PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY CPCB

7 1.1K 5
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY CPCB

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY CPCB & XNK THANH ĐOÀN 3.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TỈNH CÀ MAU 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên - Cà Mau là tỉnh ven biển ở cực nam của Việt Nam, phía bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông giáp tỉnh Bạc Liêu và biển Đông, phía nam giáp biển Đông và phía tây giáp vịnh Thái Lan. Trước 1975, tỉnh có tên là An Xuyên. - Tổng diện tích đất tự nhiên của Cà Mau là 5.211 km². Trong đó: + Diện tích rừng: 100.600 ha + Diện tích ruộng lúa: 130.513 ha + Diện tích cây công nghiệp: 33.591 ha + Diện tích vườn: 8.334 ha + Diện tích nuôi thủy sản: 204.381 ha - Bờ biển: Bờ tây giáp vịnh Thái Lan dài 145 km; bờ phía đông giáp biển Đông dài 104 km. - Hệ thống sông ngòi chằng chịt, gồm nhiều sông lớn như: Sông Bảy Háp, Sông Cửa Lớn, Sông Ông Đốc, Sông Cái Tàu, Sông Trẹm, Sông Đầm Cùng, Sông Bạch Ngưu, Sông Mương Điều…. - Về khí hậu: Cà Mau là tỉnh có khí hậu tiêu biểu cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Mặt khác, Cà Mau là một tỉnh nằm sát biển nên khí hậu còn mang tính chất hải dương, hàng năm có 2 mùa khí hậu tương phản một cách rõ rệt (mùa khô và mùa mưa). Nhìn chung đất đai và khí hậu của Tỉnh Cà Mau rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. 3.1.2 Đặc điểm xã hội - Dân số Cà Mau khoảng 1.200.000 người. Mật độ dân số trung bình của tỉnh Cà Mau là 230 người/km2 trong đó: tỷ lệ nữ giới chiếm 50,9% dân số. Tốc độ tăng dân số trung bình 1,6%/năm. Khu vực thành thị: 20% dân số; khu vực nông thôn: 80% dân số. - Cà Mau có khoảng 20 dân tộc khác nhau sinh sống, gồm người Kinh chiếm 97,16%, người Khơ Me chiếm 1,86%, còn lại là người Hoa và các dân tộc ít người khác. - Số người trong độ tuổi lao động là 730.000 người, chiếm 60% dân số; trong đó lực lượng lao động hoạt động trong nền kinh tế có 610.000 người, chiếm 50,83% dân số và chiếm 83,56% lao động trong độ tuổi. Lao động giản đơn chiếm 82% lực lượng lao động. - Giao thông + Đường bộ: quốc lộ 1A và quốc lộ 63 cách Thành phố Hồ Chí Minh 380 km và thành phố Cần Thơ 180 km. Từ Thành phố Cà Mau có thể đi lại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long dễ dàng. + Đường thủy: Cà Mau có các sông lớn như: sông Bảy Háp, sông Gành Hào, sông Đốc, sông Trẹm . rất thuận tiện cho giao thông đường thủy đi lại khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long và TP Hồ Chí Minh. + Đường không: đường bay từ sân bay Cà Mau đi Thành phố Hồ Chí Minh đã được mở rộng và nâng cấp, rút ngắn thời gian đi lại giữa Cà Mau, các tỉnh và Thành phố Hồ Chí Minh. Các sân bay cũ ở Năm Căn, Hòn Khoai khi có nhu cầu và điều kiện có thể khôi phục và đưa vào sử dụng. + Cảng biển: Cà Mau có cảng Năm Căn là cảng quan trọng trong hệ thống cảng ở đồng bằng sông Cửu Long được đầu tư xây dựng ở vị trí vòng cung đường biển của vùng Đông Nam Á. Cảng Năm Căn có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao thương với các nước trong vùng như: Singapore, Indonesia, Malaysia . Hiện nay, năng lực hàng hóa thông qua cảng trên 10.000 tấn/năm. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) 11,9% (năm 2006) GDP đạt 12.664 tỷ đồng. GDP đầu người 10,240 triệu đồng (năm 2006). Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2002 còn 13,7%; tỷ lệ nhân dân sử dụng điện: 55% (năm 2002). Kim ngạch xuất khẩu 590 triệu USD (năm 2006). Sản lượng thủy sản: 277.500 tấn (năm 2006) đạt 580 triệu USD. Sản lượng lúa: 390.000 tấn (năm 2006). - Các khu công nghiệp và chế xuất Cà Mau đang xây dựng tổ hợp công nghiệp khí – điện – đạm có tổng số vốn dự kiến trong giai đoạn 1 lên đến 1,4 tỉ USD. Tổ hợp công nghiệp này gồm một đường ống dẫn khí dài 289 km trên biển và 43 km trên bờ nối từ mỏ PM–3/CAA có công suất vận chuyển 2 tỷ m³ khí/năm vào khu nhà máy; hai nhà máy điện có tổng công suất 1500 MW và một nhà máy phân đạm với công suất 800.000 tấn/năm. - Định hướng phát triển thuỷ sản của Cà Mau tới năm 2010 Tỉnh Cà Mau xác định: thủy sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn, con tôm vẫn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Tỉnh phấn đấu đến năm 2010, sản lượng thủy sản khai thác đạt 390.000 tấn, sản lượng chế biến và xuất khẩu trên 100.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu chiếm 25% chỉ tiêu của cả nước. - Bên cạnh việc chế biến tôm sú là mặt hàng chủ lực, Cà Mau đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng thủy sản khác mà thị trường có yêu cầu, theo hướng tăng cường chế biến hàng giá trị gia tăng, nhằm tăng sản lượng và giá trị trên một đơn vị sản phẩm. Đưa cơ cấu sản phẩm tôm sú từ 68% trong tổng lượng hàng xuất khẩu hiện nay lên 80% và đưa tỷ lệ hàng giá trị gia tăng chiếm trên dưới 70% vào năm 2010. - Tạo mọi điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, xây dựng nhà máy, nâng tổng công suất chế biến hàng xuất khẩu thủy sản lên 157.000 tấn/năm vào năm 2009. Tăng cường quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm; bắt buộc áp dụng các chương trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế vào chế biến thủy sản. Coi việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm là khâu quyết định để nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững. 3.2 MỘT SỐ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CPCB & XNK THANH ĐOÀN 3.2.1. Lịch sử hình thành của công ty. - Tên công ty: Công ty CPCB và XNK thủy sản Thanh Đoàn. - Hình thức kinh doanh: Công ty cổ phần. - Địa chỉ: 01A, đường Trương Phùng Xuân, khóm 7, phường 8, Thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau, Việt Nam . - Điện thoại : (+84) 780 828953 - Fax : (+84) 780 815166 - Email : thadimexco@hcm.vnn.vn - Website : www.thadimexco.com.vn - Lịch sử hình thành: Tiền thân Công ty Cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Đoàn là doanh nghiệp tư nhân chuyên mua bán tôm nguyên liệu cho các xí nghiệp trong tỉnh. Đến ngày 25 tháng 12 năm 2000 được sự chấp thuận của UBND tỉnh Cà Mau ra quyết định thành lập Công ty Cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Đoàn. Tên giao dịch tiếng Anh là THADIMEXCO. Từ đó Công ty chính thức ra đời và hoạt động cho đến nay. - Giám đốc Công ty: ông Nguyễn Thanh Đoàn. 3.2.2. Hoạt động và thị trường của công ty - Hoạt động: Từ lúc thành lập đến nay, Công ty không ngừng phát triển và đã là một trong những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả nhất Cà Mau cũng như cả nước. Công ty Thadimexco luôn đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại và sở hữu đội ngũ công nhân có trình độ, tay nghề cao nên sản phẩm Công ty có chất lượng cao và luôn được khách hàng ưa chuộng. Được UBND tỉnh Cà Mau, Trung Ương khen thưởng vượt kim ngạch xuất khẩu so với kế hoạch được giao 2005,2006. - Thị trường chính: Châu Âu, Nhật, Hong Kong, Đài Loan, Úc, Canada, . 3.2.3. Mô tả sản phẩm/ dịch vụ của công ty. Ngành nghề kinh doanh: - Kinh doanh và chế biến hàng thủy sản xuất khẩu. + Tôm tươi các loại đông IQF, tôm sú hấp các loại đông IQF. + Tôm sú tươi đông block, tôm thẻ, chì thịt đông block. - Nhập khẩu sát thép, ngư lưới cụ, hóa chất, máy móc và thiết bị lạnh phục vụ cho ngành chế biến thủy sản. Sản phẩm chủ yếu: - Tôm sú bỏ đầu - Tôm sú bốc vỏ chừa đuôi hấp - Tôm sú bốc vỏ hấp - Tôm sú nguyên con 3.2.4. Cơ cấu tổ chức 3.2.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC PGĐ. KINH DOANH PGĐ. SẢN XUẤT PGĐ. TỔ CHỨC PQL. CHẤT LƯỢNG (Ban điều hành sản xuất) P. KINH DOANH TH TỔ BẢO VỆ TỔ VỆ SINH TỔ KỸ THUẬT & XDCB TỔ TNNL TỔ CHẾ BIẾN TỔ PHÂN CỞ TỔ XẾP HỘP TỔ IQF TỔ CẤP ĐÔNG TỔ BỐC XẾP (Nguồn: Công ty CPCB & XNK Thanh Đoàn năm 2007). Sơ đồ: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY THANH ĐOÀN 3.2.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận - Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: có chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh, tiếp thị, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm mang lại hiệu quả ngày càng tăng cho công ty. Đồng thời hướng dẫn bộ phận tài vụ công ty tính toán và báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cho giám đốc. - Phó giám đốc phụ trách tổ chức: có chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc trong việc tổ chức bộ máy quản lý, quan hệ với các cơ quan hữu quan nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Phó giám đốc phụ trách sản xuất: có chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc trên các lĩnh vực liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, định mức chế biến, qui trình sản xuất các mặt hàng. - Phòng kinh doanh tổng hợp: là sự hợp nhất bộ phận tổ chức hành chính, kinh doanh xuất nhập khẩu và kế toán tài vụ. Cho nên chịu sự chỉ đạo chung của các phó giám đốc công ty. Kế toán trưởng là người kim trưởng phòng kinh doanh tổng hợp. Có chức năng bố trí cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, tìm kiếm khách hàng, mỡ rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm mục đích sinh lợi cao nhất cho cônh ty. Đồng thời quản lý vốn, tài sản và tổ chức hạch toán kế toán theo đúng chuẩn mực kế toán, chế độ hiện hành của nhà nước. - Phòng quản lý chất lượng (ban điều hành sản xuất): có chức năng quản lý chất lượng sản phẩm, định mức chế biến, qui trình sản xuất các mặt hàng mới, các mặt hàng có giá trị gia tăng trong công ty. Xây dựng, triển khai, giám sát và kiểm tra việc thực hiện qui trình sản xuất, qui định sản xuất, điều khiển sản xuất của phân xưởng. Tham gia đánh giá và lựa chọn các nhà thầu, cung cấp hàng hóa và nguyên vật liệu cho công ty. Kiểm tra việc thực hiện chương trình quản lý chất lượng theo HACCP và BRC. Tổ chức điều hành mọi hoạt động sản xuất trong phân xưởng. Với cơ cấu tổ chức trên cho thấy từng bộ phận của công ty điều có vai trò và chức năng riêng biệt tuy có sự phân chia theo từng bộ phận chức năng nhưng vẫn đảm bảo mức độ tập trung hóa cao và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khác nhau của một dây chuyền sản xuất trong công ty. 3.2.5. Tình hình nhân sự của công ty. Lực lượng lao động toàn công ty là 600 người.Trong đó: Đại học có 15 người, trung cấp có 43 người.Còn lại là lao động phổ thông. Trong đó có khoảng 400 lao động lành nghề. Công ty Thadimexco chủ yếu là hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới nên việc bố trí các phòng ban theo từng chức năng của Công ty như hiện nay là rất phù hợp. Đồng thời, việc nhóm các hoạt động chuyên môn hoá theo chức năng của Công ty cho phép các bộ phận hoạt động, phát huy và sử dụng hiệu quả tài năng chuyên môn rất hợp lý. Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu thực tế từ thị trường thì Công ty đang xem xét quá trình tuyển dụng và lựa chọn nhân viên một cách tích cực hơn. Ngoài ra, việc đề bạt nhân viên giữ chức vụ quản lý trong Công ty là hợp lý vì nó sẽ tạo động lực đối với từng nhân viên khác, tuy nhiên, cũng rất dễ phát sinh mâu thuẫn và ảnh hưởng tiêu cực. Vì vậy, trong quá trình hoạt động sắp tới Công ty có hướng lựa chọn nhân viên, mà vấn đề chủ yếu Công ty đang đặt ra đó chính là năng lực thật sự của từng nhân viên. Điều đó sẽ đem lại sự phù hợp với công việc hơn và đẩy nhanh tiến độ hoạt động của Công ty. Tất cả các quá trình tuyển dụng lao động và đào tạo lao động sẽ góp phần rất lớn đến sự thành công hay thất bại của Công ty. . 3.2.1. Lịch sử hình thành của công ty. - Tên công ty: Công ty CPCB và XNK thủy sản Thanh Đoàn. - Hình thức kinh doanh: Công ty cổ phần. - Địa chỉ: 01A,. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY CPCB & XNK THANH ĐOÀN 3.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TỈNH CÀ MAU

Ngày đăng: 04/10/2013, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan