THỰC TRẠNG KINH TẾ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

2 1.5K 25
THỰC TRẠNG KINH TẾ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập   Khoa: Kinh tế THỰC TRẠNG KINH TẾ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Vùng Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH) bao gồm 11 tỉnh và thành phố: Hà Nội, Hải phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh. Vùng ĐBSH là cửa ngõ ra vào ở phía biển Đông với thế giới và là một cầu nối trực tiếp giữa hai khu vực phát triển năng động: Đông Nam Á và Đông Bắc Á, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Vùng ĐBSH có dân cư đông đúc và lịch sử phát triển lâu đời gắn với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Bên cạnh đó, với thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành phố quan trọng như Hải Phòng, Quảng Ninh đã hình thành trung tâm đầu não chính trị của nhà nước, cơ quan điều hành của các Tổ chức kinh tế lớn và các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và triển khai của quốc gia. Vì thế, có thể khẳng định rằng: Vùng ĐBSH đã, đang và sẽ giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của Tổ quốc. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng với sự phát triển của đất nước, các tỉnh vùng ĐBSH, trong đó có Thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã có bước phát triển nhanh, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện, đời sống nhân dân được nâng lên, quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Để đẩy mạnh hơn nữa phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSH tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, ngày 14 tháng 9 năm 2005, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 54- NQ/TW Về phát triển kinh tế- xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng ĐBSH đến năm 2020. phần tổ chức thực hiện của nghị quyết có nhấn mạnh đến việc tập trung chỉ đạo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình, dự án, các chính sách cụ thể nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà nghị quyết đề ra. 2.1. Những hạn chế khó khăn của vùng ĐBSH SVTH : Vũ Thị Hoài Trang Lớp: K3KTĐT 1 1 Báo cáo thực tập   Khoa: Kinh tế 2.1.1. Đất chật, người đông, chất lượng lao động chưa cao, và có sức ép giải quyết việc làm lớn Tính đến thời điểm 31/12/2008, Vùng ĐBSH có diện tích tự nhiên là 21.049 km 2 , nhỏ nhất trong các vùng của cả nước (chiếm 6,4% diện tích cả nước). Với số dân là 19,655 triệu người, vùng ĐBSH có mật độ dân số cao nhất trong cả nước, 934 người/km 2 (gấp 3,57 lần so với cả nước và 1,57 so với vung có mật độ dân số đứng thứ 2 – Đông Nam Bộ) và là một trong những vùng nông thôn có mật độ dân số cao nhất thế giới. Trong số 8 tỉnh, thành phố của cả nước có mật độ dân số trên 1000 người/km 2 thì riêng vùng ĐBSH đã có 7 tỉnh thành phố; 2 trong số 4 tỉnh còn lại có mật độ dân số gần 1000 người/km 2 . Diện tích đất đang sử dụng của vùng ĐBSH khoảng 1.655 nghìn hecta chiếm gần 79% diện tích đất tự nhiên của vùng, thấp hơn với bình quân chung của cả nước (79,8%). Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng là có tỉ lệ đất sử dụng là dưới 80%, thậm chí có tỉnh trên 88% như Vĩnh Phúc và cao hơn nhiều so với tỉ lệ bình quân chung của cả nước. Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người của vùng ĐBSH rất thấp, chỉ có 480 m 2 /người, bằng 41% so với bình quân chung của cả nước và thấp nhất so với các vùng trong cả nước. Tỉ lệ dân cư đô thị so với tổng dân số của vùng ĐBSH thấp hơn so với tỉ lệ bình quân của cả nước (27,3% so 28,1%). Riêng 4 tỉnh Nam vùng ĐBSH tỉ lệ dân đô thị mới chỉ đạt hơn 12,7%, chưa bằng một nửa so mức bình quân chung cả nước. Trong khi mỗi ha đất canh tác nông nghiệp của cả nước phải nuôi 6,4 người (ở nông thôn) thì ĐBSH là 15,7 người; cứ 1 ha đất nông nghiệp của cả nước có 2,7 lao động nông nghiệp thì ở ĐBSH chứa tới 6,2 lao động. Cứ 1 ha ruộng canh tác lúa, bình quân cả nước có 6 lao động làm việc thì ĐBSH có 9 người. Như vậy, ở những vùng thuần SVTH : Vũ Thị Hoài Trang Lớp: K3KTĐT 2 2 . Báo cáo thực tập   Khoa: Kinh tế THỰC TRẠNG KINH TẾ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Vùng Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH) bao gồm 11 tỉnh và. nước, các tỉnh vùng ĐBSH, trong đó có Thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã có bước phát triển nhanh, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được

Ngày đăng: 03/10/2013, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan