BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TỪ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ

9 758 9
BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TỪ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TỪ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ Khi cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ xảy ra và lan rộng trên toàn cầu, cơn bão nhanh chóng lan toàn sang các nước trên thế giới, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và kéo theo hệ quả là sự tăng trưởng châm lại ở hầu hết các nước. Đặc biệt là trong năm 2008, những tác động tiêu cực đối với kinh tế toàn cầu thể hiện rất rõ nét. Đối với Việt Nam, với đà tăng trưởng kinh tế rất ấn tượng và lạc quan trong năm 2007, tác động của cơn bão này đến Việt Nam có phần chậm hơn so với nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam năm 2008 cũng không thể năm ngoài dòng chảy của kinh tế thế giới. Toàn cầu hoá mang lại cho các quốc gia đang phát triển như Việt Nam nhiều cơ hội nhưng một khi kinh tế của các nước phát triển gặp vấn đề thì ảnh hưởng của nó cũng không nằm trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó. Đầu nước ngoài giảm, xuất khẩu giảm kéo theo GDP tỷ lệ thất nghiệp tăng cao…Do giới hạn về đề tài, chúng tôi xin phép không đề cập đến những tác động của khủng hoảng tới kinh tế Việt Nam. Trong bài tiểu luận này, chúng tôi xin phép rút ra những bài học cho thị trường tài chính Việt Nam nhìn từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ. Mặc dù thị trường tài chính Việt Nam chỉ đang trong giai đoạn phát triển, ta không phải lo lắng về những công cụ chứng khoán phái sinh phức tạp – những sản phẩm của một thị trường tài chính phát triển như ABS, MBS, CDOs… Thị trường tài chính Việt Nam chưa thể cho ra đời những sản phẩm như thế. Tuy nhiên, bài học cho Việt Nam không phải từ thị trường chứng khoán hoá hay việc phát minh ra những công cụ tài chính mới. Ở đây, cần thiết phải đề cập tới vịêc duy trì tính minh bạch của thị trường, khả năng quản lý của những cơ quan như Fed như Ngân hàng nhà nước, khả năng dự báo của nền kinh tế. Bên cạnh đó, cũng xin đưa ra một số ý kiến về gói kích thích kinh tế của chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam. 1. Sự cần thiết duy trì hệ thống tài chính ổn định và minh bạch Căn nguyên của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và sau đó là một cuộc khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn thế giới cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu) là do cơ chế quản lý thông tin tài chính lỏng lẻo, thiếu minh bạch của giới chức trách và Ngân hàng Mỹ. Một hệ thống tài chính mạnh và được quản lý tốt sẽ là bước 1 2 phòng thủ đầu tiên trước bất kỳ cơn bão tài chính nào.Do vậy, Việt Nam cũng như các quốc gia khác cần xây dựng một khung chính sách tài chính vững bền nhằm hạn chế và tránh làm trầm trọng hơn những rủi ro lớn dẫn đến khủng hoảng. Một nền tài chính ổn định nên tập trung vào việc sử dụng các chính sách thận trọng vĩ mô bao gồm chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa…đồng thời với việc công khai thông tin tài chính rõ ràng. 1.1 Việc thực thi các chính sách Thứ nhất, đối với Việt Nam, chính sách tiền tệ cần hướng tới mục tiêu chủ đạo là ổn định mặt bằng giá chung. Đây cũng là mục tiêu cơ bản được Quỹ tiền tệ thế giới IMF đưa ra trong báo cáo rút ra bài học từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu :"Ngân hàng trung ương phải duy trì sự ổn định về lòng tin đối với ổn định về giá mà họ có được trước khi xảy ra khủng hoảng và lòng tin này phải được bảo vệ. Việc kiểm soát và phân tích diễn biến và rủi ro của hệ thống tài chính có thể hòa nhập tốt hơn trong việc hình thành thực thi chính sách tiền tệ".Giá cả được duy trì ở mức ổn định hợp lý sẽ góp phần giúp các hàng hóa được lưu thông dễ dàng, củng cố niềm tin của người dân đồng thời hạn chế tỷ lệ lạm phát tăng cao, tránh gây bất ổn cho nền kinh tế. Bên cạnh việc xây dựng chính sách giá, Ngân hàng nhà nước cần linh hoạt áp dụng các mức lãi suất khác nhau nhằm phản ứng kịp thời trước những biến động của nền kinh tế. (Ổn định kinh tế kiềm chế lạm phát không thể đi cùng với mục tiêu tăng trưởng) Thứ hai, Việt Nam cần tập trung ổn định và thực thi chính sách tài khóa trên hai phương diện cơ bản:ổn định chi tiêu công của Chính phủ và xây dựng chính sách thuế minh bạch. Ngân sách Nhà nước phải đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc cân đối thu chi, tránh tình trạng chi quá nhiều dẫn đến thâm hụt ngân sách Nhà nước. Vấn đề này cần được nghiêm túc thực hiện thông qua việc tăng cường kiểm tra, giám sát các khoản chi tiêu công của cơ quan các cấp, triệt để xóa bỏ tình trạng tham nhũng, đầu cơ trục lợi bất chính. Chính sách thuế cũng cần được thực hiện công khai, quy định thành luật cụ thể, rõ ràng, xây dựng các mức thuế khác nhau phù hợp với từng đối tượng, xây dựng lộ trình cắt giảm thuế hợp lý với từng mặt hang nhất định. Có như vậy, chính sách tài khóa, hệ thống tài chính Việt Nam mới bảo đảm được tính minh bạch, ổn định 1.2 Củng cố niềm tin Một nhân tố quan trọng nhưng ít khi được nhắc đến như là nguyên nhân của các khủng hoảng đó chính là sự khủng hoảng niềm tin. Trên thực tế, các cuộc khủng hoảng trước đây như khủng hoảng Ngân hàng Nhật Bản những năm 1980s 2 3 hay hiện nay là khủng hoảng tài chính Mỹ 2007-2009. Các chính sách phục hồi kinh tế của Ngân hàng Trung ương, gói kích thích của chính phủ nhằm khuyến khích tiêu dung, tăng đầu từ đó nhằm vực dậy nền kinh tế chỉ có thể phát huy tác dụng khi dân chúng tin tưởng vào tương lai của nền kinh tế. Các nhà đầu sẽ thận trọng hơn khi đầu vào nền kinh tế mà những biến động của nó không thể lường trước. Một phần nguyên nhân làm cho cuộc khủng hoảng tại Nhật Bản kéo dài cũng là do dân chúng mất lòng tin vào nền kinh tế. Đặc bịêt đối với thị trường Việt Nam khi tính minh bạch của thông tin thị trường luôn ở mức thấp. Vì vậy, công khai những thông tin trên thị trường tài chính, , tăng cường thông tin trên thị trường chứng khoán tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư, tăng tính thanh khoản trên thị trường tài chính, giúp họ tránh gặp phải thông tin bất cân xứng hay lựa chọn đối nghịch. 1.3 Nâng cao vai trò quản lý của ngân hàng trung ương Sau cuộc khủng hoảng, IMF đã rút ra bài học chung cho tất cả các nền tài chính toàn cầu cần thiết có sự hoạt động trong phạm vi điều hành của sự thận trọng vĩ mô. Trong đó, phải kể đến vai trò chủ đạo của các ngân hàng trung ương cho dù họ có hay không vai trò điều tiết chính. Điều này nhằm tăng cường sự quản lý, giám sát của các ngân hàng Nhà nước đối với hệ thống kinh tế-tài chính của một quốc gia. Ngân hàng trung ương vừa thực hiện chức năng quản lý về mặt nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng; vừa thực hiện chức năng là ngân hàng của nhà nước, ngân hàng của các Ngân hàng. Do vậy, sự điều hành của ngân hàng trung ương sẽ góp phần ổn định các chính sách kinh tế vĩ mô, đồng thời việc tăng cường cơ cấu tổ chức trong hoạt động của các ngân hàng còn góp phần cải thiện khả năng phục hồi của hệ thống. 1.4 Bài học cho các ngân hàng trong hoạt động quản lý tín dụng Từ khi bắt đầu khủng hoảng, Fed và các cơ quan giám sát khác của Mỹ đã hợp tác với các cơ quan giám sát nước ngoài để tìm ra nguyên nhân khủng hoảng và những bài học của nó. Sự phối hợp quốc tế đã giúp các cơ quan giám sát Mỹ học hỏi kinh nghiệm quốc tế và giúp so sánh hoạt động của các tổ chức nhân Mỹ với các tổ chức tài chính toàn cầu. Các phân tích đã tái khẳng định rằng an toàn vốn, xây dựng kế hoạch thanh khoản hiệu quả và tăng cường quản lý rủi ro là những yếu tố cần thiết nhất để hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn và phát triển tốt. Khủng hoảng cho thấy một số tổ chức tín dụng đã có những thiếu sót nghiêm trọng ở một hoặc các mặt nêu trên. 3 4 Cuộc khủng hoảng cũng đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường tính thận trọng và hiệu lực của các cơ quan giám sát nhằm đảm bảo rằng các tiêu chuẩn đặt ra phải được thực hiện. Ngân hàng trung ương cần thực hiện giám sát chặt chẽ tỷ lệ vốn của các tổ chức tài chính tương ứng với mức độ rủi ro của tài sản và trao đổi đánh giá với các nhà quản lý cấp cao của các tổ chức này. Đồng thời có những quy định chặt chẽ về tỷ lệ đòn bẩy tài chính tại các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các NHTM nhằm tránh hiểm hoạ chạy theo lợi nhuận của các đơn vị này dẫn đến những hiểm hoạ khôn lường khi nền kinh tế có biến động. Khủng hoảng cũng cho thấy tầm quan trọng của việc quản lý thanh khoản hiệu quả. Các tổ chức tín dụng cần theo dõi trạng thái thanh khoản và đưa ra các chiến lược thanh khoản, các diễn biến chính của thị trường và rủi ro thanh khoản. Từ thực tiễn cho thấy để có được khả năng thanh khoản đầy đủ đòi hỏi một tổ chức phải có nhiều hơn những tài sản có tính thanh khoản cao so với những tài sản mà các ngân hàng nắm giữ trong điều kiện bình thường;- tất nhiên khi duy trì tỷ lệ thanh khoản cao cũng đồng nghĩa với việc các đơn vị này phải hy sinh một phần mục tiêu lợi nhuận- và trên thực tế việc thực hiện giải pháp này luôn gặp khó khăn các tổ chức tài chính còn phải dự tính đến trạng thái thanh khoản khi thị trường rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Sau vốn và thanh khoản thì nhân tố chính thứ ba đảm bảo hệ thống gân hàng hoạt động an toàn và lành mạnh là quản lý rủi ro hiệu quả.Ccác ngân hàng cần nâng cao hoạt động quản trị rủi ro của mình. Để đảm bảo được tính thanh khoản và quản lý rủi ro tốt các tổ chức tín dụng cần tuân thủ các nguyên tắc cho vay chặt chẽ. Xác định rõ việc mục đích các khoản vay, thực hiện theo đúng nguyên tắc cho vay, thẩm định thật kỹ các dự án và làm tốt công tác giảm sát các khoản vay. Thực tế, vì mục tiêu lợi nhuận và không lường trước được những hiểm hoạ của sự tăng trưởng không lành mạnh các ngân hàng ở Mỹ đã cho vay ô ạt và việc cho vay không còn dựa trên những tiêu chuẩn chặt chẽ như trước, hệ quả là các ngân hàng này đang tự đánh cược mình vào khả năng trả nợ của những khách hàng có rủi ro vỡ nợ cao. 2. Công khai hoạt động Để giải bài toán khủng hoảng, cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều đưa ra một phương pháp giải giống nhau- đó là sử dụng gói kích thích kinh tế, tuy nhiên cách thức 4 5 thực hiện thì hoàn toàn khác nhau. Vậy, ta cần học những gì từ cách giải bài toán trên của chính phủ Hoa Kỳ? Vẫn là những điểm yếu của kinh tế Việt Nam cũng như của việc thực thi các chính sách ở Việt Nam. Tại sao chính phủ Mỹ công khai gói kích cầu thông qua việc thiết lập một trang web riêng www.recovery.gov về gói kích cầu? Hay như người láng giềng Trung Quốc thành lập 24 tổ kiểm tra với sự tham gia của nhiều cơ quan, bộ ngành? “Khi khủng hoảng tài chính ập đến, điều quan trọng thứ nhất là lòng tin” (Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo) – vẫn là vấn đề về lòng tin như đã trình bày ở trên. Thực tế đã chứng minh, : bài học về xây dựng và củng cố niềm tin của công chúng càng có giá trị hơn trong thời kỳ khủng hoảng “Kích cầu” lòng tin của nhân dân có thể tạo sức bật mới cho nền kinh tế. Việc lập một website có lẽ không khó, nhưng vấn đề nằm ở chỗ, làm thế nào để đảm bảo công khai chi tiết từng thông tin, từng đồng được chi tiêu, mới là việc khó gấp bội. Một trong những tiêu chuẩn hàng đầu của quản trị Chính phủ là minh bạch. Vì minh bạch là điều kiện tiên quyết để luật pháp phát huy tác dụng, được thực thi nghiêm chỉnh. Công khai thông tin làm gia tăng mạnh mẽ niềm tin vào Chính phủ. Niềm tin của nhân dân là yếu tố then chốt tạo ra sự ổn định chính trị. Đặc biệt trong bối cảnh suy thoái kinh tế, bóng mây khủng hoảng lan rộng, bao trùm toàn cầu; việc củng cố niềm tin của nhân dân càng có ý nghĩa thiết thực hơn, không chỉ góp phần tăng cường sự ủng hộc của nhân dân vào những nỗ lực và biện pháp đúng đắn của Chính phủ, mà hơn nữa, cũng là biện pháp tâm lý, trấn an niềm tin và đồng thuận của nhân dân vượt qua những thời điểm khó khăn của khủng hoảng. 3. Xây dựng các gói kích thích kinh tế phù hợp với điều kiện của quốc gia Như đã nêu ở trên, để khắc phục cuộc khủng hoảng tài chính, Chính phủ Mỹ đã đưa ra các gói kích thích kinh tế trị giá hàng trăm tỷ USD. Trong thời gian ngắn, đây được coi là biện pháp phù hợp kịp thời giải quyết hậu quả khủng hoảng. Theo Paul Krugman, nhà kinh tế đoạt giải Nobel 2008: “Gói kích thích kinh tế không hoàn toàn quét sạch hậu quả khủng hoảng, nhưng nó đã kéo nền kinh tế thoát khỏi vòng xoáy suy thoái. Trợ cấp thất nghiệp và cứu trợ cho chính quyền bang và địa phương có lẽ là những yếu tố quan trọng nhất”. Tuy nhiên, trong dài hạn, gói kích thích kinh tế của Mỹ tỏ ra ít hiệu quả một khi tỷ lệ thất nghiệp giảm rất chậm, tăng trưởng GDP không mấy khả quan. Từ thực tế đó cho thấy, việc thực hiện chính sách kích cầu kinh tế của Chính phủ các nước, 5 6 trong đó có Việt Nam, là hành động nằm trong xu thế chung của thế giới, tuân theo quy luật khách quan. Vấn đề ở đây là chúng ta cần xác định rõ ràng mục tiêu, hoàn cảnh kinh tế cũng như khả năng của mình nhằm xây dựng những gói kích thích kinh tế hiệu quả, tránh gặp phải những tác động phụ như trong chính sách kích thích kinh thế của Mỹ. Hiện tại, Chính phủ Việt Nam đã đang thực hiện hai gói kích cầu : gói kích thích kinh tế thứ nhất hỗ trợ lãi suất 4% đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện vay vốn ngân hàng trong thời hạn tối đa là 8 tháng. Gói thứ hai cung cấp bù lãi suất 4% cho doanh nghiệp, song hướng vào các nguồn vốn trung và dài hạn trong khoảng thời gian 24 tháng. Thứ nhất, cả hai gói kích thích kinh tế của Việt Nam đều hướng tới mục tiêu hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nhằm về xuất khẩu,. Trong khi đó, chính sách kích cầu của Mỹ nhằm vào kích thích tiêu dùng nội địa, giảm các dòng thuế. Sự khác biệt về mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế giữa Việt NamMỹ đã dẫn đến việc xây dựng các mục tiêu khác nhau của chính sách kích cầu. Thực tế cho thấy, mô hình tăng trưởng của Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều bởi tổng cầu nước ngoài do phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, do đó bản thân Việt Nam không lựa chọn tăng tổng cầu nội địa mà chọn duy trì nhân tố được Chính phủ đánh giá là quan trọng của nền kinh tế là các doanh nghiệp sản xuất trong nước (mà phần không nhỏ là các DNNN) và doanh nghiệp nhắm về xuất khẩu. Trái lại, các gói kích thích kinh tế Mỹ nhắm vào duy trì tái tạo việc làm - thị trường bị tác động nặng nề trong khủng hoảng và làm ảnh hưởng đến tổng cầu xã hội, cố gắng kích cầu cá nhân. Các khoản hỗ trợ thuế trực tiếp cho doanh nghiệp vì thế chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn trong gói kích thích kinh tế này. Thứ hai, mô hình kích cầu Mỹ diễn ra sau một gói cứu trợ hệ thống ngân hàng, trong đó gói cứu trợ ngành ngân hàng của Mỹ lên đến 700 tỉ đô la. Sau đó, quốc gia này mới tiến hành gói kích cầu kinh tế. Trong khi đó, mô hình của Việt Nam là không có gói hỗ trợ ngân hàng. Nguyên nhân là vì khủng hoảng tài chính không tác động trực tiếp đến hệ thống ngân hàng ở Việt Nam, ngân hàng không bị thua lỗ do các khoản nợ thứ cấp và các khoản đầu tài chính. Như vậy, Việt Nam đã rút ra được nhiều bài học từ chính sách kích thích kinh tế của Mỹ. Tùy vào hoàn cảnh cụ thể của quốc gia mÌnh, Chính phủ Việt Nam đã có những bước đi đúng trong việc thực hiện những gói kích cầu phù hợp dựa trên 6 7 những thành công Mỹ đã đạt được. Từ đó, góp phần duy trì một thị trường việc làm ổn định thông qua hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, để chính sách kích cầu của Việt Nam đạt hiệu quả cao nhất, Chính phủ cần tác động từ nhiều mặt và đưa ra những biện pháp linh hoạt hơn trong từng điều kiện kinh tế. KẾT LUẬN 7 8 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Giáo trình và nghiên cứu chuyên đề 1. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến -Giáo trình tài chính quốc tế - Nhà xuất bản Thống kê 2. PGS.TS Nguyễn Hữu Tài- Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ- Đại học Kinh tế quốc dân 3. T.S. Nguyễn Đức Hưởng - Khủng hoảng tài chính toàn cầu, thách thức với Việt Nam -Nhà xuất bản Thanh niên tháng 4/2010 4. Phạm Toàn Thiện - Khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ: bài học và một số kiến nghị-Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 25 (2009) 39-53 5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam- Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu tới dự trữ ngoại hối 6. Dennis Vink (Nyenrode Business Universiteit) , Adré E. Thibeault (Vlerick Leuven Gent management School) – ABS, MBS and CDO compared: an empirical analysis- Sep 9 th ,2008 7. Adam J.levitin (Georgetown University Law Center), Andrey D.Pavlov (Simon Fraser University), Susan M.Wachter (University of Pennsylvania) – Securitization: Cause or remedy of the financial crisis? – Georgetown University Law Center Business, Economics and Regulatory Policy Working Paper Series (research paper No.09-31 8. Sher Verick (International Labour Office- ILO) , Lyanatul Islam (International Labour Office-ILO and Griffith University) – The great Recession of 2008-2009 : Causes, Consequences and policy Responses-IZA, May 2010 9. American Bar Association, Banking Law Committee, Business Law Section – The financial crisis of 2007-2009: Causes and contributing circumstances- September,2009 10. Harvey J.Stein, Alexander belikoff, Kririll Levin, Xusheng Tian – Analysis of Mortgage Backed Securities: Before and After the Credit Crisis- Bloomberg L.P July 12 th 2010 8 9 11. Ravil E.Akhtyamov, Ph.D, Konstantin A.Chernyatyev, post-Graduate Student- A cases Study of A Financial Crisis : USA and Russia 12. Jan Kregel- Changes in the U.S Financial System and the Subprime Crisis- The levy Economic Institute of Band College 13. Congressional Researcj Service (CRS) – The U.S Financial crisis: Lesson from Japan-September 29 th 2008 14. Peter Rizov- Working paper, 2008 Mortgagage crisis in the United States- May 2 nd 2009 15. Federick Griffin – U.S Financial Crisis: Subprime Lending andMortgage Fraud B. Internet (E-Paper) 1. Bành trướng tín dụng gây khủng hoảng , bài học cho Việt Nam http://www.vinacorp.vn/news/banh-truong-tin-dung-gay-khung-hoang-bai- hoc-cho-viet-nam/ct-302796 2. Khủng hoảng tài chính Mỹ - đi tìm nguyên nhân và hệ quả http://www.tuanvietnam.net/2008-09-24-khung-hoang-tai-chinh-my-di-tim- nguyen-nhan-va-he-qua- 3. Điểm khác biệt của khủng hoảng tài chính Mỹ http://vneconomy.vn/20081001025930903P0C99/diem-khac-biet-cua- khung-hoang-tai-chinh-my.htm 4. Data, Report – FED : https://www.federalreserve.gov/default.htm 5. Data, Report- New York Fed : http://www.newyorkfed.org/index.html 6. US Department of Housing and Urban Development –HUD http://www.hud.gov 7. IMF Data Mapper - http://www.imf.org 8. Bank for International Settlements – Annual Report and Data– BIS http://www.bis.org/ 9. Peterson Institute for International Economics – Research, Working Paper- http://piie.com/research/topics/hottopic.cfm?HotTopicID=15 10. Wikipedia Page- Technical terms & Others - http://en.wikipedia.org/ 11. Down Jones - http://www.djindexes.com/ 12. S&P 500 http://www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=SPX:IND 13. NASDAQ Composite http://www.nasdaq.com/ 14. http://www.recovery.gov/Pages/home.aspx 15. http://www.newyorkfed.org/newsevents/speeches/2010/pot100607.ht ml 9 . phép rút ra những bài học cho thị trường tài chính Việt Nam nhìn từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ. Mặc dù thị trường tài chính Việt Nam chỉ đang trong. 1 BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TỪ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ Khi cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ xảy ra và lan rộng trên toàn cầu,

Ngày đăng: 04/10/2013, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan