Bồi thường do xâm phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân

31 635 2
Bồi thường do xâm phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bồi thường thiệt hại là quan hệ phát sinh từ hậu quả của hành vi trái pháp luật xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản các quyền lợi ích hợp pháp khác của cá nhân xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp luật hoặc của các chủ thể khác.

Trách nhiệm BTTH do xâm phạm danh dự, nhân phẩm của nhân A/ Đặt vấn đề. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định quan trọng trong luật dân sự. Sự kiện gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật là căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách nhiệm được hiểu là bổn phận, nghĩa vụ của người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại không chỉ nhằm bảo đảm việc đền bù tổn thất đã gây ra mà còn giáo dục mọi người ý thức tuân thủ pháp luật, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm bị xâm hại. B/ Giải quyết vấn đề. I/ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Xét về nguồn gốc, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định có lịch sử sớm nhất của pháp luật dân sự. Tuy nhiên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng là chế định gây nhiều tranh cãi, có nhiều quan điểm của các nhà nghiên cứu luật pháp cũng như các cán bộ làm công tác thực tiễn. Trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng luôn được hoàn thiện bởi các chuyên gia pháp lý nước ta, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã được quyết định trong Quốc triều hình luật, Hoàng việt luật lệ. Pháp luật mỗi nước có thể có những quy định khác nhau liên quan đến xác định mức bồi thường tuy nhiên một nguyên tắc cơ bản luôn tồn tại : “Người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại”. Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia long đều chưa có sự phân biệt rõ nét về trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự. Sự phân biệt giữa trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự chỉ ra đời trên cơ sở ba bộ luật đầu tiên (bộ luật Nam kỳ ban 1 Trách nhiệm BTTH do xâm phạm danh dự, nhân phẩm của nhân hành ngày 10/3/…, bộ dân luật Bắc kỳ ban hành 1/4/1931, bộ dân luật Trung kỳ ban hành ngày 31/10/1936) và các nguyên lý chung về trách nhiệm bồi thường dân sự lần đầu được ghi nhận một cách cụ thể tại Điều 712 đến Điều 716 (Bộ dân luật Bắc kỳ), Điều 761 đến Điều 767(Bộ dân luật Trung kỳ) và cho đến năm 1972 chính quyền Sài Gòn có ban hành dân luật Sài Gòn từ Điều 729 đến Điều 739 đề cập về trách nhiệm bồi thường dân sự. Cách mạng tháng 8 thành công đánh dấu một bước ngoặt mới: Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, ngay lúc này chúng ta chưa thể ban hành được văn bản quy phạm pháp luật. Để điều chỉnh các quan hệ xã hội diễn ra hang ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lần lượt ký sắc lệnh số 90/SL ngày 10/10/1945 và sắc lệnh 97/SL ngày 22/5/1950. Việc giải quyết các quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm của ngành Toà án. Qua thực tiễn xét xử, vân dụng, kế thừa những quy định pháp luật đã có, Toà án nhân dân tối cao ban hành thong tư 173/UBTP ngày 23/3/1972 hướng dẫn công tác xét xử, trong đó nói rõ điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nguyên tắc, cách xác định thiệt hại. Thông tư số 03/ngày 5/4/1983 bổ sung giải quyết bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông … đều là văn bản dưới luật, lại ban hành trong điều kiện nền kinh tế tập trung bao cấp, tuy đề cập đến nhiều vấn đề xong chỉ mong tính định hướng, chưa cụ thể… Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một trong những trách nhiệm dân sự được áp dụng với những hành vi trái pháp luật gây ra thực hiện cho người khác. Theo khoản 5 Điều 281 Bộ Luật dân sự: “ gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật” thì một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự đó là “gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật”. Theo quy định tại Điều 604 BLDS 2 Trách nhiệm BTTH do xâm phạm danh dự, nhân phẩm của nhân năm 2005: “ Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc của chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Như vậy, bồi thường thiệt hại là quan hệ phát sinh từ hậu quả của hành vi trái pháp luật xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản các quyền lợi ích hợp pháp khác của nhân xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp luật hoặc của các chủ thể khác. Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây thiệt hại phải bù đắp, đền bù những tổn thất về vật chất, tinh thần cho bên bị thiệt hại. Do vây, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý, là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước theo đó người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra khi hành vi đó được thực hiện với những lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm tới tài sản, sức khoẻ, nhân phẩm khác của nhân, tài sản, danh dự. uy tín của pháp nhân hoặc của chủ thể khác. * Ý nghĩa: Là một loại trách nhiệm pháp lý được áp dụng khi thoả mãn những điều kiện do pháp luật quy định, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có ý nghĩa pháp lý và ý nghĩa xã hội sâu sắc, điều đó được thể hiện trên một số phương diện: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là chế định góp phần bảo vệ lợi ích hợp pháp của các chủ thể: Đó có thể là lợi ích vật chất, thể hiện ở quyền sở hữu tài sản nhưng cũng có thể là lợi ích tinh thần, thể hiện ở các quyền nhân thân được pháp luật bảo vệ. Bằng việc quy định căn cứ phát sinh, nguyên tắc bồi thường… thì chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp 3 Trách nhiệm BTTH do xâm phạm danh dự, nhân phẩm của nhân đồng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ xã hội khác nhau. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là chế định góp phần đảm bảo công bằng xã hội: Nguyên tắc chung của pháp luật là một người phải chịu trách nhiệm về hành vi và hậu quả do hành vi đó mang lại. Bằng việc buộc người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra cho người bị thiệt hại. Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã góp phần bảo đảm công bằng xã hội. Đây cũng là nguyên tắc, mục tiêu mà pháp luật đặt ra. Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã cụ thể hoá và thể hiện rất rõ nguyên tắc công bằng trong bồi thường thiệt hại. Theo chế định này, ai gây thiệt hại thì người ấy phải bồi thường. Tuy nhiên sẽ có trường hợp riêng biệt của trách nhiệm bồi thường thiệt hại như nguyên tắc giảm mức bồi thường, bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng… Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là chế định góp phần răn đe, giáo dục phòng ngừa các hành vi vi phạm nói chung, gây thiệt hại trái pháp luật nói riêng. II/ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm của nhân 1 Khái niệm danh dự, nhân phẩm. Trong đời sống hàng ngày, thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của công dân; tài sản, danh dự, uy tín của các tổ chức, có thể xảy ra do nhiều tác động khác nhau. Đó có thể là những tác động khách quan song cũng có thể do các hành vi trái pháp luật của nhân mang lại. Do đó, Nhà nước ta đã phải sử dụng nhiều biện pháp pháp luật khác nhau để ngăn chặn và khắc phục những hậu quả đó. Điều 604 Bộ luật Dân sự nước Cộng 4 Trách nhiệm BTTH do xâm phạm danh dự, nhân phẩm của nhân hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý mà xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc các chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Điều 611 Bộ luật Dân sự có đề cập đến thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín nhưng không nêu rõ khái niệm thế nào là danh dự, nhân phẩm, uy tín. Điều này có thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau trong thực tế. Do đó, cần xác định rõ thế nào là danh dự, nhân phẩm, uy tín và hành vi nào được coi là xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín. Theo chúng tôi, danh dự là sự đánh giá của xã hội đối với một nhân về các mặt đạo đức, phẩm chất chính trị và năng lực của người đó. Sự đánh giá của xã hội có thể về mặt lao động như nói người cần cù, siêng năng hay lười nhác, có thể về mặt tinh thần thái độ đối với công việc được giao, trong sinh hoạt nhân hay cư xử với mọi người xung quanh như người đó sống nghiêm túc hay buông thả, trong quan hệ với mọi người thì thân ái đoàn kết hay ích kỷ. Như vậy, danh dự của một con người được hình thành từ những hành động và cách cư xử của người đó, từ công lao và thành tích mà người đó có được qua những năm tháng của cuộc đời và được xã hội đánh giá theo những tiêu chuẩn và nguyên tắc đạo đức xã hội chủ nghĩa. Danh dự là một khái niệm rộng gắn liền với một nhân hoặc một tổ chức nhất định. Danh dự của một nhân bao gồm các yếu tố sau: - Lòng tự trọng: tức là sự tự đánh giá mình, tự ý thức về giá trị, vị trí của mình trong xã hội (chà đạp lên lòng tự trọng của người khác chính là xúc phạm đến danh dự của người đó). 5 Trách nhiệm BTTH do xâm phạm danh dự, nhân phẩm của nhân - Uy tín: chính là giá trị về mặt đạo đức và tài năng được công nhận ở một nhân thông qua hoạt động thực tiễn của mình tới mức mà mọi người trong một tổ chức, một dân tộc cảm phục tôn kính và tự nguyện nghe theo. Trong danh dự có uy tín, phá hoại uy tín cũng chính là phá hoại danh dự. Ngoài ra có thể hiểu danh dự bao gồm cả nhân phẩm. Nhân phẩmphẩm giá con người, là giá trị tinh thần của một nhân với tính cách là một con người. Chà đạp lên nhân phẩm của người khác cũng là xúc phạm đến danh dự người đó. Danh dự của một tổ chức là sự đánh giá của xã hội và sự tín nhiệm của mọi người đối với hoạt động của tổ chức đó. Nhưng cần phân biệt mặc dù nhân phẩm cũng là một yếu tố của danh dự, song giữa danh dự và nhân phẩm cũng có những điểm khác nhau nhất định: Nếu danh dự được hình thành qua nhiều năm tháng của cuộc đời và được xã hội đánh giá theo những tiêu chuẩn và nguyên tắc đạo đức xã hội chủ nghĩa thì nhân phẩm lại có từ khi con người mới sinh ra. Danh dự có thể của một nhân hay tổ chức, nhưng nhân phẩm chỉ là một khái niệm được áp dụng đối với nhân. Mặc dù danh dự của một con người được hình thành từ những hành vi và cách cư xử, từ công lao và thành tích của người đó có được qua nhiều năm tháng của cuộc đời và được thừa nhận, nhưng mọi người dân đều có quyền được bảo vệ danh dự và nhân phẩm như nhau không phân biệt vào công lao, công tác và những đặc điểm riêng của người có quyền; những người không có năng lực hành vi dân sự, những người mất năng lực hành vi dân sự cũng có quyền bảo vệ danh dự và nhân phẩm như mọi nhân khác. Cũng giống như những quyền dân sự khác, quyền được bảo vệ danh dự và nhân phẩm của nhân chấm dứt khi nhân đó chết. Tuy nhiên, cũng có 6 Trách nhiệm BTTH do xâm phạm danh dự, nhân phẩm của nhân trường hợp vì lợi ích của xã hội đòi hỏi phải phục hồi danh dự và nhân phẩm cho một nhân mặc dù nhân đó đã chết. Xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm thường thể hiện bằng cách: Dùng những lời lẽ hoặc hành động có tính chất thóa mạ khinh bỉ để làm nhục người khác hoặc gán một sự kiện xấu xa cho người khác làm cho xã hội đánh giá sai hoặc hình dung sai về người đó. Sự đánh giá sai sự thật không phụ thuộc vào việc người đưa ra những tin tức đó vô tình hay cố ý. Tiêu chuẩn để đánh giá những sự việc nêu ra là xấu xa hay không xấu xa là những nguyên tắc đạo đức xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, tính chất nghiêm trọng của những tin tức đưa ra có thể khác nhau tùy theo nhân thân của người bị hại. 2 Cở sở phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại xâm hại danh dự, nhân phẩm. a/ Có thiệt hại xảy ra: Thiệt hại xảy ra là tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại bởi mực đích của việc áp dụng trách nhiệm là khôi phục tình trạng tài sản cho người bị thiệt hại, do đó không có thiệt hại thì không đặt vấn đề bồi thường cho dù có đầy đủ các điều kiện khác.Theo Luật Dân sự Việt Nam thì thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của nhân và các chủ thể khác. Pháp luật Dân sự nói chung mà chế định bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm nói riêng là những vấn đề nhạy cảm và vô cùng phức tạp bởi vì những thiệt hại về tinh thần là những thiệt hại phi vật chất không thể có công thức chung để quy ra tiền áp dụng cho các trường hợp việc giải quyết bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần, cũng chỉ nhằm an ủi, động viên làm dịu đi nỗi đau cho chính nạn nhân. Đây 7 Trách nhiệm BTTH do xâm phạm danh dự, nhân phẩm của nhân là vấn đề rất khó nhưng cho đến nay về căn bản các cơ quan có thẩm quyền chưa có ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể để áp dụng cho thống nhất, vì vậy khi áp dụng vào thực tiễn còn gây nhiều tranh cãi. Tại khoản 3 Điều 307 về Trách nhiệm bồi thường thiệt hại: “ Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại. tinh thần là tổng thể nói chung những ý nghĩ, tình cảm… những hoạt động thuộc về đời sống nội tâm của con người và thiệt hại về tinh thần là thiệt hại gây ra đối với tâm trạng của con người, thể hiện bằng việc con người phải chịu những lo lắng, đau đớn về tinh thần. Ví dụ như: đau đớn do người thân bị mất, băn khoăn lo lắng do uy tín, nhân phẩm, danh dự bị xâm phạm, mặc cảm do bị tàn phế, do bị bôi nhọ, làm nhục, bắt giam khi không có tội… Thậm chí chỉ một xâm phạm nhỏ như gán cho một tên gọi rất xấu hoặc cưỡng ép kết hôn hay “quấy nhiễu” sau khi ly hôn cũng làm cho người ta rất khổ tâm. Đây chính là những đau đớn, dằn vặt của nội tâm mà người ta phải chịu. Sự đau khổ này biểu hiện cũng không giống nhau. Những thiệt hại về tinh thần do bị xâm phạm sức khỏe, tính mạng cũng khác với thiệt hại về tinh thần do bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín. Vì vậy, để tránh tùy tiện khi xét xử thì ngoài những thiệt hại thực tế tính ra được thành tiền, đối với những thiệt hại về tinh thần do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín chỉ nên bồi thường có tính chất tượng trưng. Người bị thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín sau khi đã được người gây thiệt hại xin lỗi, cải chính công khai thì sự thiệt hại về tinh thần trong các trường hợp thông thường có thể coi là đã được khôi phục. Làm việc đó 8 Trách nhiệm BTTH do xâm phạm danh dự, nhân phẩm của nhân chính là đề cao giá trị của con người, khôi phục con người trở lại vị trí cao cả của nó. Ngoài ra, do trong Bộ luật Dân sự chỉ xác định thiệt hại danh dự, nhân phẩm, uy tín mà không coi đây là một trường hợp riêng biệt của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Thiệt hại xảy ra được đánh gia một cách khách quan, trung thực, đảm bảo công bằng xã hội. Trên thực tế, mọi thiệt hại đều mang tính khách quan tuy nhiên tiên lượng và định giá tính khách quan của sự thiệt hại lại thông qua ý thức chủ quan của cong người. Điều đó có nghĩa là trong điều kiện, hoàn cảnh thực tế ai cũng công nhận thiệt hại là có và mọi người đều chấp nhânạ việc đánh giá mức độ thiệt hại. Thiệt hại phải tính toán được tương đương với một số lượng tiền xác định đảm bảo đầy đủ cơ sở cho việc bồi thường. Tuy nhiên đối với thiệt hại về tinh thần không thể thanh toán bằng tiền, bởi tinh thần làm sao có thể cân, đong, đo, đếm cụ thể để xác định thiệt hại. b/ Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật. Quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản là một quyền tuyệt đối của mọi công dân, tổ chức. Mọi người đều phải tôn trọng những quyền đó của chủ thể khác, không được thực hiện bất cứ hành vi nào “xâm phạm” đến các quyền tuyệt đối đó. Bởi vậy, Điều 604 BLDS quy định: “Người nào… xâm phạm đến… mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Điều này xuất phát từ nguyên tắc chung của pháp luật dân sự được quy định tại Điều 10 BLDS “không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”. Việc “xâm phạm” mà gây thiệt hại có thể là hành vi vi phạm phápluật hình sự, dân sự, hành chính kể cả những hành vi vi phạm đường lối, chính sách của Đảng, 9 Trách nhiệm BTTH do xâm phạm danh dự, nhân phẩm của nhân Nhà nước, vi phạm các quy tắc sinh hoạt trong từng cộng đồng dân cư…. Hành vi gây thiệt hại thông thường thể hiện dưới dạng đang hành động. Chủ thể đã thực hiện hành vi mà đáng ra không được thực hiện các hành vi đó. Đặc điểm của hành vi trái pháp luật: - Phải gây thiệt hại trái Pháp luật, nếu không trái pháp luật thì không phải bồi thường mặc dù có thiệt hại xảy ra. Hành vi trái pháp luật ở đây được hiểu là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật, ngoài ra những hành vi vi phạm các quy tắc xử sự trong đời sống cũng có thể coi là hành vi trái pháp luật nếu gây ra thiệt hại. - Hành vi trái pháp luật có thể được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. - Là hành động có ý thức và ý chí. Không thể có hành vi gây thiệt hại những biểu hiện bên ngoài của nó không được ý thức của chủ thể kiểm soát hay không được ý chí của họ điều khiển. c/ Có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật. Mối quan hệ nhân quả chứa đựng nguyên nhân và kết quả. Phải có sự vận động của hiện tượng là nguyên nhân trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể mới nảy sinh kết quả. Hành vi vi phạm pháp luật là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại là hậu quả. Thiệt hại xảy ra phải đúng là kết quả tất yếu của hành vi vi phạm và ngược lại. Nếu không có hành vi thì thiệt hại sẽ không xảy đến. Nếu không xác định được mối quan hệ này sẽ không xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người có hành vi vi phạm và không buộc người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Cần phân biệt giữa nguyên nhân và điều kiện: nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại và điều kiện không trực tiếp gây thiệt hại nhưng có tác động để 10 . BTTH do xâm phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân trường hợp vì lợi ích của xã hội đòi hỏi phải phục hồi danh dự và nhân phẩm cho một cá nhân mặc dù cá nhân. nhiệm BTTH do xâm phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân năm 2005: “ Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín,

Ngày đăng: 04/10/2013, 08:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan