẹ qua từ năm 2005 đến năm 2006 (chiếm từ 6,22% xuống còn 6% trong cơ cấu sản lượng thông qua Cảng Cần Thơ) nhưng qua năm 2007 hàng hoá tăng nhanh gấp hơn 5 lần so với cơ cấu về sản lượng hàng hoá thông qua cảng (chiếm 6% năm 2006 đã tăng lên chiếm 31,36 % trong tổng sản lượng thông qua cảng). Nguyên nhân là do Cảng Cần Thơ tự tìm kiếm nguồn hàng và khác hàng mới, tuy không thể tiếp nhận tàu có trọng tải lớn nhưng Cảng Cần Thơ đã và đang khai thác tìm nguồn hàng mới có tính chất nhẹ và có sẵn nguồn cung tại chỗ, đảm bảo cho tàu lớn nước ngoài vào tìm nguồn hàng vào được do trọng tải của hàng hoá nhẹ nên có mớn nước thấp tàu có thể vào được vừa có thêm sản phẩm mới cho Cảng Cần Thơ vừa tạo đầu ra cho sản phẩm của vùng đồng bằng sông Cửu Long phát huy thế mạnh của vùng. 8 8 Sự chuyển dịch cơ cấu của hàng nhập ngoại năm 2006 tăng nhẹ so với năm 2005 ( chiếm 31% năm 2005 đến chiếm 32,65 % năm 2006 trong cơ cấu tổng sản lượng hàng hoá thông qua của Cảng Cần Thơ ) nhưng tỷ trọng của hàng nhập ngoại trong cơ cấu tổng sản lượng của Cảng Cần Thơ năm 2007 lại giảm mạnh so với năm 2006 ( tỷ trọng hàng nhập ngoại chiếm 16,17% trong cơ cấu tổng sản lượng hàng hoá thông qua cuả Cảng Cần Thơ năm 2007). Tỷ trọng hàng hoá xuất nội giảm qua các năm từ năm 2005 đến năm 2007 (chiếm 21,08 % năm 2005, chiếm 17,76 % năm 2006 và chiếm 14,85% năm 2007) Tỷ trọng hàng hoá nhập nội trong cơ cấu tổng sản lượng hàng hóa thông qua của Cảng Cần Thơ năm 2006 giảm so với năm 2005 (năm 2005 chiếm 41,7 % so với năm 2006 chiếm 43,59 % ), tỷ trọng hàng hóa nhập nội trong tổng cơ cầu hàng hoá thông qua của Cảng Cần Thơ năm 2007 giảm so với năm 2006 (năm 2007 chiếm tỷ trọng 37,35 %). Tóm lại, qua 3 biểu đồ trên ta nhận thấy có sự chuyển dịch cơ cấu trong tổng sản lượng hàng hoá thông qua của Cảng Cần Thơ qua các năm. Sự chuyển dịch cơ cấu qua các năm tỷ trọng hàng hoá xuất ngoại tăng nhanh chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng sản lượng hàng hoá thông qua Cảng Cần Thơ, đây là một dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ thị trường xuất khẩu ngày càng sôi động hơn, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để vươn mình ra các nước khác hơn. Đây là một phần để giúp cho Cảng Cần Thơ có thể đưa ra kế hoạch và chuẩn bị cho tương lai. Bảng 8: BẨNG ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN SẢN LƯỢNG CủA CẢNG CẦN THƠ THEO CHIỀU HÀNG. S T T Chiều hàng Chênh lệch năm 2006 so với năm 2005 Chênh lệch năm 2007 so với năm 2006 Số tuyệt đối (tấn) Số tương đối (%) Số tuyệt đối (tấn) Số tương đối (%) 9 9 1 Xuất ngoại -2.106 -3,85 360.411 685,11 2 Nhập ngoại 13.209 4,85 -74.713 -26,14 3 Xuất nội -29.914 -16,14 38.467 24,74 4 Nhập nội 14.956 4,10 106.256 27,84 Tổng cộng -3.855 -0,44 430.421 49,16 Xuất ngoại Sản lượng xuất ngoại năm 2006 so với năm 2005 đạt 96,15% giảm 3,85% số tuyệt đối là giảm 2.106 tấn. Nguyên nhân là do sản lượng lương thực năm 2006 giảm so với năm 2005. Sản lượng xuất ngoại so với năm 2006 đạt 785,11% vượt 685,11% số tuyệt đối là tăng 360.411 tấn. Nguyên nhân là do tuy sản lượng lương thực xuất khẩu giảm so với năm 2006 nhưng năm 2007 sản lượng cát xuất khẩu và gỗ tràm xuất khẩu tăng mạnh nên làm cho sản lượng xuất ngoại năm 2007 tăng mạnh. Nhập ngoại Sản lượng hàng hoá nhập ngoại năm 2006 đạt 104,85% so với năm 2005 tăng 4,85% số tuyệt đối là 13.209 tấn. Nguyên nhân là do sản lượng gỗ và thạch cao nhập nội tăng đáng kể nhưng do sản lượng clinker năm 2006 giảm đáng kể so với năm 2005 nên sản lượng hàng hoá thông qua năm 2006 có tăng so với năm 2005 nhưng không đáng kể. Sản lượng hàng hoá nhập ngoại năm 2007 so với năm 2006 đạt 73,86% giảm 26,14% số tuyệt đối là giảm 74.713 tấn. Nguyên nhân là do sản lượng gỗ, clinker, phân bón nhập ngoại năm 2007 giảm đáng kể so với năm 2006, tuy năm 2007 có sự tăng lên về sản lượng của thạch cao tuy nhiên tổng lượng hàng hoá nhập ngoại năm 2007 vẫn giảm so với năm 2006. Xuất nội Xuất nội năm 2006 đạt 83,86% giảm 16,14% so với năm 2005 số tuyệt đối là giảm 29.914 tấn. Nguyên nhân là do lượng lương thực xuất nội năm 2006 giảm mạnh so với năm 2005. Sản lượng hàng hoá xuất nội năm 2007 đạt 124,74% tăng 24,74% so với năm 2006 số tuyệt đối là 38.467 tấn. Nguyên nhân, tuy các mặt hàng khác có giảm nhưng 10 10 [...]... 133,12 153,64 Qua bảng đánh giá tình hình thực hiện sản lượng của Cảng Cần Thơ năm 2007 Sản lượng hàng hoá xuất ngoại của Cảng Cần Thơ không những hoàn thành mà còn vượt mức kế hoạch đề ra nhiệm vụ kế hoạch năm 2007 Sản lượng hàng hoá xuất ngoại của Cảng Cần Thơ chỉ cần đạt 113,1 % sản lượng thực hiện của năm 2006 nhưng sản lượng hàng hoá xuất ngoại thực hiện của Cảng Cần Thơ đã đạt 694,15 % so với kế... 2007 giảm Sản lượng các mặt hàng khác tăng giảm qua các năm, có ảnh hưởng đến việc thực hiện sản lượng của Cảng Cần Thơ nhưng không đáng kể 27 27 4.5 Phân tích tình hình thực hiện sản lượng của cảng Cần Thơ theo thời gian Bảng 17: BẢNG BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN SẢN LƯỢNG THEO THỜI GIAN CỦA CẢNG CẦN THƠ NĂM 2007 Đơn vị tính: Tấn Năm Quí I Quí II Quí III Quí IV Tổng cộng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 230.356... không ảnh hưởng lớn đến tình hình thực hiện sản lượng của Cảng Cần Thơ Bảng 13: BẢNG ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ ĐÓNG GÓP CỦA TỪNG LOẠI HÀNG TRONG TỔNG SẢN LƯỢNG HÀNG HOÁ CỦA CẢNG CẦN THƠ NĂM 2005 - 2007 Thực hiện năm Thực hiện năm 2005 2006 S T Loại hàng Sản T lượng 1 2 3 4 (tấn) 241.250 328.799 159.238 56.927 5 Hàng bao Hàng xá Container Gỗ Hàng bó, hàng kiện 6 Hàng khác Sản Tỷ trọng lượng (%) 27,43 37,39 18,11... vụ các công trình trọng điểm của vùng như cầu Cần Thơ, cụm khí điện đạm Cà Mau … đều tập trung về Cảng Cần Thơ nên sản lượng sắt thép, đá cát thông qua Cảng Cần Thơ đều tăng qua các năm từ năm 2005 đến năm 2007 Sản lượng mặt hàng gỗ năm 2006 đạt 296,9 %, tăng 196,9%, số tuyệt đối là tăng 112.091 tấn so với sản lượng gỗ thông qua Cảng Cần Thơ năm 2005 Sản lượng mặt hàng gỗ năm 2007 đạt 169,42% tăng 69,42... ra trong kế hoạch thực hiện Như vậy cho thấy sự cố gắng nỗ lực của Cảng Cần Thơ trong việc tìm nguồn hàng và khách hàng mới cho cảng 4.4 Phân tích tình hình thực hiện sản lượng của Cảng Cần Thơ theo mặt hàng 4.4.1 Ý nghĩa và mục đích 22 22 4.4.1.1 Ý nghĩa Mặt hàng là sự đóng góp của từng loại sản phẩm vào tổng sản lượng của Cảng Cần Thơ Phân tích sự biến động, thay đổi sản lượng của từng mặt hàng riêng... ảnh hưởng giảm sản lượng gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long nên sản lượng lương thực thông qua cảng năm 2006 cũng giảm theo so với năm 2005 Sản lượng lương thực năm 2007 đạt 155,14 % tăng 55,14 % so với sản lượng lương thực năm 2006, số tuyệt đối tăng 39.940 tấn Nguyên nhân là do sản lượng lương thực xuất nội tăng tuy sản lượng lương thực xuất ngoại giảm nhưng sản lượng lương thực xuất nội tăng... Long là vựa lúa lớn nhất nước ta Sản lượng mặt hàng xi măng năm 2006 đạt 164,27 % tăng 64,27% so với sản lượng xi măng năm 2005, số tuyệt đối là tăng 52.602 tấn Nguyên nhân là do sản lượng xi măng xuất nội và sản lượng xi măng nhập nội thông qua cảng Cần Thơ đều tăng trong năm 2006 so với sản lượng xi măng thông qua Cảng Cần Thơ năm 2005 Sản lượng mặt hàng xi măng năm 2007 đạt 83,33 % giảm 16,67 %,... giá sự tăng giảm của từng loại hàng hoá qua các năm Tìm ra nguyên nhân của sự biến động đó và đưa ra biện pháp để khắc phục Bảng 10: BẢNG BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN SẢN LƯỢNG THEO LOẠI HÀNG CỦA CẢNG CẦN THƠ NĂM 2005 - 2007 Đơn vị tính: Tấn S T Thực hiện Loại hàng T 1 Hàng bao 2 Hàng xá 3 Container 4 Gỗ 5 Hàng bó, hàng kiện 6 Hàng khác Tổng cộng Thực hiện Thực hiện năm 2005 năm 2006 năm 2007 241.250... tổng sản lượng hàng hoá thông qua của Cảng Cần Thơ qua các năm 2005 – 2007 ta thấy có sự chuyển dịch cơ cấu giữa các loại hàng Năm 2005 tỷ lệ đóng góp cao nhất trong tổng sản lượng thông qua năm 2005 cảu Cảng Cần Thơ là loại hàng xá, sau đó là hàng bao, hàng container, các loại hàng khác, gỗ và hàng bó hàng kiện Năm 2006 tỷ lệ đóng góp cao nhất trong tổng sản lượng thông qua năm 2006 của Cảng Cần Thơ. .. với năm 2005 nhưng do sản lượng lương thực trong năm 2006 giảm đáng kể so với năm 2005 nên sản lượng loại hàng bao có tăng nhưng không đáng kể Sản lượng hàng bao năm 2007 đạt 105,09% tăng 5,09% so với sản lượng hàng bao năm 2006 số tuyệt đối là tăng 13.196 tấn Nguyên nhân là do sản lượng lương thực, thức ăn gia súc tăng lên đáng kể nhưng do sản lượng xi măng giảm đáng kể nên sản lượng loại hàng bao năm . TÌNH HÌNH THỰC HIỆN SẢN LƯỢNG CỦA CẢNG CẦN THƠ NĂM 2005- 2007 4.1. Đánh giá chung tình hình thực hiện sản lượng của Cảng Cần Thơ năm 2005- 2007. kết quả sản xuất kinh doanh về sản lượng của Cảng Cần Thơ năm 2005 - 2007 Bảng 4: BẢNG BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN SẢN LƯỢNG CỦA CẢNG CẦN THƠ NĂM 2005 -2007

Ngày đăng: 04/10/2013, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan